Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 29
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    67

    Các làng nghề Việt Nam.

    Lịch sử VN 4000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tranh thủ mỗi phút hòa bình, người Việt tất tả mưu sinh bằng bàn tay nhẫn nại và khối óc sáng tạo.

    Thỏ dất buồn khi anh chị em/ cô chú bác LSVN chỉ say sưa với những trận đánh oai hùng , với tên các anh hùng cứu nước , với súng- tăng- thăng- giáp mà bỏ quên một góc thầm lặng nhưng không thể thiếu trong hàng ngàn năm ông cha cần cù lao động. Đó là các làng nghề VN, từ những làng nghề truyền thống như dệt vải, làm giấy, nặn gốm …cho đến những làng nghề hiện đại như điêu khắc đá, mộc mỹ nghệ, may mặc thời trang v…v .

    Ngày nay, trong thời đại phát triển kinh tế thì các làng nghề chắc chắn có một vai trò to lớn không thể phủ nhận để đưa sản phẩm lao động Việt đi xa và hội nhập, qua đó viết nên những trang sử mới cho nước Việt – những trang sử không còn khét lẹt gươm đao- bom đạn thưở chiến tranh mà đã chuyển sang màu hy vọng ấm no- giàu mạnh kỷ hòa bình.

    Hôm nay, ngày tuy chưa lành, tháng tuy chửa tốt; nhưng xét tính cấp thiết của vận mệnh dân tộc, lại trên thuận ý Đảng, dưới hợp lòng dân; Thỏ quyết định khai trương thớt “Làng nghề VN” như là lời tôn vinh truyền thống lao động của ông cha, đồng thời hiệu triệu muôn tấm lòng khao khát làm giàu về tụ hợp dưới thương hiệu Việt

    Nay sức
    Tổng Dám Đốc Liên Hiệp các làng nghề VN Cao Thị Thỏ

    Mở đầu chương trình khai mạc, Thỏ xin bốt bài về “Áo lụa Hà Đông” ạ. Vì sâu, vì sâu? Là vì Thỏ nữ ạ. Nữ VN vận chiếc quần lụa óng , thửa tấm áo dài hoặc trắng nuột như thơ, hoặc tím trầm như mộng, dồi nghiêng ngả thêm cái nón lá thơ lẫn mộng; đảm bảo đong được vô khối anh Tây lẫn Ta, Á lẫn Âu lẫn Phi, Mỹ, Úc Châu[IMG]images/smilies/8.gif[/IMG].

    Túm lại là hết xức lãng mạn và dất khả thi vươn xa như thế này ạ



    Bi giờ cho phép Thỏ đọc diễn văn về "Áo lụa Hà Đống" nhớ! À quên, đi ngáo trước đã

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chạm khắc đá ở Non nước Đà Nẵng có phải gọi là làng nghêg k nhỉ ! [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Rượu làng Vân

    Về Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang hình ảnh đầu tiên chúng ta bắt gặp là đôi câu đối được viết trên cổng làng và những chiếc thùng phi, chum rượu lớn xếp dọc đường làng.

    Bước qua chiếc cổng cổ kính ấy là ta đã về với một vùng văn hóa cổ lừng danh với nghề nấu rượu - làng Vân.





    Rượu Làng Vân là đặc sản, một thứ quà tặng mỗi khi ai đó có dịp lên vùng Kinh Bắc đều muốn mua về làm quà biếu bạn bè và những người thân trong gia đình.

    Dưới các triều đại phong kiến, rượu Vân là lễ vật dâng lên vua chúa để sử dụng trong những buổi yến tiệc ở chốn cung đình.“ Vân hương mỹ tửu” là 4 mỹ tự còn lưu truyền trong dân gian do vua Trần Hy Tông năm Chính Hòa thứ 24 (1703) phong cho sản vật lừng danh hàng trăm năm qua ở xứ Kinh Bắc này - rượu Làng Vân.

    Những giọt rượu Vân thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu. Gạo nấu rượu phải là loại nếp cái hoa vàng thơm ngon được nấu chín thành cơm rồi trộn đều cùng một thứ men bí truyền của làng Vân. Ủ cơm này cho chín trong khoảng 72 giờ rồi đổ nước vào ngâm thêm 72 giờ nữa mới đưa lên bếp chưng cất thành rượu.

    Người Vân Hà vẫn luôn tự hào vì được sở hữu sản phẩm rượu nổi tiếng này, họ cho rằng rượu Vân thơm ngon, hấp dẫn không chỉ bởi ở loại gạo nếp cái hoa vàng, ở thứ men gia truyền được làm từ 35 vị thuốc bắc mà một phần còn vì nơi đây có nguồn nước tinh khiết được lấy từ các giếng khơi trong làng.




    Cổng Làng Vân

    Để bảo lưu nghề truyền thống của ông cha, giữ bí quyết nghề nấu rượu, ngay từ xa xưa, người dân Vân Hà đã có ý thức rằng trong gia đình, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Vì nếu truyền cho con gái, khi con gái lấy chồng sẽ mang công thức rượu làng Vân đi nơi khác. Tập tục này được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy, xưa có câu ca dao:

    <font color="Red">‘‘Trời mưa cho ướt lá khoai
    Đố ai lấy được con trai Thổ Hà
    Trời mưa cho ướt lá cà
    Đố ai lấy được đàn bà Vạn Vân”


    Ngày nay, nghề nấu rượu ở làng Vân ngày càng được mở rộng, thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà đã xuất khẩu sang cả nước ngoài. Các sản phẩm rượu làng Vân ngày thêm phong phú như: rượu nếp cái hoa vàng, rượu gạo tẻ, rượu sắn, rượu vodka, rượu nếp hạ thổ...

    Nếu đã một lần thưởng thức rượu làng Vân, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị đậm đà, êm dịu và thơm lừng, chỉ riêng ở đây mới có. Người làng Vân hiếu khách, trọng tình. Trong mỗi gia đình ở đây luôn có một chum rượu đầy để dùng trong nhà, đãi khách quý và làm quà tặng.</font>

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    10
    Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, có một ngôi làng chuyên nghề làm nón - làng Chuông. Nón làng Chuông nổi tiếng từ cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ trang sức cho các bà, các chị, nhất là những thiếu nữ. Đến nay, những nét đẹp đó vẫn còn được gìn giữ như một biểu tượng văn hoá đặc sắc của người Việt Nam nói chung và người dân làng Chuông nói riêng.
    Ai bảo nghề làm nón nhàn hạ?



    Nón lá với Áo Dài </font>

    Xã Phương Trung nằm cách Hà Nội hơn 20km là một vùng đất vốn dĩ khô cằn nên từ lâu, dân làng đã làm thêm nghề phụ. Nghề làm nón lá đã trở thành một trong những nghề truyền thống khá thành đạt. Nón lá nơi đây nổi tiếng dày, bền chắc và mũi đều, mềm mại. Nhưng để có được một chiếc nón ưng ý như thế người dân đã phải trải qua rất nhiều bước công phu.

    Nón được làm từ lá lụi Quảng Bình, đòi hỏi lá phải trắng, mỏng, bền và đẹp. Nói về kinh nghiệm chọn lá tốt, bà Lưu Thị Thóc (75 tuổi) cho biết: “Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn". Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu.


    Nón lá với áo bà ba
    Chị Thắng (35 tuổi, chợ Chuông) nhấn mạnh: “Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là lá rách ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc”.

    Bà Thóc nói thêm: “200 lá lụi với giá 25.000 đồng cùng lắm chỉ làm được khoảng 30 cái. Làm quần quật chừng một tháng trời mới mong hoàn thành”. Khó khăn như vậy nhưng giá của mỗi chiếc nón làng Chuông lại rất phải chăng.

    Chị Lý tâm sự: “Bình thường chỉ từ 3.000 đến 6.000 đồng/chiếc, mùa hè sẽ nhích lên, nhưng cũng không quá 10.000 đồng. Còn loại đẹp nhất, đắt nhất thì tầm 25.000đồng/chiếc. Mà loại này may lắm mỗi ngày chỉ làm được một chiếc. Tuy nhiên, với nhiều người, làm nón là niềm đam mê”. Tính trung bình, mỗi ngày, một gia đình cùng làm thu nhập chỉ khoảng 15.000 - 20.000đ. Chợ làng Chuông họp mỗi tháng sáu phiên chính, vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30. Tất nhiên, nón là mặt hàng chủ yếu, truyền thống của chợ làng Chuông.


    <font color="Red">Tự hào nón lá Việt Nam
    Hiện nay, làng Chuông cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu chiếc nón mỗi năm. Không chỉ cung cấp nón cho khắp miền Bắc, mà nón làng Chuông những năm trở lại đây đã theo các đoàn khách du lịch, đông nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... ra nước ngoài. Khách hàng trong Nam chỉ cần gọi điện đặt số lượng, thoả thuận giá cả thống nhất, người làng Chuông sẽ tập kết nón gần bến xe Hà Đông, ngay lập tức chuyển hàng đi. Một số du khách nước ngoài yêu quý chiếc nón Việt đã về tận làng Chuông để tham quan và mua những món quà lưu niệm mang về quê hương. Đó có lẽ là món quà động viên quý giá nhất giúp người dân nơi đây vững tin hơn để giữ gìn và phát triển nghề.

    Là một vùng thuần nông, đất chật người đông. Nghề nón muôn đời chỉ được coi là nghề phụ. Nhưng người dân nơi đây đều hiểu rằng, nhờ những chiếc nón giản dị ấy mà xóm làng được thay da, đổi thịt. Cụ Ngấn, mẹ anh Tuy, năm nay 78 tuổi, mắt mờ, tay run nhưng vẫn xỏ kim và khâu nón thoăn thoắt. Cụ bảo: "70 năm khâu nón rồi, xâu kim không cần nhìn vào cây kim, sợi cước. Các cụ xưa bảo, chẳng ai làm giàu được từ nghề nón nhưng gia đình tôi lại sống được nhờ nón. Nhà tôi mất sớm, để lại bảy con thơ. Hồi trẻ, mỗi ngày tôi khâu được 4-5 chiếc nón nuôi các con trưởng thành, bây giờ chúng đều khâu nón giỏi, sống đầy đủ được từ nón".

    Sẽ khó có thể thấy hết được vẻ đẹp duyên dáng của những chiếc nón lá ẩn sau ngôi làng yên bình, dân dã ấy. Để rồi trong hội nghị APEC vừa qua, hình ảnh chiếc nón khổng lồ bất ngờ xuất hiện đã khẳng định thêm rằng chiếc nón lá thân thương bình dị của dân tộc sẽ không bao giờ mất nhờ bàn tay tài hoa và lòng nhiệt huyết của những con người bình dị nơi đây.

    "Muốn ăn cơm trắng cá trê

    Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

    •Hương Trà - Tuyết Nhung, K50 Báo chí. ĐH Quốc Gia HN
    http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/11/757415/

    [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG] Định bụng thể hiện chút thư pháp nhưng ngồi chơi xướn hơn lên bê cái này về tặng chị thỏ [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Một thưở “Áo lụa Hà Đông” cả thơ lẫn nhạc khiến bao người ngẩn ngơ bài thơ tình trên lụa trắng

    Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
    Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

    Lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam[từng được chọn may trang phục cho triều đình

    Con sông Nhuệ dịu dàng chảy trong lòng Hà Nội từng soi bóng bao thôn nữ thắt đáy lưng ong ra giặt vải, vào canh cửi, làm nên những thước lụa mượt mà, óng ả như tóc xuân xanh

    Em về Vạn Phúc cùng anh
    Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người



    Chèn ơi Thỏ nè, xinh hén? Áo cam ngoài cùng nghen !


    Lụa Vạn Phúc nên khăn, nên áo, nên túi, nên trăm món hàng dùng điệu đà cho nữ giới. Lụa cũng làm say đắm bao du khách quốc tế


    Tuy nhiên, lụa Vạn Phúc ngày nay đang đứng trước thử thách lớn vì rất nhiều loại lụa nhập và vì đôi người chạy theo lợi nhuận, bỏ quên chất lượng truyền thống

    Hy vọng lắm những doanh nhân có tâm có tài góp bàn tay đưa lụa Hà Đông đi xa một ngày gần đây, cho câu hát Nguyên Sa mãi phiêu diêu mộng mị :

    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”







    <thead>


    YouTube Video - Lichsuvn.info


    </thead>



    <object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/ZEGEmDTPI98&feature=related">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/ZEGEmDTPI98&feature=related">
    <param name="wmode" value="transparent">
    <em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
    </object>

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trong lúc anh biển 33 và chị Thỏ vẫn chỉ nói về nón Chuông và áo lụa Hà Đông thì em xin nói về một làng nghề vô cùng nổi tiếng cả ở VN và thế giới - làng gốm Bát Tràng

    Làng gốm Bát Tràng


    Làng quê Việt Nam còn lưu lại nhiều làng nghề đặc sắc, góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa nước ta. Một trong những làng nghề được lưu danh đó là Làng gốm Bát Tràng, một trong những làng nghề cho ra đời nhiều sản phẩm tinh tế, sống động, ắp đầy màu sắc quê hương.

    Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát nghĩa là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn.


    Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng) ở đất Minh Tràng.


    Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng, tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Theo truyền thuyết và gia phả một số dòng họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở nhiều nơi trong vùng.


    Từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010), Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Một số thợ gốm Bồ Bát cũng đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng, được triều đình chọn là nơi cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh lúc bấy giờ.


    Có lẽ vì vậy mà tên gọi Bát Tràng đã đi sâu vào tâm thức của người Việt, mỗi khi nhắc về các sản phẩm từ đất nung. Trong ca dao cổ vẫn còn câu:


    “Ước gì anh lấy được nàng
    Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
    Xây dọc rồi lại xây ngang
    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”


    Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Kế đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men rạn). Cuối cùng là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh.


    Người thợ gốm quan niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và trong đó còn mang cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con người. Tất cả hoà vào nhau để tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người – gốm Bát Tràng.

    Để có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Đào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm, phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
    Nguồn:http://www.vietnamtourism.edu.vn/showthread.php?t=9460

    Ảnh minh họa


    Gốm cổ men lam hũ nút


    Bình gốm Bát Tràng thế kỷ XIX

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    124
    Cảm ơn Crazy đã tham gia. Thỏ nghĩ topic này rất hợp với em.

    Cho Thỏ gửi lại đề nghị này nhé. Đã gửi cho Ngáo Ngơ, giờ cóp sang cho em

    Trích dẫn Gửi bởi Ngọc Thỏ
    2- Ngáo ơi, chị em mình đào hồ xây dựng hậu phương vững chắc ở đây đi, các đấng anh hùng bận xung phong ra tiền tuyến hết rồi. Để khích lệ tinh thần lao động, chị em mình sử dụng ... nút thank nhớ.

    Ngáo này, Thỏ nghĩ như vầy, để bài dễ đọc, dễ bắt mắt, mình nên để các chi tiết mô tả lịch sử và hoạt động làng nghề vào nội dụng ẩn hoặc dẫn link thôi; còn phần trình bày mặt tiền, mình nên ưu tiên minh họa tranh ảnh kèm thêm vài chú thích. Ngáo nghĩ sao ?
    Cũng giống như cách mạng Sắc giáo thôi mờ, hihi.

    Bài Gốm Bát Tràng, Hoa Kiếng Sa Đéc Crazy edit thêm hình minh họa vào nhé để mọi người thấy được vẻ đẹp của gốm, của hoa.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ngọc Thỏ
    Cảm ơn Crazy đã tham gia. Thỏ nghĩ topic này rất hợp với em.

    Cho Thỏ gửi lại đề nghị này nhé. Đã gửi cho Ngáo Ngơ, giờ cóp sang cho em



    Cũng giống như cách mạng Sắc giáo thôi mờ, hihi.

    Bài Gốm Bát Tràng, Hoa Kiếng Sa Đéc Crazy edit thêm hình minh họa vào nhé để mọi người thấy được vẻ đẹp của gốm, của hoa.
    Em đã cho thêm hình minh họa vào rồi! Mời chị Thỏ Ngọc vào xem!!!!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Làng Ðọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm trống từ rất lâu đời (tương truyền khoảng hơn 1000 năm với vị tổ nghề là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản. Truyền thuyết kể rằng năm 986, được tin vua Lê Ðại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm.

    Sản phẩm trống Đọi Tam



    Nghề làm trống của Ðọi Tam nổi tiếng khắp nơi, thợ của làng có mặt ở mọi miền đất nước nhưng hàng năm cứ đến ngày hội làng và ngày giỗ tổ nghề họ lại trở về quê để dự hội. Nghề làm trống Ðọi Tam là nghề cha truyền con nối. Theo quy định, kỹ thuật làm trống chỉ được truyền cho con trai, không truyền cho con gái, con rể hay người ngoài do sợ thất truyền. Trước kia,con trai làng Ðọi Tam khoảng 12, 13 tuổi đã được dạy làm các loại nhỏ...Ðến 16, 17 tuổi đã có thể theo cha anh đi làm trống đại. Trống sấm chỉ dành cho cánh đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kĩ thuật điêu luyện. Thợ làng Ðọi Tam làm đủ các loại trống: trống dùng trong đình chùa, trống chèo, trống trường trống trung thu...

    Danh thơm làng trống Đọi Tam



    Trước kia vào dịp Trung thu thợ làng làm tới hơn hai vạn chiếc đem bán ở khắp nơi. Thế nhưng mấy năm gần đây, họ không làm nhiều nữa vì rất ít người mua.

    Ðể làm một chiếc trống phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô. Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em. Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít- loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ, hơn nữa "Gỗ mít đánh ít kêu nhiều". Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng "dăm". Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu "dăm", cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở. Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.

    Bưng mặt trống


    Vẫn là những bước làm trống cơ bản nhưng trống Ðọi Tam nổi tiếng nhờ độ bền, đẹp, nhờ bí quyết riêng cũng như tinh thần trách nhiệm của người thợ. Ngay cả những lúc khó khăn thiếu thốn, Ðọi Tam vẫn duy trì được nghề nhờ truyền thống tương trợ nhau, giúp đỡ nhau giữa các gia đình làm trống trong làng. Ngày nay, các nghệ nhân ở Ðọi Tam vẫn ra sức bảo tồn nghề truyền thống của cha ông. Nhiều gia đình vẫn lấy nghề làm trống làm nghề chính và đã có cuộc sống khá giả, sung túc hơn trước.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thông thường, khi nhắc đến nghệ thuật gốm Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến gốm Bát Tràng. Nhưng ít ai biết rằng, nếu xét về lịch sử và tính thuần Việt thì gốm Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao hơn Bát Tràng.

    Theo 1 số tài liệu nghiên cứu, gốm Chu Đậu đã đạt tới đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật từ thế kỷ 14 - 15. Từ đó gốm Chu Đậu tản rộng ra một vùng trong châu thổ đồng bằng Bắc Bộ mà Bát Tràng cho đến nay đã lưu tải được một phần thần thái của gốm Chu Đậu.



    Thương hiệu lịch sử

    Bị thất truyền và mới chỉ được tìm thấy và khôi phục lại trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Nhưng qua các tài liệu khảo cổ, có thể thấy gốm Chu Đậu là một thương hiệu tồn tại từ cách đây hàng trăm năm và cũng là mặt hàng được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.


    Ở Chu Đậu, niên đại phát triển rực rỡ nhất của gốm là vào thế kỷ thứ 16. Đó cũng là thế kỷ mà mỹ thuật Việt Nam trở về các làng xã, mang hơi thở trực tiếp của đời sống gốm Mạc. Nói một cách cụ thể, gốm Chu Đậu có thể được coi là chìa khóa mở ra niên đại của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 16, đồng thời nó chính là đỉnh cao nhất của nghệ thuật gốm mang tính chất thuần Việt.


    Di chỉ Chu Đậu là hình ảnh thu nhỏ và cô đọng những bước phát triển của lịch sử nghệ thuật gốm Việt Nam với những mốc kỹ thuật điển hình: men ngọc, hoa nâu, hoa lam. Gốm men ngọc với mô típ cánh sen khắc chìm là tiêu biểu của thời Lý. Men trắng ngà hay men vàng nhạt điểm trang trí hoa nâu, đôi khi dưới chân còn được bôi nâu của đời Trần.


    Những hiện vật gốm cổ được khai quật ở Chu Đậu cho phép ta hình dung rằng nơi đây đã từng tồn tại kỹ thuật chế tác này. Bên cạnh đó, kỹ thuật gốm hoa lam được Chu Đậu phát triển thời kỳ đỉnh cao và chuyển thành nghệ thuật gốm thuần Việt để rồi truyền bá mãi tới sau này và Bát Tràng là một ví dụ tiêu biểu nhất.



    Mặt khác, qua các sản phẩm gốm Chu Đậu được tìm thấy ta có thể nhận thấy sự phong phú về mặt hàng gốm sứ từ thời xa xưa. Hàng vạn sản phẩm đã được tìm thấy, hầu hết không còn nguyên vẹn gồm các loại bát, đĩa, ấm, chén, bình âu, lon, chậu, tô, bình vôi, lư hương….

    Tiêu biểu nhất có lẽ là chiếc bình gốm hoa lam, men trắng hình củ tỏi cao 54,9 cm, trang trí hoa sen và hoa cúc được vẽ năm 1450 của thế kỷ 15 hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Topkapi Saray, thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.


    Các nhà nghiên cứu cho rằng chiếc bình gốm độc đáo đó xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ là qua con đường giao thương buôn bán từ nhiều thế kỷ trước. Hơn nữa, trên 1 số tác phẩm gốm cũng vẽ lại những hình ảnh các con thuyền giao thương, buôn bán mặt hàng này trên biển. Năm 1993, ở vùng biển phía bắc Cù Lao Chàm, Quảng Nam – Đà Nẵng , người ta cũng đã phát hiện những con tàu đắm mang nhiều sản phẩm gốm Chu Đậu. Hiện nay, rất nhiều hiện vật gốm Chu Đậu cổ đang được trân trọng lưu giữ tại hơn 46 bảo tàng danh tiếng trên thế giới.


    Tinh hoa văn hóa Việt


    Gặp gỡ chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Bình, một người có nhiều năm tâm huyết với làng gốm Chu Đậu đã giới thiệu những nét đặc sắc của nghệ thuật gốm nơi đây.



    Một sản phẩm gốm muốn đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật cần đáp ứng được các tiêu chí: Sáng như gương, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông. Và tất cả các tiêu chí đó đều có thể tìm thấy được trong mỗi tác phẩm gốm Chu Đậu.

    Qua những sản phẩm gốm tìm thấy được qua các cuộc khai quật và tìm thấy ở làng gốm Chu Đậu và nhiều nơi khác ở cả Việt Nam và thế giới, có thể nhận thấy cách trang trí phong phú từ khắc vạch nổi chìm, vẽ công bút, phóng bút cho đến thần bút điêu luyện.


    Xét về họa tiết, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Gốm Chu Đậu là tinh hoa văn hóa Việt Nam".


    Trên các tác phẩm người ta đã mô tả đời sống Việt Nam ở họa tiết gốm. Đó là cỏ, cây, hoa, lá, côn trùng…Gốm Chu Đậu còn được coi là gốm đạo, gốm bác học, nó thấm đẫm văn hóa vật chất tâm linh, in đậm những giá trị nhân văn của Phật giáo, Đạo giáo, đạo nhà, đạo nho.


    Mỗi sản phẩm gốm được chia làm 3 phần: đầu, thân, gốc. Phần đầu là những chiếc lông chim hoặc lá lúa, nếu để ý có thể thấy rất giống chiếc vương miện của các vua Hùng ngày xưa. Điều đó thể hiện khát khao độc lập, tự cường của dân tộc Việt Nam. Phần thân thể hiện triết lý nho học: sinh, lão, bệnh, tử qua các họa tiết về cây cối như cânh trúc, cành tre hoặc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.... Chỗ phân cảnh hình sóng nước Bạch Đằng, Bình Than. Phần gốc là những cánh sen được cách điệu…



    gốm Chu Đậu, người ta thấy được vẻ đẹp dung dị của người Việt Nam, một bản sắc thuần Việt biểu trưng của nền văn minh đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sản phẩm tiêu biểu, đặc sắc nhất của gốm Chu Đậu cổ là chiếc bình hoa lam và bình tỳ bà còn được gọi là bình cha, bình mẹ, tượng trưng cho tín ngưỡng phồng thực âm dương – trời đất – vợ chồng.

    Bình tỳ bà mang dáng dấp hình cây đàn tỳ bà, đại diện cho tính ân, đất mẹ, hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, hiền thục, nết na. Bình hoa lam thể hiện cho tính dương, là chồng, là cha, là trụ cột, nền tảng, chỗ dựa vững chắc cho gia đình và xa hơn nữa là đất trời, vũ trụ. Trên những bình hoa lam được trang trí bằng hoa cúc đại đóa thể hiện cho người chính nhân quân tử.


    Với những giá trị về nghệ thuật, có thể khẳng định gốm Chu Đậu là một thương hiệu mang đậm những phẩm chất của con người Việt Nam.


    (Còn tiếp)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •