Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Nhân tài Trung Quốc trong lịch sử

    Các bác có để ý nhân tài Trung Quốc hình như càng ít đi khi đạo Khổng (Nho giáo) càng nặng không? Thời Chiến Quốc nhân tài quả là như lá rụng mùa Thu: Thương Ưởng, Ngô Khởi, Tôn Tẫn, Bạch Khởi, Trương Nghi, Tô Tần, 4 đại công tử..., bách gia chư tử. Đến tiền Hán thì có Tiêu Hà cần mẫn, Hàn Tín bách chiến bách thắng. Tam Quốc cũng còn nhiều tướng giỏi, nhưng đã kém xa thời Tây Hán. Đến các thời sau này càng ngày càng bạc nhược: Đường, Tống, Minh đồ thị đi xuống dần.
    Hình như có quy luật là định cư và nông nghiệp thì phát triển về mặt xã hội, nhưng cá nhân kém hẳn đi. Các văn minh xưa khi định cư và lập nền văn minh thì một thời gian đi vào suy thoái, và cần có sự tiếp sức của làn sóng dân du mục: ví dụ ở Châu Âu thì có dân tộc German phục hưng văn hóa Hy-La; ở châu Á thì có dân tộc Hán-Tạng phục hưng văn hóa Hạ-Thương, và sau này là Mông Cổ/Mãn phục hưng văn hóa Trung Quốc.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thời Xuân Thu, chiến quốc thì có nhiều quốc gia cạnh tranh với nhau nên thúc đẩy tiến bộ, mọi người thi đua phấn đấu nên sinh nhiều nhân tài. Nhân tài không được trọng dụng ở nước này sẽ chạy sang nước khác. Khi đất nước thống nhất thành một thì không còn sự cạnh tranh nữa. Lúc này thì sự ổn định an ninh đặt lên hàng đầu, đứa nào có tư tưởng tiến bộ sẽ bị tu di cửu tộc...nên dân càng ngày càng ngu đi.
    Châu Âu cũng như TQ thời Xuân Thu,chiến quốc. Ở đó có nhiều quốc qua cạnh tranh và nhân tài có thể chạy từ nước này sang nước kia nếu điều kiện nước sở tại ko tốt. Nhật cũng có thời kỳ phong kiến phân quyền, mỗi lãnh chúa làm chủ 1 vùng đất và cạnh tranh với nhau.
    Nên có thể nói trung ương tập quyền hoàn toàn trên một quốc gia lớn, xung quanh ko có đối thủ là nguyên nhân chính làm văn hóa đi xuống.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bạc nhược, suy yếu đâu bạn? Chính nhờ nhà Hán dựng nước lấy Nho giáo đề cao sự thống nhất, chính thống nên mới có văn minh Trung Hoa sáng lạn thời Đường-Tống đó. Nếu không có Nho giáo thì Trung Hoa giờ chắc như Hi Lạp, La Mã, sẽ dễ trở thành các liệt quốc như bây giờ như Ý, Đức, Anh, Pháp, Nga... Các vị thánh hiền thời xưa khai sáng nên Nho, Lão Trang, Âm dương, Pháp, Binh, Mặc... từ đời Hán về sau đã gìn giữ, phát triển và phát huy lên, trở thành nước của 'Thi-Thư-Nhạc-Họa-Lễ-Nghĩa', ảnh hưởng đến cả Đông Á từ Triều Tiên đến Việt Nam, chiếm gần như chiếm cả một nửa văn minh thế giới rồi. Đông Á cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để dung dưỡng và phát triển Phật giáo từ Ấn Độ sang, trở thành tam giáo đồng nguyên: Nho-Lão-Phật.

    Thời Xuân thu-Chiến quốc, các nước đánh đấu nhau liên miên nên thúc đẩy cạnh tranh, các nước tăng cường võ bị, cho nên người du mục không xâm lấn được, sang thời Hán-Đường về sau khi đã thống nhất, chăm chú khôi phục phát triển văn hóa cho nên ít võ bị, mà người du mục đã ngày càng mạnh thì họ tràn qua xâm lấn, nhưng người du mục đều đã đồng hóa theo văn minh Trung Nguyên, làm sao mà phục hưng được? Văn minh Hoa Hạ trung đại có thể nói đã định hình rõ nét và sáng lạn thời Đường và Tống với tam giáo Nho-Lão-Phật rồi vậy. Người du mục (Hung Nô, Mông Cổ, Nữ Chân) đối với Hoa Hạ về quân sự chỉ như chất xúc tác làm cho Hoa Hạ tăng cường võ bị để không quên luôn sẵn sàng chiến tranh, xây đắp thành dài vạn dặm ở Mạc Bắc, về văn hóa thì gần như chẳng có ảnh hưởng nào, ngoài một số trang phục và văn minh dùng xe ngựa, đàn tì bà có gốc người du mục...

  4. #4
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kybinh
    Thời Xuân Thu, chiến quốc thì có nhiều quốc gia cạnh tranh với nhau nên thúc đẩy tiến bộ, mọi người thi đua phấn đấu nên sinh nhiều nhân tài. Nhân tài không được trọng dụng ở nước này sẽ chạy sang nước khác. Khi đất nước thống nhất thành một thì không còn sự cạnh tranh nữa. Lúc này thì sự ổn định an ninh đặt lên hàng đầu, đứa nào có tư tưởng tiến bộ sẽ bị tu di cửu tộc...nên dân càng ngày càng ngu đi.
    Châu Âu cũng như TQ thời Xuân Thu,chiến quốc. Ở đó có nhiều quốc qua cạnh tranh và nhân tài có thể chạy từ nước này sang nước kia nếu điều kiện nước sở tại ko tốt. Nhật cũng có thời kỳ phong kiến phân quyền, mỗi lãnh chúa làm chủ 1 vùng đất và cạnh tranh với nhau.
    Nên có thể nói trung ương tập quyền hoàn toàn trên một quốc gia lớn, xung quanh ko có đối thủ là nguyên nhân chính làm văn hóa đi xuống.
    Thống nhất hay liệt quốc đều có được mất. Xuân thu chiến quốc là cái thế tất nhiên cuối thời nhà Chu, khi các quốc gia Trung Nguyên còn liên minh lỏng lẻo về chính trị, các quốc gia nào mạnh lên sẽ cạnh tranh, dòm ngó nước nhỏ hơn, nước nhỏ hơn không muốn bị thôn tính cũng sẽ cạnh tranh để khỏi bị mất, do đó các nước đánh nhau, mãi đến thời Tần mới dứt, thống nhất làm một. Nhà Hán nối tiếp nhà Tần lại duy trì thống nhất đó, cái được là sự thống nhất về chữ viết, dùng ngôn ngữ quốc ngữ, khôi phục lại văn minh Hoa Hạ thời xưa (Hạ-Thương-Chu), do đó mới sao chép, dịch thuật, biên soạn lại các kinh điển còn tản mát ở các liệt quốc mà lưu vào kho tàng nhà nước, bắt đầu có bộ Sử kí, Tứ thư, Ngũ kinh bắt đầu được lưu hành rộng rãi, trở thành cái nền móng của văn minh Hoa Hạ (Thi-Thư-Lễ-Nhạc-Dịch), mới có thời Đường-Tống sáng lạn, văn minh Hoa Hạ mới nổi tiếng thế giới một vùng Đông Á. Không thể nói thống nhất làm văn hóa đi xuống được, thống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể, mới giữ và phát huy được văn minh Hoa Hạ mấy nghìn năm. Cái dở là không phát triển về khoa học kĩ thuật mà thôi, để thua sau châu Âu mà thôi.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Cái dở của thống nhất là không còn cạnh tranh. Khi thống nhất rồi thì bình trị thiên hạ được ưu tiên hơn cạnh tranh phát triển. Muốn bình trị được thì phải ngu dân. Dân càng ít sức thì ít phản kháng, triều đại sẽ bền hơn. Còn trong bối cảnh liệt quốc, cạnh tranh giữa các quốc gia thì sự bình trị phải đặt sau sự tiến bộ. Nếu dân ngu thì dù có ổn định nhưng sẽ bị nước khác đánh. Đời Hán, Đường văn hóa phát triển là do còn hưởng dư âm của thời phân liệt trước đó nhưng sau đó do không có cạnh tranh nên lụn bại dần.
    Châu Âu cũng nhờ phân liệt mà cạnh tranh phat triển. Nhật cũng nhờ chế độ lãnh chúa mà cạnh tranh nhau phát triển.
    -------------------
    Đưng trách TQ trở thành bệnh phu. Cái nguyên nhân chính là TQ ko có cạnh tranh nội tại. Nếu dân chúng ở một vùng miền nào đó trở nên mạnh mẽ, biết nghiên cứu thì chính quyền trung ương sẽ coi đó là một nguy cơ của sự nổi loạn và đén đàn áp. Vì vậy trong một chính thể trung ương tập quyền lớn, sự ổn định an ninh là ưu tiên hàng đầu sẽ ko có sự phát triển.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ẩn Sĩ
    Bạc nhược, suy yếu đâu bạn? Chính nhờ nhà Hán dựng nước lấy Nho giáo đề cao sự thống nhất, chính thống nên mới có văn minh Trung Hoa sáng lạn thời Đường-Tống đó. Nếu không có Nho giáo thì Trung Hoa giờ chắc như Hi Lạp, La Mã, sẽ dễ trở thành các liệt quốc như bây giờ như Ý, Đức, Anh, Pháp, Nga... Các vị thánh hiền thời xưa khai sáng nên Nho, Lão Trang, Âm dương, Pháp, Binh, Mặc... từ đời Hán về sau đã gìn giữ, phát triển và phát huy lên, trở thành nước của 'Thi-Thư-Nhạc-Họa-Lễ-Nghĩa', ảnh hưởng đến cả Đông Á từ Triều Tiên đến Việt Nam, chiếm gần như chiếm cả một nửa văn minh thế giới rồi. Đông Á cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để dung dưỡng và phát triển Phật giáo từ Ấn Độ sang, trở thành tam giáo đồng nguyên: Nho-Lão-Phật.

    Thời Xuân thu-Chiến quốc, các nước đánh đấu nhau liên miên nên thúc đẩy cạnh tranh, các nước tăng cường võ bị, cho nên người du mục không xâm lấn được, sang thời Hán-Đường về sau khi đã thống nhất, chăm chú khôi phục phát triển văn hóa cho nên ít võ bị, mà người du mục đã ngày càng mạnh thì họ tràn qua xâm lấn, nhưng người du mục đều đã đồng hóa theo văn minh Trung Nguyên, làm sao mà phục hưng được? Văn minh Hoa Hạ trung đại có thể nói đã định hình rõ nét và sáng lạn thời Đường và Tống với tam giáo Nho-Lão-Phật rồi vậy. Người du mục (Hung Nô, Mông Cổ, Nữ Chân) đối với Hoa Hạ về quân sự chỉ như chất xúc tác làm cho Hoa Hạ tăng cường võ bị để không quên luôn sẵn sàng chiến tranh, xây đắp thành dài vạn dặm ở Mạc Bắc, về văn hóa thì gần như chẳng có ảnh hưởng nào, ngoài một số trang phục và văn minh dùng xe ngựa, đàn tì bà có gốc người du mục...
    Bạc nhược the nghĩa quân sự và số lượng nhân vật kiệt xuất. Đây cũng là cái mình đang lo vì ngày nay chẳng còn mấy dân tộc bị xem là du mục, man di nữa. Điều này cũng có nghĩa xã hội loài người sẽ tiến hóa chậm hơn, nhàm chán hơn.
    Về mặt thống nhất hay liệt quốc, mình ủng hộ liệt quốc. Ở Trung Quốc vẫn có 2 tư tưởng đối lập: một bên đề cao nhất thống, đại thống, một bên ủng hộ sự tự chủ độc lập nhất định của các vùng miền (ví dụ đề cao văn hóa và ngôn ngữ bản địa). 2 vùng có kinh tế mạnh nhất là Quảng Đông-Hồng Kông và Giang Triết họ đều bất mãn vì ngôn ngữ và văn hóa bản địa ngày một hao mòn vì chính quyền trung ương không khuyến khích người dân sử dụng tiếng bản địa, mọi thứ phải dùng tiếng phổ thông. Quá trình này, nếu xảy ra, thì nên để nó xảy ra tự nhiên theo kiểu Việt Nam (di dân) thì hay hơn kiểu ép buộc như Trung Quốc.
    Thống nhất hay không thống nhất thì văn hóa Trung Quốc vẫn là đầu tàu ở Đông Á, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến văn hóa các nước xung quanh. Lấy về gốc mà nói, Trung Quốc vốn được tạo thành từ sự thống nhất của nhiều quốc gia thay vì một quốc gia như Hy Lạp-La Mã. Thậm chí nếu soi kỹ thì Hy Lạp và La Mã thời kỳ đầu cũng là liên minh các thành bang. Khái niệm one race chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng của con người. Vậy tại sao cứ miễn cưỡng phải thống nhất, hùng mạnh, hoành tráng...?

    Lại nói về khoản du mục/man di tiếp sức cho các nền văn minh nông nghiệp, cái này mình nhìn nhận qua lịch sử của nhiều vùng, quốc gia và dân tộc. Dân tộc Đức được xem là man di của đế chế La Mã, nhưng đến thời kỳ Phục Hưng và Khai sáng, và sau này là cả thời kỳ hiện đại, thì dân tộc này đã khôi phục lại một nền văn minh Phương Tây còn ảnh hưởng sâu rộng và huy hoàng hơn La Mã, Hy Lạp hay Ai Cập. Bản thân người Châu Âu, về mặt di truyền, vốn là sự pha trộn của những người sống theo văn minh nông nghiệp, bản địa ở Châu Âu, với người Yamnaya du mục ở vùng Ukraine ngày nay. Hoặc nhà Thương vốn là Đông Di-Bách Việt ở Trung Nguyên, dần hòa huyết với dân tộc Khương du mục thông qua tầng lớp quý tộc của nhà Châu, tạo nên thời Xuân Thu-Chiến Quốc rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc...

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hong kong new movie:
    https://www.youtube.com/watch?v=M4zebygSaZE

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kybinh
    Cái dở của thống nhất là không còn cạnh tranh. Khi thống nhất rồi thì bình trị thiên hạ được ưu tiên hơn cạnh tranh phát triển. Muốn bình trị được thì phải ngu dân. Dân càng ít sức thì ít phản kháng, triều đại sẽ bền hơn. Còn trong bối cảnh liệt quốc, cạnh tranh giữa các quốc gia thì sự bình trị phải đặt sau sự tiến bộ. Nếu dân ngu thì dù có ổn định nhưng sẽ bị nước khác đánh. Đời Hán, Đường văn hóa phát triển là do còn hưởng dư âm của thời phân liệt trước đó nhưng sau đó do không có cạnh tranh nên lụn bại dần.
    Châu Âu cũng nhờ phân liệt mà cạnh tranh phat triển. Nhật cũng nhờ chế độ lãnh chúa mà cạnh tranh nhau phát triển.
    -------------------
    Đưng trách TQ trở thành bệnh phu. Cái nguyên nhân chính là TQ ko có cạnh tranh nội tại. Nếu dân chúng ở một vùng miền nào đó trở nên mạnh mẽ, biết nghiên cứu thì chính quyền trung ương sẽ coi đó là một nguy cơ của sự nổi loạn và đén đàn áp. Vì vậy trong một chính thể trung ương tập quyền lớn, sự ổn định an ninh là ưu tiên hàng đầu sẽ ko có sự phát triển.
    không thống nhất để làm vua mấy cái làng à, thế thì làm quái gì có tiền đề động lực kinh tế cho tư bản phát triển sau này. Các nước thời xưa chia bé ra cũng là dạng thống nhất địa phương. Vẫn có ông vua lắm quyền tất cả cái địa phương đó chứ đâu liên quan đến việc chia quyền. Chính vì trung hoa thống nhất căn cơ mạnh mẽ lâu bền mà nó tồn tại đến giờ. Chứ cái thời của nó hi lạp ba tư la mã mạnh hơn cả chục lần mà vẫn sụp đổ đó thôi. Có thể ví trung quốc như con phượng hoàng vậy, càng tái sinh nó càng lớn mạnh [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    224
    Trích dẫn Gửi bởi HeinzGuderian
    Thống nhất hay không thống nhất thì văn hóa Trung Quốc vẫn là đầu tàu ở Đông Á, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến văn hóa các nước xung quanh. Lấy về gốc mà nói, Trung Quốc vốn được tạo thành từ sự thống nhất của nhiều quốc gia thay vì một quốc gia như Hy Lạp-La Mã. Thậm chí nếu soi kỹ thì Hy Lạp và La Mã thời kỳ đầu cũng là liên minh các thành bang. Khái niệm one race chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng của con người. Vậy tại sao cứ miễn cưỡng phải thống nhất, hùng mạnh, hoành tráng...?

    Lại nói về khoản du mục/man di tiếp sức cho các nền văn minh nông nghiệp, cái này mình nhìn nhận qua lịch sử của nhiều vùng, quốc gia và dân tộc. Dân tộc Đức được xem là man di của đế chế La Mã, nhưng đến thời kỳ Phục Hưng và Khai sáng, và sau này là cả thời kỳ hiện đại, thì dân tộc này đã khôi phục lại một nền văn minh Phương Tây còn ảnh hưởng sâu rộng và huy hoàng hơn La Mã, Hy Lạp hay Ai Cập. Bản thân người Châu Âu, về mặt di truyền, vốn là sự pha trộn của những người sống theo văn minh nông nghiệp, bản địa ở Châu Âu, với người Yamnaya du mục ở vùng Ukraine ngày nay. Hoặc nhà Thương vốn là Đông Di-Bách Việt ở Trung Nguyên, dần hòa huyết với dân tộc Khương du mục thông qua tầng lớp quý tộc của nhà Châu, tạo nên thời Xuân Thu-Chiến Quốc rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc...
    La mỹ hy lạp không thống nhất các thành bang, mở mang xâm chiến bờ cõi thì nói có thằng nó nghe đấy. Muốn ảnh hưởng văn hoá thì quốc gia phải mạnh. Mà quóc gia mạnh thì kinh tế , nguồn lực xã hội phải mạnh, việc thống nhất giải quyết hoàn toàn được việc đó. như là thời hậu rome khi la mã sụp đỏ từng phần thì văn hoá nó cũng suy sụp luôn để mấy cái đám đạo trung đông nó tràn san kiểm xoát toàn bộ lãnh thổ đấy, ngồi đó mà tưởng tượng bé mà đòi ảnh hưởng văn hoá. Đã bé với yếu thì chỉ để thằng khác chinh phục đồng hoá thôi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HeinzGuderian
    Thống nhất hay không thống nhất thì văn hóa Trung Quốc vẫn là đầu tàu ở Đông Á, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến văn hóa các nước xung quanh. Lấy về gốc mà nói, Trung Quốc vốn được tạo thành từ sự thống nhất của nhiều quốc gia thay vì một quốc gia như Hy Lạp-La Mã. Thậm chí nếu soi kỹ thì Hy Lạp và La Mã thời kỳ đầu cũng là liên minh các thành bang. Khái niệm one race chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng của con người. Vậy tại sao cứ miễn cưỡng phải thống nhất, hùng mạnh, hoành tráng...?

    Lại nói về khoản du mục/man di tiếp sức cho các nền văn minh nông nghiệp, cái này mình nhìn nhận qua lịch sử của nhiều vùng, quốc gia và dân tộc. Dân tộc Đức được xem là man di của đế chế La Mã, nhưng đến thời kỳ Phục Hưng và Khai sáng, và sau này là cả thời kỳ hiện đại, thì dân tộc này đã khôi phục lại một nền văn minh Phương Tây còn ảnh hưởng sâu rộng và huy hoàng hơn La Mã, Hy Lạp hay Ai Cập. Bản thân người Châu Âu, về mặt di truyền, vốn là sự pha trộn của những người sống theo văn minh nông nghiệp, bản địa ở Châu Âu, với người Yamnaya du mục ở vùng Ukraine ngày nay. Hoặc nhà Thương vốn là Đông Di-Bách Việt ở Trung Nguyên, dần hòa huyết với dân tộc Khương du mục thông qua tầng lớp quý tộc của nhà Châu, tạo nên thời Xuân Thu-Chiến Quốc rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc...
    La mỹ hy lạp không thống nhất các thành bang, mở mang xâm chiến bờ cõi thì nói có thằng nó nghe đấy. Muốn ảnh hưởng văn hoá thì quốc gia phải mạnh. Mà quóc gia mạnh thì kinh tế , nguồn lực xã hội phải mạnh, việc thống nhất giải quyết hoàn toàn được việc đó. như là thời hậu rome khi la mã sụp đỏ từng phần thì văn hoá nó cũng suy sụp luôn để mấy cái đám đạo trung đông nó tràn san kiểm xoát toàn bộ lãnh thổ đấy, ngồi đó mà tưởng tượng bé mà đòi ảnh hưởng văn hoá. Đã bé với yếu thì chỉ để thằng khác chinh phục đồng hoá thôi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Còn thằng đức nó lấy danh nghĩa holy rome chả oai, bản thân nó thì quân phiệt hoá các vùng lãnh thổ mà chả đám dân mọi nào quanh đó theo cả. Bản thân thằng đức nó mạnh nó phang một loạt thằng bên cạnh nó suốt thời trung cổ mà bảo nó yếu, thấy các chiến dịch quân sự cải đạo của nó thế nào chưa. chả qua đức ww1 với ww2 nó thua mới bị chia ra bé như bây giờ chứ trước nó thuộc loại to ở tây âu đó nhé. Còn ví dụ nữa ở đông âu là xem chiến tranh Thuỷ điển- Nga đi. Nếu thuỷ điển thắng nó sẽ là nước nga ngày nay và nược lại. Kết quả thì sao, nga thắng, mở rộng vùng lãnh thổ bantic kiến cả châu âu sợ còn thuỵ điện thì suy yếu còn mẩu miền bắc như bây giờ.Phương đông thì ngay cả thằng nhật bản phải sang minh trị thống nhất toàn bộ dưới lá cờ đế quốc nhật bản nó mới mạnh chứ, chứ để mấy ông lãnh chúa địa phương chiếm mỗi người mấy cái làng thì lấy quái đâu ra nguồn lực phát triển quốc gia, văn hoá nhật bản mạnh nhất cũng vào thời kì thống nhất đó nhé, mà chính nó cũng bày ra cái trò đại đông á chứ ai. Việc thống nhất chính trị đảng phái để thành hùng mạnh là quy luật tự nhiên rồi, không phải tự nhiên nó có đâu. Muốn mạnh phải đông-phải rộng-phải chuyên chính quốc gia [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Các cường quốc thế giới bây gờ toàn lấy nó làm căn bản hết. Có mấy ông không hiểu học đâu cái thói gì cứ chống lại sự triển của xã hội loài người [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •