Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Lý do gì dòng họ Nhật Hoàng có thể giữ vững ngai vị lâu đến vậy?

    Nếu tính lịch sử thực tế có ghi chép thì dòng họ Nhật Hoàng để bắt đầu cai trị từ khoảng năm 500, đến nay đã là trải qua hơn 1.500 năm, điều gì khiến cho dòng họ này có thể giữ vững ngai vị lâu đến vậy? Dù rất nhiều lần họ chẳng có thực quyền gì và phải đối mặt với các quyền thần cai trị , các cuộc nội chiến v..v..?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    77
    .................................................. ... xóa [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Có vẻ lý do không thuyết phục lắm, nếu họ kỷ luật và trung thành thì nó cũng tuyên thề trung thành với các Shogun, nhưng rồi vẫn phản phé như thường đó thôi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Và nếu họ thực sự trung thành thì làm gì có chuyện các Shogun dám lạm quyền lấn lướt các Nhật hoàng [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Trích dẫn Gửi bởi Artilleryman
    Vì dân Nhật kỷ luật và trung thành. Lý do duy nhất. Tương tự Choson của Hàn cũng 800 năm. Các quốc gia có dân trung thành với nền tảng chính trị quyền lực tập trung ổn định đều là những tiền đề phát triển tốt. Suy nghĩ cá nhân.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có mấy dòng vua Ai Cập trị vì cũng lâu ấy, lý do là thần quyền và vương quyền ngang nhau [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    .................................................. ... xóa [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cách tổ chức chính trị của Nhật Bản từ thời cổ đại được thể chế hóa bằng trật tự trong Thần đạo, tôn giáo chủ yếu và quan trọng hàng đầu của người Nhật. Theo đó mỗi một gia tộc được tượng trưng bởi một vị thần trong hệ thống Thần đạo, trong đó gia tộc Thiên Hoàng là biểu trưng cho vị thần tối cao trong Thần đạo, tức Thần Mặt Trời. Thế nên trừ phi người Nhật vĩnh viễn từ bỏ không chấp nhận Thần đạo nữa, còn không thì không một người nào cũng như một gia tộc nào có thể phế truất Thiên Hoàng và dòng họ Thiên Hoàng, vì làm vậy là công khai phá vỡ truyền thống chính trị, văn hóa, và nhất là niềm tin tôn giáo đã có cội rễ từ nhiều thế kỷ của người Nhật, một điều có thể đẩy nước Nhật vào một cuộc đại hỗn loạn, một cái giá quá đắt phải trả chỉ vì một danh vị hão.

    Chính vì thế nên hầu hết các nhà lãnh đạo của Nhật Bản trong lịch sử chỉ dừng lại ở mức thâu tóm hết quyền lực thực tế, vẫn giữ lại địa vị Thiên Hoàng như một tấm bình phong. Họ đủ khôn ngoan để hiểu rằng phế truất Thiên Hoàng sẽ chẳng được lợi lộc gì ngoài một danh vị hão, trong khi sẽ phải đối mặt với nguy cơ cực lớn. Vì hệ thống chính trị truyền thống của Nhật Bản cho đến trước thời Minh Trị Duy Tân vẫn là sự liên kết giữa các gia tộc, Mạc phủ trên thực tế không bao giờ nắm trọn toàn quyền như những Hoàng đế tập quyền ở Trung Hoa hay Việt Nam, họ chỉ có một số vùng đất riêng, đa phần lãnh thổ nước Nhật do các dòng họ liên minh với gia tộc Tướng quân quản lý và chỉ phải nộp thuế. Và gần như bao giờ cũng có một số gia tộc nhất định muốn lật đổ gia tộc Tướng quân. Nếu Mạc Phủ phế truất Thiên Hoàng thì cũng tức là tuyên bố hủy bỏ hệ thống chính trị hiện có, đồng nghĩa với việc hệ thống liên kết các gia tộc vốn đang đem lại quyền lực cho Tướng quân cũng sẽ chấm dứt, sẽ có hàng loạt các gia tộc ra mặt chống đối và có thể nhấn chìm Mạc phủ bất cứ lúc nào.

    Vì Thiên Hoàng có vị thế lớn như vậy nên hầu hết các đời Mạc Phủ đều phải thiết lập hệ thống giám sát với kinh đô, từ Minamoto cho đến Ashikaga hay Tokugawa dù họ đã đoạt hết quyền hành và Thiên Hoàng chẳng còn tí quyền lực nào. Những gia tộc bất mãn muốn lật đổ Mạc Phủ bao giờ cũng phải bí mật liên hệ với Thiên Hoàng xin chỉ thị. Hầu như mọi người dân Nhật trong lịch sử đều mặc định một điều rằng, chỉ có Thiên Hoàng mới có quyền tối cao, và giả sử như cả Thiên Hoàng lẫn Tướng quân cùng ra chỉ thị về cùng một vấn đề thì bao giờ sắc lệnh của Thiên Hoàng cũng được coi là mang tính quyết định.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    thường thì chế độ mới được thành lập khi tiến hành giải phóng dân tộc hoặc mở rộng lãnh thổ , Nhật thì ít bị ngoại xâm , hiện tại chắc chỉ có Mẽo , mở rộng lãnh thổ thì Nhật nhiều lần đánh Hàn Quốc nhưng chủ yếu là tự phát do 1 lãnh chúa nào đó phát động .

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thật ra Chiêm Thành hình như cũng na ná vậy đó....[IMG]images/smilies/105.gif[/IMG] cái này mình ko chắc nhưng mình đọc ở đâu đó thì các vua lên ngai đều phải cưới công chúa là con của họ tộc Cau hoặc Dừa....thuộc dòng thần thánh ....và ngôi vua đc trao cho con rễ, người đã lấy con gái của bà hoàng kia, hoặc phải kiếm 1 cô gái nào trong họ tộc đó mà lấy thì mới xem là hợp pháp....[IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhật Bản sống tách biệt với châu lục ,lại đóng cửa không giao thiệp với bên ngoài , trong lịch sử chưa hề bị ngoại xâm .nếu Nhật nằm ở vị trí điạ lý như Việt Nam thì không có chuyện đó đâu

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SAKER LERVAL
    Nhật Bản sống tách biệt với châu lục ,lại đóng cửa không giao thiệp với bên ngoài , trong lịch sử chưa hề bị ngoại xâm .nếu Nhật nằm ở vị trí điạ lý như Việt Nam thì không có chuyện đó đâu
    cái này đúng. Nhỡ một hôm thằng tàu, triều nó rảnh mỡ . Xong một thằng chú thằng em hoàng gia nào tham dự nội chiến nhật bị đánh cho tan tác đành mang hương thân gia quyến đến gặp thiên triều tàu :" Đất chúng tôi mấy trăm năm nay bị bọn loạn thần phản phúc gây nhiễu loạn, kinh thành ba lần bảy lượt bị tàn phá. Đến năm nay giặc lại đem quân đến đánh đốt phá nữa.
    nước chúng tôi nhờ đội oai đức của thiên triều, đời đời giữ chức phiên phong biên viễn. Chẳng may vận nước giữa chừng gặp buổi suy vi, vua trước qua đời. Giặc tử nổi lên khắp nơi.Lũ soái phủ quên ơn bội nghĩa, nhân khi nguy biến, đánh người trong lúc có tang; lại chiếm cứ đất nước, để đến nỗi người cháu nhà vua phải trốn chạy ra ngoài, chưa kịp sai sứ báo tang và xin phong, thể lệ nhiều điều thiếu thốn. Nếu không tới cửa ải mà bày tỏ, e lại vì thế mà mang tội. Vì vậy, nay xin bẩm rõ nguyên do, mong rằng quan lớn thương tình kẻ ở xa, đề đạt giúp cho. Tôi đã có biểu trần tình, xin giao cho một người đem đi, lại có chép một bản phụ, xin trình lên ngài xem. Vời trông thiên triều, ví như trời che đất chở, xa gần không sót chỗ nào. Xét đến tấm lòng kính thuận của các đời trước nhà tôi, và thương đến nỗi khổ yếu ớt, lang thang của tôi; xin hãy truyền cho đem quân tới sát bờ cõi, đánh kẻ có tội, dẹp yên loạn lạc, để gây dựng lại nước tôi. Muôn vàn lần nhờ ơn thiên triều, ơn đức của đại hoàng đế không sao kể xiết, mà công giúp đỡ của quan lớn cũng sẽ cùng bền vũng với núi sông của nước tôi vậy".

    Sau đấy trung quốc huy động 20 vạn quân + 5 vạn quân triều tiên xâm lược nhật bản, số quân quá lớn như thế thì không một lãnh chúa nào có thể đương đầu. Nhiều lãnh chúa đều gửi thư đầu hàng xin thuần phục thiên triều, muốn được sắc phong lập ấp.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •