Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Điềm gở trong buổi lễ đăng quang của vua Phổ Nghi

    Buổi lễ đăng quang của vua Phổ Nghi diễn ra trong điện Thái Hoà, cách đây gần một thế kỷ. Buổi lễ cử hành vào lúc nửa đêm. Giờ cử hành lễ đã dược nhiều chiêm tinh gia cho là giờ tốt đẹp nhất. Lúc đó trong nội điện im lặng như tờ, người ta chỉ thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nổ lách tách của những lò sưởi đốt than đỏ hồng. Các thân vương, các đại thần, tướng quân, quan lại và các viên chức trong Cấm Thành ăn mặc rất chỉnh tề. Phía trước áo choàng của các quan thêu hình những con hạc trắng và những con trĩ mầu vàng, và mũ của họ thường cắm lông công.
    Lễ đăng quang của Phổ Nghi bắt đầu khi tiếng chuông vang lên, và tất cả những người hiện diện phải quỳ gối ba lần và khấu đầu chín lần. Điểm quan trọng nhất là lúc trao ngọc tỷ cho tân Thiên Tử. Ngọc tỷ làm bằng ngọc được khắc bằng cả chữ Mãn Châu và chữ Hán. Khi một vị chúa tể nhận được ngọc tỷ thì người đó chính thức trở thành Thiên Tử. Một lần nữa ngọc tỷ lại trao tay trong điện Thái Hoà, giữa những tiếng hô vang dậy: “Vạn Vạn Tuế! Vạn Vạn Tuế“ (Mười ngàn năm) – nghĩa là vĩnh cửu. Bên ngoài điện Thái Hoà, từng đội lính thuộc tám đạo quân khác nhau của nhà Thanh sắp thành từng hàng theo mầu cờ của mình, tuốt kiếm lên để bày tỏ sự công nhận vị tân Thiên Tử. Bên trong, quần thần quỳ gối ba lần và khấu đầu chín lần để tỏ lòng trung thành với vị Hoàng Đế mới của nhà Thanh.
    Trong cảnh nghiêm trọng rùng rợn ấy, Phổ Nghi, vị Hoàng Đế thứ mười của nhà Thanh, bỗng bật khóc, và kêu thét lên: “Đi về! Tôi muốn trở về!” Sau này Phổ Nghi kể lại:”Nghi lễ đăng quang thật là dài và chán nản. Hơn nữa đêm hôm đó rất lạnh, khi người ta bồng tôi vào điện Thái Hoà và đặt tôi ngồi trên cái bệ rồng thật cao đó, tôi không thể nào chịu đựng được và phải kêu khóc đòi về.”
    Trong buổi lễ, Thuần Thân Vương lúc nào cũng đứng kèm bên cạnh Phổ Nghi, và cũng phải quỳ gối ngay cạnh ngai vàng. Khi Phổ Nghi kêu khóc đòi về, ông khẽ rít hai
    hàm răng, năn nỉ cậu con đừng la khóc. Nhưng Phổ Nghi vẫn la khóc: “Tôi muốn trở về! Tôi muốn đi về!” Thuần Thân Vương hoảng hốt lên tiếng dỗ dành con: “Sắp chấm dứt bây giờ! Tất cả sắp hết rồi!”
    Thực ra một đứa trẻ lên ngôi Hoàng Đế không phải là một điều mới lạ trong lịch sử Trung Hoa. Vua Thuận Trị và vua Khang Hy nhà Thanh cũng lên ngôi vào lúc mới lên
    sáu tuổi. Vua Khang Hy thực sự nắm quyền Thiên Tử lúc mới mười ba tuổi. Nhưng những lời đối đáp giữa cha con Thuần Thân Vương và Phổ Nghi đã làm cả triều đình
    cực kỳ kinh sợ. Những tiếng “trở về” và “sắp chấm dứt” và “sắp hết rồi” đã được coi như là một điềm gở.
    Triều thần Mãn Thanh rất lo ngại điềm gở này. Khi người Mãn Châu mới xâm chiếm và làm chủ Trung Hoa, họ vẫn có mặc cảm người Mãn ít và người Hán đông gấp trăm lần.Các vị vua chúa khai sáng nhà Mãn Thanh từng căn dặn con cháu, khi nào người Hán đứng dậy kháng cự mà người Mãn không đàn áp được thì ở đâu hãy trở về đấy, có nghĩa là trở về đất cũ là Mãn Châu. Nay Phổ Nghi la hét đòi “trở về” thì người ta nghĩ ngay tới lời dặn của tổ tiên người Mãn. Lời trấn an “Sắp chấm dứt“ của Thuần Thân vương cũng được giải nghĩa là triều đại nhà Mãn Thanh đã đến lúc cáo chung.
    Khi tin này được đồn đãi ra ngoài, thì dân chúng Trung Hoa vô cùng phấn khởi vui mừng. Họ cho rằng người Mãn Châu cai trị Trung Hoa gần ba thế kỷ, nay đang nghiêng ngửa suy sụp. Thiên mệnh nhà Thanh đã mãn và khắp nơi người ta có thể trông thấy sự mục nát của nhà Thanh. Triều đình Mãn Thanh đã bị tây phương làm nhục, tệ hơn nữa là bị ngay một nước nhỏ bé là Nhật Bản đánh bại. Người Trung Hoa nhận thấy việc Nhật Bản đã đánh bại Nga Sô năm 1905 đã đưa tới những cuộc cách mạng đầu tiên tại Nga, thì việc Nhật đánh bại quân đội Mãn Thanh năm 1895 cũng là yếu tố bên ngoài gây lên phong trào Phản Thanh tại Trung Hoa.
    Bên ngoài Cấm Thành, các tổ chức cách mạng của Trung Hoa vô cùng khích lệ khi
    Phổ Nghi la khóc đòi “Trở Về.“ Chính vì thế các hoạt động Phản Thanh Phục Minh đột nhiên có động lực mới để bành trướng, và đưa tới cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi linhnoly
    Người Trung Hoa nhận thấy việc Nhật Bản đã đánh bại Nga Sô năm 1905
    Nga SA hoàng... xô nào ở đây [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG][IMG]images/smilies/19.gif[/IMG][IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •