Trang 1 của 23 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 226

Chủ đề: Ngày này năm xưa.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Ngày này năm xưa.

    Theo yêu cầu của Kê Vương, Mút Đế cùng các chức sắc khác trong triều, căn cứ Hiến pháp LSVN, bản quan lập ra topic "Ngày này năm xưa" để thành viên diễn đàn cùng nhau khám phá lịch sử mỗi ngày. Khuyến khích ghi rõ nguồn, tranh ảnh, video minh họa (nếu có). Nếu trùng ngày sinh thành viên nào đó, có thể lên đây tự sướng (miễn không vi phạm nội quy).

    Nay cáo!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mở hàng nào:

    -Ngày 29/9/1918: Trận St. Quentin Canal ở miền Bắc nước Pháp, liên quân Mỹ-Anh-Úc đột phá phòng tuyến Hindenburg. Là một phần của "giai đoạn 100 ngày", 14 sư đoàn tấn công vào trận địa Đức sau loạt pháo kích dữ dội, dẫn đầu là 150 xe tăng của lữ đoàn tăng số 4 và 5. Vì quân Đức thiếu vũ khí chống tăng hiệu quả, cuộc đột kích bất ngờ này hoàn toàn thành công trong những ngày đầu tiên, cầu Riqueval dù có đặt mìn nhưng bị đánh chiếm trước khi kịp kích nổ. Tuy nhiên khi tiến vào sâu hơn, các chiến hào và pháo binh Đức đã ngăn chặn và gây tổn thất đáng kể cho liên quân. Sư đoàn 3 của Úc kẹt lại khi nhiều xe tăng bị bắn cháy, họ mất 3 ngày đánh xáp chiến với bom, lưỡi lê và súng máy Lewis mới có thể tiếp tục tiến. Quân Đức phải rút dần vào đêm 30 tháng 9 khi quân Anh và Mỹ đánh mạnh ở 2 cánh, mặc dù vậy số lớn vẫn không kịp chạy thoát và phải đầu hàng khi bị bao vây. Đến 10 tháng 10, phòng tuyến Hindenburg đã bị phá vỡ hoàn toàn, làm các chỉ huy cao cấp của Đức tiêu tan hy vọng chặn bước tiến của quân Đồng Minh.



    10.000 tù binh Đức bị bắt trong trận này, phía Đồng Minh riêng quân Úc mất 2755 người.


    - Ngày 29/9/1364: Trận Auray trong thời kỳ chiến tranh trăm năm, Anh và Pháp tranh chấp quyền kế vị Britany khi công tước xứ này qua đời mà không có con cái hay để lại di chúc nào. 3500 quân Anh giáp chiến với 4000 lính Pháp cạnh sông Auray miền Bắc Pháp. Như mọi trận đánh đầu chiến tranh trăm năm, lính Pháp lao lên hứng trọn mưa tên của Anh và tan tác (có nỏ đạp chân nhưng bắn không lại). Quân Anh chiến thắng với thiệt hại rất ít trong khi Pháp mất hơn 1000 người. Chỉ huy Pháp De Blois bị giáo đâm ngã ngựa và chết tại chỗ do có lệnh không giữ tù binh. Chỉ có tổng tư lệnh Bertrand du Guesclin là bẻ kiếm đầu hàng khi thấy không thể thắng, ông bị giữ làm tù nhân và sau được chuộc ra với giá 100.000 đồng vàng. Một năm sau, vua Pháp thừa nhận John V là công tước Britany theo hiệp ước Guerande.



    - Ngày 29/9/1864: Trận Chaffin's farm- Nội chiến Mỹ, quân Liên Bang đánh bại liên minh miền Nam ở hạt Henrico County, Virginia. Tuyến phòng thủ Richmond bị vỡ nhưng tướng Lee đã rút lui thành công.





    -29/9/61 trước công nguyên, sinh nhật thứ 45 của Pompey Đại Đế, một trong tam hùng La Mã cuối thời cộng hòa.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    .................................................. ... xóa [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Artilleryman
    Vô wiki xem mục "on this day" cho khỏe đi bác ơi.
    Lấy từ đó ra chứ đâu [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Không phải ai cũng sõi tiếng Anh (cụ thể là tớ đây), mà cả dân Anh Mỹ chắc cũng tẩu hỏa nhập ma khi đọc hết cái "On This Day" đó, quá nhiều thông tin. Nên mỗi người sẽ có 1 góc nhìn riêng tùy theo sở thích, tôn giáo, quan điểm....... Hơn nữa wiki cũng không phải vạn năng đâu, còn sót nhiều lắm [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    wiki tiếng Việt cũng có Ngày này năm xưa mà

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ngày 30 tháng 9:

    - 30/9/1399, Henry IV được tuyên vương, ông xưng là vua của Anh, Pháp và Ireland. Henry IV lên ngôi không phải do kế truyền hợp thức mà từ cuộc binh biến lật đổ em họ Richard II với sự ủng hộ của nghị viện, sau đó bỏ đói ông này đến chết. Triều đại của Henry IV nổi bật với việc dẹp tan các cuộc nổi dậy ở Wales, Scotland, củng cố quyền thống lĩnh của Anh quốc với các xứ này.



    - 30/9/1915: binh nhì Radoje Ljutovac của quân đội Serbia bắn hạ một máy bay Áo khiến hai phi công thiệt mạng. Đây là máy bay đầu tiên bị bắn rơi trong lịch sử, và trúng đạn từ một khẩu pháo mặt đất bắn góc cao (không có chức năng phòng không).

    Ảnh Radoje Ljutovac cùng khẩu pháo lịch sử của ông.


    - 30/9/1895: Sau 12 năm chiến tranh, vương quốc Madagascar chính thức trở thành xứ bảo hộ thuộc Pháp.

    - 30/9/1938: chính phủ Anh, Pháp ký hiệp định Munich, cho phép Đức chiếm vùng "Sudetenland" của Tiệp Khắc, lãnh thổ Tiệp Khắc bị phân rã và xâu xé bởi Đức, Hungaria và Ba Lan.

    Các lãnh đạo tham gia ký hiệp định Munich (từ trái sang): thủ tướng Anh Chamberlain, thủ tướng Pháp Daladier, Hitler, Mussolini, và bộ trưởng ngoại giao Ý Ciano


    - 30/9/1965: đảo chính quân sự ở Indonesia. Tổng thống Sukarno đập tan cuộc đảo chính và đổ lỗi cho đảng cộng sản Indonesia, khoảng 500.000 người đã bị thảm sát chỉ trong vòng 1 năm sau đó, bao gồm thành viên đảng cộng sản (PKI), Abangan (dân Hồi giáo bản địa pha trộn với Ấn Độ giáo) và người Trung Quốc. Đến nay các tài liệu về vụ thảm sát này vẫn chưa được công khai và là chủ đề nhạy cảm nhất của lịch sử Indonesia.

    (Hình ảnh google ra quá ghê rợn nên không dám up lên đây)

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    - 1/10/331 TCN: trận Gaugamela, Alexandros Đại đế của Macedon đánh bại Darius III của Achaemenes.





    - 1/10/1756: Trận Lobositz, một trong những trận đánh đầu tiên của Cuộc chiến bảy năm. 28000 quân Phổ chạm trán 33.000 lính Áo ở thị trấn Lovosice, Bohemia. Kỵ binh Phổ chủ đông tân công nhưng bị đánh lui khiến cho chỉ huy kỵ binh Gessler xấu hổ, và tự mình dẫn toàn bộ số còn lại tấn công vào trận địa quân Áo, làm Frederick đại đế phải thốt lên "Chúa ơi, kỵ binh của tôi đang làm gì thế này? Họ tấn công lần 2 mà không có lệnh". Rốt cuộc kỵ binh Phổ vẫn thua và trận chiến chỉ được cứu vãn bởi công tước Bevern. 5 giờ chiều, khi được báo cáo là lính của mình đã bắn hết sạch đạn, ông gầm lên "Cái gì? Anh không có lưỡi lê à? Xiên chả hết bọn chó chết đó". Bảy tiểu đoàn của Bevernn lao vào xáp chiến và đánh bật được quân Áo ra khỏi thị trấn. Dù thiệt hại hai bên là ngang nhau, sáng hôm sau Frederick tuyên bố chiến thắng vì quân Áo đã rút lui trong đêm.




  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    29
    Next:

    - 2/10/1187: Jerusalem đầu hàng Saladin. Sau gần 2 tuần kháng cự, Balian muối mặt ra xin hàng có điều kiện, nhưng Saladin không chấp nhận. Balian bèn dọa sẽ giết hết 5000 tù binh Hồi giáo cùng phá hủy thánh địa nếu bị tấn công, và Saladin phải nhượng bộ. Thỏa thuận là 10 dinar cho mỗi đàn ông, 5 cho phụ nữ và 2 cho trẻ em. Tuy nhiên quân Thập Tự Chinh không đủ tiền chuộc nên rốt cuộc chừng 15000 người đã bị bán làm nô lệ, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Các nỗ lực tái chiếm bằng những cuộc Thập Tự Chinh sau này đều thất bại và người Thiên Chúa Giáo mất quyền kiểm soát thành phố mãi cho đến thế chiến I



    - 2/10/1552: Nga chinh phục Kazan. Sa hoàng Ivan Hung bạo dẫn 15 vạn quân cùng 150 khẩu pháo bao vây thủ đô Hãn quốc Kazan, miền Trung nước Nga. Những tháp công thành cao 12 mét được thiết kế để đặt pháo trên nóc, và công binh Nga gài mìn phá hủy các mạch nước ngầm. Mùng 2 tháng 10, tường thành bị phá sập nhưng cuộc chiến trong nội đô còn kéo dài suốt 11 ngày sau, Nga mất 15000 lính còn thương vong phía Kazan là 65000 người. Chinh phục thành công Kazan, Ivan Hung bạo bổ sung thêm vào lãnh thổ Nga một khu vực có diện tích tương đương bán đảo Tây Ban Nha.



    - 2/10/1941: Đức bắt đầu tấn công Moskva.

    <thead>


    YouTube Video - Lichsuvn.info


    </thead>



    <object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/VTzHj-R9McA">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/VTzHj-R9McA">
    <param name="wmode" value="transparent">
    <em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
    </object>

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    - 3/10/52 sau công nguyên, Trận Alesia kết thúc, thủ lĩnh Gaul là Vercingetorix ra hàng Caesar. Xứ Gaul nằm dưới quyền kiểm soát của La Mã trong suốt 500 năm sau.





    - 3/10/1935, phát xít Ý mở màn cuộc xâm lược Ethiopian. Hội Quốc Liên cấm vận kinh tế nhưng không có hoạt động quân sự nào khác. Đáng chú ý, Hitler bán cho chính phủ Ethiopian 16.000 khẩu súng trường và 600 súng máy, với hy vọng tiêu hao và làm Ý yếu đi khi Đức sát nhập Áo. Mussolini sử dụng cả bom đạn chứa khí độc, dù đã ký hiệp dịnh Gieneva năm 1925 về cấm dùng vũ khí hóa học, thậm chí cả đạn dum-dum. Tháng 5/1936, thủ đô Addis Ababa thất thủ, Ý sát nhập Ethiopian làm thuộc địa. Trong 7 năm chiếm đóng, nền kinh tế chăn thả của Ethiopian thiệt hại nặng nề do bị phát xít Ý trưng thu 70 vạn con lạc đà, sáu triệu con bò, bảy triệu con cừu và dê, 1 triệu con ngựa. Năm 1947, chính phủ Ý phải trả bồi thường chiến tranh tổng cộng hơn 25 triệu đô la.


  10. #10
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    - 4/10/1363, trận hồ Bà Dương. Dù chỉ bằng một phần ba, thủy quân của Chu Nguyên Chương đánh trận quyết định tiêu diệt đại quân của Trần Hữu Lượng sau khi hai bên giằng co hơn một tháng. Chiến thắng quyết định ở hồ Bà Dương đã giúp Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc.



    - 4/10/1636: Trận Wittstock trong chiến tranh 30 năm. Nguyên soái Thụy Điển Johan Baner đánh đại bại bá tước von Melchior Hatzfeld của Thánh Chế La Mã tại thị trấn Wittstock (cách Berlin 95 km về phía Bắc), quân Đức mất 5000 người, bị thu hết pháo và chỉ chạy thoát nhờ trời tối. Thậm chí 2000 tù binh sau này còn quay sang phục vụ trong hàng ngũ Thụy Điển.





    - 4/10/2001, chuyến bay thương mại Flight 1812 từ Tel Aviv đến Novosibirsk (Nga) bị tên lửa S-300 của Ukraine bắn hạ trên Biển Đen trong lúc tập trận. 78 người trên máy bay đều thiệt mạng. Nguyên nhân được xác định là do thiết bị bay làm bia đã phát nổ khiến cho tên lửa tự chuyển hướng sang mục tiêu gần đó nhất-máy bay chở khách. Tai nạn này khiến đã Oleksandr Kuzmuk, bộ trưởng quốc phòng Ukraine bị cách chức và quân đội trong 7 năm sau đó không dám tập trận với các loại tên lửa tương tự. Chính phủ Ukraine từ chối nhận trách nhiệm nhưng đã trả bồi thường cho gia đình các nạn nhân tổng cộng 15 triệu đô la.


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •