Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 52
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Có thời kỳ nào bằng thời kỳ Trinh Quán.

    Mình mở chủ đề này rất mong các bạn có thể cho mình biết có thời kỳ nào bằng được thời kỳ Trinh Quán của Đường triều không.


    Thời kỳ Trinh Quán(627-649) là nét son chói lọi nhất, thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử TQ. Thời kỳ này kinh tế phát triển, xã hội ổn định, nước nhà thống nhất, uy danh nhà Đường chấn động bốn phương. Dưới thời Trinh Quán, quan lại thanh liêm, hình phạt không hà khắc, dân phong thuần phác. Năm 630 thời Trinh Quán, giá 1 đấu gạo không quá 3, 4 tiền, cả năm tử hình không đến 29 người. Khi Thái tôn mất, thái tử Lý Trị lên ngôi, ban hành đại xá, thì thượng thư bộ Hình tâu rằng trong toàn quốc chỉ có 50 người bị tù và 2 người bị xử tử. Năm Trinh Quán thứ 5, Thái tông cho phép 390 tử tù về nhà mùa thu năm sau quay lại thọ hình, đến kì hạn không một ai bỏ chồn, đây là kì tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử TQ. Thời kì Trinh Quán ghi nhận ngoài đường của rơi không nhặt, đêm không cần đóng cửa. Đây thời kỳ Trung Quốc trở thành nhà nước phong kiến giàu mạnh nhất trên thế giới.

    Trước hết nói về Đường Thái Tông, ông là vị vua anh minh kiệt xuất trong lịch sử TQ. Trong quá trình vương triều Đường được gây dựng ông là công thần sôs một. Từ việc tiêu diệt Tiết Cử, Lý Quỹ, sau đó là Định Dương khả hãn Lưu Võ Chu, đặc biệt là trận Hổ Lao, Lạc Dương năm 620 Thái Tông thống lĩnh vài nghìn quân mà đánh bại hàng vạn quân của Đậu Kiến Đức, tiêu diệt cả hai nhà Trịnh, Hạ của Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức. Sau này Tức Ẩn Vương Lý Kiến Thành và Hải Lăng Vương Lý Nguyên Cát mấy lần mưu hại Thái Tông, lại còn dâm loạn cùng Trương Tiệp dư và Doãn Đức phi, nói xấu Thái Tông trước mặt Cao Tổ, năm 626 nhân quân Đột Quyết xâm phạm Lý Kiến Thành tâu với Cao Tổ cho Lý Nguyên Cát đi kháng địch và còn điều động rất nhiều quân binh của Tần vương phủ để làm suy yếu lực lượng Thái Tông rồi tiêu diệt Thái Tông. Thế nhưng Thái Tông quyết đoán, nghe theo Đỗ Như Hối, Phòng Huyền Linh, Hầu Quân Tập, Uất Trì Kính Đức mà nhanh chóng tiêu diệt loạn thần, yên định xã tắc.

    Thái Tông sau khi lên ngôi, về nội chính thì hết lòng cầu hiền, tuyển chọn hiền tài khôg phân cũ mới, bổ nhiệm Ngụy Trưng và Vương Khuê là người của Đông cung trước đó làm trọng thần. Thái Tông dẫn dụ quần thần can gián, như chuyện Nguyên Sư Luật phạm tội bị xử nặng thì có Tôn Phục Ca can gián không đáng xử nặng như vậy theo pháp luật, Thái Tông vui vẻ nghe theo còn ban công chúa Lan Lăng cho Tôn Phục Ca để khích lệ quần thần. Dưới thời Thái Tông hàng loạt đại thần nổi tiếng can gián như Ngụy Trưng, Trương Huyền Tố, Đỗ Như Hối, Mã Chu, Chử Toại Lương,..không chỉ vậy đến hậu cung cũng can gián như Sung Dung Từ thị, có được điều đó chính là nhơ Thái Tông tích cực nghe lời can gián, sửa lại chính mình, mỗi lần nghe được lời can gián lại thưởng vàng lụa cho người can gián và còn khích lệ mọi người vì nước. Có thể nói nhờ chính sách này mà Thái Tông có được những chính sách trị quốc rất đúng đắn. Có lần mạn đàm về trị quốc Ngụy Trưng cho rằng dùng nhân nghĩa trị quốc thì sẽ làm cho dân phong thuần phác, đất nước yên bình, bọn Phong Đức Di không cho như vậy, họ cho rằng từ sau Tam Đại tính tình con người dần trở nên giảo hoạt trí trá nên không thể dùng nhân nghĩa để cai trị, sau bị Ngụy Trưng phản bác Phong Đức Di không nói được gì nhưng vẫn phản đối, Thái Tông nghe theo kiến nghị của Ngụy Trưng mà chỉ trong vài năm thành tựu rực rỡ. Bọn Quyền Vạn Kỷ từng khuyên Thái Tông khai thác mỏ bạc ở Tiêu Châu và Nhiên Châu để thu lợi lộc, Thái Tông không nghe mà còn trách cứ Quyền Vạn Kỷ không tìm hiền tài cho nước nhà mà chỉ nghĩ về lợi lộc, rồi biếm chức hắn. Ngài không bao giờ để cho gian thần, sàm ngôn làm hại đại thần thành thực, một lòng trọng dùng hiền tài mà khiến cho thiên hạ thái bình.

    Thái Tông yêu dân như con, ngài từng nói rằng phép làm vua là bảo tồn dân là trước nhất, nếu hại dân để nuôi mình thì khác nào tự cắt thịt mình để ăn, người no nhưng sẽ chết. Thái Tông cho rằng muốn trị nước tốt phải tích nhân nghĩa như muốn nước nước suối chảy xa phải đào sâu đầu nguồn, muốn cây xanh tốt thì gốc phải sâu. Chính hờ suy nghĩ này mà Thái Tông luôn lấy niềm vui của dân làm niềm vui của mình, giảm thuế khóa, phu phen, thậm trí còn ăn cả châu chấu sống vì mong châu chấu không làm hại mùa màng. Năm Trinh Quán thứ 6, Hung Nô(tức Đột Quyết) bị bình đinh, cả nước yên ổn, năm nào cũng được mùa, ai cũng đề nghị Thái Tông phong thiền nhưng Thái tông nghe lời can gián của Ngụy Trưng đã không cho phép.

    Về ngoại giao Thái Tông đã đánh bại Đột Quyết buộc chúng phải quy hàng, cho Đột Quyết ở vùng phía bắc Trung Nguyên ôn định bộ lạc của họ, các nước phía nam cũng quy phục. Có một bữa tiệc có cả Hiệt Lợi khả hãn và Phùng Chí Đái là thủ lĩnh phương nam cùng múa hát ngâm vịnh, Thương hoàng Lý Uyên xúc động nói:
    -Hồ Việt một nhà xưa nay chưa từng thấy.
    Oai danh của Thái Tông khiến các dân tộc vùng Tây Bắc tôn kính, gọi ông là Thiên Khả Hãn (天可汗). Năm 641, tức năm Trinh Quán thứ 15, Thái Tông gả Văn Thành công chúa cho Tán phổ Thổ Phồn là Tùng Tán Can Bố (松贊干布), ổn định việc quan hệ ngoại giao ở phía tây.


    Hiền tài dưới triều Trinh Quán vô cùng đông đúc. Về văn có Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng, Mã Chu, Chử Toại Lương, Đới Trụ, Ôn Ngạn Bác, Vương Khuê,..Về võ có Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo, Từ Mậu Công, Trình Giảo Kim, Hầu Quân Tập,..
    Thái Tông còn hết lòng răn dạy chư vương, lệnh cho Ngụy Trưng soạn cuốn "Tự cổ chư vương hầu thiện ác lục" để huấn hỗ chư vương, tuyển chọn nhiều người tài để dạy dỗ Thái tử và chư vương như Ngụy Trưng, Vương Khuê, Vu Chí Ninh, Lý Bách Dược, Đỗ Chính Luân. Chính vì vậy chư vương thì người có hiếu thì có Hàn Vương Lý Nguyên Gia, Hoắc Vương Lý Nguyên Quỹ, tài năng có Hà Gián Vương Lý Hiếu Cung, Giang Hạ Vương Lý Đạo Tông.


    Thái Tông quý trọng trung nghĩa từng cho tìm con cháu của nhiều đại thần chết vì can gián thời nhà Tùy như Nguyên Thiện Đạt, hoặc trung nghĩa như Khuất Đột Thông, Độc Cô Thịnh. Thậm trí khi đánh Cao Ly còn ban thưởng cho quân dân thành An Thị vì sự dũng cảm của họ để khích lệ những người ra sức vì nước.

    Sử gia Trung Hoa khen đời Thái tông thịnh trị như đời vua Nghiêu, vua Thuấn. Ngay cả sự tổng kết chính trị trong Trinh Quán chính yếu sau này cũng được các đế vương Nhật Bản và Tân La mô phỏng theo
    Thái Tông tuy rằng so với Nghiêu Thuấn không bằng nhưng có thể nói là bậc quân vương xuất sắc nhất trong các đế vương phong kiến Trung Hoa. Đức hạnh và sự nghiệp huy hoàng của Thía Tông mãi trường tồn cùng trời đất, tỏa sáng cùng nhật nguyệt.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
    Lúa thóc đầy đồng trâu chả thèm ăn

    Mà hỏi 1 câu thì vào Hỏi nhanh đáp gọn mà hỏi, ai mướn chú quăng cả đống chữ lên đây [IMG]images/smilies/45.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi conemthudo
    Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
    Lúa thóc đầy đồng trâu chả thèm ăn

    Mà hỏi 1 câu thì vào Hỏi nhanh đáp gọn mà hỏi, ai mướn chú quăng cả đống chữ lên đây [IMG]images/smilies/45.gif[/IMG]
    Cái đời này thì dân mới chỉ ấm no, chứ chưa phải là nước có hạng trong trường quốc tế như đời Lê Thánh Tông

    P/s : Chấp thằng Tàu nô đó làm gì ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thời Đương không phải là một thời kỳ mạnh của Trung Quốc, kể cả thời Đường Thái Tông. Không có cách nào chế ngự được các bộ tộc phương Bắc, gần như phải thần phục họ, nên cũng chẳng có gì là vẻ vang và vinh quang với vương triều Đường [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Sephiroth
    Thời Đương không phải là một thời kỳ mạnh của Trung Quốc, kể cả thời Đường Thái Tông. Không có cách nào chế ngự được các bộ tộc phương Bắc, gần như phải thần phục họ, nên cũng chẳng có gì là vẻ vang và vinh quang với vương triều Đường [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Thì ngoài mấy triều vốn của dân du mục là Nguyên, Thanh thì Trung Quốc có triều nào khắc chế được các bộ tộc phương Bắc đâu [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] hoặc giả có thì cũng chỉ một thời gian ngắn. Dẫu sao trong mấy triều đại người Hán thì triều Đường vẫn là cường thịnh nhất rồi.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lão seph ngộ rồi à? Chỉ có 2 thời kỳ duy nhất TQ đánh bạt được các tộc phương Bắc là Hán Vũ đế diệt Hung Nô và Đường Thái Tông diệt Đột Quyết. Người Đột Quyết thời Tùy dựng đế quốc trải dài từ Mãn Châu đến tận biển Caspian thì đến thời Đường bị đánh tan tành ko còn 1 mẩu đất cắm dùi, phải lưu vong sang tận anatolia

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Lão seph ngộ rồi à? Chỉ có 2 thời kỳ duy nhất TQ đánh bạt được các tộc phương Bắc là Hán Vũ đế diệt Hung Nô và Đường Thái Tông diệt Đột Quyết. Người Đột Quyết thời Tùy dựng đế quốc trải dài từ Mãn Châu đến tận biển Caspian thì đến thời Đường bị đánh tan tành ko còn 1 mẩu đất cắm dùi, phải lưu vong sang tận anatolia
    Tan tành và lưu vong thì đội quân tiến vào Trường An Lạc Dương tạo nên Ngũ Đại Thập Quốc ở đâu ra [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng triều Đường yếu đến nỗi phải dựa vào ngoại tộc để đánh với với ngoại tộc, đến nỗi Vua con cũng mang dòng máu của người ngoại tộc, thì Đường triều về khoản nào đó còn tệ hơn nhà Tống. Tống tuy yếu như chống Liêu, Kim cũng còn được lâu, chả phải dựa vào bố con thằng nào [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], chỉ gặp Mông Cổ mạnh quá thì tan rã, chứ Đường triều chỉ 1 trận đã tan tành, dù các quân dân tộc lúc này phần lớn là du mục, bộ lạc, chưa thành những Đế chế hùng mạnh, đành sống lay lắt bằng cách khuất thân dựa vào tộc người này (Sa Đà, Tiên Ty, Hồi Hột) để chống lại các tộc khác (Khiến Đan, Đột Quyết).

    Có thể coi là nhà ĐƯờng tệ như nhà Tấn [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Nên nhớ nhà Đường chính là thời kỳ Nam Chiếu, Tĩnh Hải Quân vươn lên giành độc lập và trở thành những đế quốc, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Sephiroth
    Tan tành và lưu vong thì đội quân tiến vào Trường An Lạc Dương tạo nên Ngũ Đại Thập Quốc ở đâu ra [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng triều Đường yếu đến nỗi phải dựa vào ngoại tộc để đánh với với ngoại tộc, đến nỗi Vua con cũng mang dòng máu của người ngoại tộc, thì Đường triều về khoản nào đó còn tệ hơn nhà Tống. Tống tuy yếu như chống Liêu, Kim cũng còn được lâu, chả phải dựa vào bố con thằng nào [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], chỉ gặp Mông Cổ mạnh quá thì tan rã, chứ Đường triều chỉ 1 trận đã tan tành, dù các quân dân tộc lúc này phần lớn là du mục, bộ lạc, chưa thành những Đế chế hùng mạnh, đành sống lay lắt bằng cách khuất thân dựa vào tộc người này (Sa Đà, Tiên Ty, Hồi Hột) để chống lại các tộc khác (Khiến Đan, Đột Quyết).

    Có thể coi là nhà ĐƯờng tệ như nhà Tấn [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Nên nhớ nhà Đường chính là thời kỳ Nam Chiếu, Tĩnh Hải Quân vươn lên giành độc lập và trở thành những đế quốc, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử.
    Ý cậu nói về giai đoạn Đường Mạt khi Chu Ôn lật đổ triều Đường, nên nhớ Chu Ôn vẫn là người Hán, trước theo Hoàng Sào sau phản Hoàng Sào được Đường Hy Tông trọng dụng. Ngay cả người Sa Đà cũng là tàn dư của Đột quyết chứ chẳng phải tộc vô danh đâu, và tộc này cũng mau chóng bị Hán hóa, họ tự nhận mình là người Hán, mọi chế độ theo chế độ của người Hán, nhà Hậu Đường thì tự xưng là hậu duệ nhà Đường, nhà Hậu Tấn thì Thạch Kính Đường cũng vốn mang tên Sa Đà sau đổi thành tên Hán, nhà Hậu Hán của Lưu Tri Viễn cũng tương tự, đa số phiên trấn thời Ngũ đại vẫn do người Hán kiểm soát, chính vì vậy mà nhà Hậu Hán tồn tại không lâu bị Quách Uy tiêu diệt, sau này khi nhà Tống thống nhất thiên hạ thì Sa Đà hầu như không được nhắc tới nữa, còn trong Thập Quốc chỉ có duy nhất Bắc Hán là tàn dư của Hậu Hán còn 9 nước còn lại là của người Hán.
    Cuối nhà Đường thực chất chính phủ trung ương chỉ còn là hữu danh vô thực, quyền lực thực tế do phiên trấn kiểm soát, nhà Đường không đủ binh lực để dẹp loạn thì dĩ nhiên phải mượn quân của Sa Đà. Còn vào thời Huyền Tông khi loạn An Sử xảy ra thì nhà Đường có cho người sang mượn quân của Hồi Hột và Thổ Phồn để tăng thêm thanh thế, ngay cả sau này mấy lần Thổ Phồn, Hồi Hột xâm phạm cũng bị quân Đường đánh cho tan tành.
    Mà bạn chỉ biết đến giai đoạn tàn vong của nhà Đường, dù nhà Đường tàn vong nhưng giang sơn vẫn không rơi vào tay ngoại tộc. Còn về giai đoạn rực rỡ của nhà Đường thì khỏi phải nói, Hán, Tống, Minh, Thanh, Nguyên đều không sánh kịp, các triều đại đó hoặc cai trị hà khắc, hoặc thành tựu không đáng kể, so với sự thịnh trị về mọi mặt của nhà Đường thì không thể sánh bằng.
    Bạn nên đọc lại bài sẽ thấy.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi thongsu90
    Thì ngoài mấy triều vốn của dân du mục là Nguyên, Thanh thì Trung Quốc có triều nào khắc chế được các bộ tộc phương Bắc đâu [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] hoặc giả có thì cũng chỉ một thời gian ngắn. Dẫu sao trong mấy triều đại người Hán thì triều Đường vẫn là cường thịnh nhất rồi.
    Vào thời Hán, thời kỳ đầu thì không nói nhà Hán thực hiện chính sách hòa thân để yên định biên giới, đến thời Hán Vũ Đế thì đánh cho Hung Nô tan tành, vào thời Hán Tuyên Đế thì Hồ Hàn Tà Đan Vu đến Trường An triều kiến nhà Hán đánh dấu HUng Nô trở thành phiên thuộc nhà Hán, vào thời Quang Vũ Đế đánh dẹp dư đảng của Hung Nô, cho bộ phận Nam Hung Nô được sống yên ổn, bao dung nuôi dưỡng họ.
    Thời Đường thì không nói, vì đã có bài ở trên.
    Thời Minh, Minh Thành Tổ năm lần viễn chinh Mạc Bắc, đánh bại Mông Cổ, phong vương cho các thủ lĩnh Mông Cổ, ngay cả Nữ Chân cũng vốn là phiên thần của nhà Minh, sau này vào thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích mới bắt đầu trỗi dậy.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi thì có 1 số thời kỳ có thể "sánh" được với thời Đường :
    - Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2, họ là chủ nợ của thế giới, sản lượng công nghiệp gấp mấy lần các nước đứng sau gộp lại
    - Nước Anh thế kỷ 19 với câu nói đi vào lịch sử "mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh"
    - La Mã từ thế kỷ 0-2 sau CN

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •