Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Di truyền học và nguồn gốc người Việt

    Đặt vấn đề

    Thường có nhiều khẳng định về nguồn gốc người Việt, khá nhiều trong số đó mâu thuẫn lẫn nhau: "Người Việt là dân tộc cổ xưa nhất châu Á", "người Việt là tổ tiên của người Tàu", "người phương Bắc tới đã thay thế hết người Việt bản xứ" ... Trả lời những câu hỏi này không hề dễ. Phương pháp cổ điển là nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, tuy nhiên ngôn ngữ và văn hóa không đáng tin cậy trong việc xác định tổ tiên. Văn hóa có thể được lan truyền thông qua một tầng lớp quý tộc chiếm một phần nhỏ trong dân số, mà không cần tới một cuộc di dân đại quy mô. Từ cuối thế kỉ 20, những tiến bộ trong di truyền học giúp người ta phân tích bộ gene tốt hơn, giúp trả lời phần nào những câu hỏi "tổ tiên của tôi là ai?"


    Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể giới tính Y

    Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY, ở nữ là XX. Nếu một người nam có con trai, thì đứa con chắc chắn mang nhiễm sắc thể Y giống hệt cha mình. Điều này có nghĩa, nếu một người sống dưới thời Hùng Vương vẫn còn hậu duệ cho tới ngày nay, thì con trai của con trai của con trai .... của ông ta đang mang trong người nhiễm sắc thể Y giống hệt ông tổ của mình. Không có nhiễm sắc thể nào khác được di truyền ổn định như vậy. Nếu so sánh nhiễm sắc thể Y của tất cả đàn ông trong một khu vực, ta có thể biết được họ có cùng một tổ tiên hay không, và tổ tiên của họ đến từ nơi nào.

    Trong suốt 60.000 năm lịch sử, nhiễm sắc thể Y nhiều lần bị đột biến. Nếu đột biến này xảy ra với một người, thì con cháu ( nam giới) của ông ta sẽ mang nhiễm sắc thể Y khác với con cháu của những người khác, bất kể là những dòng con cháu này có cưới lẫn nhau hay không. Nếu như trong một cộng đồng tìm thấy nhiều nhiễm sắc thể Y khác nhau, thì có nghĩa là cộng đồng được tạo thành bởi con cháu của những "ông tổ" khác nhau. Lần theo dấu vết những "ông tổ" này có thể kể lại câu chuyện chi tiết về lịch sử hình thành của các dân tộc.

    "Cây tiến hóa" của nhiễm sắc thể Y về sơ lược là như sau:



    Từ một tổ tiên chung ở châu Phi đã xuất hiện những đột biến. Một số người mang đột biến ( thuộc nhánh CT) rời khỏi châu Phi, con cháu của họ định cư trên khắp thế giới: ngày nay nhánh C và D được tìm thấy ở những vùng hải đảo, nhánh F G H I J được tìm thấy ở châu Âu, nhánh N và O là người da vàng, cùng với những người bà con gần là nhánh Q và R ở châu Mỹ.


    Sự phân nhánh của chủng Đông Á

    Nhánh O da vàng được gọi là "chủng Đông Á" vì nó chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân cư khu vực này. Trong quá trình di cư, những người thuộc nhánh O cũng có những đột biến, phân thành O1, O2 và O3. Sự phân bố của các nhóm này giúp chúng ta đoán được con đường di cư của những người cổ.



    Nhánh O2: những người miền duyên hải. Chiếm 40% dân số Việt Nam ngày nay, đồng thời xuất hiện với cường độ cao ở các khu vực ven biển khác: Campuchia, Malaysia, Nhật Bản ... Nhánh O2 chỉ chiếm 10% ở Trung Quốc. Đặc biệt nhánh O2 có xuất hiện ở một hòn đảo gần châu Phi, cho thấy đây là những người giỏi đi biển.



    Nhánh O3: những người trồng lúa nước. 55% dân số Trung Quốc và Myanmar, 30% dân số Việt Nam, 20% dân Nhật Bản ... Sự lan tỏa rộng của nhánh O3 có thể chính là nhờ nền văn minh lúa nước.

    Sự khác biệt trong phân bố giữa O2 và O3 gợi ý rằng hai nhóm này đã tách khỏi nhau từ rất sớm. Nhóm O2 men theo bờ biển và lên tới Nhật Bản. Nhóm O3 đi sâu vào lục địa. Myanmar hoặc một nơi nào đó trong vùng Trung Á có thể là nơi phát tích của cả 2 nhóm này. Việt Nam có thể là nơi 2 nhóm này gặp lại nhau, giống như truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên".

    Trong cộng đồng người Kinh còn có 11% thuộc nhóm C, là gene của những người cổ đã định cư từ lâu trước khi những người da vàng nhóm O tới. Để hiểu được điều này, chúng ta phải quay ngược thời gian thêm tí nữa.


    Câu chuyện tổng thể: 2 đợt di cư vào châu Á

    Mặc dù con người đã xuất hiện cách đây hơn 200.000 năm, nhưng có một giai đoạn họ đã đi tới bờ vực tuyệt chủng: bộ gene của toàn thế giới ngày nay có thể được chứa trong 2.000 người, có nghĩa là đã có một thời điểm trong quá khứ dân số loài người chỉ còn không quá 10.000. Một số dấu tích của người cổ được tìm thấy trên các châu lục khác cách đây hơn 100.000 năm, nhưng toàn bộ dân số hiện nay là con cháu của những người mới chỉ rời khỏi châu Phi cách đây 60.000 năm. Như vậy đã có một giai đoạn thay đổi khí hậu khiến cho những người cổ ở các châu lục khác tuyệt chủng hết, và châu Phi là "con tàu Noah" cứu sống khoảng vài ngàn người trước khi họ sinh sôi trở lại.



    Khoảng 60.000 năm trước, một nhóm người mang đột biến M168 ( nhóm CT) rời khỏi châu Phi tới vùng Trung Đông. Một số ở lại đây định cư. Một số khác lần theo bờ biển tiến xuống Ấn Độ, tới vùng Đông Nam Á, rồi tiến xuống châu Úc. Trên đường đi họ sinh ra đột biến nhóm C và D, để lại dấu tích trong gene của thổ dân Úc, 50% dân Mông Cổ, và 30% dân Nhật Bản, 10% số dân Việt Nam ngày nay.


    con đường di chuyển của nhóm C. Họ là những người cổ của Úc, Việt Nam, Nhật Bản.


    Khoảng 40.000 năm trước, những người còn ở lại Trung Đông lại bắt đầu di chuyển. Ở biển Caspian, họ tách ra một lần, một nhóm đi vào châu Âu một nhóm đi vào châu Á. Khi gặp dãy Himalaya họ lại tách ra lần nữa, một nhóm đi lên phía Bắc vào vùng Trung Á, một nhóm đi về phía Đông. Đột biến M175 xuất hiện, đánh dấu sự hình thành của nhóm O ( người da vàng).



    Sau khi băng qua Ấn Độ, nhóm O lại tách ra. Nhóm O1 và O2 men theo bờ biển, đến sống tại vùng Đông Nam Á và Nhật Bản. Nhóm O3 đi vào lục địa, một số rẽ ngang đến phía Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở đây họ gặp lại những người bà con nhóm O2, hình thành người Việt. Số khác gặp nhóm N và Q ở phía Bắc Trung Quốc, hình thành người Hán ngày nay.


  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhóm O1, O2 mới là dân lúa nước chứ. Nhóm O3 là dân lục địa chắc lúc đầu chỉ trồng lúa khô.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nhóm O1, O2 men theo bờ biển Việt Nam, Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, và khai thác miền phía nam sông Dương Tử, dần dần hình thành các nhóm dân gọi là Bách Việt và Đông Di. Nhóm O3 từ lục địa Trung Hoa khai thác đồng bằng sông Hoàng Hà, tiến dần về phía đông hình thành nên các nhóm người Hán từ thời Tam hoàng, Ngũ đế, khi mà vùng đồng bằng sông Hoàng Hà rộng rãi đã được khai thác triệt để, đó nhóm O3 có dân đông nhất. Trong khi đó ở phía nam Trung Hoa, đồng bằng có phần tản mát, các nước nhỏ lại xen kẽ giữa các đồi núi và đồng bằng, cho nên nhóm O1, O2 có dân số ít hơn hẳn, chưa kể từ thời Tần-Hán về, người O3 ở đồng bằng Hoàng Hà bành trướng di dân về phía nam nữa.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Topic rất hay đề nghị Kê vương ban ngọc tửu cho thớt [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không cần đâu. Ấn tín, bảo đao, chìa khóa vào tam cung lục viện của Mút đế ... đều nằm trong tay ta cả rồi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Em tự hỏi nếu anh Argon chán forum mình rồi thì ai sẽ thay [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nhìn vào ngoại hình thì trông người Việt Nam có những nét khá đặc trưng, tương đối dễ phân biệt với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu hiểu theo thuyết ''những người có ngoại hình giống nhau thì sẽ có một bộ gien gi truyền giống nhau'' thì cái mà chúng ta thu được sẽ là bộ gien của người Việt và nhưng nhóm người Á ĐÔng khác như NB, TQ hay Thái Lan sẽ có những đặc điểm khác biệt về gien nhất định.....
    Về mặt ngoại hình thì người VN thường có mắt hai mí, tuy không phổ biến bằng nhưng mắt một mí cũng có thể được bắt gặp....Và nếu có thì cũng không hay bị sếc hẳn lên như trường hợp của HQ và dân vùng Mãn Châu...Có thể nói mắt của người VN mang dáng dấp của vùng ĐNA nhiều hơn. Dẫu thế chúng ta cũng không thể suy và đôi mắt mà nói rằng VN là cùng giống dân với Mã Lai hay Phi được...Vì trong Di truyền học thì còn có khái niệm về gien trội và gien lặn... Một người có thể mang cả biến thể của gien trội và gien lặn nhưng lại chỉ thể hiện ra bên ngoài những đặc tính của gien trội. VD như bố mẹ tóc nâu có thể đẻ ra con tóc vàng vì cùng mang gien lặn tóc vàng...Hơn nữa khi xét rộng hơn về đường nét khuôn mặt thì có lẽ dân VN ta giống với dân gốc ở vùng Quảng Đông là hơn hết thảy và thậm chí là cả với Thái Lan nữa...Và nếu kết hợp điều này với những ghi chép trong sử sách thì Dân VN và TL đều xuất phát từ dân vùng lưỡng quảng di cư đến...

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Sói
    Em tự hỏi nếu anh Argon chán forum mình rồi thì ai sẽ thay [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG]
    Đừng lo, mọi thứ đều có cách của nó [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]


    Hơn nữa khi xét rộng hơn về đường nét khuôn mặt thì có lẽ dân VN ta giống với dân gốc ở vùng Quảng Đông là hơn hết thảy và thậm chí là cả với Thái Lan nữa...Và nếu kết hợp điều này với những ghi chép trong sử sách thì Dân VN và TL đều xuất phát từ dân vùng lưỡng quảng di cư đến...
    Xét bộ gene thì dân ta đúng là rất giống dân ở phía Nam sông Dương Tử, tuy nhiên điều này cho thấy là cả 2 có cùng nguồn gốc, nhiều khả năng là từ hướng VN đi lên từ thời chưa có sử sách ( khoảng 10.000 năm trước), chứ không phải hướng ngược lại. Cũng không có sử sách nào ghi về một cuộc di dân đại quy mô trong thời gian gần đây giống kiểu dân Anglo-Saxon đến nước Anh cả.

    Nếu so với Thái Lan, thì nhiễm sắc thể Y của dân ta so với họ hơi khác. Thái Lan có ít O2 hơn, và nhiều C


  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @uniparis : cả ngôn ngữ nữa [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] nghe giọng Quảng Đông rất dễ dịch sang được các từ Hán Việt, dễ hơn nhiều so với giọng Bắc Kinh [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] nhưng nó không thể chứng thực được gì cả, nhất là về chữ cổ, ở VN là Khoa Đẩu còn Quảng Đông là Giáp Cốt

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Dân Quảng Đông hiện nay do bị Người Hán phương Bắc đồng hóa về mặt văn hóa cũng như về mặt di truyền nên cũng có khá nhiều nét lai tạp như sự phổ biến của mắt một mí chẳng hạn..Tuy nhiên là chúng ta cũng phải kể đến là sau một nghìn năm Bắc thuộc thì hầu như hai nước luôn trong tình trạng thù địch và sự hôn phối giữa hai dân tộc là không nhiều...Chúng ta vẫn giữ lại được ít nhiều những nét di chuyền của tổ tiên Bách Việt...Dù sao thì tùy từng quan niệm về cái đẹp nhưng theo ngu ý của hạ thì nét mặt của người Việt ta vẫn là đẹp hơn cả...Nhưng tất cả mọi sự cảm nhận đều chủ quan nên cũng không áp đặt cảm nhận của bản thân lên người khác được...Nên chăng phải cảm ơn Tổ tiên vì đã giữ được cho ta những đường nét hôm nay... Mặt khác theo hạ nghĩ thì nguồn gốc của người Việt cũng khá là đa dạng...Không chỉ ở Miền Nam mới có sự lai tạp giữa người Kinh, Miên, Hoa và Gia Rai mà ở miền Bắc cũng có sự lai tạp đáng kể với Lào, Thái và Chăm...Khi quân Chăm đánh phá Thăng Long thì họ cũng để lại một số binh lính đào ngũ bị bắt làm tù binh... Những người này nhờ sự độ lượng vốn có của Dân tộc Việt mà có thể bình yên lấy vợ Việt và sinh con đẻ cái ở đây...

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •