Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Vấn đề phân quyền kiểm soát trong Đảng cộng sản ( Trung Quốc))

    Tạp chí "Viêm Hoàng Xuân Thu" ( trực thuộc hội nghiên cứu nghiên cứu Viêm Hoàng Trung Hoa), số 1/2012

    Tác giả: Tư Nguyên

    Về vấn đề cải cách chế độ tự thân của Đảng ( Đảng cộng sản Trung Quốc), tôi muốn dẫn lại lời của Hồ Diệu Bang từng đau lòng nói trước đây: “Nhìn lại cuộc đời mình, có hai việc mà tôi khó tha thứ cho mình. Việc thứ nhất là Hội nghị Lư Sơn năm 1959 phê phán Tổng tư lệnh Bành Đức Hoài, tôi biết rõ Bành Đức Hoài là đúng, nhưng vì tâm lú rất mâu thuẫn, tin tưởng Trung Ương nên đã giơ tay biểu quyết. Sự việc thứ hai là, Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ XII khóa 8, địa đa số ủy viên trung ương đều bị đánh đổ, để có đủ số người đến dự hội nghị, tội nhanh chóng được giải phóng để đi dự, vừa nhìn thấy tài liệu nói đồng chí Lưu Thiếu Kỳ là “nội gián”, theo kinh nghiệm chính trị, tôi biết ngay không thể tin cậy được, lúc đó tôi đã không hề nghĩ những gì trên nói nhất định là đúng nhưng bởi giữ thái độ bất đắc dĩ vì việc đã qua rồi nên miễn cưỡng giơ tay. Thông cáo của Hội nghị tuy nói ‘nhất trí thông qua’ nhưng có một chị đã cao tuổi, dám mạo muội không giơ tay, đó là đồng chí Trần Thiếu Mẫn. Trướckhi biểu quyết chị nói bị bệnh tim nên cứ gục đầu trên bàn, từ chối giơ tay. Vì sao có nhiều người không thể không giơ tay, đương nhiên là do thường xuyên thiếu dân chủ, không chịu được những ý kiến khác mình. Xét từ góc độ cải cách thể chế chính trị thì cải cách bản thân Đảng là then chốt, cũng là điểm khởi đầu khó khăn, không thể hấp tấp vội vàng. Sau 10 năm, 20 năm những vấn đề đó sẽ có thể đưa lên bàn hội nghị”
    ( Tạp chí “Bách niên triều”, số 1/2000, bài: “Mùa đông năm 88, tâm tình với đồng chí Hồ Diệu Bang”)
    Lúc Hồ Diệu Bang nói những lời trên đây là năm 1988, cho đến các năm 1998 và 2008, nghĩa là 10 năm sau và 20 năm sau, vấn đề cải cách quy chế của Đảng vẫn chưa được đưa vào chương trình nghị sự. Đại hội 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức vào năm nay, đã đến lúc cần nêu vấn đề này.

    I- Phân quyền kiểm soát cân bằng trong Phong trào Cộng sản quốc tế thời kỳ đầu

    Năm 1847 Marx và Angels đã xây dựng chính đảng đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới – đó là Liên minh những người cộng sản. Hệ thống tổ chức của Liên minh từ dưới lên là: Chi bộ, khu bộ, Tổng khu bộ, Ủy ban trung ương, Đại hộ đại biểu. Theo “Điều lệ Liên minh những người cộng sản” thì thể chế lãnh đạo của Liên minh thực hiện phân chia quyền lực kiểm soát cân bằng:
    1. Lãnh đạo cao cấp bầu từ dưới lên, không do cấp trên ủy nhiệm.
    2. Đại hội đại biểu là cơ quan quyền lực và cơ quan lập pháp cao nhất của toàn bộ liên minh. Tất cả mọi đề án sửa đổi Điều lệ đều qua Tổng khu bộ trình lên ủy ban trung ương, lại tiếp tục do Ủy ban trung ương trình Đại hội đại biểu.
    3. Đại hội đại biểu toàn liên minh họp theo chế độ hàng năm, tổ chức vào tháng 8.
    4. Ủy ban trung ương là cơ quan thi hành quyền lực của toàn Liên minh, báo cáo công tác lên Đại hội đại biểu, được Đại hội xem xét thảo luận. Trong tình hình khẩn cấp sẽ do Ủy ban trung ương triệu tập đại hội đại biểu bất thường.
    ( “Tuyển đọc Học thuyết về Đảng của Chủ nghĩa Marx”)
    Từ những năm 60 của thế kỷ XIX đến nhưng năm 20 của thế kỷ XX, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Marx, đã có 3 tổ chức liên minh quốc tế của giai cấp vô sản được thành lập, đó là quốc tế thứ nhất ( tức là Hiệp hội công nhân quốc tế), quốc tế thứ hai và quốc tế thứ ba ( tức là Quốc tế cộng sản) đều đã thành lập hệ thống tổ chức chặt chẽ, những hệ thống này đã để lại điều lệ chính quy cho đời sau thực hiện.
    Các điều 3, 4, 5 trong Điều lệ chung của Hiệp hội công nhân quốc tế do K.Marx đích thân soạn thảo (“Tuyển tập Marx-Angels”, quyển 2), quy định: “Hàng năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn Hiệp hội gồm các đại biểu do các bộ phận trong Hiệp hội bầu ra”.
    “Đại hội đại biểu bầu ra ủy viên của Ủy ban, hàng năm xác địn thời gian và địa điểm họp hội nghị khi cần thiết nhưng không có quyền lùi thời gian họp. Tại hội nghị hàng năm Đại hội đại biểu toàn hiệp hội sẽ nghe báo cáo công khai về hoạt động trong năm qua của Ủy ban”.
    “Ủy ban bầu ra người phụ trách cần thiết từ trong các ủy viên của Ủy ban ban chấp hành theo yêu cầu công việc, tức Ủy viên tài chính, Tổng bí thư, Bí thư thông tin của các nước…”
    Các điều 4, 5 trong Điều lệ được định ra từ Đại hội đại biểu lần thứ hai của Quốc tế cộng sản ( Quốc tế 3) năm 1920 quy định: “Cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc tế cộng sản là Đại hội đại biểu quốc tế trong đó có sự tham gia của tất cả các chính đảng và tổ chức của Quốc tế cộng sản. Đại hội đại biểu mỗi năm họp một lần. Chỉ có Đại hội đại biểu mới có quyền sửa đổi Cương lĩnh của Quốc tế cộng sản. Đại hội đại biểu thảo luận và quyết định các vấn đề mang tính cương lĩnh và vấn đề chiến lược về hoạt động của Quốc tế cộng sản”.
    “Đại hội đại biểu thế giới bầu ra Ban chấp hành Quốc tế cộng sản làm cơ quan lãnh đạo của Quốc tế cộng sản trong thời gian không họp Đại hội đại biểu, cơ quan này chỉ chịu trách nhiệm đối với Đại hội đại biểu” ( “Văn kiện của Đại hội đại biểu Quốc tế cộng sản lần thứ 2”)
    Những văn kiện nói trên phản ánh thể chế lãnh đạo do phong trào Cộng sản quốc tế lập ra là “chế độ đại nghị”. Cơ quan nắm quyền quyết sách là cơ quan quyền lực tối cao, đó là Đại hội đại biểu, Ủy ban do Đại hội đại biểu bầu ra ( dù gọi là Ủy ban hay Ban chấp hành) là cơ quan chấp hành nắm quyền thực hiện. Cơ quan chấp hành phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quyết sách và bác cáo công tác với cơ quan quyết sách. Cơ quan quyết sách thi hành chế độ họp hội nghị hàng năm, tức là mỗi năm họp hội nghị một lần, xem xét công tác của cơ quan chấp hành, nắm vững phương hướng lớn. Theo truyền thống tốt đẹp nói trên, cơ quan chấp hành có sai sẽ có sửa, rất khó vượt quyền để đi chệch khỏi quỹ đạo, tự chủ trương, quyền quyết sách và quyền chấp hành sẽ có thể thực hiện phân quyền kiểm soát cân bằng một cách hữu hiệu, thúc đẩy phong trào Cộng sản quốc tế phát triển mạnh mẽ.
    Thể chế lãnh đạo theo chế độ phân quyền kiểm soát cân bằng giữa quyền quyết sách và quyền chấp hành do Marx, Angels sáng lập tiếp tục cho đến thời Lênin, và cũng kéo dài đến Công đảng dân chủ xã hội nước Nga ( tháng 3/1918 đổi tên thành Đảng Cộng sản).
    “Điều lệ tổ chức” được thông qua tại Đại hội đại biểu lần thứ 4 Công đảng dân chủ xã hội nước Nga tháng 4/1906, quy định: “Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu. Đại hội đại biểu sẽ do Ủy ban trung ương tổ chức, mỗi năm một lần”. Sau cánh mạng tháng 10/1917, tình hình trong và ngoài nước lúc đó tuy hết sức khó khan nhưng Đảng cộng sản Nga do Lenin đứng đầu vẫn kiên trì chế độ Đại hội đảng hàng năm. Từ năm 1918 đến năm 1923 đã tổ chức 6 lần Đại hội đại biểu của Đảng.
    Mục đích của chế độ Đại hội đại biểu của Đảng là để đảm bảo cho Đại hội Đảng là trung tâm quyền lực. Tuy nhiên Đại hội đảng họp mỗi năm một lần, trong thời gian không họp hội nghị, địa vị của trung tâm quyền lực thường do Ủy ban trung ương hoặc cơ quan khác làm thay. Marx và Angels đã sớm xem xét vấn đề này từ năm 1847 nên các ông đã đề ra Điều 33 trong “Điều lệ Liên minh những người cộng sản”, nhấn mạnh: “Khi có tình hình khẩn cấp Ủy ban trung ương sẽ triệu tập Đại hội đại biểu bất thường” để bổ sung cho chế độ đại hội thường niên. Lênin đã duy trì phương pháp này, đồng thời sáng tạo ra hình thức “Hội nghị đại biểu” như một quy chế. Hội nghị đại biểu do Trung ương Đảng triệu tập từ đại biểu của cá tỉnh ủy và khu ủy của các khu dân tộc, quy mô và chức quyền có nhỏ hơn Đại hội đại biểu, mục đích nhằm tránh để cho quyền lực của Đại hội đại biểu rơi vào tay Ủy ban trung ương của Đảng, đề phòng quyền lực khong được sử dụng đúng trọng tâm.
    Trong xây dựng đảng, Lênin nhất quán cho rằng Ủy ban trung ương được Đại hội đại biểu của Đảng bầu ra chỉ là cơ quan ban chấp hành của Đại hội đại biểu chứ không phải là cơ quan quyết sách của Đảng. Để đề phòng Ủy ban trung ương quá tập quyền, ngoài việc thành lập 3 cơ quan ( Bộ chính trị, Ban tổ chức và Ban bí thư), Ủy ban trung ương còn đặc biệt quy định không có chức chủ tịch Ủy ban trung ương. Tuy vậy, Lênin vẫn rất không yên tâm. Với sáng kiến của Lênin, Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Nga năm 1920 đã thông qua Nghị quyết “về nhiệm vụ xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó có Điều 19 ghi rõ: “Hội nghị đại biểu cho rằng cần thiết phải thành lập một Ủy ban giám sát phải gồm các đồng chí có phẩm chất tu dưỡng tốt nhất, nhiều kinh nghiệm nhất, chí công vô tư nhất và có khả năng chấp hành công tác giám sát của Đảng tốt nhất”. Lênin muốn phát triển quy chế giám sát của Đảng thành cơ chế phân quyền kiểm soát cân bằng.
    Trong những ngày cuối đời của mình, Lênin đã tập trung xem xét và tìm kiếm vấn đề phòng ngừa quyền lực quá tập trung ở Đảng cộng sản Nga như thế nào. Lênin đã tự mình đọc cho người khác ghi lại các trước tác như “Thư gửi Đại hội đại biểu”, “Chúng ta cải tổ Viện kiểm sát công nông như thế nào”.
    Rõ ràng Lênin muốn đặt tất cả những người lãnh đạo tối cao dưới sự kiểm soát của Ủy ban giám sát trung ương, đó là cách tư duy phân quyền kiểm soát cân bằng, tư tưởng này nếu được quán triệt đầy đủ sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho Đảng Cộng sản cầm quyền ổn định và lâu dài. Tuy thế, bởi những nguyên nhân phức tạp, nguyện vọng của Lênin đã bị gián đoạn cùng với sự ra đi của Người. Sau đó, Xtalin, người giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nga, đã dần dần tập trung các quyền quyết sách tối cao, chấp hành tối cao và giám sát tối cao của Đảng và Nhà nước vào tay mình. Chế độ tập quyền cao độ như trên đã gieo mầm họa cho Đảng Cộng sản Liên Xô đổ vỡ sau này, đồng thời cũng khiến cho các nước Xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo gặp phải không biết bao nhiêu bi kịch.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    II- Nguy hại của chế độ tập quyền

    Stalin tập trung nhiều quyền lực vào tay bằng 2 phương cách. Thứ nhất là để cho Đại hội đại biểu toàn quốc thường niên của Đảng Cộng sản Nga ngày càng giãn cách, từ chỗ một năm đổi thành 2 năm, 3 năm rồi 4 năm một lần, thậm chí hơn 10 năm vẫn không họp Đại hội đại biểu, Trung ương Đảng Cộng sản Nga do Stalin kiểm soát đã quá lâu không cần phải báo cáo công tác với Đại hội đại biểu để được Đại hội đại biểu của Đảng xem xét thông qua. Thứ hai trong công tác nhân sự chỉ giữ danh nghĩa của Ủy ban giám sát trung ương, đến năm 1934 sửa đổi Điều lệ Đảng, thay đổi chức trách của Ủy ban giám sát trung ương thành chuyên môn giám sát, theo dõi các tổ chức đảng cấp dưới ở địa phương có chấp hành quyết định của Ủy ban trung ương hay không.
    Theo truyền thống tốt đẹp của Phong trào Cộng sản quốc tế, chế độ phân quyền kiểm soát cần bằng được thiết lập từ thời Lênin, theo đó Đại hội đại biểu của Đảng ( và Hội nghị đại biểu của Đảng) thi hành quyền quyết sách, Ủy ban trung ương thì hành quyền chấp hành, Ủy ban kiểm tra trung ương thi hành quyền giám sát, cuối cùng bị thể chế tập quyền cao độ thay thế, đi đến kết cục thê thảm không có đường trở lại.
    Phá hoại cơ chế kiểm soát cân bằng quyền lực, tập trung tất cả quyền sinh quyền sát trong tay mình, Stalin đã loại bỏ những người đối lập, giết người vô tội tràn lan. Những người nguyên là những đồng chí cộng sự của Lenin như Bukharin, Kamenev, Zinoviev, Rykov, Pyatakov…đã bị xử tử hình với tội danh “kẻ thù chung của nhân dân”. Theo con số thống kê, trong 24 ủy viên trung ương đảng đã từng làm công tác lãnh đạo trong Cách mạng tháng Mười, lần lượt có 14 người bị Stalin giết hại; trong 60 ủy viên và Chính ủy thuộc ủy ban quân sự cách mạng Soviet Petrograd trong cách mạnh tháng Mười, có 54 người bị Stalin sát hại; Ủy ban nhân dân khóa đầu tiên tổng cộng có 15 ủy viên, ngoài Lenin và Stalin, còn lại 13 người trong số đó thì tới 9 người lần lượt bị xử tử với danh nghĩa cách mạng; các đảng viên khác trong Đảng Cộng sản tổng cộng có hơn 1,2 triệu người bị bắt, trong đó rất nhiều người bị xử tử hình hoặc bị tù giam.
    Báo chính thức của Nhà nước Liên Xô là tờ báo “văn học” ngày 17/4/1988 lần đầu tiên tiết lộ, thời kỳ Stalin tổng cộng có 50 triệu người bị sát hại hoặc bị phạt cải tạo lao động, tương đương ¼ dân số Liên Xô lúc đó.
    Trình tự “quét sạch” quy mô lớn của Stalin là: Không cho bị cáo khiếu nại; sau khi kết tội tử hình thì lập tức thi hành án.

    III- Nhân họa trong chế độ tập quyền và trong lịch sử Trung Quốc

    Trước hết hãy nhiền lại thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc như dưới đây:
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất
    (Đại hội 1) - Năm 1921
    Đại hội 2 - 1922
    Đại hội 3 – 1923
    Đại hội 4 – 1925
    Đại hội 5 – 1927
    Đại hội 6 – 1928
    Đại hội 7 – 1945
    Đại hội 8 – 1956
    Đại hội 9 – 1969
    Đại hội 10 – 1973
    Đại hội 11 – 1977
    Đại hội 12 – 1982
    Đại hội 13 – 1987
    Đại hội 14 – 1992
    Đại hội 15 – 1997
    Đại hội 16 – 2002
    Đại hội 17 – 2007
    Từ bảng thời gian biểu trên có thể thấy từ trước Đại hội 6, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc là diễn ra theo đúng truyền thống của Quốc tế cộng sản, về cơ bản mỗi năm họp một lần, trong 8 năm diễn ra 6 lần Đại hội. Từ sau Đại hội VI năm 1928 cho đến năm 1945 mới tiến hành Đại hội VII, thời gian cách 17 năm, trong thời gian này Quốc tế cộng sản còn nhiều lần gửi điện đến đốc thúc Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cần tổ chức Đại hội đại biểu.
    Sau Đại hội VII năm 1945, cho đến năm 1956 Đảng Cộng sản Trung Quốc mới tổ chức Đại hội VIII, cách đến 11 ănm. Đại hội đại biểu của Đảng thi hành chế độ thường trực và chế độ họp thường niên theo quy định trong Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội VIII, tức mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng là 5 năm, mỗi năm họp hội nghị một lần. Quy định này sau đó lại bỏ. Năm 1958 đã tổ chức Hội nghị lần thứ 2 khóa VIII, nhưng sau đó không bao giờ có Hội nghị lần thứ 3 khóa VIII. Cho đến năm 1969, tức 13 năm tính từ sau Đại hội VIII năm 1956 mới tổ chức Đại hội IX. Trong 13 năm đó có phải không có việc gì lớn đòi Đảng và Nhà nước phải cần Đại hội đại biểu để ra quyết sách hay sao?
    Hãy xem lại những sự thực lịch sử đau lòng sau:
    1- Năm 1957 đã tổ chức một đợt vận động gọi là “dương mưu” chống phái hữu. Cuối cùng đã đánh được bao nhiêu người phái hữu? Các con số truyền miệng không thống nhất, có người nói khoảng 550 nghìn người, có người nói là hơn 30 triệu người ( Tạp chí “Viêm Hoàng xuân thu” số 2009: “Ước nguyện ban đầu của Mao Trạch Đông phát động phong trào Chỉnh phong”). Nói tóm lại, cuộc vận động chống phái hữu không thể coi là nhỏ, suy cho cùng có nên phát động phong trào này hay không? Nên làm như thế nào? Vì sao cuộc vận động này có thể mở rộng? Vì sao có đến trên 99,99% phần tử phái hữu đều đã bị đánh nhầm? Sai lầm này đương nhiên là được sinh ra dưới thể chế tập quyền. Sự kiện lớn này trước khi diễn ra chưa được Đại hội đại biểu của Đảng quyết sách, sau sự việc chưa thấy Đại hội đại biểu của Đảng xem xét.
    2- Từ khi Hội nghị Lư Sơn năm 1959 bắt đầu phê phán cái gọi là “Tập đoàn phản đảng Bành Đức Hoài, Hoành Khắc Thành, Trương Văn Thiên, Chu Tiểu Châu ”, cả nước chống hữu khuynh, trong cán bộ đã có hơn 3 triệu bị coi là phần tử cơ hội hữu khuynh bị đàn áp, chính sách thì trên tả cộng thêm hữu, phát động rầm rộ cuộc vận động lớn “chạy nhanh đến Chủ nghĩa cộng sản”, chỉ trong mấy năm cả nước có mấy chục triệu người chết đói. Sự việc này trước khi diễn ra chưa được Đại hội đại biểu của Đảng quyết sách, sau sự việc cũng chưa thấy Đại hội đại biểu của Đảng xem xét, thậm chí trong thời gian dài đã giấu kín thông tin với toàn Đảng và nhân dân cả nước về số người chết đói, lại còn yêu cầu nhân dân ca ngợi Ba ngọn cờ hồng.
    3- Năm 1966 Mao Trạch Đông đã đích thân phát động và lãnh đạo cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản, cũng chưa được sự thông qua của Đại hội đại biểu của Đảng quyết sách. Tại phiên bế mạc Hội nghị công tác Trung ương ngày 13-12-1978, Diệp Kiếm Anh phát biểu: Trong tai họa lớn từ cổ chí kim chưa bao giờ có nói trên, đã có 20 triệu người chết, 100 triệu người cực khổ, chiếm 1/9 tổng dân số Trung quốc, lãng phí 800 tỷ nhân dân tệ ( Xem “rửa sạch oan khiên - Xét lại án oan sai”. Nhà xuất bản Nhân dân An Huy 1998. Bản in lần thứ nhất).
    Ngoài ra trong gần 10 năm các trường đại học, trung học, tiểu học không được lên lớp bình thường , cả nước ngừng chiêu sinh nghiên cứu sinh tới 12 năm.
    Giai đoạn lịch sử đau thương nói trên cho chúng ta thấy rằng trong điều kiện tập quyền cao độ, từ Đại hội VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, Đại hội địa biểu của Đảng chưa thể thực hiện quyền quyết sách theo quy định, chưa thể kiềm chế quyền chấp hành đúng quy định, cũng chưa phát huy đuợc quyền giám sát hữu hiệu, thực tế này gắn liền với ba nhân họa lớn là chống phái hữu, đại mất mùa và “cách mạng văn hóa vô sản”.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    IV – Sự cần thiết phải kiểm soát phân quyền cân bằng

    Việc Stalin thiết lập thể chế tập quyền gây tai họa cho phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sau khi tâm lý sùng bái cá nhân thịnh hành, đã tạo ra một quan niệm sai lầm, cho rằng chủ thể của Đảng Cộng sản là người lãnh đạo ở tầng trên, toàn thể đảng viên ở dưới đều phải phục tùng một vị lãnh tụ, một người có thể ngự trị trên vạn người. Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất “tôn trọng địa vị chủ thể của đảng viên”. “Quyết định về việc tăng cường và cải tiến một số vấn đề quan trọng về xây dựng đảng trong tình hình mới’ được Hội nghị toàn trung ương lần thứ 4 khóa XVII thông qua ngày 18-9-2009 còn yêu cầu phải “đảm bảo địa vị chủ thể và quyền lợi dân chủ của đảng viên. Cần lấy việc thực hiện quyền được biết tình hình, quyền tham gia, quyền bầu cử và quyền giám sát của đảng viên làm trọng tâm, tiếp tục nâng cao mức độ tham gia của đảng viên trong các công việc của đảng, phát huy triệt để vai trò chủ thể của người đảng viên trong sinh hoạt đảng”.
    Địa vị chủ thể của đảng viên được khẳng định, đó là một bước tiến quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lịch sử của Phong trào Cộng sản quốc tế.
    Cũng giống như nước quân chủ lấy quốc vương làm chủ thể, quốc gia dân chủ lấy công dân làm chủ thể, chính đảng theo mô hình dân chủ cũng phải lấy đảng viên là chủ thể.
    Chính do chính đảng dân chủ được xây dựng trên nền tảng lấy đảng viên làm chủ thể nên cơ quan quyền lực cao nhất của đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc được đảng viên bầu ra. Đại hội đại biểu thực hiện quyền quyết sách trong các công việc trọng đại của toàn đảng. Cơ quan làm việc và cơ quan giám sát được Đại hội đại biểu bầu ra sẽ nắm giữ quyền chấp hành và quyền giám sát. Như vậy, tam quyền phân lập trong đảng kiểm soát lẫn nhau đã trở thành quy luật phổ biến.
    Trên thực tế, thế giới hiện nay không chỉ có chế độ chính đảng hiện đại, chế độ nhà nước hiện đại phải thực hiện phân quyền kiểm soát mà các tổ chức doanh nghiệp hiện đại , cùng với cơ quan nhà nước hoặc phi nhà nước, các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận các loại cũng đều như thế cả. Quyền lực cần phải được kiểm soát, bất cứ quyền lực nào không được kiểm soát sẽ đều không thể tưởng tượng được. Bất kể là lãnh đạo doanh nghiệp hay lãnh tụ đảng và nhà nước, nếu chỉ đặt lòng tin chủ quan vào sự công tâm và năng lực sẽ không tin cậy được. Muốn làm được còn phải cần đến sự đảm bảo về mặt quy chế để kiểm soát.
    Ví như bốn vị lãnh tụ là Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, giữa các vị lãnh tụ này có chế độ giám sát lẫn nhau hay không? Đáng tiếc là không có. Bởi giữa quyền lực với nhau không có sự kiểm soát nên đã dẫn đến sai lầm như Mao Trạch Đông tự phát động và lãnh đạo cuộc Cách mạng văn hóa, cả Chu Ân Lai, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ đều không thể ngăn chặn được. Nếu Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức và Lưu Thiếu Kỳ không phải tập trung trong một Ủy ban trung ương do Mao đứng đầu mà lần lượt đảm nhận các chức vụ như Chủ tịch Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương, bốn cơ quan với bốn vị lãnh tụ có thể giám sát lẫn nhau liệu “cách mạng văn hóa” còn có bốn vị lãnh tụ có thể giám sát lẫn nhau thì liệu “cách mạng văn hóa” còn có cơ hội diễn ra được hay không? Hơn nữa cơ chế tam quyền phân lập, kiểm soát lẫn nhau không những sẽ không gây trở ngại cho hiệu quả quyết sách mà ngược lại còn có thể nâng cao tính khoa học trong quyết sách mà ngược lại còn có thể nâng cao tính khoa học trong quyết sách. Nói tóm lại, cơ chế ràng buộc, kiểm soát nói trên nếu được thực hiện sẽ là một quy chế vừa có lợi cho việc “tập trung sức lực làm việc lớn”, lại vừa có thể phòng ngừa, ngăn chặn “tập trung lực lượng làm việc có hại”.
    Trong thể chế hợp nhất giữa quyền quyết sách và quyền thi hành, trong quá trình thực hiện quyết sách về “đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân”, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc dù đã phát hiện rất nhiều người chết đói cũng không muốn kịp thời sửa chữa quyết sách “giương cao 3 ngọn cờ hồng vĩ đại” tự mình làm ra, ngược lại còn đánh vào người đồng chí có ý kiến về “ba ngọn cờ hồng” như Bành Đức Hoài để giữ thể diện cho “quyết sách anh minh”. Đó cũng là thực hiện “hợp nhất giữa hành pháp và lập pháp”, là hậu quả bi kịch do không phân quyền kiểm soát nên đã dẫn đến như vậy.
    Đã có nhiều bài học xương máu, rất nhiều kinh nghiệm và bài học lịch sử khiến mọi người không thể không xem xét vấn đề phân quyền kiểm soát!
    Nhà tư tưởng Pháp thời kỳ khai sáng Montesquieu đã nói rất rõ: “Tất cả mọi người có quyền lực đều dễ lạm dụng quyền lực, đó là kinh nghiệm ngàn đời khong thay đổi. Những người có quyền lực sẽ sử dụng quyền lực đến chỗ gặp giới hạn mới dừng lại. Nói về bản chất của sự vật thì muốn ngăn ngừa lạm dụng quyền lực tất yếu phải lấy quyền lực để hạn chế quyền lực”.
    Đúng như vậy. Phân quyền để kiểm soát, nói cho hết nhẽ là phải dùng quyền lực để kiềm chế quyền lực, làm cho hai ( hoặc nhiều hơn nữa) loại quyền lực đạt đến cân bằng, như vậy sẽ có lợi cho xã hội phát triển, làm giảm bớt tai nạn thể chế do con người tạo ra.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hà, mình ko biết nhiều về chính trị lắm. Tks bạn, cũng cho 1 cái nhìn về cách điều hành của quá khứ [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •