Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thất thập cổ lai hy

    Thực ra đây là một nghiên cứu mở rông từ bài nghiên cứu cũ của mình . Mình muốn chúng ta cùng thảo luận về sức khỏe ( tuổi thọ ) của con người sống trong các thời đại cổ . Tất nhiên là đã có nghiên cứu qua nhưng nên để mọi người bàn luận trước đã ( rất hy vọng cậu badMeetEvil sẽ ghé qua topic này ) . Đây là vài nền văn minh nổi tiếng mà ai cũng biết . Trước hết , các mem cùng vote xem nền văn minh nào con người sống lâu nhất ( mình sẽ post nghiên cứu khoa học và của riêng mình sau ) :
    - Ai Cập cổ thời Ramses ( cực thịnh ) khoảng năm 1250 TCN .
    - Hy Lạp cổ ( khoảng năm 450 TCN ) .
    - Nhà Hán thời Vũ Đế ( quanh năm 120 TCN) .
    - La Mã thời Augustus ( quanh năm 13 TCN ) .
    - Maya thời Pascal I - Pascal vĩ đại ( quanh năm 650 )
    - Đế quốc Frank và La Mã thần thánh của Charlemagne ( quanh năm 800 ) .
    Tất nhiên , nếu ai biết nền văn minh nào đó con người trường thọ xin cứ nêu ý kiến .

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi engelsism
    Thực ra đây là một nghiên cứu mở rông từ bài nghiên cứu cũ của mình . Mình muốn chúng ta cùng thảo luận về sức khỏe ( tuổi thọ ) của con người sống trong các thời đại cổ . Tất nhiên là đã có nghiên cứu qua nhưng nên để mọi người bàn luận trước đã ( rất hy vọng cậu badMeetEvil sẽ ghé qua topic này ) . Đây là vài nền văn minh nổi tiếng mà ai cũng biết . Trước hết , các mem cùng vote xem nền văn minh nào con người sống lâu nhất ( mình sẽ post nghiên cứu khoa học và của riêng mình sau ) :
    - Ai Cập cổ thời Ramses ( cực thịnh ) khoảng năm 1250 TCN .
    - Hy Lạp cổ ( khoảng năm 450 TCN ) .
    - Nhà Hán thời Vũ Đế ( quanh năm 120 TCN) .
    - La Mã thời Augustus ( quanh năm 13 TCN ) .
    - Maya thời Pascal I - Pascal vĩ đại ( quanh năm 650 )
    - Đế quốc Frank và La Mã thần thánh của Charlemagne ( quanh năm 800 ) .
    Tất nhiên , nếu ai biết nền văn minh nào đó con người trường thọ xin cứ nêu ý kiến .
    Mình thì về tuổi thọ các xứ thì mình không quan tâm lắm

    Chỉ biết Ai Cập thời Rameses II thì chỉ có ổng sống 97 tuổi, còn dân chúng thọ trung bình là 35 => Out

    Theo mình, thời văn minh sông Ấn thì con người sống lâu nhất bởi chất lượng cuộc sống + hoà bình, yên ổn kéo dài vs 1 nền KT hùng mạnh & tôn giáo vẫn lưu sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến nay qua mấy thiên nhiên kỷ

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trước khi bàn cãi cần khuyên các bạn khi nghiên cứu tài liệu nên đề phòng cái "tuổi thọ trung bình" của tụi Tây.

    Cách tính tuổi thọ trung bình là cộng tuổi thọ của mọi người lại rồi chia bình quân. Lỗi ở đây là kể cả trẻ sơ sinh cũng tính tuốt. Mà mình biết càng xa xưa tỉ lệ trẻ em chết càng cao. VD: nhà đẻ 7 đứa con thì có khi chỉ 1, 2 người sống đến tuổi trưởng thành. Nhưng mà những người 1, 2 tuổi đã chết cũng tính vào nên kể cả 2 người sống đến 70 tuổi thì tuổi thọ trung bình của nhà họ cũng chỉ 20 thôi.

    Tức là người dân thời Ramses ko phải chỉ thọ đến 35 tuổi, mà họ có thể cũng thọ được như nhà vua, bù lại tỷ lệ trẻ em sơ sinh chết cũng cao.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thế theo cậu Hữu ta nên tính thế nào ? Nếu tất cả các thời kỳ đều chỉ tính những người sống qua 50 tuổi thôi còn ai chết vì bệnh trước đó đều phải loại thì mọi nghiên cứu đâu còn ý nghĩa gì nữa ? Có những vùng thời xưa thậm chí người sống đến 50 đã hiếm hoi . Chả lẽ cả 1 vùng vài nghìn người chỉ vài ba người sống trên 50 tuổi thì vài ba người ấy cũng đại diện cho tuổi thọ của vùng sao ?
    Với lý do như thế mình 1 phần đồng ý với cậu Hữu loại những người chết trước tuổi trưởng thành ( hay tuổi lao động ) đi . Như thế có được không ? ( coi tuổi lao động là 18 đi ) .

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi engelsism
    Thế theo cậu Hữu ta nên tính thế nào ? Nếu tất cả các thời kỳ đều chỉ tính những người sống qua 50 tuổi thôi còn ai chết vì bệnh trước đó đều phải loại thì mọi nghiên cứu đâu còn ý nghĩa gì nữa ? Có những vùng thời xưa thậm chí người sống đến 50 đã hiếm hoi . Chả lẽ cả 1 vùng vài nghìn người chỉ vài ba người sống trên 50 tuổi thì vài ba người ấy cũng đại diện cho tuổi thọ của vùng sao ?
    Với lý do như thế mình 1 phần đồng ý với cậu Hữu loại những người chết trước tuổi trưởng thành ( hay tuổi lao động ) đi . Như thế có được không ? ( coi tuổi lao động là 18 đi ) .
    Theo mình, không nên làm vậy bởi hồi xưa tỉ suất tử của trẻ em dưới 18 là cao và rất cao ở nhiều nơi như châu Âu thời Trung Cổ hay nhiều nơi tại châu Phi

    Vậy theo mình điều đó là không nên bởi sẽ loại bỏ 1 tỉ lệ dân số rất đáng kể

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mình nghĩ vào thời cổ đại thì tuổi lao động thấp hơn nhiều. Theo một số tài liệu mình đọc thì trẻ con tầm 8-13 tuổi đã trở thành lao động chính trong gia đình rồi. Có thể không giao những việc quá nguy hiểm như đi săn hay việc quá nặng như lặn nhưng cũng cáng đáng những việc thiết thực như đi cày, phụ việc vào mùa gặt. Ngay như ở Việt Nam thời hiện đại đây, nhiều cậu bé tầm 13,14 tuổi đã có thể kéo chài được rồi hay thậm chí là ra thành phố kiếm tiền gửi về quê. Một rắc rối nữa là thời xưa, mỗi nước lại có tục lệ xét lên trưởng thành khác nhau. Có nước là 14, có nước 16... Hay thậm chí các bộ tộc da đỏ còn đặt ra thử thách nhất định, vượt qua mới cho là trưởng thành. Nên có trường hợp hai mấy tuổi rồi mà ko dc đi săn, chỉ được phụ mẹ hái quả (xem trên Discovery từ lâu lắm rồi). Còn về trường hợp chết non, có giai đoạn người ta sẵn sàng giết đứa bé ngay từ khi mới sinh chứ ko cần nó chết vì bệnh tật, yếu ớt... Nhật Bản từng có giai đoạn nạn đói, trẻ con sinh ra bị đặt một tấm giấy tẩm ướt lên mặt. Hay như thời Châu Âu Trung Cổ, đứa trẻ sinh ra có đặc điểm gì đó không bình thường sẽ bị đem đi giết.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có vẻ cần cung cấp vài dữ liệu cho các cậu có cái tranh luận đã. Đây là tuổi thọ của các nhà cai trị đó :
    - Ramses ( 1303 - 1213 TCN ) : 90 t
    - Hán Vũ Đế ( 157 - 86 TCN ) : 69 t
    - Augustus ( 63 TCN - 14) : 77 t
    - Pascal I ( 603 - 683 ) : 80 t
    - CHarlemagne ( 742 - 814 ) : 72 t

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thời Hán Vũ Đế chỉ Thịnh vượng mấy năm đầu còn sau đó chiến tranh với Hung Nô rồi Nam Việt, dân tình cực khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, nên tuổi thọ chắc không cao.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Cần bổ sung thêm là nhà hán và người Ai Cập kết hôn nội tộc nữa :
    - Hán Vũ Đế lấy Trần Kiều là chị họ mình .
    - Binatah con gái của Ramses II với Isetnofret về sau thành hoàng hậu của chính ông , thậm chí họ còn có con trai nữa . Sau khi Ramses II chết , Binatah tiếp tục thành hoàng hậu của em trai mình là Menetaph . Mọi người cũng không nên quá kỳ thị với tục "kết hôn gần" này .

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •