Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nghiên cứu sử để làm gì?

    Bữa bạn gái e nói, ngẫm lại thấy cũng có gì đó có lý.

    Nếu các ngành khác, Hóa, Toán, Vật lý, thậm chí Địa lý, tìm ra cái mới, quy luật mới, điều mới mẻ... thường sẽ được ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn. Giúp con người sống tốt hơn, giup thế giớ phát triển hơn.
    Nhưng Sử tìm ra một điều mới thì có ý nghĩa gì? Khoan nói những phát kiến vĩ đại như tìm ra 1 nền văn minh chẳng hạn, chỉ giả dụ 1 điều nhỏ như tiểu sử 1 người thôi. Tìm ra dc thì có giúp ích gì cho đời?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhìn vào lịch sử để thấy tương lai. Vì dù công nghệ có tiến bộ thì bản chất con người vẫn không thay đổi. Những chuyện ngu ngốc trong lịch sử có thể sẽ lại diễn ra lắm chứ. Còn tiểu sử nó vốn là tiểu sử, không phải lịch sử. Người ta nghiên cứu tiểu sử để biết thêm về một con người, và một người thì chỉ là một mảnh ghép nhỏ của lịch sử thôi. Nhưng càng nhiều mảnh ghép, bức tranh càng hoàn chỉnh.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rõ ràng thiết thực nhất là rút ra những bài học từ lịch sử để áp dụng vào thực tiễn. Người càng nắm trọng trách trong xã hội thì kiến thức lịch sử càng quan trọng. Chẳng hạn như bạn là chủ tịch nước Việt Nam và bạn muốn đánh thằng Lào. Việc không thể bỏ qua là tìm hiểu lịch sử chiến tranh hai nước. Ít ra để biết ngày xưa các cụ đã bại trận như thế nào ở Lào mà tránh.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nguoilytuong90
    Rõ ràng thiết thực nhất là rút ra những bài học từ lịch sử để áp dụng vào thực tiễn. Người càng nắm trọng trách trong xã hội thì kiến thức lịch sử càng quan trọng. Chẳng hạn như bạn là chủ tịch nước Việt Nam và bạn muốn đánh thằng Lào. Việc không thể bỏ qua là tìm hiểu lịch sử chiến tranh hai nước. Ít ra để biết ngày xưa các cụ đã bại trận như thế nào ở Lào mà tránh.
    Ý bạn là thằng Lạ phải ko ? [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] Hay thằng Nam Lào ??

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lịch sử (history) nó không chỉ là một ngành, mà nó là một phạm trù rộng lớn hơn nhiều. Lịch sử xã hội/dân tộc/quốc gia là cái người ta thường hình dung. Nhưng lịch sử luôn tồn tại ở mọi cấp mọi đối tượng. Yêu một người thì cũng muốn tìm hiểu xem cuộc sống trước đó của người ta thế nào, yêu ai và vì sao không thành. Cuộc sống thời thơ ấu ra sao, vì sao họ như bây giờ...v.v, cái này là "lịch sử của người yêu". Học một môn học, ví dụ Toán, cần phải biết lịch sử phát triển của môn Toán, tại sao người ta cho cái này quan trọng cái kia không quan trọng, liệu ông bác học X, Y, Z nào đó có giỏi và ảnh hưởng đúng như người ta ca ngợi hay không? Với những quy luật lịch sử lặp lại như vậy thì tương lai ngành Toán sẽ đi về đâu...v.v, cái này là "lịch sử của một ngành học". Do bản chất sự vật và hiện tượng vô cùng phức tạp, mà lịch sử (ghi nhận) chỉ là một cách lý giải của một số người đối với sự vật và hiện tượng đã xảy ra, nên cần có nhiều quan điểm mới lạ, dần có thể thay đổi cách nhìn của con người về những điều đã xảy ra. Kể cả là quay được phim lại, thì chắc chắn không bao giờ có sự đồng thuận về cách nhìn quá khứ, cái này làm nên sự hấp dẫn của lịch sử.

    Cao Hy Hy làm lại các bộ phim kinh điển như Tam Quốc Chí, bị dân chúng chửi um vì phá cách. Nhưng cá nhân tôi thấy ông làm bộ phim Sở Hán Truyền Kỳ khá được, vì cách xây dựng hình tượng các anh hùng Sơ Hán rất người. Từ Hàn Tín thuộc loại thật thà, đến Tiêu Hà chu đáo thận trọng, Lưu Bang lỗ mãng nhưng rất láu cá...v.v, khắc họa rõ nét từng nhân vật thay vì nhấn mạnh sự hoành tráng.

    Trong ngành Toán, nếu Ngô Bảo Châu không có giải Fields, thì người Việt Nam không biết đến một ông kễnh Langlands trong ngành Toán. Dân Toán họ biết sau những cây đa cây đề như nhà bác học Gauss, Poincare thì ông Langlands là một ông kễnh đang còn sống. Nếu không học lịch sử về Toán, sẽ không biết được.

    Không cần ai ai cũng phải thích Sử, yêu Sử, nhưng nếu thực sự yêu một ai, yêu một ngành gì, một văn hóa gì, hay một đất nước gì, thì yêu Sử (quá khứ) của nó đến như hơi thở. Vậy thôi!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi taitrumday
    Ý bạn là thằng Lạ phải ko ? [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] Hay thằng Nam Lào ??
    Minh họa thế thôi. Chứ Lào tội tình gì mà đánh [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mượn tạm lời của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

    "Người không biết lịch sử nước mình là một con TRÂU đi cầy ruộng. Cầy với ai cũng được mà cầy ruộng nào cũng được.”
    Theo mình học sử là để có lí tưởng sống và cung cách làm người, sử cũng có triết chứ không phải không. Cứ nhìn vào người đời trước, thấy hay dở thế nào thì phát huy hoặc rút kn.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các ngành khoa học xã hội làm một hồi cũng phải giở sử ra.

    Hôm nọ mình đọc một cuốn sách bàn về hôn nhân. Những vấn đề của cuộc sống hiện tại như: vai trò của người phụ nữ, vai trò của những người không muốn kết hôn trong xã hội, nên hiểu thế nào về hôn nhân đồng tính ..v.v.. Sau khi phân tích chán chê về sinh học, triết học thì cuối cùng phải dẫn dùng đến dẫn chứng lịch sử. Ở thời đó có bọn đồng tính được xã hội thừa nhận. Ở thời kia có phụ nữ làm chủ gia đình.

    Đôi khi không có sẵn câu trả lời mang tính hệ thống (ví dụ câu hỏi: thời Trung cổ người ta nghĩ gì về ngoại tình?) Thế là phải giở tiểu sử của các vị thời Trung cổ ra. Vua Henry VIII có mấy bà vợ, mấy người tình, mấy đứa con rơi, xã hội nhìn nhận ông ta thế nào, những việc đó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông ta thế nào. Sau khi chứng minh là quan niệm về việc ngoại tình thời Trung cổ khác với thời nay, tác giả quay lại thời nay và bàn về xu hướng thay đổi của những quan niệm đó trong tương lai.

    Vấn đề của tác giả cuốn sách đó, đó là bà ấy không phải sử gia mà là nhà xã hội học. Cho nên bà ấy phải dựa trên nghiên cứu có sẵn của các sử gia. Cho nên thường thì khi một sử gia viết về một thời kì, ví dụ thời Henry VIII, ông ấy chưa thấy được công trình của ông ấy sẽ có tác dụng như thế nào đối với các ngành khác. Nhưng mà ông ấy cứ viết thôi. Tìm được tài liệu, hiện vật, kết luận nào thì cứ ghi lại. Trong quá trình ghi lại có thể làm thêm vài công trình phụ như là ước tính dân số, ước tính thương mại, phỏng đoán cấu trúc xã hội ..v.v.. những công trình đó có thể có ích cho nhiều nghiên cứu xã hội khác nhau.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thiên Lang
    Bữa bạn gái e nói, ngẫm lại thấy cũng có gì đó có lý.

    Nếu các ngành khác, Hóa, Toán, Vật lý, thậm chí Địa lý, tìm ra cái mới, quy luật mới, điều mới mẻ... thường sẽ được ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn. Giúp con người sống tốt hơn, giup thế giớ phát triển hơn.
    Nhưng Sử tìm ra một điều mới thì có ý nghĩa gì? Khoan nói những phát kiến vĩ đại như tìm ra 1 nền văn minh chẳng hạn, chỉ giả dụ 1 điều nhỏ như tiểu sử 1 người thôi. Tìm ra dc thì có giúp ích gì cho đời?
    Bạn gái muốn nói là anh không cần tặng quá em ngày sinh nhật hoặc 8/3 20/10 hay 14/2 nữa đâu. Chú chẳng hiểu phụ nữ gì cả[IMG]images/smilies/65.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Đôi khi không có sẵn câu trả lời mang tính hệ thống (ví dụ câu hỏi: thời Trung cổ người ta nghĩ gì về ngoại tình?) Thế là phải giở tiểu sử của các vị thời Trung cổ ra. Vua Henry VIII có mấy bà vợ, mấy người tình, mấy đứa con rơi, xã hội nhìn nhận ông ta thế nào, những việc đó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông ta thế nào. Sau khi chứng minh là quan niệm về việc ngoại tình thời Trung cổ khác với thời nay, tác giả quay lại thời nay và bàn về xu hướng thay đổi của những quan niệm đó trong tương lai.

    Vấn đề của tác giả cuốn sách đó, đó là bà ấy không phải sử gia mà là nhà xã hội học. Cho nên bà ấy phải dựa trên nghiên cứu có sẵn của các sử gia. Cho nên thường thì khi một sử gia viết về một thời kì, ví dụ thời Henry VIII, ông ấy chưa thấy được công trình của ông ấy sẽ có tác dụng như thế nào đối với các ngành khác. Nhưng mà ông ấy cứ viết thôi. Tìm được tài liệu, hiện vật, kết luận nào thì cứ ghi lại. Trong quá trình ghi lại có thể làm thêm vài công trình phụ như là ước tính dân số, ước tính thương mại, phỏng đoán cấu trúc xã hội ..v.v.. những công trình đó có thể có ích cho nhiều nghiên cứu xã hội khác nhau.
    Nghiên cứu quan điểm về ngoại tình của cả xã hội Trung cổ, mà lại đi lấy ông Henry VIII ra làm chủ điểm nghiên cứu vậy chả khác nào nghiên cứu ngoại tình thời nay, rồi lấy Hugh Hefner làm một ví dụ. Vấn đề là những người này là ngoại lệ (outliers), nó khác với những kẻ thuộc tầng lớp thấp hèn, bị coi là cỏ rác trong xã hội.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •