Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Các món ăn độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

    Các món ăn độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
    Món ăn có các tiêu chuẩn sau thì được vào topic này:
    1-Phải là món ăn truyền thống của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam
    2-Phải mang tính độc đáo, đặc sắc, mang đậm tính cách văn hóa ẩm thực của dân tộc đó. Ví dụ như món thắng cố là người ta nghĩ ngay đến dân tộc Hmông

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc sắc, mang đậm nét truyền thống của dân tộc mình. Khi nhắc tới những đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, không thể không kể tới món “Mèn mén”. Đồng bào dân tộc Mông là một trong những dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao vì thế cây ngô là cây lương thực chính. Trước đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn Mèn mén là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người Mông. Mèn mén được làm từ hạt ngô tẻ. Món Mèn mén đòi hỏi tốn nhiều thời gian để thực hiện với các công đoạn: Bóc vỏ, tách hạt ra khỏi lõi ngô, xay hạt ngô thành bột và sàng bỏ bớt vỏ. Sau khi có bột ngô vừa ý, người làm trộn bột ngô với nước rồi đảo để bột ngô tơi ra, sau đó đổ vào chõ và cho vừa nước đủ để đồ; khi bắc chõ khỏi bếp thì đổ bột ngô ra mẹt, dùng thìa gỗ đảo đi, đảo lại cho bột ngô tơi ra. Để có được món Mèn mén, người làm phải đồ bột ngô hai lần trên chõ gỗ.



    Món Mèn mén của người Mông huyện Pác Nặm trong ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.

    Mèn mén khi đã chín có vị thơm, dẻo, rất đậm đà. Ăn mèn mén bao giờ cũng kèm thêm một bát canh. Người Mông thường ăn món này với canh bí để tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.

    Ngày nay, khi cuộc sống của người Mông đã đầy đủ hơn, món Mèn mén đã không còn là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày nhưng mỗi dịp lễ tết, hội hè…vẫn không thể thiếu món ăn truyền thống Mèn mén.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bánh Khẩu Thuy - đặc sản riêng của Bắc Kạn

    Vào mỗi dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh không thể thiếu để dâng lên trời đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh Khẩu Thuy. Bánh tròn như quả trứng chim cút, vàng óng vì được tẩm mật mía, ăn vừa ngọt, vừa thơm, giòn tan nơi đầu lưỡi với hương vị mang bản sắc riêng của người Tày.

    Bước sang tháng chạp, bà con người Tày bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để làm Khẩu Thuy. Để làm được bánh ngon phải cần nhiều nguyên liệu, nhiều công đoạn và khá cầu kỳ. Họ lấy bèo tây đun lên lấy nước, lại lấy cây vông hoa đỏ đốt lên lấy tro. Dùng nước bèo tây và nước tro để ngâm gạo nếp. Ngâm cho gạo nở to rồi đem lên đồ. Một thứ không thể thiếu được khi làm Khẩu Thuy là khoai sọ. Khoai sọ cũng đồ lên cùng với gạo nếp, cho thêm một chút rượu vào. Bèo tây, tro vông để làm bánh nở được to, khoai sọ để bánh lên màu, rượu để bánh có vị thơm.



    Bánh Khẩu Thuy.



    Sau khi đồ chín, cho tất cả vào giã. Giã Khẩu Thuy cũng như giã bánh dày. Giã đến khi cối bánh lên bọt trắng, giơ chày quá đầu người không thấy bột bánh dính đầu chày nữa thì mới được. Để giã được một cối bánh không phải đơn giản. Vậy nên, các cụ ngày xưa muốn thử sức con rể thì việc đầu tiên là cho giã một cối bánh dày. Giã càng nhanh, càng nhuyễn thì càng “đạt yêu cầu”. Giã bánh xong, đổ ra một cái mẹt to và cán cho thật mỏng. Chờ cho bánh nguội bớt, siu mặt thì đem cắt từng miếng hình quả trám hoặc hình vuông. Đem phơi khô tất cả để chờ đến tết hoặc ngày hội mới đem rang phồng lên. Rang Khẩu Thuy cho phồng hết cỡ để khi ăn không bị lợn cợn những miếng bánh dẻo chưa phồng hết cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Cho bánh vào chảo gang, lúc đầu cho lửa thật nhỏ để miếng bánh nóng, sau tăng lửa dần để bánh phồng đều.

    Công đoạn cuối cùng để hoàn thành món bánh này là tẩm đường cho bánh. Đun sôi mật mía, trút bánh đã rán phồng vào đảo đều, sau đó, đổ ra mẹt đã tra sẵn một chút bột gạo rang. Để giữ được lâu, người ta cho vào túi nilông buộc kín sẽ khiến bánh không bị ỉu mà vẫn giữ được hương vị.

    Tại các hội Lồng Tồng của người Tày, thứ bánh này vẫn được bày bán để khách thập phương mua làm quà cho người thân. Từ lâu, nó đã trở thành một đặc sản rất riêng của Bắc Kạn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ta cá là lấy bên HS .

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi CLOUD
    ta cá là lấy bên HS .
    Bên HSO có cái thứ này ạ??????? Ở box nào vậy??????? Lâu nay không lên đó chơi nên em cũng không biết

  6. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Xôi “Đăm Đeng”

    Xôi Đăm Đeng là món ăn đặc sắc của người dân miền núi phía Bắc từ bao đời nay. Xôi Đăm Đeng thường có trong những phiên chợ, ngày cưới hay dịp lễ, tết của người dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là vào dịp tết thanh minh (3/3 âm lịch).



    Xôi Đăm Đeng

    Món xôi này rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.

    Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.

    Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

    Nếu có dịp lên Bắc Kạn vào những ngày lễ, tết hãy thưởng thức món xôi “Đăm Đeng” để tận hưởng hương sắc của núi rừng nơi đây.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi crazy.com
    Bên HSO có cái thứ này ạ??????? Ở box nào vậy??????? Lâu nay không lên đó chơi nên em cũng không biết
    có thời gian thì leech qua bên này đi [IMG]images/smilies/41.gif[/IMG]
    http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=44753

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cũng là một ý kiến khá hay, chúng ta có thể học hỏi tìm hiểu thêm về văn hóa ẩm thực độc đáo của các dân tộc VN qua các món ăn truyền thống của họ.
    Góp một chút ý kiến với bạn chủ topic, diễn đàn mình là diễn đàn lịch sử thay vì bạn viết theo kiểu HSO : giới thiệu món ăn, thành phần chính gồm có gì.. thì bạn có thể viết theo cái verson của diễn đàn lịch sử của mình, nghĩa là qua món ăn mình tập trung vào lịch sử cách hình thành, tên gọi v.v... Để tôi thí dụ cụ thể để bạn có thể tham khảo nếu muốn:

    Món Cu-Đơ Hà Tĩnh

    Bao gồm giữa mật mía, đường, mạch nha, gừng, đậu phộng và bánh tráng. Đậu phộng giòn, mật mía thơm, đường ngọt, gừng cay the the và bánh tráng giòn giòn, mằn mặn đựơc thu gom chung trong miếng bánh, cắn vào còn dây dưa giữa các kẽ răng vì độ dẻo của mật đường quyến luyến không rời.

    Dân gian nơi này có câu
    “Chè xanh thêm chút gừng cay,
    Cu Đơ Hà Tĩnh làm say lòng người

    Giai thọai về kẹo cu đơ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, có kha khá nhiều dị bản. Trong đó bản đuợc kể nhiều là bản như thế này.

    Một gia đình nọ có hai đứa con trai bảnh trai nhưng nhà lại rất nghèo. Một hôm cậu con trai cả về thưa với cha mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ. Nhà lại không có rượu, không có heo, không có nếp lấy gì mà đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Khi đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.

    Ban đầu nó có tên là kẹo lạc (vì chỉ có mật mía và lạc) nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” (một người cha có hai thằng con trai). Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" (tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2) cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi thân mật dành cho con trai (cu Tý, cu Tèo). Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt - Pháp là "cu deux" (cu đơ). Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích. Đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" (cu đơ).

    Ngừơi ta còn kể rằng những bậc cao niên xưa của vùng đất Hà Tĩnh có một thói quen rất tao nhã. Đêm đêm bên ấm nước chè xanh cùng dăm ba miếng cu đơ, các cụ ngồi "tức nguyệt, ngắm hoa, chờ sao rụng". Cu đơ ngày xưa chỉ có lạc (đậu phụng) với mật mía, khi nguội, nó cứng như đá.

    Có một bài thơ rất là vui mà tui sưu tầm được cũng trên Internet của một cụ ở Hà Tĩnh viết về kẹo Cu-Dơ như sau:

    Cu xưa bay đến phố nài
    Bay từ viễn khách, bay dài bay xa
    Bay từ Cầu Phủ đến Na
    Bay sang Bến Thuỷ bay qua Ngang Đèo
    Cũng nhờ mấy nhịp cầu Treo
    Cu đi xoá đói giảm nghèo thật nhanh
    Cu xưa đậu nóc nhà tranh
    Bay sang nhà ngói yên lành ấm no
    Ngày xưa Cu mất tự do
    Ngày nay Cu đến đảng cho làm giàu
    Bà con làng xóm bảo nhau
    Cho Cu lên chật chuyến tàu bắc nam
    Thả Cu bay khắp xóm làng
    Bay cùng tổ quốc, bay sang nước ngoài
    Cu đi bắc nhịp cầu dài
    Vui cùng năm tháng đêm hoài nhớ Cu

    Thông tin bài viết hình ảnh toàn bộ sưu tầm trên internet.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tớ hỏi thật là ở đây đã ai ăn món thắng cố chưa vậy?Tớ đi Sapa rồi mà ứ dám ăn,nghe mô tả kinh dị quá.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thắng cô của người dân tộc làm thì chắc Hanabi không ăn được đâu. Vì trong nguyên liệu có thịt ngựa, ruột non, ruột già của gia súc (trâu, bò, ngựa...) nên rất gây và hôi; vệ sinh cũng chưa chắc đã đảm bảo nữa, vì thường là không rửa ráy gì. Tuy nhiên khi đi Sapa, lúc quay về Lào Cai để chuẩn bị lên tàu xuôi Hà Nội, Hanabi ghé vào thị xã, trong thị xã có một nhà hàng nấu món thắng cố cho người kinh ăn khá nổi tiếng (ăn kèm bánh mì như sốt vang ấy, nguyên liệu chủ yếu là thịt ngựa). Ăn món đó với rượu sán lùng xong về HN khoe là tao đã từng ăn thắng cố blah blah gì đấy khối người tin và phục sát đất.

    Đã có bác nào đi Sapa dám thử uống rượu ngô của người Mèo chưa, cái thứ rượu dùng để bóp chân cho ngựa sau một ngày leo dốc ấy. Em đã từng chơi loại 55 độ thế mà đến loại ấy thì chịu không biết nó là bao nhiêu độ nữa, vãi linh hồn luôn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •