Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tại sao châu Mỹ bản địa lại không thể luyện sắt ?

    Châu Mỹ bản địa có lịch sử ngành luyện kim lâu không kém Cựu thế giới. Tại dãy Andes đã tìm ra những đồ tạo tác bằng vàng vào cuối thiên nhiên kỷ thứ 4 TCN. Những đồ đồng đã tìm thấy ở Andes vào giữa thiên nhiên kỷ thứ 2 TCN. Tại Trung Mỹ cũng tìm thấy đồ đồng sớm nhất vào 1500-1000 TCN. Nhưng không thể tìm thấy hiện vật bằng sắt, kể cả sắt non ở châu Mỹ trừ một số dao sắt rèn từ sắt thiên thạch ở Greenland của người Inuit ? Với người da đỏ, sắt cứ như không tồn tại dù châu Mỹ cũng có rất nhiều sắt. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Bad Meets Evil
    Châu Mỹ bản địa có lịch sử ngành luyện kim lâu không kém Cựu thế giới. Tại dãy Andes đã tìm ra những đồ tạo tác bằng vàng vào cuối thiên nhiên kỷ thứ 4 TCN. Những đồ đồng đã tìm thấy ở Andes vào giữa thiên nhiên kỷ thứ 2 TCN. Tại Trung Mỹ cũng tìm thấy đồ đồng sớm nhất vào 1500-1000 TCN. Nhưng không thể tìm thấy hiện vật bằng sắt, kể cả sắt non ở châu Mỹ trừ một số dao sắt rèn từ sắt thiên thạch ở Greenland của người Inuit ? Với người da đỏ, sắt cứ như không tồn tại dù châu Mỹ cũng có rất nhiều sắt. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này ?
    Câu trả lời của bạn nằm ở đây:
    reddit (dot) com/r/AskHistorians/comments/17qe55/why_didnt_native_americans_develop_bronze_iron_or/
    Đại thể thời tiền Columbus (Mesoamerica ở vùng Tây Mexico và dãy Andes) các vật dụng bằng đồng, bạc, vàng và hợp kim đã được chế tác bởi người bản địa nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích nghi lễ. Lý do luyện kim ở Châu Âu phát triển do nhu cầu về chuyên chở, nông nghiệp và chiến tranh. Trong khi đó ở thổ dân châu Mỹ gần như không có gia súc được thuần hóa trừ lạc đà llamas với sức chuyên chở thấp cộng thêm địa hình khó khăn khiến việc vận chuyển và nông nghiệp dựa vào sức kéo khó phát triển ở Châu Mỹ. Thêm nữa mặc áo giáp từ vải thì thích hợp với địa hình và khí hậu vùng này hơn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không có giao lưu thì lấy đâu ra kỹ thuật và động cơ để luyện sắt ? Động cơ nông nghiệp đã có nhưng chưa đủ.

    Giả dụ thế này : Dân Âu Lạc luyện đồng giỏi hơn cả dân đế chế Tần nhưng xem thường việc luyện sắt. Bỗng một hôm quân Tần tràn sang, dùng gươm sắt đánh gãy gươm đồng. Thế là cả dân tộc bảo nhau luyện sắt để đánh lại, dù không học được kỹ thuật của Tần thì cũng cố dựa trên kỹ thuật luyện đồng trước đó mà nghiên cứu. Cuối cùng thì cuối thời đại Đông Sơn cũng chuyển sang Iron Age.

    Thời xưa chưa có phương thức sản xuất TBCN thì chiến tranh là động lực phát triển KHKT mạnh nhất. Nhưng phải có sự giao lưu. Dân da đỏ cũng đánh nhau suốt nhưng cũng chỉ là đồ đồng đồ đá đánh với nhau thôi. Có biết thằng nào luyện sắt đâu mà bắt chước. Dân Bắc Mỹ thì lo thịt bò rừng mà ăn, thậm chí không có động lực phát triển nông nghiệp. Dân Nam Mỹ thì các đế chế tập trung vào bóc lột nông dân và cướp bóc, vũ khí bằng đồng đã quá vượt trội so với các bộ lạc nhỏ nên không còn động lực phát triển ngành luyện kim. Việc luyện được vàng đã là oách lắm rồi. Khổ nỗi càng đem vũ khí bằng vàng ra đánh thì bọn Châu Âu càng máu xâm lược.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nguoilytuong90
    Không có giao lưu thì lấy đâu ra kỹ thuật và động cơ để luyện sắt ? Động cơ nông nghiệp đã có nhưng chưa đủ.

    Giả dụ thế này : Dân Âu Lạc luyện đồng giỏi hơn cả dân đế chế Tần nhưng xem thường việc luyện sắt. Bỗng một hôm quân Tần tràn sang, dùng gươm sắt đánh gãy gươm đồng. Thế là cả dân tộc bảo nhau luyện sắt để đánh lại, dù không học được kỹ thuật của Tần thì cũng cố dựa trên kỹ thuật luyện đồng trước đó mà nghiên cứu. Cuối cùng thì cuối thời đại Đông Sơn cũng chuyển sang Iron Age.

    Thời xưa chưa có phương thức sản xuất TBCN thì chiến tranh là động lực phát triển KHKT mạnh nhất. Nhưng phải có sự giao lưu. Dân da đỏ cũng đánh nhau suốt nhưng cũng chỉ là đồ đồng đồ đá đánh với nhau thôi. Có biết thằng nào luyện sắt đâu mà bắt chước. Dân Bắc Mỹ thì lo thịt bò rừng mà ăn, thậm chí không có động lực phát triển nông nghiệp. Dân Nam Mỹ thì các đế chế tập trung vào bóc lột nông dân và cướp bóc, vũ khí bằng đồng đã quá vượt trội so với các bộ lạc nhỏ nên không còn động lực phát triển ngành luyện kim. Việc luyện được vàng đã là oách lắm rồi. Khổ nỗi càng đem vũ khí bằng vàng ra đánh thì bọn Châu Âu càng máu xâm lược.
    Đã có thể có giao lưu giữa Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Bắc Mỹ có rất nhiều nền văn minh. Những nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm được cả những thành phố ở hạ lưu Missisipi nữa cơ. Nông nghiệp ở đó đã phát triển cao & họ cũng học được kỹ thuật luyện đồng có thể du nhập từ Trung Mỹ. Còn dân Nam Mỹ thì đế quốc Inca có khả năng cai trị tốt ngang với đế quốc La Mã. Mà dân châu Âu thời Trung cổ cũng bị bóc lột chẳng kém dân châu Mỹ bản địa đâu.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Những lý do về việc không có nhu cầu hay động lực để thúc đẩy việc sử dụng sắt trong nông nghiệp, giao thông và chiến tranh cũng như lý do không có sự va chạm giữa các dân tộc châu Mỹ không đủ để giải thích hoàn toàn được việc sắt gần như không xuất hiện trong nền văn minh các sắc dân bản địa ở đây. Thiếu đi những yếu tố đó chỉ khiến sắt không được sử dụng quy mô lớn trong một bộ lạc hoặc không thể sử dụng một cách đại trà trên toàn thể các khu vực dân cư ở châu Mỹ so với đồng thôi thôi. Với trình độ luyện kim khá phát triển của người bản địa thì việc rèn sắt quy mô, dù là sắt non và chất lượng kém, là việc hoàn toàn có thể, nhất là khi không phải lúc nào các công cụ sản xuất và vũ khí bằng đồng cũng đã đủ để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ người dân.

    Lý do khả dĩ nhất có thể giải thích điều này là sự hiếm hoi của các mỏ sắt, ít nhất là trên phương diện điều kiện về địa chất để dân da đỏ có thể khai thác được. Các mỏ đồng ở châu Mỹ, đặc biệt ở Nam Mỹ rất nhiều, khá nhiều trong số đó là các mỏ lộ thiên hoặc nằm sát mặt đất, có thể khai thác dễ dàng. Đa phần các mỏ sắt ở châu Mỹ nằm sâu hơn hoặc khó phát hiện và khai thác hơn so với các mỏ đồng vốn nhiều và có trữ lượng rất dồi dào. Tính đến nay thì điều này vẫn đúng, các nước Trung và Nam Mỹ vẫn nằm trong top các quốc gia có sản lượng đồng khai thác hàng đầu thế giới. Việc có quá nhiều mỏ đồng lộ thiên và mỏ đồng dễ khai thác khiến cho kỹ thuật khai quặng của người bản địa châu Mỹ không phát triển và không thể vươn sâu đủ để chạm đến các mỏ sắt vốn nằm ở những vị trí khó khai thác hơn. Chứ không phải vì thiếu lý do và động lực mà người châu Mỹ bản địa không thèm rèn sắt, vì những đồ vật bằng sắt vẫn xuất hiện và chủ yếu là từ các miếng quặng sắt thiên thạch vốn lộ thiên và dễ phát hiện.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Bài viết
    0
    Châu Mỹ có nhiều mỏ đồng lộ thiên cũng là vì quá trình khai thác chậm và muộn hơn các châu lục khác. Điều này cũng lại là do các động lực khác như chiến tranh quy mô lớn, nông nghiệp, công nghiệp và dân số ... Châu Âu và Châu Á cổ đại cũng từng có nhiều mỏ đồng lộ thiên nhưng đã sớm cạn kiệt xê xích với thời kỳ chuyển giao hoàn toàn sang đồ sắt. Điều quan trọng nữa là nhờ có giao lưu nên các thành tựu kỹ thuật Á Âu lan tỏa rất nhanh. Vai trò của các tuyến đường thương mại như Địa Trung Hải, Con đường tơ lụa rất quan trọng trong việc thúc đẩy văn minh phát triển đồng bộ.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nguoilytuong90
    Châu Mỹ có nhiều mỏ đồng lộ thiên cũng là vì quá trình khai thác chậm và muộn hơn các châu lục khác. Điều này cũng lại là do các động lực khác như chiến tranh quy mô lớn, nông nghiệp, công nghiệp và dân số ... Châu Âu và Châu Á cổ đại cũng từng có nhiều mỏ đồng lộ thiên nhưng đã sớm cạn kiệt xê xích với thời kỳ chuyển giao hoàn toàn sang đồ sắt. Điều quan trọng nữa là nhờ có giao lưu nên các thành tựu kỹ thuật Á Âu lan tỏa rất nhanh. Vai trò của các tuyến đường thương mại như Địa Trung Hải, Con đường tơ lụa rất quan trọng trong việc thúc đẩy văn minh phát triển đồng bộ.
    Giao lưu nhưng phải địa hình thuận lợi thì mới có hiệu quả. Địa hình châu Mỹ dài, hẹp, phức tạp nên lan truyền ý tưởng & giao thương đường bộ đều rất khó khăn. Ngô thuần hóa ở Trung Mỹ nhưng do địa hình phức tạp nên mất hàng ngàn năm mới lan rộng ra Bắc Mỹ. Kỹ nghệ luyện đồng có ở Trung Mỹ vào khoảng 1500 TCN nhưng phải đến sau CN mới có tại Bắc Mỹ. Trong khi đó cùng 1 khoảng thời gian mà ý tưởng lan truyền ở lục địa Á-Âu tiến xa hơn nhiều nhờ địa hình rộng rãi, không quá phức tạp + sức chuyên chở. 3500 TCN chỉ có đồ đồng ở Lưỡng Hà mà đến 2000 TCN đã lan ra gần khắp Á-Âu & Bắc Phi

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Để luyện được thép cần nhiều nhiệt lượng hơn luyện đồng. Tức là hao tốn nhiên liệu hơn. Thời xưa người ta có dùng than củi để luyện đồng. Sau đó bước sang kỷ nguyên thủy đồ sắt thì phải tốn rất nhiều than củi loại tốt khiến cho các cánh rừng ở Nam Âu thời đại Hy Lạp - La Mã bị đốn hạ tạo thành một bề mặt sinh thái mới. Rồi thì dần chuyển sang dùng than đá. Hiển nhiên những vùng có mỏ than đá sẽ dễ dàng phát triển việc luyện sắt. Cả việc khai thác than củi và than đá lại cần đến các cách thức vận tải đủ để đáp ứng. Đó lại phải kể đến bánh xe, thuần hóa trâu bò ngựa, thuyền bè, tổ chức xã hội ... Ngoài ra để luyện thép tốt còn phải có niken, kẽm, lưu huỳnh ... Sơ sơ có thể thấy rằng muốn phát triển công nghệ luyện thép liên quan đến rất nhiều yếu tố như khai khoáng, giao thông, khai thác rừng ... Không biết tài nguyên than đá ở Châu Mỹ như thế nào ?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trong cuốn "Súng, vi trùng và thép", Jared Diamonds đưa ra giả thuyết "trục ngang hơn trục dọc".

    Theo đó, nơi nào có địa hình dễ di chuyển song song xích đạo thì nền văn minh sẽ phát triển rực rỡ hơn. Lý do là vì địa hình trải ngang thì khí hậu tương đồng, cây trồng và vật nuôi dễ dàng di chuyển. Chỉ cần một thời gian ngắn là nền nông nghiệp lan tỏa hết trục ngang, giúp cho nền văn minh đi trước mấy ngàn năm.



    Châu Phi và châu Mỹ không phải không có nền nông nghiệp, nhưng chúng không được lan truyền theo trục dọc. Cho tới tận thế kỉ 17, ở châu Mỹ và Nam Phi không hề có ngựa. Các chiến binh da đỏ và Zulu vẫn chạy bộ để rượt theo người da trắng.

    Cho những nơi này thêm 1000 năm nữa? E rằng cũng sẽ không có nhiều tiến bộ. Điều kiện tự nhiên (cây trồng và vật nuôi) đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nền văn minh. Nam Phi đã chậm trễ 4000 năm, thêm 1000 năm nữa chắc vẫn vậy.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •