Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Lịch sử Hung Nô (匈奴历史)

    Đề tựa

    Tên tiếng Anh của Hung Nô là Hun, cũng là danh từ, đại từ chỉ người mọi rợ và kẻ phá hoại, trong đó có thể thấy xuất phát từ kí ức sợ hãi của người châu Âu đối với người Hung Nô. Thế kỉ 1 Công nguyên, Bắc Hung Nô đã trở thành "chó mất nhà" tại phương đông, rồi dần dần chạy trốn về phía tây, cuối cùng vào sâu trong đất châu Âu, không chỉ tìm lại được sự hiển hách ngày xưa, mà còn khiến cho xã hội châu Âu biến động, từ đó thay đổi lịch sử châu Âu.


    http://www.hudong.com/wiki/%E5%8C%88%E5%A5%B4

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Giới thiệu




    Người Hung Nô


    Hung Nô là một hoặc hai dân tộc du mục sinh sống tại đại lục Á - Âu thời xưa, họ lập nên nhà nước tại giữa nước Mông Cổ ngày nay. Người Hung Nô sau đó dời vào trong đất Trung Nguyên lập nên chính quyền địa phương vào thời Thập lục quốc, như các chính quyền Hán Triệu, Bắc Lương, Hồ Hạ.

    Trong sách cổ của Trung Quốc kể rằng Hung Nô là một dân tộc du mục to lớn nhất xưng hùng từ đất Trung Nguyên lên phía bắc vào thời nhà Hán, đến năm 215 trước Công nguyên bị đuổi khỏi vùng Hà Sáo thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, phân tán đến thời Đông Hán, người Nam Hung Nô vào nội thuộc Trung Nguyên, người Bắc Hung Nô từ Mạc Bắc dời đến phương tây, trong thời gian khoảng ba trăm năm. Hung Nô ảnh hưởng đến chính sự Trung Quốc thời bấy giờ, các sách "Sử kí", "Hán thư" còn ghi lại một số sự việc về người Hung Nô.

    Các sách vở tiếng Trung ngày nay có lúc chép người Hung (Hun) dịch là "người Hung Nô" cũng có 4 thế kỉ dời về phía tây đến miền đông châu Âu, cùng vào xâm chiếm Đế quốc Đông, Tây La Mã. Sách vở cũ của châu Âu đối với một số dân tộc và sự tích về châu Âu cũng ghi chép ít nhiều. Nhưng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ một dân tộc của người Hung Nô ở Trung Quốc thời xưa và người Hung (Hung Nô) ở châu Âu còn chưa xác định được. Gần đây dùng phương pháp xét ADN cũng chưa giải đáp được câu hỏi. Nhận thấy rằng hai dân tộc có cùng nguồn gốc chủ yếu từ chứng cứ Bắc Hung Nô dời đến phương tây và sự ăn khớp thời gian sau ba trăm năm tại châu Âu xuất hiện người Hung. Hai câu hỏi về chủng tộc, ngữ hệ của người Hung Nô, đến nay vẫn chưa thể xem xét. Khảo cổ học ngày nay chỉ xem qua đồ vật phát hiện tại miền bắc Trung Quốc và thảo nguyên Á - Âu đã giải thích lịch sử của một hoặc hai dân tộc xưa này.


    http://www.hudong.com/wiki/%E5%8C%88%E5%A5%B4

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhét vô box: Đại Việt - là hàm ý làm sao vậy?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nguồn gốc




    Người Hung Nô


    Dựa và một phần sách sử Trung Quốc ghi chép, người Hung Nô là dân di cư thời nhà Hạ. "Sử kí - Hung Nô liệt truyện" ghi chép: "Hung Nô, tổ tiên là dòng dõi họ Hạ Hậu, tên là Thuần Duy". "Sơn hải kinh - Đại hoang bắc kinh" viết: Người Khuyển Nhung cùng tổ tiên với người nhà Hạ, đều có nguồn gốc từ Hoàng Đế. "Sử kí sách ẩn" dẫn lời của Trương Yến nói: " Thuần Duy đến thời nhà Thương thì chạy về phía bắc". Ý nói là dòng dõi nhà Hạ là Thuần Duy, vào thời nhà Thương chạy trốn đến miền bắc, con cháu sinh sôi thành người Hung Nô. Còn có một thuyết cho rằng, dòng dõi nhà Hạ dời đến miền bắc là con cháu của vua Kiệt nhà Hạ. Vua Kiệt nhà Hạ được thả ra ba năm thì chết, con của vua Kiệt là Huân Dục đem vợ con, cha mẹ trốn đến miền bắc, theo đàn gia súc mà di dời, tức là người mà Trung Quốc gọi là Hung Nô.

    Một số học giả dựa vào ghi chép nửa cuối sau "Sử kí" cho rằng, Hung Nô có nguồn gốc từ người Sơn Nhung, Hiểm Duẫn, Huân Dục. Trong sách "Xét người Hiểm Duẫn, Côn Di, Quỷ Phương" của Vương Quốc Duy cho rằng tên gọi Hung Nô là khái niệm tính liên lục, nói rằng tên gọi Quỷ Phương, Côn Di, Huân Dục có từ thời nhà Thương, tên gọi Hiểm Duẫn có từ thời nhà Chu, tên gọi Nhung, Địch có từ thời Xuân thu, tên gọi Hồ có từ thời Chiến quốc, đều là người đời sau nói về người Hung Nô, còn có thuyết cho rằng, một số dân tộc khác nhau thấy trong sách sử cũ như Quỷ Nhung, Nghĩa Cừ, Yên Kinh, Dư Vô, Lâu Phiền, gọi chung là Hung Nô.

    Còn có người cho rằng Hung Nô và một số dân tộc thiểu số miền bắc thời Tần là không thể lẫn lộn là một, Hung Nô phải là dân tộc du mục ở thảo nguyên phương tây, từ trước thời Chiến quốc vẫn chưa đi chăn thả đến miền bắc Trung Quốc.

    Xem các lời trên, trong số các học giả ngày đều chưa thống nhất. Do vấn đề nguồn gốc người Hung Nô chưa thể xác đinh, chủng tộc và ngữ hệ của Hung Nô đều chỉ là suy xét.


    http://www.hudong.com/wiki/%E5%8C%88%E5%A5%B4

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tò te
    Nhét vô box: Đại Việt - là hàm ý làm sao vậy?
    Không phải người Kinh có nguồn gốc từ Hung Nô đâu mà lo.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đến bây giờ ngừoi ta vẫn chửa xác định được người Hsiung-nu (cho hun 1 cái? No!) và người Hun của Attila có phải là 1 khồng. Người Hung Nô phía bắc-tây bắc Trung Hoa thì có vẻ là người Thổ-Mông.(Turko-Mongolian) Còn người Hun của Attila thì có vẻ là người Thổ-Tư Lạp Phu :0) (Turko-Slavic), hoặc con cháu người Scythia.
    Chỉ đơn giản là họ xuất hiện cùng thời nên người ta dễ nhầm lẫn.
    Người Hun dưới quyền Attila đã góp phần tạo nên nước Hungary với những cái tên nổi tiếng như Vlad Drakul hoặc Barthory (go google, plz). Nhìn người Hungary và người Mông Cổ thấy không giống nhau lắm.
    Phía Bắc Trung Hoa và Đông Âu vốn đầy các liên minh bộ lạc du mục. Cho nên bảo rằng họ là Bắc Hung Nô cũng được, mà bảo là du mục Đông Âu cũng tốt. Vùng này vốn thường nổi lên những đợt du mục khủng khiếp tấn công loạn xạ cả Đông và Tây . Vd: Hun của Attila đánh Rome, Thổ Seljucide tấn công Jerusalem, Thành Cát Tư Hãn, Timur và đồng đội (Tamerlane) tàn phá Baghdad.....

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Người tàn phá Bát Đa của chúng em vào năm 1258 là Hulugu-Húc Liệt Ngột con trai thứ 3 của bác Tuloi-Đà Lôi, mà bác Đà Lôi là con giai út của ông Tư Hãn nhà Mông Cổ.

    Bác Đà Lôi nhà em có mấy người con như sau: Giai cả là Mongke-Mông Ca/Kha; giai thứ Kubilai-Hốt Tất Liệt; giai 3 như đã nói trên là anh Húc Liệt Ngột; và giai út là Ariq Böke-A Lý Bất Ca. Lưu ý các bác em là đừng nhầm A Lý Bất Ca (kẻ tranh ngôi Đại Khan với Hốt Tất Liệt) với anh Ariq Qaya-A Lý Hải Nha (tướng của Hốt Tất Liệt, đại tướng xâm lược Việt Nam, đại ca của Omar-Ô Mã Nhi và Suodu-Toa Đô) nhé.

    Chắc ý bác Cảm rồi Tử muốn nói đến anh Timur Lenk (phiên âm Tàu là Thiếp Mộc Nhi) và đồng đội (anh Chagatai-Sát Hợp Đài, con giai thứ của ông Tư Hãn) chứ gì, anh ấy không có đốt Bát Đa đâu.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Người Hun dưới quyền Attila đã góp phần tạo nên nước Hungary với những cái tên nổi tiếng như Vlad Drakul hoặc Barthory (go google, plz). Nhìn người Hungary và người Mông Cổ thấy không giống nhau lắm.
    Sau 1500 năm hòa huyết thì làm sao còn giống nhau được nữa? Cũng giống như người Thổ bây giờ chả có nét gì giống dân Hồ cả.


    Chắc ý bác Cảm Tử muốn nói đến anh Timur Lenk (phiên âm Tàu là Thiếp Mộc Nhi) và đồng đội (anh Sát Hợp Đài, con giai thứ của ông Tư Hãn) chứ gì, anh ấy không có đốt Bát Đa đâu.
    Tamerlane sống sau Sagatai cả trăm năm đấy bác.


    Không phải người Kinh có nguồn gốc từ Hung Nô đâu mà lo.
    Thế nhét vào đây làm gì? Nhờ các mod chuyển chỗ cho

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @ Hữu: Tamerlane sống sau Sagatai cả trăm năm! Hiii, em nhầm, đúng rồi bác ạ, Timur Lenk là rể chi họ Chagatai. Chết, chết,.. để em sửa bản dịch ngay. Thanks bác em!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lịch sử


    Lúc người Hung Nô dựng nước trở về trước, thảo nguyên Đông Bắc Á bị nhiều bộ lạc, thị tổ lớn, nhỏ khác nhau chiếm cứ. Tình trạng của các bộ lạc và liên minh bộ lạc thời ấy là "lúc lớn lúc nhỏ, phân chia phân tán"; là "đều chia ra chiếm cứ các khe suối, từ trẻ đến già, khắp nơi có hơn 100 chỗ, mà chẳng thể thống nhất".

    - Phân bố tại lưu vực sông Lão Cáp và sông Thích Mộc Luân ở phía tây, nam, đông của thảo nguyên là liên minh bộ lạc Đông Hồ.

    - Phân bố tại hồ Bối Gia Nhĩ đế phía tây và đến phía nam đến lưu vực sông Sắc Lăng Cách là liên minh bộ lạc Đinh Linh.

    - Phân bố tại một dải phía nam, bắc của Âm Sơn bao quát cả vùng Hà Sáo đến phía nam, gọi là đất "Hà Nam" (thảo nguyên Ngạc Nhĩ La Tư) là liên minh bộ lạc Hung Nô.

    Ngoài ra còn có các nhóm bộ lạc phân tán tại các vùng của thảo nguyên. Nước Hung Nô sau này, tức là lấy liên minh bộ lạc Hung Nô làm cơ bản, chinh phục các bộ lạc, liên minh bộ lạc và các nước nhỏ khác mà lập nên.

    Từ thời nhà Tây Chu mới lập, người Nhung bắt đầu uy hiếp vương triều Trung Quốc, sau khi Chu U Vương đốt lửa đùa bỡn chư hầu, bộ lạc Khuyển Nhung đánh hãm Cảo Kinh, bắt ép Chu Bình Vương dời về phía đông. Vào thời Chiến quốc, người Lâm Hồ, Lâu Phiền nhiều lần xâm lấn nước Triệu, Triệu Vũ Linh Vương mặc trang phục, kị binh của người Hồ mà đuổi được Lâm Hồ, Lâu Phiền, khai vỡ vùng đất mới ở biên giới phía bắc mà lập nên các huyện ở Vân Trung. Người Lâm Hồ, Lâu Phiền dời lên phía bắc dung hòa với Hung Nô. Cuối thời Chiến quốc, Đại tướng của nước Triệu là Lí Mục từng đánh bại Hung Nô.

    Vào thế kỉ 3 trước Công nguyên, tầng lớp thống trị của Hung chia thành Vương đình ở trung ương, Tả hiền vương ở phương đông và Hữu hiền vương ở phương tây, khống chế vùng đất rộng lớn từ Lí Hải đến Trường Thành, bao quát cả các vùng đất phía bắc Trung Quốc, phía bắc Trung Á, đất Tây Bá Lợi Á của nước Nga La Tư và Mông Cổ ngày nay.

    Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, năm 214 trước Công nguyên, lệnh Mông Điềm đem 30 vạn quân Tần lên phía bắc đánh Hung Nô, thu đất Hà Sáo, đóng quân ở Thượng Quận (phía tây nam thành phố Du Lâm - tỉnh Thiểm Tây ngày nay). "Đuổi Hung Nô chạy dài hơn 700 dặm, người Hồ không dám xuống phía nam chăn ngựa" - "Quá Tần luận". Mông Điềm từ Du Trung (thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay) men theo sông Hoàng Hà đến Âm Sơn đắp thành lũy, nối liền hơn 5000 dặm thành dài của các nước Tần, Triệu, Yên ngày trước, dựa vào Dương Sơn (phía bắc của Âm Sơn) ngoằn ngoèo lên phía bắc, lại sửa đắp con đường ở phía bắc, thẳng tử Cửu Nguyên, phía nam đến Vân Dương, tạo thành bờ lũy phòng thủ dài ở phương bắc. Mông Điềm phòng thủ phương bắc hơn 10 năm, người Hung Nô sợ sự uy mãnh của ông mà không dám lại xâm phạm.



    Bản đồ phân bố của Hung Nô


    http://www.hudong.com/wiki/%E5%8C%88%E5%A5%B4

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •