Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 21
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Hàn Tín có thực sự trung thành với Lưu Bang? hay là vẫn có ý phản Tranh bá thiên hạ?

    1.những ý kiến cho rằng Hàn Tín trung thành với Nhà Hán! thậm chí đến mức ngu trung thì đã có nhiều người,sử sách viết nên không nhắc lại nữa..
    2.và ở đây tôi đưa ra thêm 1 ý kiến đó là Hàn Tín cũng có ý tự lập,tranh bá thiên hạ với Lưu Bang,Hạng vũ?
    +khi Lưu Bang bị Hạng vũ vây rất chặt ở Huỳnh Dương rồi sau đó phải chạy về ở Thành Cao..khi đó Lưu Bang đã yêu cầu Hàn Tín khi đó đang bình định các nước triệu,yên ở miền hà bắc đã nhiều lần chần chừ không đưa quân về cứu khiến Lưu Bang suýt nữa bị quân Sở bắt
    +đánh nước Tề: khi biện sĩ của Lưu Bang là Lịch Tự Cơ đã khuyên hàng được Nước Tề hàng Hán...Hàn Tín biết được việc đó nhưng nghe lời Khoái Triệt đã dẫn quân đánh úp nước tề,khiến Điền Quảng cho rằng Lịch Sinh lừa mình nên đã nấu chín Lịch Sinh rồi sai sứ đi cầu cứu sở..
    + lập làm Tề Vương: Hạng vũ vây đánh Lưu Bang rất gấp,quân hán đang nguy khốn..trong khi đó Hàn Tín lại muốn lập làm Tề Vương, mặc dù không muốn nhưng theo ý của Trương Lương thì Lưu Bang vẫn phải chấp nhận cho Hàn tín làm Tề Giả Vương để khi đó mới có thể điều binh của ông về đánh sở!
    vậy Hàn Tín rồi cả Anh Bố,Bành Việt có thực sự luôn có ý trung thành với Hán hay là vẫn luôn nung nấu ý định phản hoặc chí ít là "dùng dằng,do dự"

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    "Thỏ khôn hết thì chó giỏi bị nấu, chim cao hết thì cung tốt bị cất, nước địch bị phá thì mưu thần hết đời"

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    37
    Có một cách lý giải, như trong 1 phim TQ, là Hàn Tín quý binh, Lưu Bang quý tiếng. Lưu Bang đánh trận chỉ muốn thắng để đánh bóng tên tuổi (vì sau khi có Hàn Tín thì Lưu Bang đánh toàn thua, Hàn Tín toàn thắng), còn Hàn Tín thì chỉ muốn binh lực của mình không bị hao tổn. Do đó Hàn Tín nhiều lần từ chối đưa binh đến giúp Lưu Bang khi biết rằng đem binh đến sẽ bị Lưu Bang lấy mất, và khi binh lực chưa tinh thì đánh chắc sẽ thua Hạng Vũ, lỡ mất cơ hội. Ví dụ rõ nhất là Thập diện mai phục: khi Hạng Vũ đã suy tàn rồi mà binh lực Lưu Bang + Hàn Tín vẫn phải dùng mưu mới hạ được Hạng Vũ.

    Cũng có 1 điểm nữa nhiều người đồng ý là khi đòi phân phong nước Tề Hàn Tín rơi vào cái bẫy "hai lòng". Lúc này giữa Hàn Tín với Lưu Bang cũng có kha khá hiềm thù rồi, và mặc dù trung thành với Lưu Bang, Hàn Tín bị lời của quân sư làm do dự. Giống như một người được tiếng thật thà bỗng dưng khôn lên. Cũng là bài học cho cấp dưới, đã thật thà thì gắng thật thà cả đời, chứ tự dưng khôn lên chủ nó nghi kỵ là gay . Ví dụ như trường hợp bà gì học Nguyễn vợ của một đối thủ cạnh tranh với Tư Mã Ý. Khi thất thủ mọi người đều cho rằng cả nhà sẽ bị giết. Riêng bà mẹ cứ ung dung bảo chúng mày cứ đâu vào đấy. Quả nhiên Tư Mã Ý cho người đến dò la, và về nhận xét con cái của kẻ thù toàn những thằng ngô nghê, không có chí phục thù. Thế nên cả nhà được tha mạng luôn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    178
    Khi ra khỏi Hán Trung bình định Tam Tân..thì Hàn Tín đề nghị Lưu Bang chia đôi quân 1 nữa đem cho hàn Tín để tiến lên phái bắc Bình Định Bắc Hà,nữa còn lại thì ở lại với Lưu Bang ở Huỳnh Dương chống quân sở..Lưu Bang ban đầu không đồng ý vì 1 là sợ không thể chống lại quân sở khi chia quân. 2 là không tin tưởng hàn tín khi cho ông ta năm đến nữa quân
    ..tiếp nữa Hàn Tín là thần Tử mà khi Lưu Bang gặp nạn suýt toi mạng mà Hàn Tín lại cố ý trùng trình chần chừ không đưa quân cứu... rồi lại tự ý xuất binh đánh Tề trong khi Tề Đã đầu hàng Hán( xét về mục đích chung thì như vậy là không cần thiết) khiến biện sĩ của Hán chết...rồi thần tử mà lại muốn được phong vương( như là một điều kiện) thì mới xuất quân tương cứu chúa.
    như vậy trước đó Lưu Bang đã không thực sự tin Hàn Tín nay lại cộng thêm những việc Hàn Tín thể hiện khiến Cho Lưu Bang càng không tin tưởng Hàn Tín và cho rằng Hàn Tín luôn có ý đồ riêng.

    nhưng trong thời Hán Sở Tranh Hùng thì Lưu Bang vẫn cần Hàn Tín đánh Nam dẹp Bắc nên đành phải gác mối lo đó sang một bên.sau khi thiên hạ đã bình ổn thì Tài của hàn Tín không cần dùng nữa trong khi mối lo củ vẫn còn, thậm chí là tăng lên vậy nên Hàn Tín chết là dễ hiểu.

    1 là Hàn Tín khi có cơ hội thì phải phản ngay. 2 là đã trung thành thì trung thành từ đầu đến cuối thì mới mong sống..chứ kiểu trung thành "dùng dằng"..giống như nấu ăn mà"không chín hẳn,không sống hẳn" thì Hàn Tín phải chết là chuyện bình thường

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu bạn xét cả trường hợp Trương Lương và Tiêu Hà nữa thì chắc bạn thông cảm nhiều cho Hàn Tín. Lưu Bang là người khí độ hẹp hòi, không có tài năng cũng như uy vũ. Chả hiểu thế nào mà nhiều người theo về thế. Tiêu Hà cuối đời phải kêu người thân tín tham ô để tự nhận mình tội tham ô, cho Lưu Bang xử để Lưu Bang đỡ ghét. Kể cả anh em thân tín của Lưu Bang là Lư Quán mà sau này cũng bị diệt, thì Hàn Tín đã là cái gì. Chỉ có Trương Lương sớm tối ở với Lưu Bang là biết thân thối lui, sau này bảo toàn cả tính mạng gia đình.

    Như đã nói, Lưu Bang đánh rất nhiều trận trái với ý kiến của Hàn Tín nên thua và Hàn Tín là người vì đại sự, chuyên nghiệp, nên không đến cứu. Vì cứu chưa chắc đã cứu được. Khác với kiểu ngu trung thời sau này là thấy chủ nguy thì phải cứu, thời Hàn Tín đạo Khổng vẫn chưa làm con người ta quá ngu.

    Việc Hàn Tín đánh Tề, có sách viết là quân sư khuyên đánh. Nhưng cũng nhiều sách viết Hàn Tín không biết thuyết khách của Lưu Bang đã đến trước và thuyết phục thành công. Lệ Thực Kỳ xin đi trong khi Lưu Bang đã phái Hàn Tín đi đánh trước rồi.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lưu Bang không phải là người không có Tài..ông ta có tài nhìn người và thu phục nhân tâm...ông ta biết lấy lòng những người khác,biết dỗ dành người khác.khi Hàn Vương Thành bị hạng vũ giết Trương Lương sau đó trốn thoát đến Quan Trung Tìm Lưu Bang,Lưu Bang biết chuyện còn đích thân chạy xuống thành "ân cần đón Trương Lương" và còn tỏ ra vô cùng đau xót khi biết Hàn Vương chết(Hàn vương là chủ củ của Trương Lương)..thực tế là có thể Lưu Bang rất vui vì như vậy Trương Lương mới có thể toàn tâm phò tá..Lưu Bang củng biết nghe lời khuyên ngăn của cấp dưới,khi Lưu Bang đánh tần tiến vào Thành Huỳnh Dương(trước do con của Lý Tư chiếm đóng) lưu Bang đã nghe lời khuyên của Trương Lương ra thành an ủi bá tánh,thậm chí ông ta còn lấy quân lương chia cho dân,hay như việc trị an ở hàm dương Lưu bang đều nghe theo sắp xếp của Trương Lương,Tiêu Hà...cái này hạng vũ không có được,Hạng vũ may ra chỉ nghe hạng Lương ngay cả phạm tăng nhiều khi củng khuyên không nỗi
    ông ta cũng là kẻ biết dùng người,khác với Hạng vũ...Hàn tín là người có tài nhưng củng kiêu ngạo,tự phụ nên mặc dù ban đầu đầu quân bên Sở..được cả phạm tăng đánh giá cao nhưng cuối cùng không có đất dụng võ vì Hạng Vũ chỉ tin tưởng huynh đệ chiến đấu,không xem trọng người ngoài còn Lưu Bang cũng không hề tin hàn tín nhưng biết hàn tín có tài nên vẫn trọng dụng. ví dụ nữa là Trần Bình củng đầu quân cho Sở nhưng vì cái lý lịch "quan hệ với chị dâu" mà cũng không được trọng dụng.còn khi Trần Bình đến Lưu Bang thì lưu bang hồ hởi đón tiếp. với lại khi mới khởi sự cho đến khi bình định được thiên hạ Lưu bang luôn thể hiện mình là người nhún nhường,thấp kém hơn và luôn trọng vọng những người khác như Trương Lương,Lịch Sinh...
    ...
    Lưu Bang không có tài cầm quân như hàn tín.không có tài chiến lược như Trương Lương,không có tài trị quốc ổn định hậu cần lo toan mọi việc như Tiêu Hà...
    nhưng ông ta có tài dùng người,biết những người này có tài,biết cách dùng họ..biết lấy lòng họ
    hay như Quán Anh,Kỷ Tín nếu như Lưu Bang "đối xư tốt" thì làm sao thu phục được những người này...để như Kỷ tín liều mạng chết thay

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Một phần vì Hạng Vũ kiêu ngạo quá chết hết mất thân tín anh em nữa chứ.
    Lưu Bang cũng có khí chất, nhất là thời còn nghèo hèn khó khăn. Cái chất đó thu phục được đám thân cận xung quanh. Từ đó lan tỏa ra thêm nữa sau. Mình vẫn nghĩ là ăn may, chó ngáp phải ruồi thôi. Mặc dù sách sử viết thế này thế kia, Lưu Bang khối lần đáng phải chết rồi mà vẫn sống (Hồng Môn Yến chẳng hạn). Hạng Vũ quả thực là giỏi, thành tựu đạt được nhờ sức nhiều hơn nhờ may. Nhưng cũng vì có mưu đồ mà thành ra không chịu nhìn thấy những cơ hội, nhánh rẽ. Lưu Bang chắc khi mới khởi nghĩa chả mưu đồ bá chủ thiên hạ gì cả, may ra vinh thân phì gia là quý rồi.

    Thật ra làm việc với 2 ông xếp, 1 là Lưu Bang, 2 là Hạng Vũ, thì người giỏi thích làm với Lưu Bang hơn là làm việc với Hạng Vũ. Lưu Bang kém tài nên không tiếc lời khen, động viên và cho cấp dưới nhiều quyền tự do. Hạng Vũ nghĩ là mình giỏi, ít khen cấp dưới, khắt khe và nóng nảy, ai chịu nổi.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hạng vũ cũng là 1 người giỏi chứ không phải là "hữu dũng vô mưu" những trận như Cự Lộc 5 đến 6 vạn đánh tan 40 vạn quân tần của Chương Hàm vương Ly,trận bành thành 3 vạn đánh tan hơn 50 vạn quân Hán..hay đánh Bành Việt,Điền Hoành
    chỉ có điều ông ta cố chấp,bảo thủ không nghe ý kiến người khác,chỉ tin dùng các huynh đệ sát cánh ngoài chiến trường của mình,lại tàn bạo không biết thu phục lòng dân những nơi không phải đất sở
    còn về "hồng môn yến" thì cũng ko phải may mắn hoàn toàn,một phần là nhờ vào tính cách hạng vũ(trọng nghĩa khí) phần còn lại là nhờ kế sách của trương lương và cũng nhờ hạng bá giúp nữa

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Văn Lang-Âu Lạc
    Hạng vũ cũng là 1 người giỏi chứ không phải là "hữu dũng vô mưu" những trận như Cự Lộc 5 đến 6 vạn đánh tan 40 vạn quân tần của Chương Hàm vương Ly,trận bành thành 3 vạn đánh tan hơn 50 vạn quân Hán..hay đánh Bành Việt,Điền Hoành
    chỉ có điều ông ta cố chấp,bảo thủ không nghe ý kiến người khác,chỉ tin dùng các huynh đệ sát cánh ngoài chiến trường của mình,lại tàn bạo không biết thu phục lòng dân những nơi không phải đất sở
    còn về "hồng môn yến" thì cũng ko phải may mắn hoàn toàn,một phần là nhờ vào tính cách hạng vũ(trọng nghĩa khí) phần còn lại là nhờ kế sách của trương lương và cũng nhờ hạng bá giúp nữa
    Chuẩn,Hạng vương tin anh em trong họ hơn là dùng người ngoài,kiểu như "gia đình trị" chứ Hạng vương cũng có tài.
    Còn bàn luận về Hàn Tín thì Tín có sự dùng dằng nửa nạc nửa mỡ nên mới tèo.

    Tín cứ mở mồm là nói nhớ ơn Lưu Bang sẻ cơm,mặc áo cho. Gọi là ơn tri ngộ
    Tín cũng có tham vọng, xin là giả Tề vương là đủ biết. Nhưng Tín vẫn k muốn phản Lưu Bang.
    Tuy nhiên đó là k phản Lưu Bang chứ k có nghĩa là sẽ toàn tâm quy phục Hán.
    Lưu Bang lên làm hoàng đế,lúc đó đã có tuổi, có thể Tín chịu ơn Lưu Bang nên k phản. Nhưng đến lúc Lưu Bang già và tèo, chưa chắc Tín sẽ trung thành với hoàng đế truyền thừa của Lưu Bang.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có 1 sự trái ngược giữa Lưu Bang và Hạng Vũ, xin liệt kê ở dưới đây:

    1. Hạng Vũ là tôn thất nước Sở; Lưu Bang là con nhà nông dân; hệ quả là Hạng Vũ có cái gì đó phong lưu, kiểu như uống rượu, hát với mĩ nhân...1 kiểu của con nhà giàu này kia. Còn Lưu Bang, nghèo, nên làm đình trưởng, uống rượu cũng phải nợ, muốn dự tiệc cũng phải nói dối có vạn quan tiền, gặp nhà nho giật mũ đái vào. Bản chất khá lưu manh; nhưng rất nhanh trí; Hạng Vũ bắn cung vào bụng, liền nói ngay: bắn vào ngón chân ta rồi.

    Khi khởi binh, Hạng Lương hô 1 phát quân hàng vạn, tiền bạc chắc cũng được ủng hộ rất nhiều. Lưu Bang thì loanh quoanh luẩn quẩn được mấy nghìn, đi theo Hạng Lương, Hạng Lương cho quân từ đó mới mạnh. Lưu Bang giống như Lưu Bị bán chiếu vậy. Nên cả cuộc đời Lưu Bang là bao nhiêu lần chạy vạy, nhờ vả, cũng như Lưu Bị (cái này nói sau).

    2. Khác về xuất thân; Hạng Vũ được học hành bài bản, võ và văn; nhưng anh Vũ nhà ta sử chép chỉ học qua loa; dẫn đến TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC kém. Anh ta chẳng thèm thu phục nhân tâm; dùng những người mà dân Tần, thiên hạ căm ghét, đóng đô ở Bành Thành cho gần Sở chứ không đóng đô ở Quan Trung....

    3. Sức mạnh của Hạng Vũ vô địch thiên hạ, và hẳn phép dùng binh của ông ta cũng giỏi, thần tốc như N Huệ ở VN vậy. Đó là lí do những MƯU THẦN như Trương Lương, Hàn Tín; dù ở rất gần Vũ, được Vũ biết tài; thậm chí Tín từng dâng kế cho Vũ nhưng Vũ chẳng nghe. Ấy là vì Vũ không cần những người đó mà vẫn VÔ ĐỊCH THIÊN HẠ.

    Vũ tực đắc; cho mình là vô địch, thì cần mưu kế mà làm gì ? Nên ở Hồng Môn, Vũ cũng chẳng thèm giết Lưu Bang, vì Vũ chắc cũng chả coi Lưu Bang ra cái gì cả. Đúng như vậy; Lưu Bang chẳng là gì với Vũ; thậm chí Lưu Bang cầm quân gấp 5, 10, 20 lần cũng bại dưới tay Vũ.

    Đó là cội nguồn của mọi THẤT BẠI của Vũ; khi Vũ gặp kẻ đồng cân là Hàn Tín. Lần tiến ra đầu tiên, Tín đã lừa cả thiên hạ, khi tu sửa sạn đạo, quả là Hàn Tín vô địch về mưu vậy; đâu phải mấy KẾ VẶT của TRƯƠNG LƯƠNG, TRẦN BÌNH. Thiên hạ cứ ca ngợi TRƯƠNG LƯƠNG, TRẦN BÌNH; chứ BÌNH ĐỊNH THIÊN HẠ, là TÍN, 100% LÀ TÍN.

    Hàn Tín đánh bại các đồng minh của Vũ, vẫn chưa thèm giao chiến với Vũ; bởi vì Tín biết chưa phải lúc. Nhưng Lưu Bang (dốt về quân sự) đâu biết điều đó. Tín xin lập Triệu vương, Tề vương là để vồ về thiên hạ, theo mưu của Lý Tả Xa; chưa vội hạ Hạng Vũ, đó là Tín biết chưa đến lúc.

    Nhưng L Bang vẫn cố đánh, không biết mình biết ta, tự chuốc thất bại. L Bang biết khó đánh; nhưng ông vẫn đánh; là vì ông muốn làm phát cuối cùng hạ Vũ, để CÔNG ĐẦU THIÊN HẠ. Nếu không chẳng có cái công gì hết. Biết thua nhưng vẫn đánh.

    Đánh thua rồi, Lưu Bang vẫn cố, rồi vẫn thua; thế cùng mới cầu Hàn Tín; ấy là L Bang vẫn có chí của bậc ĐẠI ANH HÙNG. Nhờ Tín bày binh bố trận mà đánh bại Hạng Vũ. Đánh bại tưởng như đơn giản nhưng thực ra, để chống với TINH BINH NƯỚC SỞ, Hàn Tín ắt hẳn phải có trận pháp và chiến thuật thượng thừa mới là người lần đầu tiên có thể đánh bại Hạng Vũ.

    Rồi Trương Lương thổi sáo, cũng chỉ là KẾ VẶT, thực ra thế Hạng Vũ bị người như Hàn Tín vây, mà không có đồng minh; thì xác suất toi là 99% rồi. Nên thiên hạ chỉ biết tới kế vặt của Lương, mà chẳng ai biết Hàn Tín, đó là điều buồn cười.

    Theo tôi, Hàn Tín là người CƯƠNG TRỰC, THẲNG THẮN, vậy mà về CHÍNH TRỊ, ông chả thăng quan tiến chức được gì sất. Chắc vì ông cũng chả tìm cách xu phụ ai, tính khí khảng khái, nên không làm to được. Chỉ khi gặp được Lưu Bang tin tưởng 100%, Hàn Tín mới phát huy sở trường mà bình định thiên hạ, công Lưu Bang không nhỏ.

    Còn về chuyện Tín này kia, theo tôi là không; vì cả đời Tín có ham công danh gì đâu. Ngay đoạn đối thoại nổi tiếng: ngài chỉ cầm được vài vạn, tôi thì cầm quân càng nhiều càng tốt. Theo tôi là sự CƯƠNG TRỰC, THOẢI MÁI của Tín. Và bản thân LƯU BANG, cũng chẳng để bụng gì; Bang giết Tín chẳng qua là vì việc công. Vì công Tín quá to; làm vua nước Sở; uy danh đỉnh đỉnh; thiên hạ chưa thống nhất vì còn nước Sở của Tín; nước của Kình Bố, nước của Bành Việt, đó là 3 vua công to nhất thiên hạ. Bang giết họ là vì THỐNG NHẤT QUỐC GIA, chứ Bang không hề ghét họ.

    L Bang về nghe Tín chết, ''vừa mừng vừa thương'', là hiểu rằng, Bang thương cho cá nhân Tín, Bang chả ghét bỏ gì Tín cả.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •