Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đối phó với kiểu tranh luận "thế nào là" và "chỗ nào cũng thế thôi"!

    Từ khi vào lichsuvn.info đến nay tớ thấy 2 cái này cùng các biến thể của nó là dạng thông dụng, toàn dùng để ngụy biện hoặc phá quấy các topic thảo luận nghiêm túc, và được các phe sử dụng rộng rãi cứ như AK hay M16! Ví dụ như "thế nào là A", "định nghĩa B của bạn", "cái này đâu chả có"........

    Ví dụ khi tớ bảo là TCG có thập tự chinh, chiến tranh 30 năm hay thiếu sống phù thủy trong khi các tôn giáo khác như đạo Hồi hay đạo Phật thì không, 1 chiên nhảy ngay vào hỏi "cho số liệu, dẫn chứng là lịch sử các tôn giáo khác ko có như thế"! Cái này tìm mất cả buổi sáng hoặc hơn, và thường người tranh luận ngại không muốn bỏ công như thế (muốn trả lời những câu kiểu này cho nó im mồm có khi phải tốn cả trăm trang tài liệu, lại còn phải chứng mình từ nguồn uy tín nữa)! Đương nhiên nói phải có dẫn chứng, nhưng mình cảm giác 1 số người đang lợi dụng nó.

    Còn "thế nào là nhồi sọ","thế nào là chiến tranh quy ước" ,"thế nào là....vv...." chắc dân 4room ta nghe quen tai quá rồi[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    "Cái này đâu chả có" lại là 1 dạng ngụy biện để che giấu khuyết điểm, sai phạm cũng như đánh đồng các vế khác nhau! Tệ nạn xã hội, lạm quyền, tham nhũng hay mọi vấn đề khác, cứ có người nhắc đến là lập tức "ở nước/vùng X,Y,Z....cũng có thôi" và dĩ nhiên sau đấy 1 đống video, link được trưng ra. Nhìn ra bản chất trò này cũng không khó, tại một nơi xảy ra 100 vụ thì có 60 vụ đăng báo, khác hẳn một chỗ có vụ nào cũng đăng ngay! Nhưng chưa tìm được cách vì không phải ai cũng có thể truy ra chi tiết đến như vậy!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    "thế nào là A", "định nghĩa B của bạn",
    Cái này thì mình lại cho là cần thiết vì 2 bên tranh luận (khẩu chiến [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]) trước hết cần biết mình sẽ tranh luận về chính xác cái gì, tức là phải thống nhất từ đầu các khái niệm, tiền đề. Nếu ko thì sẽ rơi vào tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" ngay [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    - Mình cũng đồng ý là các định nghĩa phải được nói rõ ràng, tránh tình trạng mỗi người hiểu một ý rồi ông nói gà bà nói vịt.
    - Về vụ dẫn chứng: ví dụ một bên nói có, một bên nói không có --> bên nói có nên nêu bằng chứng --> vì thông thường tìm dẫn chứng "có" sẽ dễ hơn chứng minh là "không có".
    - Còn cái chuyện "chỗ nào cũng thế": rất cần nhưng cũng rất khó để chứng minh. Ảnh hưởng của một sự kiện, hành động phụ thuộc rất nhiều vào mức độ và tần suất phát sinh. VD hai nước A và B đều xảy ra hiện tượng cảnh sát đánh người vô tôi. Nước A, một năm xảy ra 3 lần, mỗi lần 2 ngừơi bị thương nhẹ. Nước B xảy ra 300 vụ mỗi vụ trung bình có 2 người chết -- > sức ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau. Nhưng mà đề thu thập và dẫn chứng cho những số liệu trên là những việc làm cực kỳ khó.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thảo luận nghiêm túc không nói! Mình đang đặt vấn đề khi có ngừơi lạm dụng để ngụy biện, phá hoại, đánh trống lảng, làm loãng chủ đề chính!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có một kiểu suy nghĩ là hễ "VN thì là thế này thế này ..." ("specify" hơn nữa là "CSVN thì ..."), còn hễ "nước ngoài người ta ... thế kia thế kia" ("specify" hơn nữa là các nước "dân chủ" , đa đảng , tư bản giàu có ...).

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em nghĩ:
    Khi nói "có" thì bắt buộc phải chứng minh
    Còn khi nói "không" thì không cần phải chứng mình,có muốn chứng minh cũng ko thể chứng minh nổi.Và khi mình nói "không",thằng nào không đồng tình với mình,bảo mình sai,thực ra là "có" thì nó phải chứng minh bằng dẫn chứng.
    Ví dụ nói thời Nguyễn vào năm X có khởi nghĩa nông dân thì phải nêu ra đó là khởi nghĩa nào,anh lãnh đạo,diễn biến... dựa trên tư liệu lịch sử để chứng minh
    Còn muốn chứng minh năm X không có khởi nghĩa nông dân thì chịu,không ai làm nổi.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nguyên tắc chung là: ai đưa ra luận điểm thì buộc phải chứng minh chứ không hỏi ngược.

    Thế thôi!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ngời ta đòi thì cứ lôi ra, mệt nhất là lôi ra rồi mà vẫn.............

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mỗi khi đưa ra vấn đề gì , nếu có dẫn chứng , chứng minh cụ thể thì càng tốt , còn về ở đâu cũng vậy như bác Tèo đã nói ... mà ......

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Muitenbac777
    "Cái này đâu chả có" lại là 1 dạng ngụy biện để che giấu khuyết điểm, sai phạm cũng như đánh đồng các vế khác nhau! Tệ nạn xã hội, lạm quyền, tham nhũng hay mọi vấn đề khác, cứ có người nhắc đến là lập tức "ở nước/vùng X,Y,Z....cũng có thôi" và dĩ nhiên sau đấy 1 đống video, link được trưng ra. Nhìn ra bản chất trò này cũng không khó, tại một nơi xảy ra 100 vụ thì có 60 vụ đăng báo, khác hẳn một chỗ có vụ nào cũng đăng ngay! Nhưng chưa tìm được cách vì không phải ai cũng có thể truy ra chi tiết đến như vậy!
    "Tu quoque", nghĩa là: Anh cũng thế, một dạng ngụy biện trong tranh luận.
    Đối phó: chẳng cần đối phó gì cả. Chỉ cái chỗ so sánh vớ vẩn đó ra, nói rằng đó là một dạng ngụy biện và không chấp nhận luận điểm đó. Có thể đưa ra ví dụ: một ông bố nát rượu vẫn có thể khuyên thằng con trai không được uống rượu. Việc ông bố nát rượu không làm cho lời khuyên đó vô giá trị, vì đời ông ta bị hỏng vì rượu, ông ta có thể rõ tác hại của nó hơn ai hết.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •