Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 24
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Hội chứng chửi thề

    16/03/2010
    Không chỉ là những từ ngữ thô tục lặp lại liên tiếp nhiều lần, bản thân hội chứng Tourette còn biểu hiện nhiều hơn thế nữa. Tiến sĩ Karl cho rằng những lời chửi thề bao gồm nhiều yếu tố khác.


    Chửi thề là biểu hiện ít phổ biến nhất của hội chứng Tourette. (iStockphoto)

    Hầu hết chúng ta không biết nhiều về bệnh thần kinh. Tuy nhiên, nếu ai đó hỏi chúng ta rằng bệnh gì khiến cho người ta chửi thề liên tục, hầu hết câu trả lời sẽ là bệnh Tourettes.

    Thật vậy, có một căn bệnh mang tên là Tourettes. Tuy nhiên, chửi thề là biểu hiện ít thấy nhất của căn bệnh này.

    Căn bệnh này lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1825, khi ông Jean Marc Gaspard Itard , một bác sĩ người Pháp, mô tả về các triệu chứng của 10 bệnh nhân của ông. Những bệnh nhân này tự cảm thấy mình có những hành vi lặp đi lặp lại mà họ không thể kiểm soát được. Thỉnh thoảng, họ cũng có những hành động phức tạp và đôi khi có những hành động như liên tục đằng hắng hoặc thốt ra những từ ngữ không thích hợp, kể cả việc chửi thề.

    60 năm sau đó, hội chứng Tourette đã được đặt tên bởi nhà tâm thần học George Gilles de la Tourette - tác giả của một nghiên cứu vào năm 1885 có tên là ‘Nghiên cứu về nỗi phiền muộn tinh thần’. Nghiên cứu này dựa trên những quan sát của ông từ 9 bệnh nhân đang khổ sở với những hành vi kỳ lạ của họ.

    Trong thế kỷ tiếp theo, căn bệnh này vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo và không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các biện pháp điều trị đều không thật sự hiệu quả.

    Sự thay đổi cơ bản nhất diễn ra vào khoảng những năm 1970, khi các bác sĩ Arthur và Elaine Shapiro cho biết những hạn chế của một số dược phẩm nhất định trong việc điều trị căn bệnh này. Họ đề xuất rằng từ đó trở đi, hội chứng Tourette nên được xem như một bệnh thần kinh chứ không phải một dạng cảm xúc nữa.
    Vậy hội chứng Tourette là gì?

    Thật ra, trong nhiều năm nay, định nghĩa về hội chứng Tourette đã thay đổi vài lần. Định nghĩa hiện tại bao gồm bốn phần.

    Đầu tiên, bệnh nhân phải có nhiều cử động giật ở dây thần kinh vận động và ít nhất một cử động giật của thanh âm. Tốc độ giật phải nhanh, lặp lại một cách đồng đều. Các cử động này có thể diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chớp mắt hay nhún vai cho đến các hoạt động rèn luyện thể chất như ngồi xổm hay nhào lộn.

    Chuyển động giật này cũng có thể từ hệ thanh âm, bao gồm năng lực nói được điều khiển bởi não. Các cử động thanh âm có thể đơn giản như những tiếng lẩm bẩm, hoặc những tiếng đằng hắng lặp lại nhiều lần hay cũng có thể là tiếng lấy giọng, hoặc phức tạp hơn như những lời nói không hay chẳng hạn.

    Trong một trường hợp cụ thể, một phụ nữ thốt ra những lời thô lỗ do một biểu hiện của hội chứng Tourette. Cô ta đã bị điếc bởi một căn bệnh khác. Sau đó, cô ta học dạng ngôn ngữ ra dấu và tự cảm thấy mình đã có những cử chỉ thô lỗ khi diễn đạt bằng loại ngôn ngữ này.

    Sự co giật cũng được miêu tả như “sự phản hồi bán tự nguyên đối với một lực không cưỡng lại được”. Nó cũng tương tự như khi bạn có cảm giác ngứa trong cuống họng khi đang ở tại một buổi biểu diễn giao hưởng hay trong nhà thờ. Khi đó, bạn cũng có thể nén lại để không gây ra tiếng ồn nhưng càng nén lâu thì áp lực từ cuống họng càng mạnh và cuối cùng bạn sẽ phát ra âm thanh rất to và dài, lúc này, bạn đã hoàn toàn thông được cuống họng.

    Một số học sinh trung học bị mắc chứng Tourettes cho biết họ có thể nén lại những co giật của cổ họng cả ngày trong trường nhưng một khi đã về nhà và có điều kiện riêng tư, họ thật sự được giải thoát.

    Phần thứ hai của định nghĩa liên quan đến thời gian. Sự co giật cơ diễn ra nhiều lần trong ngày và thường tiếp nối nhau. Nó có thể xảy ra hàng ngày, hoặc cũng có thể gián đoạn trong khoảng thời gian kéo dài hơn một năm. Tuy nhiên, dù sự co giật diễn ra như thế nào thì cũng không thể kéo dài hơn 3 tháng nếu muốn phù hợp với định nghĩa nêu trên.

    Phần thứ ba trong định nghĩa là những sự giật cơ này lần đầu xuất hiện ở lứa tuổi dưới 18. Tuy nhiên, hơn phân nửa bệnh nhân mắc hội chứng Tourette này bị cơn co giật đầu tiên vào khoảng 7 tuổi.

    Cuối cùng, sự co giật không bắt nguồn từ bất kỳ một căn bệnh nào khác (như bệnh Huntington, Wilson, viêm não lây nhiễm hay trương lực căn bản) hoặc từ việc lạm dụng thuốc.

    Tại thời điểm năm 2001 ở Mỹ, bác sĩ - Tiến sĩ Laura Schlessinger, người đưa phản hồi trên sóng phát thanh, đã được hỏi về việc làm sao để giúp một người mắc hội chứng Tourette có thể tham dự đám cưới. Tiến sĩ Schlessinger lúc ấy đã có một ấn tượng sai lầm rằng những người mắc hội chứng Tourette sẽ chửi thề suốt cả ngày. Một phần câu trả lời của như sau: “Tôi đang chuẩn bị đến dự buổi tiệc tại nhà bạn và cứ mỗi năm giây lại hét toáng lên 'f-you, f-you, f-you'. Khi đó, hãy xem bạn có còn muốn mời tôi một lần nữa không... Thật là kì quặc khi cho rằng đó là một dạng khuyết tật và nên được tha thứ trong một buổi đám cưới”.

    Bà không nhận thấy rằng việc chửi thề là triệu chứng ít thấy nhất, chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 10% đến 15%, những biểu hiện bên ngoài của người bệnh.Vậy thì bạn có thể thấy những thông tin về hội chứng Tourette bị sai lệch đến mức nào.

    Nguồn: http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%B...Di-th%E1%BB%81

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đã thấy, đã gặp những người cứ mở mồm ra là đ.m, câu nào cũng có 1 từ đ.m trong ấy. Ngồi quán nước có nghe thấy 2 thằng (chắc là bạn bè ) nói chuyện với nhau thế này [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] "Tao á, tao đ.m mày chứ, tao éo thèm đ.m mày, éo thèm yêu con đấy".

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo mọi người thì dân Vn mình, miền nào chửi ác nhất ?
    Tớ là người gốc Bắc, vừa có tí tự hào về cái lễ nghĩa tinh tế của người Bắc, vừa hãi hùng với những câu chởi bới của họ. Khiếp thật !

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi 1102
    Theo mọi người thì dân Vn mình, miền nào chửi ác nhất ?
    Tớ là người gốc Bắc, vừa có tí tự hào về cái lễ nghĩa tinh tế của người Bắc, vừa hãi hùng với những câu chởi bới của họ. Khiếp thật !
    Gốc bắc chửi thề, nhưng thường là gặp chuyện mới chửi, thành phần treo bên mép thì:
    - Hoặc là vô tâm, nhưng quen miệng...
    - Hoặc là cho thế là hay hớm, hơn người, sành điệu lắm...

    Còn dân bắc mỉa mới hay... chửi như hàng tôm hàng cá tính là gì...[IMG]images/smilies/78.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    164
    nhìn chung miền nào cũng chửi giỏi

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    có nhiều đứa tranh luận cứ thích "mày", "tao", đờ mẹ đờ cha, cứ nói 1 câu lại thêm chữ đờ vào. haizz, tiếp xúc với đám này lại thấy mình thấp kém hẳn đi [IMG]images/smilies/12.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Đm đám con nít xì tin bây giờ vô văn hóa tệ, cái éo gì cũng chửi thề.

    Anh là anh nói thật, đ.m, nghe chúng nói chuyện cứ muốn đấm vào mõm chúng phát! [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kieuphong
    Đm đám con nít xì tin bây giờ vô văn hóa tệ, cái éo gì cũng chửi thề.

    Anh là anh nói thật, đ.m, nghe chúng nói chuyện cứ muốn đấm vào mõm chúng phát! [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]
    Gấu nhà lão nghe lão nói vậy chắc cũng quen rồi nhể [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi 1102
    Theo mọi người thì dân Vn mình, miền nào chửi ác nhất ?
    Tớ là người gốc Bắc, vừa có tí tự hào về cái lễ nghĩa tinh tế của người Bắc, vừa hãi hùng với những câu chởi bới của họ. Khiếp thật !
    Theo ta thì ở Chửi Bậy ở đâu cũng có nhưng Phía Bắc thì có dân Nam Định là vô đối . Mà họ không dùng từ *éo hay *ù họ dùng luôn là *ịt .

    Có câu chuyện vui na lá chuyện của KP .

    Bộ trưởng bộ VH về thăm Nam Định . Sau 1 ngày trà trộn vào dân tình nắm bắt tư tưởng Văn Hóa của nhân dân thì bị Tỉnh phát hiện liền cử ngay người đi đón về trụ sở . Sau đó Ông Chủ Tịch tỉnh với Ông Bộ Trưởng họp , Ông BT nói với Ông Chủ Tịch Tỉnh " Dân Ông nói bậy quá , Ông không nhắc nhở dân à ? Không có VH chút nào ... " Ông CT trả lời " Tôi nhắc nhở mãi đấy mà dân nó *ịt nghe "

    Không có ý phân biệt vùng miền đâu nhá [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] Không các ông lại vác đá đáp tui . [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] là tụi *ịt chịu đâu nha .

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em không biết cái này có đúng không, nhưng nếu chửi thề ở mức độ nhẹ đến trung có thể là phương thức kết nối hai người bạn nam giới với nhau. Dùng nhiều từ tục tiểu trong trò chuyện thân mật quả thật tạo ra nhiều dạng hài hước và gây cười, đôi lúc do tính chất gây sốc và tạo bất ngờ, nhiều lúc khác nó khiến nam giới với nhau cảm thấy họ có điểm chung gì đó.

    Ở Tiếng Việt, khi nói chuyện với bạn, em không thể không "chửi":

    Tù quần áo thằng cùng phòng mày với mày khác nhau lắm sau?
    Mịe nó, mày nhìn xem có khác tù đồ Mỹ với Liên Xô không?

    Tuy nhiên những từ chửi ở mức độ nặng hơn như "** má" thì không dùng được nữa.

    Tương tự, trong tiếng Anh, những từ tục tĩu cũng được dùng để gắn kết quan hệ nam giới với nhau:

    He broke his legs in a soccer match?
    Both legs?
    Yeah
    What a tough mother****er!

    Đôi lúc nó còn tỏ ý khen ngợi và thán phục.

    Liệu hiện tượng này có thể coi là chửi thề?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •