Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

  1. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Dạo này bận tối mắt tối mũi, thân phận sĩ tử ba chân bốn cẳng ôm sách đi thi nên đành tạm án binh bất động đợi... mùa thi qua[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].

  2. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    77
    Tôi có biết một số tài liệu trên mạng để tìm hiểu về thời đại này
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/su...20Ph?c%20Hung:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5c_H%C6%B0ng

  3. #4
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Mọi người ơi, trả lời giúp em câu hỏi này với:
    - Tại sao Italia lại là nơi khởi đầu của phong trào văn hóa Phục Hưng?
    - Chế độ phong kiến châu Âu có gì khác so với chế độ phong kiến ở phương Đông, cụ thể là phong kiến Việt Nam?
    - Ưu điểm của chế độ phong kiến so với chế độ chiếm hữu nô lệ là gì? và ưu điểm của độ tư bản so với chế độ phong kiến là gì?

    Em xin cảm ơn ạ!

  4. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nguyên nhân là do vào thế kỷ 14 nước Ý là điểm giao cắt của các tuyến đường thông thương Tây Âu, Balkan và Tây Á. Các dòng tộc lớn ở Ý trở nên rất giàu có và đủ sức chi tiêu để bảo trợ cho các nghệ sĩ lớn nhằm khoe sự giàu có và quyền uy của họ.
    Bấy giờ đế quốc Byzantine ở Balkan, nền văn minh kế thừa văn minh Hy Lạp, La Mã cổ bị đế quốc Ottoman chinh phục, rất nhiều người Byzantine tị nạn sang Ý, hầu hết trong số họ là học giả, nghệ sĩ, hành trang của họ là những tri thức về triết học, nghệ thuật, khoa học cổ đại.

    Cần biết rằng lịch sử châu Âu có tới 2 thời đại Phục Hưng: Phục hưng Carolingian ở Bắc Âu vào thế kỷ 8 và Phục Hưng Hậu trung cổ vào thế kỷ 13. Thế kỷ 8, các vua triều đại Carolingian của người Frank thống trị toàn Tây Âu lục địa, và họ tiếm xưng danh hiệu hoàng đế của La Mã. Họ tài trợ cho các học giả, nghệ sĩ để biến cung đình Frank trở nên huy hoàng như Roma cổ đại. Khởi nguyên và trung tâm của cuộc Phục hưng này là nước Đức, cụ thể là Aachen (thủ đô của đế quốc Carolingian). Tuy nhiên thời đại thống trị của các hoàng đế này ngắn ngủi, cáo chung vào thế kỷ 10 khiến cuộc Phục Hưng sớm này cũng chết yểu. Dẫu vậy thời đại này đã có công phục sinh nền nghệ thuật La Mã, phổ biến kiến trúc Byzantine vào Tây Âu, làm sống dậy lòng ngưỡng mộ cái đẹp và học vấn, khai sinh ra trường phái kiến trúc Romanesque và nền văn học Latin, tạo tiền đề cho thời đại Phục Hưng huy hoàng hơn vào thế kỷ 13.

  5. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thời kỳ phục hưng của Châu Âu chứng minh một điều :

    "Chỉ khi nào nghệ thuật không bị lợi nhuận kinh doanh điều khiển thì mới có thể phát triển rực rỡ được."

  6. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bên Tây chế độ phong kiến là tản quyền, trong đó các chúa quánh nhau liên miên, trong khi bên Đông, như VN ta thì là tập quyền, quyền lực tập trung vào một mối - không như Tây nó bị tản mác ra.
    Còn ưu điểm, nhuờng các bác, em xin hóng [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]

  7. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Một thời kì chói sáng đêm đen của giáo hội Chúa giáo [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]

  8. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phong trào văn hóa phục hưng khởi đầu ở Ý là vì:

    - Thời kì ấy bờ biển Địa Trung Hải là trung tâm thương mại giao dịch lớn của châu Âu, nơi đâu nảy mầm chủ nghĩa tư bản sớm nhất châu Âu, giao lưu với nhiều ý tưởng bên ngoài như châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, phá bỏ sự trói buộc về tinh thần đen tối của giáo hội Thiên chúa giáo.

    - Nước Ý là trung tâm đế quốc La Mã ngày xưa, còn giữ gìn được nhiều sách vở cũ của nền văn minh Hi Lạp-La Mã thời cổ. Nơi đây sẵn có nhiều người tài uyên thâm bác cổ.

    - Nước Ý là một mắt xích lớn trên con đường tơ lụa, tiếp thu văn hóa phương đông như tiếp thu kĩ thuật làm giấy, in ấn của người Tàu truyền sang...

  9. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ý là cái nôi của thời kì Phục Hưng, có nhiều họa sĩ tài lắm !

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •