Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 68
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Kiến trúc Roman, Gothic và Byzantine, cùng tìm hiểu và trao đổi...

    Trước khi có các kiến trúc mái vòm thì Châu Âu có thể loại kiến trúc đầu Trung Cổ thế này




    Còn cái mái vòm củ hành nó là đặc trưng của thời kỳ Phục Hưng, chứ ko chỉ riêng Byzantine sinh sau đẻ muộn. Thực tế thì cái mái vòm được xây từ thời La Mã và cách xây dựng mái vòm chính là một phát minh to lớn của thời kỳ này nhưng bị đứt đoạn và mấy trăm năm sau mới lại xuất hiện nhưng với cái thời kỳ Phục Hưng.


    Ở đây có rất nhiều thanh niên nhầm nhọt giữa kiến trúc Romanesque, kiến trúc Gothic, kiến trúc Phục Hưng, các kiến trúc đi sau như kiến trúc Baroque và kiến trúc Byzantime, mấy thằng này khác nhau cách tạo hình, kiến trúc tường và cửa sổ, một số khung chịu lực nhưng lại giống nhau là tất cả đều có mái vòm củ hành

    Kiến trúc Baroque của nhà thờ Santa ở Venice




    Giờ mình nói đến 3 cái tương đối tiêu biểu và dễ nhầm lẫn là Romaneque, Byzantin và Gothic.

    - Romaneque đơn giản thì đó là loại kiến trúc có vòm tròn, cửa có vòm tròn, trần nhà có vòm tròn, nó là kiến trúc La-mã có gốc từ thời Cổ Điển và xuất phát từ đế chế La Mã của tên cuồng Tomas Shev với đội Legion, nó là loại kiến trúc chính thống của Tây Âu, được xây dựng nhiều trong thời kỳ oánh nhau liên miên, sau khi chiến tranh đã chấm dứt ở thể kỷ 11 thì là lúc Âu Châu bắt đầu xây nhà thờ và tranh nhau xây những công trình to lớn nhất cho Thượng Đế để tôn kính (hoặc khoe mẽ), và đó là lý do nó còn tồn tại nhiều cho đến thời nay (Xin phép đá VN vào vì thực sự mình vẫn ko đồng ý quan điểm với Hữu và Tran Vu Son ở điểm kiến trúc VN ko có cái gì hoành tragns, to lớn, bọn Âu phang nhau chí chết nhưng công trình nó đầy cả ra, một phần khá lớn là vẫn xây từ thời kỳ oánh nhau chứ chẳng phải thời bình)





    Sảnh dài La Mã




    - Gothic tiếp nối cái La Mã bên trên, do Pháp nhợn barbarian phát minh thêm về cách xây vòm ở thế kỷ 12 (tụi Pháp xây dựng hơi bị khéo dù hồi đó vẫn là dạng mọi rợ), khác của nó là ở chỗ phát minh này người ta nói khởi điểm là từ những khúc nối giữa các gian lúc đầu nó chỉ là những vòm tròn đều đặn nhưng khi 2 vòm tròn xếp chéo vào nhau, thì nó cho ra 2 góc nhọn, chồng gạch lên làm 1 vòm tròn để đỡ cho mái vòm khỏi đổ xuống, và tụi Pháp khi thi công đến phần này lại phát triển thêm vào cái chốt này và đẩy cao nó lên, cho phép công trình nhà thờ cao hẳn, vì vậy các công trình nhà thờ từ sau thế kỷ 12 phát minh ra mái vòm nhọn, từ cái chốt vòm rất bình thường này, và khi đẩy lên thì không những công trình được nâng cao, mà nó còn cho phép lấy nhiều ánh sáng vào nhà thờ. Và món phát minh này được ưa chuộng và lan ra khắp Âu Châu.








    - Rồi, cái cuối là Byzantine, sau khi đế chế La Mã của Tomas suy cmn tàn thì trong những thành trì cuối cùng đế chế La Mã còn giữ được là thành phố Constantinop (Byzantine), và kiến trúc La Mã cũng từ đó bị tách ra làm 2 nhánh, phía đông thì đi theo dạng kiến trúc những ngôi đền thờ của người Pagan (Đạo thờ các vị thần, có trước đạo Thiên Chúa), có bố cục của các đền thờ Pagan là vuông thu lại và chóp tròn (cái ngày lễ Halloween mà đám trẻ đú đởn bi giờ cũng bắt đầu từ ngày lễ của người Pagan xưa). Phía tây thì đi theo kiến trúc basillica,...1 loại nhà dài, lớn, đơn giản, dùng cho họp hành và cái kiến trúc "basillica" này về sau được Giáo Hội Công Giáo dùng để chỉ phần thiêng liêng khi phong sắc cho các nhà thờ có lịch sử đặc biệt.


    Ví dụ cái về cái Basillica







    Trước khi đế chế La mã suy cmn tàn, thì các công trình như nhà thờ Sophia Haggia ở Thổ Nhĩ Kỳ đã có rất nhiều, tuy nhiên lúc đó người ta không gọi nó là kiến trúc "Byzantine" mà nó chỉ trở thành Byzantine được tách ra khỏi dòng chính thống, cùng với sự sụp đổ của đế chế La Mã, vì sau khi Tây Âu đi theo phong trào xây kiến trúc Romanesque và Gothic thì Byzantine mới oe oe hay nói cách khác là Romanesque và Byzantine là cùng cha khác bố, khác nhau khi 2 loai kiến trúc "đền thờ" (pagan temple) và "nhà sảnh" (basillica) được tách ra thì phía đông dùng một dạng kiến trúc và cải tiến thêm thêm, rồi phía tây cũng dùng dạn kiến trúc và cải tiến thêm, và chính cái sự cải tiến tách biệt của phương đông và phương tây sau khi đế chế La Mã tàn phai thì chúng ta mới có kiến trúc Romanesque và Byzantine.

    Còn bố cục Byzantine







    Riêng cái Byzantien này vô số ảnh ẻo minh họa như nhà thờ Nga ngố hay Taj Mahal, lấy cái siêu tuyệt tác này làm minh họa vậy















    Ngày nay chúng ta thấy các kiến trúc của Hồi Giáo, Chính Thống Giáo (Othodox) như Hy Lạp, Nga ngố ...... đều sử dụng kiến trúc chụm này của Byzantine


    Và bi giờ, kết lại để dễ nhìn và dễ phân biệt nhất, tôi đưa chùm ảnh kết cấu chi tiết

    Thằng Romanesque: thì thế này:




    Thằng Gothi thì thế này




    Thằng Byzantine thì chơi cả hai loại vòm trên cộng thêm kiểu này nữa




    Trả nhời lại câu hỏi của Trần Vũ Sơn, thì sở dĩ Byzantine phát triển mạnh và ra loại kiến trúc Byzantine là Ấn Độ, như chúng ta biết có rất nhiều đền đài, lâu đài cổ có chóp củ hành, tháp canh vì khi kiến trúc vòm tròn của La Mã được di chuyển tới Byzantium thì nó được ảnh hưởng và lai tạp của nền kiến trúc Ấn thời đó (ko phải Ấn Độ bi giờ, chúng ta nhớ là Ấn ngày xưa có nhiều vương quốc, chứ không phải nói Ấn là chỉ có Ấn Đô),


    Trả nhời câu hỏi của Ngộ Chữ thì vẫn như ở topic cũ, phải chia chóp là do địa hình và thời tiết Nga ngố, dù rất khaois Byzantime nhưng cóc xây được vì tuyết dày và nặng quá, nên phải chia hai hướng song kiếm hợp bích, hướng 1 là chơi nhiều vòm nhỏ thay vì vòm bự, hướng 2 là làm nó giống củ tỏi, tức là nhọn hơn, chóp vuốt cao hơn để vát hơn tạo độ dốc cho tuyết trượt xuống, không đủ 2 phương án này thì vòm sập cmn xuống ngay và luôn và các con chiên lẫn cha xứ về với Chúa sạch sành sanh…

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bài viết về lịch sử kiến trúc phương Tây và Trung Đông, mình không ý kiến nhiều hơn vì cậu Deming trả bài khá tốt, cái này nhiều sách về lịch sử văn minh thế giới cũng nói rất rõ rồi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Còn về phần kiến trúc Việt, nói Việt Nam không có công trình hoành tráng là sai. Nếu cậu chuyên nghiên cứu kiến trúc cổ phương Đông sẽ biết, Việt Nam có công trình lớn hay không và hoành tráng kỳ vĩ đến mức độ nào (cái này đến nay đã được chứng minh rõ ràng rồi, không phải lăn tăn nhiều nữa) , đồng thời sẽ rõ vì sao đến nay Việt Nam lại không còn nhiều công trình lớn. Cái này mình phân tích nhiều lần trong này rồi, không tiện nhắc lại hết. Còn chỉ nói về lý do liên quan đến việc so sánh với phương Tây, thì cần lưu ý đầu tiên là công trình gỗ bị tàn phá rất nhiều. Ngay như kiến trúc châu Âu, Trung Đông, những công trình còn lại đều bằng đá, chứ công trình gỗ gần như không còn sót lại. Nên nhớ rằng, kiến trúc La Mã ban đầu bằng gỗ, nhưng ta chỉ biết đến giai đoạn đế quốc La Mã sau này thôi.
    Thứ 2, như cậu Cực Hữu nói, phá hoại di sản nước khác, dân tộc khác là "phẩm chất" chung của dân Đông Á rồi, thế nên thực tế công trình cổ ở Đông Á còn sót lại cực kỳ ít so với ban đầu. Nhưng có cái hay là, thích phá nhưng cũng chăm phục dựng, số công trình tôn tạo phục dựng lại ở các nước này cũng không hề ít ỏi. Nếu Việt Nam sau này đủ nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật và nhân lực cho quá trình phục dựng, thì cậu Deming sẽ chẳng phải tự ti nữa đâu ( [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] )

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @Hữu

    Tại sao kiểu kiến trúc nó lại mang tên Byzantine chứ, vì thành trì cuối cùng đế chế La Mã còn giữ được là thành phố Constantinope (Byzantine) nên nền kiến trúc cũng chia ra làm 2 nhưng như đã nói ở trên bố nó vẫn là kiến trúc La Mã, có kết hợp với tụi Hồi giáo do hoàn cảnh địa lý.




    Bản đồ trên của game Total War cho thấy đế chế La-mã cổ (Roman) đã chiếm đóng, bành trướng thế nào ở Âu Châu, bắc Phi Châu và tây Trung Đông, và nhiều quốc gia ko thuộc Ý nhưng vẫn còn những công trình kiến trúc La Mã, Byzantine

    có ai biết các ngôi đền Hồi Giáo khắp thể giới ngày nay đều lấy mẫu từ ngôi nhà thờ Sophia Hagia này ở Thổ Nhĩ Kỳ?

    Hữu đúng với việc Orthodox xây đầu tiên, sau đó được đổi thành nhà thờ Công Giáo, rồi sau đó đổi lại nhà thờ Chính Thống Giáo, và cuối cùng bị tụi Islam chiếm đóng dùng làm đền Hồi Giáo, và đúng cái nữa là tụi Âu rất biết trân trọng di sản qua các thời kỳ chứ đéo có phá phá phá như tụi da vàng chugns mình, tiêu biểu là mấy công trình kiến trúc dạng này được kế thừa để dugnf tiếp hoặc làm bảo tàng

    Easter Orthodox Cathedral (537–1204)
    Cartholic Church Cathedral (1204–1261)
    Eastern Orthodox Cathedral (1261–1453)
    Imperial Mosque (1453–1931)
    Museum (1931–present)

    @oshin

    Ban nói đúng, La Mã ngày trước là kiến trúc gỗ, cái này mình cũng nêu ở thớt của Ngộ Chữ rồi.

    Nhưng vấn đề công trình hoành tráng, thì nếu bị phá hủy theo thói quen mọi rợ của các cụ, thì ít nhất cũng phỉa được nghe nói, được đề cập trong các sách lịch sử, tàng thư viện chứ ??? đằng này lại chả có cái mịa gì cả !

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Nhưng vấn đề công trình hoành tráng, thì nếu bị phá hủy theo thói quen mọi rợ của các cụ, thì ít nhất cũng phỉa được nghe nói, được đề cập trong các sách lịch sử, tàng thư viện chứ ??? đằng này lại chả có cái mịa gì cả !
    Chép trong sách vở thì chất hàng xe chứ ko ít đâu bác ạ @@

    Chỉ đọc qua Toàn thư cũng vô số. Đọc các sách của sứ nước ngoài cũng nhiều ko kém. Nếu ngại tra cứu thì đọc các sách nghiên cứu mới như "Ngàn năm áo mũ" cũng tập hợp được các nét chính yếu.

    ví dụ Đại Việt sử ký toàn thư có ghi thời Lê Hoàn: :"Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc".

    Tại khu vực đền vua Lê Đại Hành, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền nền cung điện thế kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan tiến hành khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật của Viện Khảo cổ học. Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ "Ðại Việt quốc quân thành chuyên" (gạch chuyên xây dựng thành nước Ðại Việt). Có những ngói ống có phủ riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới, vịt... làm bằng đất nung.

    Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Tháp cao 20 trượng (khoảng 70 m) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng), nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên.

    Lý do để tháp được coi là một trong tứ đại khí do có số tầng chẵn biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại, bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu. Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc hứng móc ngọt làm thuốc cho vua; vì thế, được Nho thần danh sĩ miêu tả là: “Trấn áp đông tây cũng đế kỳ/Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy/Sơn hà bất động kình thiên trụ/Kim cổ nan nan lập địa chùng?. Dịch: (Trấn giữ đông tây vững đế kỳ/Tháp cao sừng sững thật uy nghi/Là cột chống trời yên đất nước/Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì”.

    Tuy nhiên, trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương (84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai) đỉnh tháp lại bị đổ. Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.

    Về chiều cao tháp Báo Thiên tương đương với các tháp Bologna trung cổ, về mặt bằng chắc phải nhỉnh hơn để đỡ được đỉnh đồng. So sánh: bologna từng có 180 tòa tháp, nay chỉ còn 1/9 tồn tại, mà họ ko hề chịu chiến tranh gì ghê gớm


  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Chép trong sách vở thì chất hàng xe chứ ko ít đâu bác ạ @@

    Chỉ đọc qua Toàn thư cũng vô số. Đọc các sách của sứ nước ngoài cũng nhiều ko kém. Nếu ngại tra cứu thì đọc các sách nghiên cứu mới như "Ngàn năm áo mũ" cũng tập hợp được các nét chính yếu.

    ví dụ Đại Việt sử ký toàn thư có ghi thời Lê Hoàn: :"Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc".

    Tại khu vực đền vua Lê Đại Hành, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền nền cung điện thế kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan tiến hành khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật của Viện Khảo cổ học. Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ "Ðại Việt quốc quân thành chuyên" (gạch chuyên xây dựng thành nước Ðại Việt). Có những ngói ống có phủ riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới, vịt... làm bằng đất nung.

    Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Tháp cao 20 trượng (khoảng 70 m) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng), nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên.

    Lý do để tháp được coi là một trong tứ đại khí do có số tầng chẵn biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại, bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu. Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc hứng móc ngọt làm thuốc cho vua; vì thế, được Nho thần danh sĩ miêu tả là: “Trấn áp đông tây cũng đế kỳ/Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy/Sơn hà bất động kình thiên trụ/Kim cổ nan nan lập địa chùng?. Dịch: (Trấn giữ đông tây vững đế kỳ/Tháp cao sừng sững thật uy nghi/Là cột chống trời yên đất nước/Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì”.

    Tuy nhiên, trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương (84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai) đỉnh tháp lại bị đổ. Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.
    Đây là thớt tranh luận thoải mái, ko liên quan chính trị nên mình với mọi người cũng thoải mái nhé.

    Chiết cột dát vàng, ngói lợp bạc là chỉ sự xa xỉ, không phải hoành tráng, to lớn!

    Tháp Báo thiên bị mưa bão giật đổ quéo và sét đánh hỏng thì to lớn hoành tráng cái gì, và chỉ có đỉnh trên cùng làm bằng đồng thôi, to và lớn là so với các công trình dân An nam ta hồi đó. So với dân tộc thì rất đáng tự hào, nhưng cái tầm của hoành tráng, tinh xảo thì chưa thể nói là đủ...

    Cũng như cái nhà thờ ở Nga Ngố, dù rất khoái phóng cách kiến trúc Byzantune nhưng điều kiện địa hình và thời tiết nga ngố rất phức tạp và khắc nghiệt nên phỉa có những giải pháp khắc phục phù hợp và phát triển thêm mảng màu mè hoa hoét ( vốn ít bị chi phối vởi địa hình và thời tiết mà chỉ tốn tiền bảo trì thôi) đã tạo nên những nét rất riêng của Nga ngố!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Nếu các tài liệu ghi chép đúng về chiều cao tháp Báo Thiên thì với kiến trúc các nước Đông Á khi đó tháp cao 70m là hoành tráng và kỹ thuật cao rồi, may ra có Trung Hoa được mấy cái lầu là tương đương, chứ Nhật hay Hàn bói đâu ra.

    Tiêu chí để đánh giá một công trình có hoành tráng và kỹ thuật cao hay không thì phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật của nền kiến trúc đó, chứ không dựa vào kích cỡ chủ quan. Kiểu kiến trúc phương Tây là dựa trên các cột lớn và mái/vòm đồ sộ có khả năng chịu lực khổng lồ nên không khó hiểu khi kỹ thuật và phương pháp xây dựng đó có thể tạo nên các công trình đồ sộ.

    Còn kiến trúc các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa, dựa trên hệ thống cột kèo, vỉ và mái uốn, phức tạp hơn nhưng khả năng chịu lực thấp hơn, nên các công trình kiến trúc phương Đông thường có chiều cao thấp hơn các công trình phương Tây. Để xây một công trình cùng kích cỡ thì kiểu kiến trúc phương Đông phải bỏ ra nhiều công sức gấp bội so với phương Tây.

    Vì vậy, để biết một công trình kiến trúc có hoành tráng và kỹ thuật cao hay không thì phải so sánh nó với các công trình dựa trên cùng một phong cách kiến trúc. Ví dụ như tháp Báo Thiên thì phải so với mấy cái tháp/lầu ở Tàu, Nhật, Hàn chứ ai lại đem so sánh với mấy công trình phương Tây. Deming học xây dựng thì phải biết mấy cái này chứ.

    P/S: À mà mềnh không phải Tomas Shev nhé. Đã định thôi không nói mà đi đâu cũng thấy Deming hở ra là Tomas Shev, Tomas Shev nên thôi nói ra cho rồi.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Vô Vi
    Nếu các tài liệu ghi chép đúng về chiều cao tháp Báo Thiên thì với kiến trúc các nước Đông Á khi đó tháp cao 70m là hoành tráng và kỹ thuật cao rồi, may ra có Trung Hoa được mấy cái lầu là tương đương, chứ Nhật hay Hàn bói đâu ra.

    Tiêu chí để đánh giá một công trình có hoành tráng và kỹ thuật cao hay không thì phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật của nền kiến trúc đó, chứ không dựa vào kích cỡ chủ quan. Kiểu kiến trúc phương Tây là dựa trên các cột lớn và mái/vòm đồ sộ có khả năng chịu lực khổng lồ nên không khó hiểu khi kỹ thuật và phương pháp xây dựng đó có thể tạo nên các công trình đồ sộ.

    Còn kiến trúc các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa, dựa trên hệ thống cột kèo, vỉ và mái uốn, phức tạp hơn nhưng khả năng chịu lực thấp hơn, nên các công trình kiến trúc phương Đông thường có chiều cao thấp hơn các công trình phương Tây. Để xây một công trình cùng kích cỡ thì kiểu kiến trúc phương Đông phải bỏ ra nhiều công sức gấp bội so với phương Tây.

    Vì vậy, để biết một công trình kiến trúc có hoành tráng và kỹ thuật cao hay không thì phải so sánh nó với các công trình dựa trên cùng một phong cách kiến trúc. Ví dụ như tháp Báo Thiên thì phải so với mấy cái tháp/lầu ở Tàu, Nhật, Hàn chứ ai lại đem so sánh với mấy công trình phương Tây. Deming học xây dựng thì phải biết mấy cái này chứ.

    P/S: À mà mềnh không phải Tomas Shev nhé. Đã định thôi không nói mà đi đâu cũng thấy Deming hở ra là Tomas Shev, Tomas Shev nên thôi nói ra cho rồi.
    Cảm ơn đồng chí!

    Kiến trúc xây dựng của phương Tây ko hề đơn giản hơn phương Đông như Vo Vi nghĩ đâu, kiến trúc phương Tây thiên nhiều về hiệu năng sử dụng, khả năng phòng thủ của các pháo đài hay tường thành châu Âu tốt hơn nhiều so với Đông Á, Đông Nam Á.

    Vẫn biết là so sánh là phải cùng hệ quy chiếu, cùng xuất phát càng gần thì càng chính xác nhưng như các bạn thấy, các dạng kỳ quan hay kiến trúc lạ, hoành tráng. Nhưng đã làm thì phải tương đối kiên cố, càng là vật biểu trưng càng phải có tính bền vững cao (trừ phi động đất mạnh như ngọn hải đăng Ai Cập), chứ sét đánh rồi gió bão mà quật đổ hết cả thì cũng ... hơi ngại.

    Ngay cả về số liệu ghi chép về tháp cũng ko đồng nhất giữa chiều cao và số tầng. nhiều nhất là ghi 20 trượng và 12 tầng, như vậy vào thời kỳ đó thì đúng là kỳ quan nước Việt (tứ đại khí), nhưng đạt tầm kỳ quan hay hoành tragns, vĩ đại về kiến trúc hay công trình như thằng hàng xóm Angko thôi là chưa đủ tuổi, đủ tầm...

    PS: lần trước đã để ý giọng văn Vo Vi khác với ku Tomas nên ko nhắc tới nữa, nhắc đến lần này là chỉ đích danh hắn chứ ko phải VoVi, về vụ cuồng La Mã thì Tomas mới là cuồng, Vô Vi mình thấy đơn thuần vẫn là tranh luận và phân tích, chưa phải cuồng!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Deming
    Cảm ơn đồng chí!

    Kiến trúc xây dựng của phương Tây ko hề đơn giản hơn phương Đông như Vo Vi nghĩ đâu, kiến trúc phương Tây thiên nhiều về hiệu năng sử dụng, khả năng phòng thủ của các pháo đài hay tường thành châu Âu tốt hơn nhiều so với Đông Á, Đông Nam Á.

    Vẫn biết là so sánh là phải cùng hệ quy chiếu, cùng xuất phát càng gần thì càng chính xác nhưng như các bạn thấy, các dạng kỳ quan hay kiến trúc lạ, hoành tráng. Nhưng đã làm thì phải tương đối kiên cố, càng là vật biểu trưng càng phải có tính bền vững cao (trừ phi động đất mạnh như ngọn hải đăng Ai Cập), chứ sét đánh rồi gió bão mà quật đổ hết cả thì cũng ... hơi ngại.

    Ngay cả về số liệu ghi chép về tháp cũng ko đồng nhất giữa chiều cao và số tầng. nhiều nhất là ghi 20 trượng và 12 tầng, như vậy vào thời kỳ đó thì đúng là kỳ quan nước Việt (tứ đại khí), nhưng đạt tầm kỳ quan hay hoành tragns, vĩ đại về kiến trúc hay công trình như thằng hàng xóm Angko thôi là chưa đủ tuổi, đủ tầm...

    PS: lần trước đã để ý giọng văn Vo Vi khác với ku Tomas nên ko nhắc tới nữa, nhắc đến lần này là chỉ đích danh hắn chứ ko phải VoVi, về vụ cuồng La Mã thì Tomas mới là cuồng, Vô Vi mình thấy đơn thuần vẫn là tranh luận và phân tích, chưa phải cuồng!
    Hờ hờ, mình có nói kiến trúc phương Tây đơn giản đâu, cái "phức tạp" của kiến trúc phương Đông nói chính xác hơn là sự tỉ mẩn, chi tiết. Vì kiến trúc phương Đông không dựa trên các cột to và vòm lớn vốn có khả năng chịu lực lớn nên buộc phải nghĩ ra các hệ thống tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn để có thể chịu lực lớn hơn.

    Chính ra nếu so sánh về kiến trúc thì phương Tây có nhiều cái lợi hơn phương Đông (các nước Đông Á) nhiều. Kiểu kiến trúc cột to vòm lớn phương Tây là bắt nguồn từ La Mã, Hy Lạp, mà kiến trúc Hy-La lại hấp thụ rất nhiều thành tựu từ các kiểu kiến trúc của các nền văn minh quanh Địa Trung Hải, liên tục học hỏi và tiếp thu thành tựu trong một thời gian rất dài nên đạt tới trình độ phát triển cao là dễ hiểu.

    Còn kiến trúc các nước Đông Á, vốn chỉ bắt nguồn từ đồng chí Trung Hoa, mà kiểu kiến trúc của đồng chí này thì một mình một kiểu, ít học hỏi và tiếp thu như các nền văn minh phương Tây. Kiến trúc Trung Hoa vẫn có những điểm độc đáo, nhưng phải thừa nhận rằng đó không phải là kiểu kiến trúc có thể kiến tạo nên những công trình kỳ vĩ như kiến trúc cột to vòm lớn phương Tây. Angko của bạn Cam kỳ công là chính, chứ sáng tạo kỹ thuật thì cũng không phải quá xuất sắc.

    Ngay bản thân phương Tây cũng thế, các kiểu kiến trúc giai đoạn sau khi La Mã sụp đổ như Gothic, Phục Hưng, Baroque hay Rococo phần lớn chỉ thay đổi về kiểu dáng, chứ kỹ thuật xây dựng thì vẫn dựa trên nền tảng kỹ thuật kiến trúc Hy-La và Byzantine cả. Tức là cũng chẳng khác gì Việt Nam dựa trên cái nền là kiến trúc Trung Hoa và chỉ thay đổi về kiểu dáng mẫu mã thôi.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Vô Vi
    Hờ hờ, mình có nói kiến trúc phương Tây đơn giản đâu, cái "phức tạp" của kiến trúc phương Đông nói chính xác hơn là sự tỉ mẩn, chi tiết. Vì kiến trúc phương Đông không dựa trên các cột to và vòm lớn vốn có khả năng chịu lực lớn nên buộc phải nghĩ ra các hệ thống tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn để có thể chịu lực lớn hơn.

    Chính ra nếu so sánh về kiến trúc thì phương Tây có nhiều cái lợi hơn phương Đông (các nước Đông Á) nhiều. Kiểu kiến trúc cột to vòm lớn phương Tây là bắt nguồn từ La Mã, Hy Lạp, mà kiến trúc Hy-La lại hấp thụ rất nhiều thành tựu từ các kiểu kiến trúc của các nền văn minh quanh Địa Trung Hải, liên tục học hỏi và tiếp thu thành tựu trong một thời gian rất dài nên đạt tới trình độ phát triển cao là dễ hiểu.

    Còn kiến trúc các nước Đông Á, vốn chỉ bắt nguồn từ đồng chí Trung Hoa, mà kiểu kiến trúc của đồng chí này thì một mình một kiểu, ít học hỏi và tiếp thu như các nền văn minh phương Tây. Kiến trúc Trung Hoa vẫn có những điểm độc đáo, nhưng phải thừa nhận rằng đó không phải là kiểu kiến trúc có thể kiến tạo nên những công trình kỳ vĩ như kiến trúc cột to vòm lớn phương Tây. Angko của bạn Cam kỳ công là chính, chứ sáng tạo kỹ thuật thì cũng không phải quá xuất sắc.

    Ngay bản thân phương Tây cũng thế, các kiểu kiến trúc giai đoạn sau khi La Mã sụp đổ như Gothic, Phục Hưng, Baroque hay Rococo phần lớn chỉ thay đổi về kiểu dáng, chứ kỹ thuật xây dựng thì vẫn dựa trên nền tảng kỹ thuật kiến trúc Hy-La và Byzantine cả. Tức là cũng chẳng khác gì Việt Nam dựa trên cái nền là kiến trúc Trung Hoa và chỉ thay đổi về kiểu dáng mẫu mã thôi.
    Bạn ơi, có công trình vĩ đại hoành tráng nào mà không kỳ công, Kim Tự Tháp xây trong bao lâu ? Trường thành của Khựa xây trong bao lâu? đến ngôi đền Taj Mahal cũng ngốn 20 năm để hoàn thành!

    Angko có lẽ bạn cugnx đi rồi, hoặc nhìn ảnh thằng ku taitrum nó chụp ấy, từng phiến đá, cột đều có hoa văn, họa tiết chạm khắc rất tử tế chứ ko phải là ko tinh xảo đâu!

    Trung Hoa cũng thay đổi, cũng lọc từ các văn hóa các nước xung quanh (lúc chưa thống nhất TQ cho đến khi thống nhất), còn bọn Tây thì đúng là các nền kiến trúc đi sau Roman và Byzantine cũng chỉ khác nhau chủ yếu ở mặt trau chuốt chi tiết, mở rộng các không gian và kiến trúc mặt bằng, còn công nghệ xây dựng thì hầu như ko thay đổi nhiều,

    Nhưng cái chúng ta bàn gồm có 2 khái niệm: đó là Kiến trúc và Xây dựng

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Deming
    Bạn ơi, có công trình vĩ đại hoành tráng nào mà không kỳ công, Kim Tự Tháp xây trong bao lâu ? Trường thành của Khựa xây trong bao lâu? đến ngôi đền Taj Mahal cũng ngốn 20 năm để hoàn thành!

    Angko có lẽ bạn cugnx đi rồi, hoặc nhìn ảnh thằng ku taitrum nó chụp ấy, từng phiến đá, cột đều có hoa văn, họa tiết chạm khắc rất tử tế chứ ko phải là ko tinh xảo đâu!

    Trung Hoa cũng thay đổi, cũng lọc từ các văn hóa các nước xung quanh (lúc chưa thống nhất TQ cho đến khi thống nhất), còn bọn Tây thì đúng là các nền kiến trúc đi sau Roman và Byzantine cũng chỉ khác nhau chủ yếu ở mặt trau chuốt chi tiết, mở rộng các không gian và kiến trúc mặt bằng, còn công nghệ xây dựng thì hầu như ko thay đổi nhiều,

    Nhưng cái chúng ta bàn gồm có 2 khái niệm: đó là Kiến trúc và Xây dựng
    Bắt đầu nghi ngờ Deming không phải dân xây dựng rồi đấy.

    Kỳ công và kỹ thuật cao là hai việc hoàn toàn khác nhau. Kỳ công là sự tỉ mỉ kỹ lưỡng, tinh xảo, tốn nhiều công sức. Còn kỹ thuật cao là phải xét xem những kỹ thuật áp dụng trong xây dựng có tiên tiến không. Một công trình kỳ công chưa chắc đã có kỹ thuật cao và ngược lại. Tất nhiên vẫn có những công trình hội tụ cả 2 như Kim Tự Tháp chẳng hạn.

    Angko của bạn Cam là kỳ công, nhìn cái đống đá to đùng xếp tỉ mẩn như thế là biết kỳ công rồi, còn kỹ thuật xây dựng Angko thì chỉ là loại khá, ít có những kỹ thuật nổi trội. Nếu Angko mà kỹ thuật cao thì nó đã sánh ngang với Kim Tự Tháp rồi.

    Còn kiến trúc Trung Hoa, dù du nhập các yếu tố bên ngoài nhưng chỉ là râu ria thôi. Còn cốt lõi kiến trúc Trung Hoa vẫn nguyên vẹn, dựa trên hệ thống kèo cột, vỉ mái, vv...vv.. có từ thời cổ và vẫn giữ nguyên vẹn đến bây giờ. Kiến trúc Trung Hoa là sản phẩm của người Trung Hoa, rất ít vay mượn học hỏi từ bên ngoài. Còn kiến trúc phương Tây bây giờ, đố chú nào dám vỗ ngực xưng là của riêng mình làm ra đấy, dù là Hy Lạp, La Mã hay Byzantine thì cũng chỉ là tiếp thu rồi phát triển thêm thôi.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •