Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bệnh phô trương hình thức quá đáng!

    Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi, lại được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới, thật là niềm tự hào to lớn của đất nước ta, nhân dân ta.

    Kỷ niệm trọng thể đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (sau đây nói tắt là đại lễ) là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần nhìn lại cung cách tổ chức đại lễ, với tinh thần thực sự cầu thị, để làm cho đất nước và con người VN ta tiến bộ hơn, văn minh hơn.

    Đại lễ diễn ra sau nhiều tháng có nghị quyết của BCT về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, trên tinh thần giảm quy mô, mức độ, tần số và nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của đất nước và nhân dân.

    Thế nhưng, đại lễ đã làm ngược lại! Chỉ nêu ra đây những khiếm khuyết cơ bản. Trước hết là thời gian diễn ra 10 ngày là quá dài. Đấy cũng là mức kỷ lục về sự “hoành tráng”(?), đáng được thế giới ghi vào sách kỷ lục! Vì diễn ra tới 10 ngày, nên phải cố bày ra nhiều việc, nhiều tiết mục, nhiều công trình, nhiều địa điểm, cho nên nó loãng, nội dung nhiều cái diễn ra nhàn nhạt, đơn điệu, lặp lại.

    Cụ thể như việc trình diễn áo dài ở đền Ngọc Sơn (ở Festival Huế, chúng ta đã làm rất nhiều lần và rất có ấn tượng); rồi các tiết mục về rồng (Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á cũng có rồng); các tiết mục văn nghệ (ca nhạc và múa); rồi trình chiếu các bộ phim xứ ta mới ra lò v.v...

    Sự vơ bèo vạt tép các tiết mục, các cảnh trí tất yếu phải xảy ra. Một điều nữa là: Để diễn ra được 10 ngày, nhưng phải chuẩn bị vô cùng nhiều công sức, thời gian, tiền bạc của đất nước và nhân dân. Tập luyện kéo dài và rất tốn sức lực, dẫn đến sự mệt mỏi cho các thành viên tham gia, nhất là các thiếu nhi.

    Bên cạnh đó, tổ chức đại lễ quá kéo dài, bày vẽ quá nhiều sự việc, tiết mục và điểm vui chơi, cho nên tình trạng ùn tắc đường, tai nạn giao thông, nạn “chặt chém” thả cửa ở các quán xá, nhà hàng và các bãi trông xe, cùng những vụ việc mất trật tự - an toàn xã hội khác càng diễn ra nghiêm trọng...



    Rác thải bừa bãi trên đường phố Hà Nội trong ngày đại lễ. Ảnh: Hoàng Hà

    Đại lễ... vô tình lại chứng tỏ dân đức và dân trí của đa số người xứ ta rất yếu kém. Tôi nói thật: Dân trí và dân đức ấy chẳng tương xứng với 1.000 năm “văn hiến”. Nhiều cảnh tượng bát nháo, vô học, kém cỏi về dân trí và dân đức được dịp “phô ra” trong 10 ngày đại lễ!

    Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng – Trưởng ban Chỉ đạo đại lễ - không thể nào vào được sân Mỹ Đình đêm kết thúc đại lễ, vì cảnh tượng quá hỗn loạn đã chứng minh cho điều này. Sân Mỹ Đình tan hoang sau đêm cuối cùng của đại lễ, cũng là một dẫn chứng tiêu biểu.

    Bao trùm lên đại lễ là sự quá lãng phí, quá tốn kém sức người, thì giờ và tiền bạc của đất nước và nhân dân. Nói cách khác, nó là bệnh phô trương hình thức quá đáng. Đừng nghĩ cứ nhìn thấy vẻ mặt hiếu kỳ của người xem, rồi phỏng vấn thì người trong nước và nước ngoài đều nói hay, nói tốt cả;

    nhưng sau đó là cái gì? Ở các nước giàu có và văn minh trên thế giới, có khi nào người ta làm rùm beng lên về một sự kiện đáng vui mừng của đất nước họ đến mức quá đà và phô trương như ở ta?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Họ có làm và cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn chúng ta nhiều và quan trọng nhất là: dân họ có ý thức hơn [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi redgord
    Họ có làm và cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn chúng ta nhiều và quan trọng nhất là: dân họ có ý thức hơn nhiều [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]
    Lám lúc tìm chán chả thấy cái thùng rác.
    Vụ EURO Clup nhà quản lý cũng thân phiên là có hàng ngàn vỏ chai đóng lon bẹp dúm và dính chặt xuống đường phố bẩy mãi không lên đó sao, thậm trí có anh còn tè bậy nữa.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhiều người bạ đâu bỏ đấy chứ không phải là lý do cái thùng rác.

    Ở nước ngoài bộ tìm cái thùng rác cũng dễ lắm sao ? Đâu có ! Cũng có chỗ có thùng rác có chỗ không có , đâu phải có khắp nơi . Nhưng dân ta không có thói quen cầm rác trong tay để chờ đến chỗ nào đáng vứt thì vứt vào cho gọn . Tốt nhất là thùng rác , còn nếu không thì như người Hàn chẳng hạn , nhè vào những chỗ tập trung rác , chỗ có túi rác , khe tường , gốc cây ... thì cứ dồn vào đấy .

    Đằng này của ta nó như rải bom khắp nơi , bất cứ nơi nào . Vì thế nhìn quan cảnh rất là ... tè le.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •