Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 61

  1. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hê hê làm sao mà tìm được nữa. Giờ chỉ có thể tìm những tàn tích hóa thạch còn rơi lả tả chỗ này một ít, chỗ kia một ít, rồi chịu khó dùng suy luận của mình mà ghép lại các mảnh vụn ấy thành một bức tranh của riêng mình thôi.

  2. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    vụ NVGP thì trên wiki nói cũng khá đủ.

    Tóm lại là ban đầu cụ Phan Khôi ( quan điểm cụ này khá giống Lỗ Tấn, nhưng tính trầm hơn. Từ trước CMT8 cụ đã chủ trương dân chủ hóa tranh luận, đứng ra làm trọng tài cho nhiều cuộc tranh luận thời đó. VD như vụ Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng xúm vào chửi bới Truyện Kiều để nhân đó chửi Phạm Quỳnh, cụ đã đứng ra phê phán những chi tiết quá lố, móc mỉa hoặc mượn chuyện này nói chuyện kia 1 cách không ăn nhập của 2 cụ trên, dù đó là người theo phong trào cách mạng.). Với quan điểm dân chủ hóa tranh luận, cụ không chấp nhận đường lối chính trị sai khiến văn chương. Tập hợp 1 số nhà văn cùng ý kiến, nhân nhà nước đang chuẩn bị theo đường lối dân chủ " trăm hoa đua nở", cụ lập tờ Nhân Văn Giai Phẩm, nêu ra những vấn đề không hợp lý trong cách định hướng văn chương có chiều quá tiêu cực trong thời buổi đương thời ( VD: định hướng đến độ ra cho nhà văn 1 chủ đề, 1 dàn ý, ra lệnh viết bài phải có đủ những ý gì ý gì,...). Bên cạnh đó, cụ còn vạch ra một số nạn bắt đầu nảy sinh trong chính quyền, vd như lãng phí. Bác bỏ lý lẽ " nếu bươi cái xấu của mình ra, kẻ thù sẽ có cớ mà xuyên tạc", cụ cho rằng " dẫu mình tốt nó cũng xuyên tạc, há chờ mình có cái xấu để nói ư."

    Kết cục, tờ NVGP bị đóng cửa, các nhà văn từng viết bài bị đấu tố, treo bút, mà rất nhiều trong số đó là người rất tài giỏi ( Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy - cha của cụ Cao Xuân Hạo, Trần Đức Thảo - nhà triết học duy nhất VN đã từng cãi tay đôi và thắng nước ngoài trên diễn đàn triết học, được khối XHCN rất coi trọng và đem vào giảng dạy).

    Cái chết của NVGP coi như kéo theo sự chấm dứt quan điểm về phương pháp tranh luận khoa học của cụ Phan Khôi. Từ đó đến nay, như ta thấy, dân VN hầu như suy nghĩ rất 1 chiều, phiến diện, sẵn sàng chỉ trích dữ dội không cần luận cứ những quan điểm không ăn cánh mình, dù là VNCH hay XHCN đều thế cả, tạo nên 1 thói quen rất nguy hại trong cộng đồng.

    vụ này ko đơn giản là trong nội bộ VN, nó còn bị áp lực từ 2 đàn anh TQ và LX truyền xuống. Nên ăn viện trợ người thảm lắm, có cái gì là cho không đâu.

  3. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vì vụ NVGP này mà Văn Cao, tác giả của Quốc Ca một thời bị cho ngồi chơi xơi nước.

  4. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trích Giai-Phẩm Mùa Thu Tập II tháng 10-1956.
    Thơ Cái Chổi

    Ta đã đi qua
    Những xóm làng chiến-tranh vừa chấm dứt:
    Tôi đã gặp
    Những bà mẹ già quấn dẻ rách
    Da đen như củi cháy giữa rừng
    Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng
    Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa
    Tôi đã gặp
    Những cô gái trồng bông
    Hai mươỉ ba mươỉ
    Tôi không nhìn ra nữa
    Mồ hôi sôi trên lưng
    Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
    Đốt đôi vai cháy hồng.
    Tôi đã đi qua
    Những xóm làng vùng Kiến-an Hồng-quảng
    Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng
    Hai mùa lúa không có một bông
    Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
    Tôi đã gặp
    Những đứa em còm cõi
    Lên năm, lên sáu tuổi đầụ
    Cơm thòm thèm độn cám và rau
    Mới tháng ba đã ngóng mong đến Tết
    Để được ăn cơm no có thịt
    Một bữa một ngày" ...
    Tôi đã đi giữa Hà-nội
    Giữa Hà-nội những đêm mưa lất phất
    Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm.
    Tôi đã gặp
    Chị em công-nhân đổ thùng
    Yếm rách chân trần,
    Quần xăn quá gối,
    Run lẩy bẩy chun vào hầm xí tối
    Vác những thùng phân
    Ta thuê một vạn một thùng
    Có người không dám vác.
    Các chị suốt đêm quần quật
    Sáng ngày vừa đủ nuôi con.
    Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
    Của quần chúng anh hùng lao-động
    Đang buộc bụng thắt lưng để sống.
    Để dựng xây kiến thiết nước nhà,
    Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
    Vì lẽ đó
    Tôi quyết tâm từ bỏ
    Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa,
    Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa,
    Như giấy trang kim
    Dán lên quân trang.
    Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách-mạng.
    Như công nhân
    Tôi muốn đúc thơ thành đạn
    Bắn vào tim những kẻ làm càn
    Những con người tiêu máu của dân
    Như tiêu giấy bạc giả !
    Các đồng-chí ơi !
    Tôi không nói quá
    Về Nam-Định mà xem
    Đài xem lễ, họ cao hứng dựng lên (1)
    Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
    Mười lăm triệu đồng dầm mưa dãi gió
    Mồ hôi máu đỏ mốc rêu
    Những con chó sói quan liêu
    Nhe răng cắn rứt thịt da cách-mạng !
    Nghe gió thâu đêm xuốt sáng
    Nhớ "đài xem lễ" tôi xót bao nhiêu
    Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
    Đêm nay thiếu cơm thiếu áọ
    Những tên quan liêu Đảng đã phê-bình trên báo
    Và bao nhiêu tên chưa ai biết, ai hay
    Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy
    Khắp mặt đất như ruồi nhặng
    ở đâu cũng có !
    Đảng muốn phê bình tất cả
    Phải một nghìn số báo Nhân Dân !
    Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
    Giấy trắng nửa mặt, xé toang chùi đít.
    Những người này không bao giờ biết
    ở làng quê con cái nhân dân ta
    Rọc lá chuối non đóng vở học i-tờ !
    Tôi đã dự những phiên tòa
    Họp xuốt ngày luận bàn xử tội
    Những con chuột mặc quần áo bộ đội
    Đục cơm khoét áo chúng ta
    Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
    Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đóị
    Những mẹ già em trai, chị gái
    Còng lưng, rỏ máu lấn vành đai !
    Trung ương Đảng ơi !
    Lũ chuột mặt người chưa hết
    Đảng lập đội trừ diệt
    ---- Có tôi
    đi trong hàng ngũ tiền phong.
    PHùNG QUáN
    Chú thích: (1) Đài xem lễ ủy-ban thành-phố Nam-Định dựng lên để các đại-biểu đứng xem lễ.
    Việc này được phê-bình ở báo Nhân-Dân.
    ____________________________
    đây là 1 bài tiêu biểu của tờ NVGP, bài báo này thời đó đã phải hứng chịu sự phê bình chỉ trích dữ dội. Bản thân Phùng Quán thế nào thì wiki cũng nói.

  5. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vụ Nhân Văn Giai phẩm khá nổi tiếng. Search trên mạng 1 lúc là có mà

  6. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0


    “Cũng như những loại vi trùng kinh niên quen chống đỡ với các loại thuốc sát hại chúng, bệnh cá nhân vô chính phủ trong con người Lê Ðạt ngày càng tinh vi, “khôn ngoan”, luôn tìm cách lẩn tránh hoặc ngụy trang dưới hình thức này hay hình thức nọ để lừa phỉnh mọi người. Dán một cái nhãn hiệu “yêu thương nhân dân, yêu thương giai cấp”, thơ văn của Lê Ðạt đã bộc lộ rõ rệt tư tưởng của một kẻ khinh quần chúng, muốn tỏ ra mình tài giỏi, có khả năng lãnh đạo quần chúng mà không được Ðảng tin dùng.”

    Xuân Hoàng



    “Sự giảng dạy của Trần-Ðức-Thảo giống như một thứ thuốc phiện, nó làm giảm sút, thậm chí tiêu diệt nhuệ khí, nhiệt tình và lòng tin của nhiều sinh viên, phát triển cái “chất” hoài nghi trong con người cũ của một số sinh viên.”
    Khắc Thành

    “Trần Dần đã nấp dưới chiêu bài “chống công thức”, “đi tìm cái mới”, chỉ huy cái bào thai Nhân văn-Giai phẩm trong quân đội, kéo bè kéo cánh đả kích lãnh đạo và tụ tập nhau đề ra cái gọi là “chính sách về văn nghệ trong quân đội”, công khai và trắng trợn đòi “văn nghệ phải độc lập với chính trị”, “trả quyền lãnh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ”.
    Huy Vân

    “Bọn thù địch của chế độ giật quả mìn phá hoại đầy hơi xú uế: Nhân văn số 1 ra đời, Dần khi đó vẫn còn ở bộ đội, gian ngoan lúc đầu còn làm ra vẻ đứng ngoài. Nhưng chính Dần đã thông qua bài “Con người Trần Dần” của Hoàng Cầm viết. Báo ra bị quần chúng phản đối. Biết khó khăn, trước số 2 Nhân văn, Dần bảo Lê Ðạt bằng một câu rất phản động: “Nhảy vào đi! Mày làm như Các Mác với Ba-lê công xã ấy (!)Biết là thất bại, cũng vào mà giảm bớt thất bại đi!”. Nhân văn ra số 3, Dần cùng vợ mang báo đi bán, coi như một “nghĩa cử”. Lúc này, thấy không cần ném đá giấu tay nữa, Dần ra mặt hoạt động, nhảy đến họp Nhân văn, nhảy đến nhà in chữa bài. Quần chúng ngày càng phẫn nộ. Biết Nhân văn sắp phải đóng cửa, Dần chủ trương “đánh vớt vài đòn”. Dần ném vào số 4 bài “Không có lý gì không tán thành trăm hoa đua nở” đòi Ðảng phải để cho bọn Dần được tự do đưa ra quần chúng những sáng tác chống Ðảng, chống chế độ, chống nhân dân. Và Dần ném vào số 6 giẫy chết một bản dịch về hội họa Ba Lan nhằm nói “Ðảng lãnh đạo nghệ thuật là đưa đến bế tắc nghệ thuật”.

    Hữu Mai

    “Phan Khôi ăn lương thân sĩ, cơm rượu ngày hai bữa, làm “thơ luân lưu” chửi Ðảng, chửi chế độ. Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Ðạt cuộn khúc trong các tổ chức văn học, rèn một loạt “dao hai lưỡi”, nung nấu chí phục thù, khiêu khích, chia rẽ, đánh kéo những phần tử yếu bóng vía. Trong tình hình nghiêm trọng ấy, đáng nhẽ chúng ta phải nêu khẩu hiệu: “Quét sạch tư tưởng thù địch của nhóm Nhân văn-Giai phẩm” thì có người lại kêu gọi: “Sáng tác trước hết, sáng tác trên hết, lấy sáng tác mà đấu sáng tác. Ðảng nói: “Cách mạng vô sản phải do Liên Xô đứng đầu, lãnh đạo”. Họ nói: “Sùng bái, đầu óc nô lệ, ta theo con đường của ta”. Nhưng khi giai cấp tư sản phát ngôn: phải chiếu cố tư sản, phải để các xu hướng nghệ thuật tự do phát triển, không nên quá tin ở Liên Xô, thì nhất nhất họ đều khen: - đúng, hay, phải, ý kiến độc đáo! - Thế nghĩa là gì? Ðảng là một tập thể sáng suốt nhất bảo họ, họ không nghe, nhưng khi bọn tư sản là giai cấp phản động, thối nát (trên lý luận họ cũng biết như thế) bảo họ những điều rất nghịch tai thì họ tin ngay lập tức, không hoài nghi một chút nào. Chẳng qua cái tâm của họ vẫn là cái tâm tư sản.” Nguyễn Khải

    “Một đồng chí văn nghệ sĩ Nam Bộ đã kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện sau đây. Một hôm, bọn Mỹ-Diệm đem báo Nhân văn ra dán ở một đầu phố Sài Gòn nhằm dụng ý để cho đồng bào miền Nam đọc, “biết tình hình Việt cộng ở miền Bắc đen tối như thế nào!”. Một chị đứng đọc hồi lâu rồi không giữ nổi căm giận, chị giơ tay xé tan tờ Nhân văn trước mặt chị. Một phát súng của một tên lính Mỹ-Diệm lập tức xuyên qua lưng chị, và chị đã gục xuống. Máu từ ngực chị đã thấm đỏ những trang báo Nhân văn. Ðồng chí kể xong, nói: “Tội ác ấy, đồng bào miền Nam không bao giờ quên được!”.
    Từ Bích Hoàng
    đọc cái này để hiểu vì sao thanh niên VN ngày nay thảm hại chìm sâu trong cách tư duy 1 chiều như thế.

  7. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thế còn sự liên quan của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ thì sao yevon?

    còn quan điểm Cụ Hồ nhà mình thì sao?

  8. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vừa đọc cái bài thơ của Phùng Quán yevon bốt ở trên lại nhớ đến cái bài này đăng trên blog của ông em giáo sư mình. Nội dung kể lại ân oán giữa thi sĩ Phùng Quán và ông Hoàng Văn Hoan: Bí mật 30 năm

    http://quechoablog.wordpress.com/200...BA%ADt-20-nam/

    Đọc lại mấy cái Nhân văn Giai phẩm, Xét lại Chống Đảng ... ngày xưa dù mình đã cố nghĩ là đấy là do hoàn cảnh chiến tranh nhưng nhiều lúc cảm thấy sợ, ghê thật sự. Những đại diện phải nói là tinh túy nhất của giới trí thức VN đã bị vùi giập thê thảm.

    Bạn chủ thớt thích tìm hiểu thì xem qua loạt bài trên rfi này (mới có 9 phần)

    Phần 1
    http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3497.asp
    Phần 9
    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2010...n-xiii-van-cao.

  9. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo Vũ Thư Hiên trong "Đêm giữa ban ngày" thì người đứng đằng sau chỉ đạo vụ này là Trường Chinh. Tố Hữu chỉ là người thừa hành.

    Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche mới là kẻ sáng tác ra Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy[2] vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu - tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?.
    Chuyện này nghe cũng na ná bác Mao làm quả "Đại cách mạng văn hóa" sau khi thất bại của "Đại tiến vọt" nhẩy

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •