Kết quả 1 đến 6 của 6

  1. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chữ Nôm thì hok nắm chắc, song dân ta vẫn nói tiếng Việt bao đời nay, hok khi nào nói tiếng Trung cả. Chúng ta dùng chữ Hán thêm một số nét kí âm để thành chữ Nôm thì phải.

  2. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Đầu thời Trần, Nguyễn Thuyên đã có thể dùng chữ Nôm để làm thơ. Nghe nói, ông cũng dựa vào thi ca dân gian để sáng tạo ra thể thơ riêng. Nguyễn Thuyên có tập thơ Cát Bay (Phi Sa) nay đã thất truyền.
    Sông Hồng có cá sấu, vua Trần tính bắt chước Hàn Dũ làm bài văn đuổi nó đi. Vì cá sấu Đại Việt, không hiểu chữ Hoa, vua phải sai Nguyễn Thuyên làm bài văn bằng chữ Nôm. Cá sấu không xuất hiện, vua Trần đổi họ Nguyễn Thuyên thành Hàn Thuyên để so sánh với Hàn Dũ.
    Từ đó có thể suy ra, hệ thống chữ nôm đầu thời Trần đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể sử dụng để ghi lại thơ văn, dù chưa được triều đình coi là văn tự chính thống.

  3. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chữ Nôm từ thế kỷ thứ X, tức là từ thời Lý trước cả thời Trần, đã xuất hiện trong nhiều tài liệu văn học rồi, chỉ là chưa phải là những văn bản hành chính chính thức thôi. Dưới thời nhà Hồ tk 14 mới bắt đầu được sử dụng trong văn bản hành chính, có thể xem là chữ Nôm thời Hồ đã khá hoàn thiện.

    Dân Việt mình chả bao giờ nói tiếng Trung cả, mà nói tiếng Việt (tiếng Nôm) chứ. Chữ Nôm hay chữ Hán cũng là cách ghi âm lại lời nói của người dân Việt mình thôi. Lúc đầu ko có chữ viết thì mượn chữ Hán, sau này có chữ Nôm thì ký âm tiếng nói bằng chữ nôm. Chữ viết là cách để ghi lại tiếng nói mà, bây giờ mình cũng đang dùng chữ Latinh để ghi lại tiếng Việt mình [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  4. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    nói mãi mà vẫn ko mấy người phân biệt được Nôm và Hán, và cái kiểu dùng chữ Hán của các cụ nhỉ?

    Hiểu đơn giản là hồi xưa VN chưa có chữ viết riêng, nên mỗi khi cần ghi chép thì phải viết bằng tiếng nước ngaòi ( dịch cái văn bản mình muốn lưu trữ ra tiếng nước đó để chép lại). VD như hiện tại, VN ko có chữ quốc ngữ nhưng dân lại khá thạo English. Nên mỗi lần muốn viết thư, đành phải dịch hết ý tứ mình muốn nói ra English để viết. Rồi người đọc, từ bức thư English đó lại phải dịch nghĩa ra nghĩa Việt để hiểu.

    Chứ quái gì dùng tiếng Anh thì phải nói tiếng ANh, đó chỉ là cực chẳng đã ko có chữ viết riêng nên phải thế mà thôi.

  5. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ví dụ của yevon khó hiểu lại càng thêm khó hiểu.
    Thay từ "ví dụ" bằng từ "giả sử" thì đúng hơn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •