Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Vũ Như Tô và Nguyễn An ai hơn ai ?

    Như các bác đã biết Vũ Như Tô và Nguyễn An đều là hai kiến trúc sư khá nổi tiếng trong cộng đồng người Việt. Một người gắn tên tuổi với các công trình đền đài cố cung bắc kinh cùng những công trình trị thuỷ ở trung hoa đến giờ vẫn còn, người kia là hậu sinh thì gắn với công trình trăm nóc trăm gian, che nửa hồ tây và được coi là công trình kì vĩ nhất việt nam nếu còn tồn tại. Như cuối cùng hết cục hai người này lại trái ngược nhau:
    -Nguyễn An:
    "Năm 1453, niên hiệu Cảnh Thái thứ tư, đời vua Minh Đại Tông (Cảnh Đế) (1450-1456), sông Trương Thu ở Sơn Đông vỡ đê, tu sửa mãi không xong, ông lại được vua nhà Minh cử đến đó để trị thủy rồi mất ở dọc đường.

    Nguyễn An là người hết lòng vì công việc, tận tụy, cần mẫn, thanh bạch, liêm khiết, trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: đừng xây lăng mộ cho ông như những người có công thời ấy thường làm, mà nên đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân bị lụt ở Sơn Đông, những nơi ông đang đi mà chưa tới."

    *Đánh giá của đời sau :

    Nhà sử học Trương Tú Dân từng làm việc tại Thư viện Bắc Kinh, có điều kiện khảo cứu về Nguyễn An và đã từng sang Đài Bắc tập trung tài liệu để viết sách về Nguyễn An, nhận xét: "Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An - A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên[IMG]images/smilies/8.gif[/IMG][IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]."

    -Vũ Như Tô:
    "Bấy giờ An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, nghe tin Duy Sản làm việc thí nghịch, liền nổi giận đem quân vượt sông, đốt phá phố xá ở kinh thành, định cùng với con em gia thuộc tính việc báo phục. Tô đương làm điện lớn trăm nóc chưa xong, dân gian ai cũng nghiến răng tức giận bèn bị Dụ đem chém ở ngoài cửa kinh thành.Sau đó quăng xác ra ngoài chợ, quan dân ai cũng chỉ trỏ xác hắn mà chê cười, có người còn nhổ nước bọt.[IMG]images/smilies/59.gif[/IMG][IMG]images/smilies/31.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG]"

    Nhận xét của hậu thế:

    "Vũ Như Tô được chép trong sách sử với những lời không được đẹp đẽ. Ông bị kết tội gian thần làm hại nước. Tuy nhiên, thực tế ông chỉ là một người thợ, làm theo lệnh vua, vốn không đủ cái tri thức để hiểu thời cuộc và chỉ dùng cái tài của mình để phụng sự hôn quân. Việc kết tội sâu dân mọt nước của các sử quan đối với ông là có phần nặng nề. Hiểu nỗi oan khuất này, năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết một kịch năm hồi mang tên "Vũ Như Tô" và đăng trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943. Kịch bản sau đó được xuất bản thành sách năm 1946. Tác phẩm phần nào nương nhẹ ngòi bút với Vũ Như Tô, phân trần cho ông vì làm theo lệnh vua, phần nào cũng tiếc nuối cho một tài hoa và một công trình dân tộc vĩ đại."

    "Dân gian có lưu truyền một giai thoại về tài nghệ của Vũ Như Tô. Nguyên vua sai ông làm một chiếc ngai vàng để vua ngự thiết triều. Chiếc ngai vàng được chạm trổ rất tinh vi, khi làm xong, ông rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may bị quân cấm vệ nhìn thấy. Ông bị khép tội khi quân, bị giam chờ án chém. Ngồi trong ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc nếp, bóc vỏ trấu lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay khắc thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông"

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi OiSaoMaBiTaDen
    "Dân gian có lưu truyền một giai thoại về tài nghệ của Vũ Như Tô. Nguyên vua sai ông làm một chiếc ngai vàng để vua ngự thiết triều. Chiếc ngai vàng được chạm trổ rất tinh vi, khi làm xong, ông rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may bị quân cấm vệ nhìn thấy. Ông bị khép tội khi quân, bị giam chờ án chém. Ngồi trong ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc nếp, bóc vỏ trấu lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay khắc thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông"
    Trắc hông vậy, bạn cho biết nguồn của chuyện này không. Vì theo tôi được biết câu chuyện khắc voi bằng hạt gạo là về người thợ tài hoa Tô Phú Vượng. Ông là người dân sinh ra trong làng nghề có truyền thống điêu khắc tạc tượng và làm con rối. Đó là làng Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Artilleryman
    Trắc hông vậy, bạn cho biết nguồn của chuyện này không. Vì theo tôi được biết câu chuyện khắc voi bằng hạt gạo là về người thợ tài hoa Tô Phú Vượng. Ông là người dân sinh ra trong làng nghề có truyền thống điêu khắc tạc tượng và làm con rối. Đó là làng Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
    không ngờ vũ như tô vãn còn người kế nghiệp [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi OiSaoMaBiTaDen
    không ngờ vũ như tô vãn còn người kế nghiệp [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Tổ nghề của làng là cụ Nguyễn Công Huệ, cụ học được nghề khi sang Tàu làm việc lúc đó là lúc nhà Hồ bị diệt nhà Minh xâm chiếm nước ta, bắt thợ giỏi của ta sang Tàu. Ông Tô Phú Vượng là học trò của cụ Huệ.

    Chuyện về Tô Phú Vượng bạn có thể search trên google không thiếu.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Artilleryman
    Tổ nghề của làng là cụ Nguyễn Công Huệ, cụ học được nghề khi sang Tàu làm việc lúc đó là lúc nhà Hồ bị diệt nhà Minh xâm chiếm nước ta, bắt thợ giỏi của ta sang Tàu. Ông Tô Phú Vượng là học trò của cụ Huệ.

    Chuyện về Tô Phú Vượng bạn có thể search trên google không thiếu.
    Nếu là câu chuyện này thì có chỗ không đáng tin, cụ Nguyễn Công Huệ về quê những năm Nhân Tông (14xx), cụ Vượng là học trò cụ Huệ mà sống được đến lúc tạc ngai vàng cho vua Lê Cảnh Hưng (17xx) ???

    Đàn voi được tạc từ... 7 hạt gạo nếp
    Làng Bảo Hà (xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo) là một địa danh nức tiếng ở thành phố Cảng Hải Phòng về nghề truyền thống như tạc tượng, múa rối. Tương truyền, cụ Nguyễn Công Huệ là người có công sáng lập, truyền dạy nghề tạc tượng cho dân làng Đồng Minh.
    Theo đó, những năm giặc Minh đô hộ nước ta, cụ Huệ bị bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng, Trung Quốc. Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng. Mọi người suy tôn cụ là Tổ nghề tạc tượng và được phối thờ tại miếu Bảo Hà.
    Cho đến giờ, người dân Đồng Minh vẫn lưu truyền giai thoại “7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi” của người thợ tạc tượng Tô Phú Vượng. Ông là một trong những học trò nổi tiếng tài hoa của cụ Huệ. Vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng.
    Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội “khi quân phạm thượng”, nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.
    Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy “ngứa nghề”. Thấy những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc, ông liền lấy tay bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau.
    Chuyện về đàn voi tí hon truyền đến khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước “Kỳ tài hầu” và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Học trò đời thứ mấy chục gì đó mà đại ca.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Rất khó tin nếu bài viết trên có ý là học trò đời thứ "mấy chục" [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Mà nếu học trò đời thứ mấy chục thì nói thật, tài hoa của cụ Huệ chả liên quan gì sất đến cụ Vượng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], đào tạo ra cụ Vượng phải là thấy của cụ Vượng chứ liên quan gì đến ông tổ nghề. Chẳng nhẽ qua 300 năm mà nghề vẫn cứ dậm chân ở chỗ Tổ nghề truyền gì thì làm đó [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Trích dẫn Gửi bởi Artilleryman
    Học trò đời thứ mấy chục gì đó mà đại ca.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ờ thì nó ít liên quan, nhưng nhiều hơn liên quan tới Vũ Như Tô là trắc rồi. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] truyền tích thì có nhiều chỗ đúng sai, chuyện thường thôi mà.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thế cuối cùng ai hơn ai.Các bác xem cách đối xử với hiền tài là có tiền lệ từ phong kiến rồi [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •