Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tư Tưởng Mặc Gia và sự phát triển của Trung Hoa

    Mặc Tử (Mo Zi) là nhà tư tưởng, nhà sáng chế sống vào thời Xuân Thu, giai đoạn Bách Gia Chư Tử với sự nở rộ của hàng trăm trường phái tư tưởng, triết học, khoa học. Giai đoạn này được coi là ko kém cạnh so với phong trào triết học của Hy Lạp cổ đại.

    Mặc Gia là trường phái đối lập của Khổng Gia. Nếu Khổng Gia thu hút đông đảo học sinh, văn nhân, quý tộc thì Mặc Gia thu hút nghệ nhân, kỹ sư, nhà sáng chế. Mặc Gia đề cao kỹ thuật và khám phá, bản thân Mặc Tử là 1 nhà phát minh với công trình "Mặc Kinh" (Mo Jing) rất kỳ công, ghi chép kỹ lưỡng rất nhiều máy móc tinh xảo. Nếu Khổng Tử mẫu mực hóa thời Tam Hoàng Ngũ Đế, mơ mộng về thời đại thị tộc hồn nhiên và kêu gọi các nhà nước hướng về đó để làm mẫu mực, thì Mặc Tử nhìn nhận xác đáng rằng tuy thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế rất lý tưởng, nhưng nó là bước tiến bộ so với các thời đại trước nữa. Do vậy, xã hội cần phải tiến lên và vượt xa thời Tam Hoàng, thay vì lấy đó làm mẫu mực.

    Mặc Gia quan niệm mỗi cá nhân cần kiểm điểm những kinh nghiệm của mình, nhìn nhận những trải nghiệm để từ đó tìm ra con đường phát triển cho mình thay vì ép buộc mình vào những mẫu mực sáo mòn. Mặc Tử đả phá các mẫu mực của Khổng gia, như Lễ nhạc, ông coi là xa hoa lãng phí và đề cao cuộc sống thanh đạm, hay Tôn ti trật tự yêu vua, yêu thầy rồi mới yêu cha, mà ông coi là ích kỷ, thay vào đó con người nên yêu thương muôn người như nhau, yêu cha mẹ người cũng chính là hiếu với cha mẹ ta. Ông còn cho rằng vua hay dân đen, tất cả người trong thiên hạ đều bình đẳng!

    Mặc Tử chống chiến tranh tột cùng và cổ súy hòa bình tột cùng. Nhưng trong Mặc Kinh, ông lại ghi chép hàng trăm máy móc chiến tranh và vô số chiến lược quân sự. Liệu có sự bất đồng trong con người ông? Ko hề! Mặc Tử nhận ra rằng, để chống chiến tranh ko thể dựa vào con tim hay miệng lưỡi. Ông sáng chế các máy móc, chiến lược để trang bị cho những nước nhỏ yếu, tạo lập cân bằng với các nước lớn, khiến họ chùn chân gây chiến. Trong đời ông và các học trò đã truyền bá tri thức cho nhiều nước nhỏ, du thuyết các nước lớn, ngăn chặn được nhiều cuộc tương tàn.

    Mặc Gia kể từ đời Tần trở về sau hoàn toàn biến mất. Lẽ dĩ nhiên các nhà nước phong kiến đã đề cao Khổng Giáo thì ko thể nào để cho trường phái Mặc Gia được sống.

    Tuy tư tưởng của Mặc Tử tuy còn mang nhiều nét sơ khai nhưng có thể nói nó đã thể hiện những điểm tiến bộ đáng kinh ngạc, thậm chí so với tiêu chuẩn ngày nay: đề cao khám phá khoa học, chủ nghĩa nhân bản, tinh thần phản biện và tự do tư tưởng. Đồng thời Mặc Gia cũng mang những góc nhìn và tầm nhìn đúng đắn về lịch sử phát triển xã hội. Lịch sử TQ nói riêng và châu Á nói chung liệu có khác đi nếu thay vì Khổng giáo, Mặc Gia trở thành tư tưởng cốt lõi của xã hội?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bạn có ebook nào của phái Mặc gia ko cho xin với.

    Hồi nhỏ sùng bái nho học bao nhiêu thì lớn lên thấy nó kém cỏi bấy nhiêu. Vậy mà hiện nay dân mình còn nhiều người tôn thờ nho lắm.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thằng Đần
    Bạn có ebook nào của phái Mặc gia ko cho xin với.

    Hồi nhỏ sùng bái nho học bao nhiêu thì lớn lên thấy nó kém cỏi bấy nhiêu. Vậy mà hiện nay dân mình còn nhiều người tôn thờ nho lắm.
    Sách Cổ Học Tinh Hoa trích dẫn khá nhiều Tư tưởng Mặc Tử và các nhà, là tổng Quát chọn lọc của Bách gia chư tử.
    Thực ra mình không biết bạn thực sự suy ngẫm về những lời dạy Khổng Tử và Mạnh Tử sâu sắc chưa nhưng cá nhân mình tìm được rất nhiều điều mới mẻ từ nho học.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Nguyên Trung
    Sách Cổ Học Tinh Hoa trích dẫn khá nhiều Tư tưởng Mặc Tử và các nhà, là tổng Quát chọn lọc của Bách gia chư tử.
    Thực ra mình không biết bạn thực sự suy ngẫm về những lời dạy Khổng Tử và Mạnh Tử sâu sắc chưa nhưng cá nhân mình tìm được rất nhiều điều mới mẻ từ nho học.
    Học được nhiều điều hay nhưng cũng thấy nhiều điều dở . Mà những điều dở thì lớn lên mới nhận ra, hồi bé người ta nói thế nào thì tin thế đó

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •