Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Một nền văn minh hiện đại từng có ???

    “Chúng tôi bật nút lên, nhìn những tia sáng lóe lên, nhìn trong 10 phút, rồi tắt tất cả mọi thứ. Đêm đó tôi biết cả thế giới chìm trong đau đớn”.

    “Những quái vật khạc ra lửa trên mặt đất, có thể bay như một con chim với tiếng động điếc tai, ồn ào như một cơn bão, nhanh như một con cá trong nước và đáng sợ như một con cá sấu”. (Fire-spitting earth monster that could fly like a bird with ear-deafening noise like a storm, fast like a fish in the water and so terrifying like a crocodile?)
    “Điều khiển một thiết bị bay là một đặc quyền. Các kiến thức về bay lượn là một phần trong những của cải thừa kế cổ xưa nhất của chúng ta, một món quà từ “ai đó từ phía bên trên”. Chúng ta nhận nó như là một công cụ để cứu sống nhiều sinh mạng…” [Trích trong Hakahta, The Babylonian Laws] (“It is a privilige to control a flying machine. The knowledge of flying is part of our oldest heritage, a present from 'someone from above'. We received it as a tool to save many lives”).


    Vị thần thứ 4 tên là Penemue; ông giảng giải sự khác nhau giữa đắng cay và ngọt bùi cho trẻ nhỏ và dạy chúng tất cả những bí mật trong hiểu biết của mình. Ông dạy con người cách viết bằng bút và giấy, nhờ đó họ sống mãi cho đến ngày nay. (Quyển sách của Henoch)
    (The fourth angel is called Penemue; he explained the difference between bitter and sweet to children and gave them all the secrets of his knowledge. he taught man how to write with pen and paper, whereby they sinned themselves since eternity till eternity and up to that day). (Book of Henoch)

    “Bhima bay trên chiếc Vimana của mình, trên một tia sáng ghê gớm có ánh sáng của mặt trời, âm thanh của nó nghe như tiếng sấm trong cơn bão… Cỗ xe chiếu sáng như một ngọn lửa trên bầu trời đêm hè… nó lướt qua một sao chổi…trông như là 2 mặt trời đang chiếu sáng. Sau đó cỗ xe bay vọt lên và toàn thiên đường được chiếu sáng” (Trích trong cổ văn Mahabharata của Ấn Độ)

    “Chiếc Saubha của hắn đứng yên trong không gian ở một độ cao một lý (4km) … Hắn bắn về phía ta các tên lửa, các mũi lao, những cây đinh, rìu chiến, lao 3 lưỡi, những cục lửa, không ngưng nghỉ … Bầu trời … dường như có hàng trăm mặt trời, hàng trăm mặt trăng … và hàng trăm vạn ngôi sao. Không thể biết là ngày hay đêm, kim la bàn cũng không dùng được”
    Cảnh tượng nhiều vì sao, nhiều hành tinh lớn nhỏ xuất hiện như thế này chỉ xuất hiện khi phi thuyền tiến nhập vào không gian vũ trụ giữa các vì sao. Chúng ta ở thời đại kính viễn vọng Hubble, thám hiểm vũ trụ, các bộ phim khoa học viễn tưởng mới có thể hiểu được nó. Ngay cả hiện tượng không phân biệt ngày đêm và la bàn không hiệu lực họ cũng biết. Làm sao có thể tưởng tượng ra tất cả chừng đó thứ nếu họ chưa bao giờ thực tế bay vào vũ trụ?

    Mahabharata Sau đó khi Saubha chuyển sang chế độ tàng hình
    "I quickly laid on an arrow, which killed by seeking out sound, to kill them...All the Danavas [troops in Salva's army] who had been screeching lay dead, killed by the blazing sunlike arrows that were triggered by sound."
    “Ta nhanh chóng lên một mũi tên, loại tên tầm giết kẻ thù bằng cách truy tìm theo tiếng động… Tất cả bọn lính Danava đang kêu thất thanh nằm chết, bị giết bởi những mũi tên cháy sáng như ánh mặt trời”

    The Ramayana As Von Daniken recounts from the original text:
    When he begins his flight from the mountains, the tops of the cliffs break, the foundations of the mountains shake. Giant trees are stripped of their boughs and broken, a shower of wood and leaves falls to the ground. The mountain birds and animals flee to their hiding places.
    “Khi ông bắt đầu chuyến bay từ những rặng núi, những đỉnh của các vách đá nhô ra biển vỡ ra, dãy núi chấn động. Những cây cổ thụ gãy cành và đổ, một cơn mưa gỗ và lá cây đổ xuống mặt đất. Những con chim núi và thú vật chạy tìm nơi ẩn trốn”

    There is another account of such a weapon: - Mausola Purva
    "Cuka, flying on board a high-powered vimana, hurled on to the triple city a single projectile charged with all the power of the universe. An incandescent column of smoke and flame, as bright as ten thousand suns, rose in all the splendor... When the vimana returned to Earth, it looked like a splendid block of antimony resting on the ground."
    “Cuka, bay trong một vimana rất mạnh, phóng về phía nhóm 3 thành phố một vật đã nạp đầy sức mạnh của vũ trụ. Một cột khói và lửa, sáng chói như 10 ngàn mặt trời…Khi chiếc vimana trở về mặt Đất, nó trông như một khối antimon rực rỡ nằm trên mặt đất”.
    Đọc đoạn này mấy ai trong chúng ta không liên tưởng đến sự kiện đó?


    .................................................. .......................

    Nhà vật lý Leo Szilard, người cha của bom nguyên tử – Physicist Leo Szilard, atomic bomb builder. Vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945 đại tá Colonel Paul W. Tibbets Jr leo vào khoang điều khiển của chiếc máy bay ném bom hiện đại nhất thế giới lúc đó và thẳng tiến đến Hiroshima Nhật Bản. Một vũ khí tối mật đang ở trong khoang chứa của chiếc pháo đài bay B29. Một thứ vũ khí sẽ vĩnh viễn thay đổi tiến trình lịch sử của nhân loại. Thời kỳ nguyên tử được khai sinh và Hiroshima đã bị hủy diệt hoàn toàn trong khoảnh khắc cùng với sức mạnh của Mặt Trời. Kinh ngạc thay, đó có thể là lần thứ 2 vũ khí hạt nhân được dùng trong chiến tranh trên Trái Đất.

    Chiến tranh thời tiền sử dùng vimana như các máy bay chiến đấu


    <thead>


    YouTube Video - Lichsuvn.info


    </thead>



    <object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/player_embedded">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/player_embedded">
    <param name="wmode" value="transparent">
    <em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
    </object>






    <thead>


    YouTube Video - Lichsuvn.info


    </thead>



    <object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/player_embedded">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/player_embedded">
    <param name="wmode" value="transparent">
    <em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
    </object>






    <thead>


    YouTube Video - Lichsuvn.info


    </thead>



    <object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/\=uUmL9o5Bzc0&feature=player_embedded">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/\=uUmL9o5Bzc0&feature=player_embedded">
    <param name="wmode" value="transparent">
    <em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
    </object>




    Có nhiều những bằng chứng khác đề cập đến chiến tranh hạt nhân trước thời đại chúng ta.
    Childress (2000) đã thảo luận về chiến tranh nguyên tử thời tiền sử, đưa ra chứng cứ đầu tiên tại Hattusas (Bogazkoy) ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà “một phần thành phố bị biến thành thủy tinh, và những bức tường đá có nhiều phần bị nóng chảy. Sau đó ông nói về Sodom và Gomorrah rồi Hiroshima and Nagasaki và so sánh chúng với nhau. Ông cho rằng Sodom, Gomorrah, Zoar, Admah và Zeboiim (Gen. 14:2) đã bị hủy diệt, hình thành nên Biển Chết, là bởi một cuộc chiến hạt nhân.

    L.M.Lewis, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Footprints on the Sands of Time”, “Những dấu chân trên cát của thời đại” cũng tán thành ý kiến này.

    Những di tích của những thời quá khứ xa xôi vẫn còn lại cho đến ngày nay, và mới được khám phá trong khoảng thời gian không lâu, rải rác khắp thế giới. Điển hình là:

    *Mohenjo-Daro và Harappa, Pakistan,
    *Parshaspur gần Srinagar, Kashmir,
    *Lưỡng Hà và bán đảo Sinai,
    *Sa mạc Sahara, Ai Cập,
    *Hồ Lonar gần Bombay, Ấn Độ, vv…

    đều có khả năng chứng tỏ những nơi này xưa kia đã từng xảy ra những vụ nổ nguyên tử.

    Về Parshaspur gần Srinagar, Kashmir, David Childress (2000) phát biểu “Đó là một cảnh tượng của sự phá hủy hoàn toàn; những khối đá lớn rải rác khắp một khu vực rộng lớn cho thấy dấu hiệu của một vụ nổ hủy diệt”.

    Về Mesopotamia và bán đảo Sinai, Zecharia Sitchin (1985) dành nguyên một chương để thảo luận trong quyển sách của ông, và khẳng định sự phá hủy của Sinai bởi những vũ khí nguyên tử. Ông đưa ra một bằng chứng:



    “… lỗ thủng lớn ở trung tâm của Sinai và những đường nứt gãy sinh ra (xem hình), một vùng rộng lớn bằng phẳng xung quanh bao phủ đầy những tảng đá màu đen, dấu vết của bức xạ nhiệt ở phía Nam Biển Chết, phạm vi mới và hình dạng mới của Biển Chết – vẫn còn ở đó, sau 4000 năm”.



    Ông cũng khẳng định rằng phóng xạ sinh ra từ vụ nổ này dọn sạch khu vực xung quanh Sumeria trong một khoảng thời gian 70 năm, cho đến 1953 TCN.

    Trưởng dự án Manhattan tiến sĩ khoa học J. Robert Oppenheimer đã quen thuộc với các văn thư Phạn cổ từ lâu. Trong một phỏng vấn sau khi xem một vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên, ông đã trích dẫn trong cổ văn Ấn Độ, Bhagavad Gita: “Now I am become Death, the Destroyer of Worlds” - “Giờ đây ta trở thành tử thần, Kẻ hủy diệt những thế giới”.

    Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn tại trường đại học Rochester 7 năm sau vụ thử hạt nhân Alamogordo rằng đó có phải là quả bom nguyên tử đầu tiên nổ không, ông đã trả lời :

    “Ồ, vâng, trong lịch sử hiện đại” (“Well, yes, in modern history”).

    Những nền văn minh vĩ đại gặp phải sự hủy diệt không thể tin được, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bằng chứng tại Ấn Độ và Pakistan, cho thấy một vài thành phố đã bị hủy diệt trong những vụ nổ hạt nhân.

    Trong một địa điểm khảo cổ, các nhà khoa học Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ gấp 50 lần hơn mức bình thường. Nhà khảo cổ học người Nga A. Gorbovsky, trong năm 1966 đã xuất bản một quyển sách “Riddles of Ancient History” đề cập đến tỉ lệ bức xạ cao bất thường, liên hệ với những bộ xương tương tự tìm thấy ở Mohenjo-Daro và Harappa, Pakistan và Ấn Độ. Hơn nữa, hàng ngàn tảng đá nóng chảy, được đặt tên là “đá đen” cũng được tìm thấy tại Mohenjo-Daro. Chúng có vẻ như là những mảnh vỡ của các bình gốm đã nóng chảy dính lại với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ rất cao.

    Những thành phố bị chôn sâu dưới mặt đất khác được các nhà khảo cổ phát hiện ra tại Bắc Ấn Độ cho thấy những dấu hiệu của những vụ nổ khủng khiếp. Một thành phố như thế, tìm thấy nằm giữa vùng Ganges và dãy núi Rajmahal cũng có dấu hiệu của tác động nhiệt như vậy. Những khối tường lớn và nền móng của thành phố cổ xưa này bị chảy ra dính chặt với nhau, bị thủy tinh hóa một phần! Và do không có dấu hiệu nào của một sự phun trào núi lửa tại Mohenjo-Daro hay những thành phố khác, nhiệt độ cao đến mức có thể làm chảy các bình gốm chỉ có thể giải thích một cách duy nhất là bởi tác dụng nhiệt của các vụ nổ hạt nhân hoặc những vũ khí không được biết đến nào đó mà thôi. Các thành phố nêu trên đều có những đặc trưng giống nhau và đều bị quét sạch hoàn toàn một cách đột ngột.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rajasthan, Ấn Độ

    Tại một khu vực ở Ấn Độ là Rajasthan các nhà chức trách địa phương đã khám phá ra một khu vực có tỉ lệ ung thư và dị tật bẩm sinh cao. Một lớp tro có mức độ phóng xạ cực kỳ cao đã được khai quật và những đống đổ nát của một thành phố cổ đã được khám phá bên dưới. Các chức trách địa phương tin rằng thành phố đã bị hủy diệt bởi một vụ nổ hạt nhân hoàn toàn san phẳng thành phố và đã giết chết 500.000 người. Sau đó sự kiện bi thảm này được họ xác định đã xảy ra tại đây hơn 12000 năm trước.

    Khi những nhà khảo cổ đào đến mặt đường cổ xưa, các xác chết được tìm thấy đang nắm lấy tay nhau và ôm chặt lấy nhau. Toàn thể thành phố đã bị tác động một loạt. Những vụ nổ hạt nhân sản sinh ra thủy tinh và vô số những quả cầu thủy tinh đã được tìm thấy trong khắp thành phố. Những khối cầu được cho rằng vốn là những bình gốm đã bị nhiệt độ cực cao làm cho nóng chảy trong suốt vụ nổ.



    Trong Thánh kinh của người Do Thái trong sách Khải Huyền sự hủy diệt của “Những thành phố của Tiếng kêu than” được mô tả. Sodom and Gomorrah trong số những thành phố này đã bị xóa sổ trong chốc lát bởi hàng loạt cơn mưa đá cùng với lửa và lưu huỳnh. Một trận lửa trút rơi xuống từ trời cao và biến mọi người thành những chiếc cột muối. Miêu tả này tương tự như câu chuyện trong Mahabharata và những sự kiện sau vụ nổ tại Hiroshima.

    Những nhà khoa học nổi tiếng nhất có thể nói những tham chiếu cổ văn chỉ là những chi tiết mơ hồ có thể được làm cho phù hợp với ngữ cảnh hiện đại, những trùng hợp ngẫu nhiên và những chuyện đâu đâu đáng buồn cười. Có thể nào những người cổ xưa có những kiến thức và kỹ năng tinh thông để làm ra và sử dụng một thiết bị hạt nhân có thể giết hàng nửa triệu người?

    Câu trả lời là CÓ.

    Chúng ta đang dần dần trở nên tỉnh giác trước những khả năng tiềm tàng to lớn của những người cổ xưa. Khắp thế giới có nhiều những cổ vật, những ghi chép và khẩu truyền lịch sử thuộc về những thời đại rất xa xôi, đang ngày càng được khám phá nhiều hơn. Chỉ cần cố gắng tìm kiếm trong thời đại thông tin toàn cầu, điều bí ẩn đó sẽ sớm hé lộ cho tất cả những ai đang đi tìm sự thật về lịch sử vĩ đại của con người. Từ những thiết bị bay Vimana, những thành phố khổng lồ trong không gian và những chiến binh khủng khiếp với những thứ vũ khí có sức mạnh không tưởng tượng nổi đều có thể tìm thấy trong những cổ văn vĩ đại của Ấn Độ, Mahabharata và Ramayana.


    Harappa và Mohenjo-Daro, Pakistan

    David Davenport (1996), người đã dành 12 năm nghiên cứu những văn thư viết tay cổ Hindu và chứng cứ tại khu vực khảo cổ ở Mohenjo-Daro, đã công khai năm 1996 rằng thành phố đã bị hủy diệt đột ngột vào ít nhất 2000 năm TCN.



    Những đống đổ nát cho thấy một tâm chấn của vụ nổ đo được khoảng 50m. Tại địa điểm này mọi thứ đều bị tinh thể hóa, đốt chảy và dính chặt với nhau. Khoảng 60 m từ trung tâm các viên gạch đều chảy ra trên một mặt bên. Harappa and Mohenjo-Daro là những thành phố chính của “Văn minh Harappa của thung lũng Indus”, một nền văn minh thành thị thống nhất phát triển đáng kinh ngạc tồn tại khoảng từ 2500 đến 1500 năm TCN.



    Khi những cuộc khảo cổ tại những nơi này vươn đến mặt đường, họ khám phá những bộ xương rải rác khắp thành phố, nhiều trong số đó đang nắm tay nhau và nằm dài ngổn ngang trên những con đường như thể một sự tận diệt kinh hoàng đã đến rất đột ngột. Những xác người chỉ nằm ngay trên mặt đất, không được chôn cất, trên các con đường khắp thành phố. Và những bộ xương này hàng ngàn tuổi, ngay cả đối với những tiêu chuẩn giám định niên đại khảo cổ truyền thống.

    Điều gì có thể gây ra những điều như thế?
    Tại sao những xác chết không bị mục nát hoặc bị thú hoang ăn thịt?

    Hơn nữa, không có dấu hiệu của tổn thương vật lý gây ra cái chết. Những bộ xương nằm trong số những bộ xương có nhiều phóng xạ nhất được tìm thấy, ngang với mức của những bộ xương tại Hiroshima và Nagasaki. Tại một địa điểm, các học giả Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ cao hơn đến 50 lần bình thường.


  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nhỡ là thiên thạch thì sao????

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trong Thánh kinh của người Do Thái trong sách Khải Huyền sự hủy diệt của “Những thành phố của Tiếng kêu than” được mô tả. Sodom and Gomorrah trong số những thành phố này đã bị xóa sổ trong chốc lát bởi hàng loạt cơn mưa đá cùng với lửa và lưu huỳnh. Một trận lửa trút rơi xuống từ trời cao và biến mọi người thành những chiếc cột muối. Miêu tả này tương tự như câu chuyện trong Mahabharata và những sự kiện sau vụ nổ tại Hiroshima.
    Sao lại có thể quan sát rõ ràng trong môi trường có mức phóng xạ cao như vậy mà có thể miêu tả chi tiết thế sao ?
    Mà em không hiểu tại sao không nói luôn là bom nguyên tử đi lại còn miêu tả như một sự kiện thần bí đến như vậy ?
    Có khả năng hồi đấy có ống dòm phóng đại cực lớn [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Mấy cái trích dẫn ở đầu đọc như đọc truyền thuyết vậy,hồi đấy các cụ đã viết lại được chắc cũng biết hồi đấy nó như thế nào chả cần phải ghi chép cái kiểu siêu nhân như thế,một là truyền thuyết,hai là người ngoài hành tinh [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    Chắc em hiểu sai crazy nếu biết có thể giải thích qua cho tớ thêm tí kiến thức được kho ?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Những thành phố khác được tìm thấy tại miền Bắc Ấn Độ cũng cho thấy những bằng chứng những vụ nổ tương tự. Trong một thành phố như thế, khám phá thấy tại giữa vùng Ganges và vùng núi Rajmahal, có những dấu hiệu giống hệt như thế. Những khối tường lớn và nền móng của thành phố cổ xưa này bị chảy ra dính chặt với nhau và thủy tinh hóa!

    Khi những bộ xương này được giám định C14 là 2500 TCN, chúng ta nên nhớ rằng phương pháp C14 dựa trên cơ sở của lượng phóng xạ còn lại trong mẫu vật. Khi những vụ nổ hạt nhân xảy ra, phóng xạ của những vụ nổ này khiến lượng phóng xạ trong mẫu vật nhiều hơn so với nguyên thủy, khiến chúng trở nên có vẻ trẻ hơn nhiều so với tuổi thực của chúng. Có nghĩa là những chứng cứ này có thể có tuổi cao hơn 4500 rất nhiều.



    Những gì còn lại của Harappa hơn 4500 năm sau ngày hủy diệt




    Lonar, hố sâu kỳ lạ gần Bombay, Ấn Độ

    Một chứng cớ khách quan của một vụ nổ hạt nhân khả dĩ từng xảy ra tại Ấn Độ thời tiền sử là một cái hồ lớn gần Bombay, Ấn Độ. Cái hố lớn có hình gần tròn này nằm khoảng 400 km về phía Đông Bắc Bombay và có tuổi khoảng 50000 năm, có thể liên hệ với một vụ nổ bom nguyên tử.



    Không có dấu hiệu của thiên thạch, vv… tại khu vực gần hiện trường hoặc vùng lân cận, và đó là cái hồ duy nhất nằm trên nền đá basalt. Các dấu hiệu của một cú sốc áp lực rất lớn (khoảng 600.000 atmotphe) và nhiệt độ rất cao đột ngột (dấu hiệu là các khối thủy tinh nhỏ sinh ra từ đá basalt) có thể được xác định tại hiện trường. Cái hố này được hình thành trong đá basalt có độ dày 600 đến 700 m (2000 đến 3000 ngàn bộ). Hố sâu khoảng 150m, đường kính trung bình khoảng hơn 1800m. Vòng bờ hố nhô cao, gồm 25m đá nền và 5m lớp phủ bên trên nó. Lớp phủ trải rộng ra khoảng 1350m ra xa bờ hố, đỉnh lớp phủ chứa các khoáng vật bị nung chảy bởi tác động mạnh đó.

    Quả bom nguyên tử đầu tiên, tại khu Trinity ở New Mexico năm 1945, đã tạo ra một lớp thủy tinh mỏng trên cát. Nhưng khu vực thủy tinh ở sa mạc Ai Cập thì lớn hơn rất nhiều. những gì đã từng xảy ra ở Ai Cập phải kinh khủng hơn rất nhiều so với một quả bom nguyên tử. Người đàn ông trong ảnh đang cầm một tảng thủy tinh trong sa mạc.



    Một vụ nổ trên không tự nhiên có độ lớn như thế chưa từng được biết đến cho tới năm 1994, các nhà khoa học quan sát sao chổi Shoemaker - Levy va chạm vào sao Mộc. Nó nổ tung trong bầu không khí của sao Mộc, và kính thiên văn Hubble đã ghi lại được những quả cầu lửa sáng chói lớn nhất từng được chứng kiến mọc lên trên vùng trời của sao Mộc. Nhưng có vẻ như những gì xảy ra tại sa mạc Ai Cập không phải là một vụ nổ của thiên thạch. “Điều tôi muốn nhấn mạnh là đó là một năng lượng mạnh hơn nhiều lần của những vụ thử bom nguyên tử”, Boslough nói, “10.000 lần mạnh hơn”.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử

    Ở Okno nước cộng hòa Gabon là nơi có mỏ Uran nổi tiếng. Tháng 6 năm 1972, một nhà máy chế biến quặng Uran của Pháp vô cùng kinh ngạc khi phát hiện rằng quặng Uran mới nhập về đã có người sử dụng rồi.

    Hàm lượng Uran thấp hơn bình thường tới 60%. Do đó
    các nhà khoa học đã đến tận nơi thăm dò khảo sát.

    Kết quả thu được đã gây chấn động toàn cầu: Okno vốn là di chỉ của một lò phản ứng hạt nhân cổ xưa. Lò gồm 6 khu khoảng 500 tấn quặng Uran, công suất đầu ra rất thấp, chỉ được 10-100Kw. Theo điều tra khảo sát, mỏ Uran Okno hình thành vào khoảng 2 tỷ năm trước lò phản ứng sau khi thành mỏ ít lâu đã đi vào vận hành, thời gian tới 500.000 năm. Lò phản ứng này có kết cấu hoàn chỉnh, hợp lý đến mức các nhà khoa học phải kinh ngạc. Ai đã để lại chiếc lò phản ứng hạt nhân này?

    Với một lò phản ứng hạt nhân hiện nay đòi hỏi những điều kiện rất nghiêm ngặt, trong thiên nhiên không thể tự có được. 2 tỷ năm trước, sự sống trên Trái đất mới nảy mầm, con người làm sao có thể xây dựng được lò phản ứng? Có thể nào là người ngoài Trái đất đến nơi hoang vắng này xây lò, khi họ bỏ đi để lại trên Trái đất. Nhưng đó chỉ là suy đoán chưa có căn cứ.



    Bí mật về cột trụ xi măng thời tiền sử



    Đảo Tân Calêdonia - Nouvelle Calédonie ở phần Tây Nam Thái Bình Dương là một trong những đảo lớn nhất của Nam Thái Bình Dương. Theo ghi chép, năm 1768 người Pháp đã từng đặt chân đến đây, năm 1774 con tàu mẫu hạm của nhà hàng hải nổi tiếng người Anh, James Cook (1729- 1779) đã từng diễu qua hòn đảo nhỏ này. Ông thấy rừng rậm nơi đây dày đặc, cây xanh sinh trưởng khắp nơi, khí hậu trong lành.

    Cook cảm thấy cảnh tượng nơi đây vô cùng giống với quê hương
    mình bèn lấy tên cổ của Scotland là Calédonie thêm chữ Tân (Nouvelle) ở trước để đặt cho hòn đảo này. Bởi vậy, đảo ấy có tên là Tân Calêdonia.

    Ở nơi cách Tân Calêdonia 40 hải lý về phía Nam có một đảo nhỏ gọi là Baien, từ xưa đến nay chưa từng có ai cư ngụ ở đó. Nhưng trên hoang đảo nhỏ này lại có khoảng 400 gò đất kỳ quái. Chúng được xây nên từ cát và đá cao khoảng 2,5-3m, mặt nghiêng khoảng 90m. Trên gò đất không có bất kỳ một loại thực vật nào sinh trưởng, cảnh vật vô cùng hoang vắng. Những người đã từng đến đây cho rằng, đó là các di chỉ từ thời cổ đại.

    Năm 1960, nhà khảo cổ học Cheliwa đến hòn đảo nhỏ này tiến hành khai quật các di chỉ. Ông đã khám phá một điều ngoài sức tưởng tượng, đó là trên 3 di chỉ cổ ở giữa đều có 1 cột trụ xi măng nằm song song với nhau. Những cột trụ này cao từ 1m đến 2,5m, trong xi măng của cột trụ còn lẫn vỏ ốc, vỏ sò vỡ. Cheliwa vô cùng kinh ngạc bởi ông biết xi măng mới được phát minh từ thế kỷ XIX cho dù là hỗn hợp đất đá xám tương tự như xi măng cũng chỉ được người La Mã cổ đại tìm ra trong khoảng năm 500 đến 600 trước Công nguyên. Ông đã mời những nhà nghiên cứu khoa học đến để dùng phóng xạ kiểm tra các cột trụ này. Trắc nghiệm đã cho thấy, niên đại của những cột trụ xi măng này vào khoảng năm 10950 - 5120 trước Công nguyên. Cũng có thể nói, những cột trụ xi măng của đảo Baien được xuất hiện từ thời kỳ đồ đá, sớm hơn rất nhiều so với thời đại La Mã cổ.

    Điều thú vị hơn là, theo cách nói của những nhà sử học xưa, người đầu tiên đã từng đến Tân Calêdonia vào khoảng 2000 năm. Cũng có thể nói trước thời gian đó, đảo Tân Calêdonia không có người cư trú, đây là một vùng hoang vắng nguyên sơ không hề có ánh lửa của con người, ngay cả bây giờ cũng không có ai sống trên hoang đảo Baien này. Cho đến năm 1792, người Pháp mới tiến hành khám phá đảo lần đầu tiên, sau này họ biến nơi đây thành nơi lưu đày tội phạm. Sau 100 năm, đảo Baien mới được chính thức coi là lãnh địa vĩnh viễn của Pháp. Vậy, ai là người vận dụng kỹ thuật phức tạp làm ra xi măng 5000 trước Công nguyên. Chẳng lẽ không có ai trên đảo này làm nên những cột trụ xi măng ư?

    Theo phán đoán, phương pháp chế tác đương thời là đắp các gò đất, sau đó rót xi măng vào làm cho đông cứng lại. Nhưng xung quanh những cột xi măng này lại không hề có bất cứ dấu tích nào về hoạt động của con người. Bởi vậy, người ta vẫn không có phương pháp nào biết được ai là người chế tạo nên các cột trụ xi măng. Có thể nói, những cột trụ xi măng này có tác dụng gì vẫn là một trong những điều khó giải thích trong kho tàng bí mật của nhân loại.

    Cỗ máy tính thiên văn đi trước thời đại



    Cỗ máy 2.100 tuổi được trục vớt từ một con tàu đắm hơn một thế kỷ trước nay đã được xác nhận là một siêu máy tính thiên văn của thế giới cổ đại, thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật bậc thầy của người Hy Lạp cổ.

    Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ của thế kỷ 21 để khám phá bên trong bề mặt của cỗ máy có bánh răng bị hoen rỉ mang tên Antikythera, do người Hy Lạp cổ đại chế tạo ra.

    Nhóm bất ngờ khi tìm thấy nó có thể phỏng đoán vũ điệu của mặt trời và mặt trăng trong hàng thập kỷ và tính toán khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất - điều chắc hẳn sẽ khiến Isaac Newton bị mê hoặc.

    Và thực tế là chưa một cỗ máy nào phức tạp như vậy được làm ra trong ít nhất 1.000 năm nay.

    "Nó được thiết kế tuyệt đẹp. Bạn phải há hốc mồm khi tìm thấy họ đã tạo nên cỗ máy này như thế nào", nhà thiên văn học Mike Edmunds tại Đại học Cardiff, Anh, nhận định. "Nó cho thấy người Hy Lạp cổ đại có một trình độ khoa học bậc thầy".

    Cỗ máy Antikythera được xây dựng tại Hy Lạp vào năm 150-100 trước Công nguyên và có liên quan tới nhà toán học, thiên văn học Hipparchos. Nhưng chỉ đến đến năm 1901 cỗ máy mới được biết đến khi các thợ lặn Hy Lạp thám hiểm một con tàu đắm La Mã và tìm ra 82 mảnh vụn bằng đồng.

    Ban đầu, những mảnh vụn bị đóng vảy dày đặc và dính chặt lấy nhau sau khi nằm dưới đáy biển trong hơn 2 thiên nhiên kỷ này hoàn toàn bị lãng quên. Nhưng khi quan sát kỹ hơn mới thấy chúng là những bánh răng được cắt bằng tay một cách tinh xảo. Lắp ghép 29 bánh răng với nhau tạo nên một bộ lịch thiên văn học. Nhưng là về cái gì thì chưa ai biết chính xác.

    Trong 1/4 thế kỷ, cuốn sách về phát hiện lạ thường này đã được một lịch sử gia khoa học công nghệ, giáo sư Derek de Solla Price tại Đại học Yale, Anh, viết nên.

    Ông giả thuyết rằng cỗ máy thực tế có 31 bánh răng cưa và có công dụng kinh ngạc. Nó gắn kết năm mặt trời với chu kỳ 19 năm trong các giai đoạn của mặt trăng. Đó là chu kỳ Metonic, mà ở đó mặt trăng mất 235 tháng mặt trăng để trở lại cùng giai đoạn trong cùng một ngày của năm.

    Nhóm của nhà khoa học Edmunds, bao gồm các chuyên gia đến từ Anh, Hy Lạp và Mỹ, đã đưa câu chuyện tiến thêm chương. Họ sử dụng phương pháp chụp X-quang 3D và công nghệ chụp bề mặt có độ phân giải cao để nhòm qua bề mặt của cỗ máy mà không làm hư hỏng kiệt tác vô giá. Họ đọc được những nhữ viết trên các mấu răng bằng đồng mà chưa ai từng nhìn thấy kể từ khi con tàu La Mã bị chôn vùi trong quên lãng.

    Họ tin rằng cỗ máy nguyên thuỷ có 37 bánh răng và 2 bề mặt hình đồng hồ, đằng trước và đằng sau. Nó được gắn vào một cái hộp gỗ mỏng có kích thước 31,5x19x10 cm.

    Cỗ máy là một bộ lịch 365 ngày, còn được khéo léo gài thêm cả năm nhuận cứ sau 4 năm.

    Nó không chỉ cung cấp thông tin về chu kỳ Metonic, mà còn chu kỳ Callippic, bao gồm 4 chu kỳ Metonic trừ đi 1 ngày để điều hoà lịch âm với lịch dương.

    Nó còn phỏng đoán về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực theo chu kỳ Thiên thực - cuộc đuổi bắt lặp lại sau 223 tháng giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng. Chức năng này có thể được dùng trong mục đích tôn giáo, theo đó các hiện tượng thiên thực bị coi là điềm xấu.

    Cỗ máy cũng là một niên giám về các vì sao, cung cấp thời điểm khi các ngôi sao lớn và các chòm sao của hoàng đạo Hy Lạp sẽ mọc hay lặn.

    Nhưng điều ấn tượng hơn nữa là một thiết bị có lỗ nhỏ mô tả di chuyển của mặt trăng - điều vẫn làm các nhà quan sát bầu trời đau đầu trong hàng thế kỷ nay.

    Trong cỗ máy thiên văn này, mặt trăng di chuyển ngang qua bầu trời với vận tốc khác nhau tại các thời điểm khác nhau, lý do là bởi nó có quỹ đạo hình elip quanh trái đất. "Newton đã từng nói ông sẽ nghĩ về vấn đề này cho đến khi nào đầu ong lên thì thôi", Edmunds nói.

    Phát hiện mới đã khiến các nhà khoa học suy đoán có thể nhà khoa học Hipparchos vĩ đại, người vẽ nên danh sách các vì sao đầu tiên và viết về đường đi của mặt trăng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, có góp tay vào việc thiết kế cỗ máy này. Trong con thuyền đắm, người ta cũng phát hiện thấy những đồng xu và các bình lọ đến từ Rhodes, nơi Hipparchos sinh sống.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Bí ẩn về bức họa 500 triệu năm trước

    rong một hang động gần như không có dấu chân người ở miền Bắc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tác phẩm điêu khắc và hội họa của thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 26000 - 10000 năm. Họ còn khai quật được dưới lòng đất của khu vực này những bộ hài cốt dã thú giống hệt như trong bức bích họa. Theo khảo chứng của các nhà sinh vật học, những loài động vật này đại đa số là các loài cầm thú quý hiếm, kỳ lạ ở thời đại xa xưa, có loài ở Châu Âu đã tuyệt chủng.

    Những bức bích họa được vẽ trên đỉnh và bốn vách động này rất giống với các bức bích họa ở giáo đường. Vì vậy, nơi đây còn được coi là "Giáo đường Sistin của nghệ thuật tiền sử". Một số tác phẩm không chỉ miêu tả chân thực mà còn ẩn chứa sự nhạy cảm và tâm hồn của những nghệ thuật gia có trình độ uyên thâm. Một hang động ở Altamila có đỉnh dài 20m, rộng 10m và vẽ 16 con vật sống động như thật, có con đang lấy móng vuốt cào xuống mặt đất, có con đang gầm thét giận dữ, có con đang nằm, có con bị giáo dài đâm trọng thương. Tất cả đều biểu thị tâm trạng đau khổ của sự chết chóc. Xung quanh những con vật đang gầm thét, các họa sỹ thời ấy còn vẽ một con ngựa, một đàn lợn đực hoang dã, một con sói và một con hươu cái. Ở đây vẽ rất nhiều loài động vật mà ngày nay có một số loài còn tồn tại và rất quen thuộc như ngựa, trâu rừng, lợn rừng, hươu sao... nhưng có một số loài chúng ta chưa bao giờ gặp. Kỹ thuật hội họa của các họa sỹ về cơ bản rất tinh xảo, cho đến nay trình độ hội họa ấy vẫn đạt ở trình độ nghệ thuật khá cao. Điều khiến người ta không thể lý giải được là quần áo, trang sức của nhân vật được vẽ trong bức bích họa rất giống với người hiện đại.

    Năm 1912, trên ngọn Núi Brandepierg ở Namibia - miền Tây Nam Châu Phi, trong một bức bích họa miêu tả động vật nguyên thủy có người đã phát hiện ra bức họa đá nguyên thủy miêu tả một quý bà da trắng. Quý bà này mặc áo sơ mi ngắn tay và quần đi ngựa bó sát mông; đeo găng tay và đi giày vải, buộc dây nịt tất. Đứng bên cạnh quý bà là một người đeo mặt nạ và mũ sắt rất phức tạp. Nhân vật mặc áo sơ mi hoa cà trong bức họa tiền sử Lusajac được các nhà khảo cổ xác định là sản phẩm chính hiệu của Pháp. Còn nhân vật trong bức họa đá ở vùng Arnhem (Australia) thậm chí còn mặc đồ vũ trụ có khóa kéo, đầu đội mũ sắt có các tua giống như dây ăng ten và lỗ nhỏ để quan sát. Bức họa đá trong thủ phủ Phang Nga ở miền Nam Thái Lan còn miêu tả một người máy đầu đội mũ sắt, mặc quần áo, mình mang thiết bị lọc khí thở, bụng mang đèn pin, phải chăng đó là chỉ thị linh thiêng mà người đầu tiên của nhân loại lệnh cho con người thực hiện chế tạo những bộ y phục như vậy? Hay có một lực lượng thần kỳ nào giúp tổ tiên chúng ta vượt qua cả không gian và thời gian? Chẳng lẽ ở thời kỳ hoang dại, con người còn ăn lông ở lỗ mà đã giàu trí tưởng tượng có thể chế tạo ra trang phục cho hậu thế cách hàng nghìn hàng, vạn năm như vậy sao?

    Năm 1998, một học giả đã căn cứ vào những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và nhân chủng học các định, đến nay nhân loại đã hình thành hơn 4 triệu năm, còn Trái đất được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước đó. Cách đây khoảng 2 tỷ năm, trên Trái đất đã xuất hiện một loài sinh vật có nền văn minh cực kỳ phát triển. Do Trái đất xảy ra đại họa và sự biến chuyển của tự nhiên qua hàng trăm triệu năm đã biến nền văn minh thành di tích. cũng có người suy luận: Trái đất hình thành từ 500 triệu, 350 triệu, 230 triệu, 100 triệu và cuối cùng là 65 triệu năm trước, trải qua một thảm họa mang tính hủy diệt khiến nền văn minh thời kỳ đó đã bị hủy diệt hoàn toàn. Trong mỗi nền văn minh đều xuất hiện sự ngắt quãng. Nền văn minh ngày nay ngắt quãng với nền văn minh trước đó khoảng từ 12000 đến năm 10000 trước Công nguyên. Nếu như trên Trái đất từng tồn tại mấy cấp độ văn minh như vậy thì kỹ thuật và phương pháp khảo cổ hiện nay vẫn chưa thể xác định được. Do vậy, khó có thể chấm dứt cuộc luận chiến kéo dài giữa các nhà nghiên cứu.

    Tầng tầng lớp lớp các di tích tiền sử khiến chúng ta không tài nào lý giải được hướng phát triển dần từ cấp độ thấp đến cấp độ cao của nền văn minh nhân loại. Quan điểm truyền thống về sự tiến hóa và phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại cũng chính là một sự thách thức dành cho các nhà khoa học. Chúng ta hy vọng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp và kỹ thuật của ngành khảo cổ cũng sẽ phát triển mang tính đột phá để giới khảo cổ có thể khám phá và làm sáng tỏ những bí ẩn cần giải đáp.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Xem Alien Visitor cũng hay lắm, nó đưa ra giả thuyết Alien đã đến trái đất và xây, tạo mấy món này [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    nhắc lại lần thứ hok ít [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG], gõ "thuyết nhà du hành vũ trụ cổ xưa" là hiểu tất cả [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    nhớ ngày xưa vớ được mây cuốn "bí ẩn mãi mãi là bí ẩn" ngồi đọc tin sái cổ, sau tìm hiểu kĩ lại, lại vớ thêm cuốn "Rick", xong thì [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] chính mình.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hehe, trái đất rộng lớn, bí ẩn với loài người nhưng chỉ là hạt bụi trong thái dương hệ, không dám nói trong vũ trụ, vì vậy còn bao nhiêu điều mà tri thức loài người chưa biết, chưa hiểu được!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •