Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Bàn về Tô Tần

  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bàn về Tô Tần

    Lục quốc từ sau thời của Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tư Mã Thương Như, đến biến pháp Thương Ưởng của Tần thì không thấy ai giỏi cần binh, làm tướng quốc. Cái trò hợp tung là do thuyết khách như Tô Tần đề ra, nhìn thì cao xa nhưng thiếu thực chất, nghe danh lớn nhưng không cụ thể. Thất bại là điều khó tránh khỏi.
    Tự nhiên mới đọc về Tô Tần, thấy Tô Tần xảo ngôn hơn là tài năng. Mấy vị vương bá thời đó chắc cũng hết người tài giỏi nên mới dùng ông.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thiên Lang
    Lục quốc từ sau thời của Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tư Mã Thương Như, đến biến pháp Thương Ưởng của Tần thì không thấy ai giỏi cần binh, làm tướng quốc. Cái trò hợp tung là do thuyết khách như Tô Tần đề ra, nhìn thì cao xa nhưng thiếu thực chất, nghe danh lớn nhưng không cụ thể. Thất bại là điều khó tránh khỏi.
    Tự nhiên mới đọc về Tô Tần, thấy Tô Tần xảo ngôn hơn là tài năng. Mấy vị vương bá thời đó chắc cũng hết người tài giỏi nên mới dùng ông.
    Nên bàn Tô Tần theo hướng nào bởi Tô Tần Trương Nghi theo sử ký thì đã quá quen thuộc rồi song Tàu vừa mới đào được sách mới mang tên "Chiến lược thời chiến quốc", theo đó ko co Tô Tần cùng thời với Trương Nghi mà là Tô Tần của trên 20 năm sau giả danh hợp tung để phục vụ mục tiêu của nước Yên phá hoại nước Tề [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG][IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]Người khởi đầu khái niệm hợp tung cũng ko phải là Tô Tần mà là Công Tôn Diễn[IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tô Tần không phải là dạng công khanh ở nước nào thì nước đó mạnh như Ngô Khởi, phú quốc cường binh như Thương Ưởng, cũng không phải tướng cầm quân bách thắng như Nhạc Nghị, Tôn Vũ, mà là dạng chiến lược gia vĩ mô, liên kết nước này ly gián nước kia để tạo sự cân bằng về thế lực giữa 7 nước. Để làm điều này thường phải dùng đến tài thuyết phục và ngoại giao, vì điều này nên người như Tô Tần thường bị gọi là biện sĩ với hàm ý khinh miệt là chỉ giỏi miệng lưỡi.

    Thời Chiến quốc thì Tần mạnh hơn hẳn 6 nước còn lại, nhưng thường các nước này ít khi coi Tần là kẻ thù chung và hợp sức đánh Tần, mà thường chỉ có một vài nước bắt tay nhau mỗi khi lợi ích chung bị đe dọa. Cái công của dạng công khanh như Tô Tần hay Công Tôn Diễn là biết tạo sự liên kết để các nước còn lại hợp sức đánh Tần một cách chủ động chứ không chờ đến khi lợi ích của bản thân bị đe dọa mới xuất binh như trước. Số lần các nước hợp tung đánh Tần trong thời Chiến Quốc khoảng 5 - 6 lần cho thấy tác dụng của chiến lược liên kết các nước lại để đánh Tần là có thật chứ không phải chỉ là nói suông.

    Ngoài ra kế hợp tung không thành cũng phải kể đến nguyên do là thế mạnh của nước Tần, ngoài binh lực vượt trội thì còn sở hữu địa thế hiểm yếu rất khó bị công phá, không hiếm lần quân hợp tung tiến đến tận cửa Hàm Cốc nhưng không vượt qua nổi đành phải quay về.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vấn đề là Tần không phải lần đầu mạnh, cũng không phải chưa từng yếu.
    Thời Ngũ Bá, hay sau đó, cũng có những lúc Tần mạnh, hưng khởi, tấn công về phía Đông. Nhưng đến thời Tô Tần thì Tần mới nuốt được 6 nước thực sự.
    Hợp tung lại dựa vào uy tín và sự giữ lời của các vương hầu nhiều hơn những ràng buộc cụ thể. Điều này khiến cho hoặc là vua tham lợi trước mắt quên ước, hoặc là vua mới lên không theo chí vua cũ. Điều khủng khiếp là từ thời Thương Quân, Tần cứ dần dần mạnh lên mà không hề suy, trong khi các nước lung chuyển liên tục.

    Hợp tung y như LHQ bây giờ, cứ hô hào kêu gọi hòa bình, nhưng bên trong thằng này ghét thằng kia.

    @Khanh có thông tin lạ thì post lên cho anh em tham khảo tí cũng hay mà.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tàu thời Chiến quốc nó là tập hợp các nước, quan hệ lằng nhằng. 1 nước lúc thì liên hoành(chơi với Tần), lúc thì hợp tung(chống Tần)

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    một tập hợp các nước yếu k thể cân bằng với nước mạnh .. tô tần cũng là tận sức người rồi ..

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thiên Lang
    Vấn đề là Tần không phải lần đầu mạnh, cũng không phải chưa từng yếu.
    Thời Ngũ Bá, hay sau đó, cũng có những lúc Tần mạnh, hưng khởi, tấn công về phía Đông. Nhưng đến thời Tô Tần thì Tần mới nuốt được 6 nước thực sự.
    Hợp tung lại dựa vào uy tín và sự giữ lời của các vương hầu nhiều hơn những ràng buộc cụ thể. Điều này khiến cho hoặc là vua tham lợi trước mắt quên ước, hoặc là vua mới lên không theo chí vua cũ. Điều khủng khiếp là từ thời Thương Quân, Tần cứ dần dần mạnh lên mà không hề suy, trong khi các nước lung chuyển liên tục.

    Hợp tung y như LHQ bây giờ, cứ hô hào kêu gọi hòa bình, nhưng bên trong thằng này ghét thằng kia.

    @Khanh có thông tin lạ thì post lên cho anh em tham khảo tí cũng hay mà.
    Trong gần như toàn bộ thời Chiến Quốc, so sánh tiềm lực thì không nước trong lục quốc so được với Tần, vậy mà phải đến thời Tần Thủy Hoàng mới thống nhất được Trung Hoa, là vì đến thời điểm đó sức mạnh của Tần tích lũy được trong một thời gian rất dài mới đạt đến mức đánh bật được sự liên hợp giữa 6 nước. Trước thời Tần Thủy Hoàng, cứ mỗi khi Tần dồn sức đánh chiếm một nước thì thường bị một vài nước khác đem quân tấn công để giải nguy, Tần đánh Triệu thì Sở Hàn Ngụy tấn công buộc Tần rút về, Tần đánh Sở thì sợ Triệu Tề hợp mưu đánh Tần, đó là vì tuy tiềm lực Tần trội hơn hẳn mỗi nước, nhưng chưa đủ để có thể vừa nuốt chửng một nước lại vừa ngăn được các nước khác vây công.

    Chỉ đến thời Tần Thủy Hoàng, thì sức mạnh của Tần mới đạt đến mức nuốt chửng được lân bang mà không sợ bị các nước khác tập kích. Đó vừa là kết quả của việc Tần bành trướng sức mạnh liên tục cũng vừa là kết quả của việc sức mạnh các nước khác giảm đi, Triệu thì suy yếu từ sau trận Trường Bình, Sở thì suy yếu sau khi Bạch Khởi chiếm đất Yên đất Lăng đánh chiếm kinh đô Sính. Thời Tần Chiêu Vương là bước ngoặt lớn nhất cho khoảng cách thực lực giữa Tần và lục quốc, khi hai trong số những nước mạnh nhất là Triệu và Sở yếu đi, còn Tần thì từ thời Chiêu Vương đến Thủy Hoàng yên ổn phát triển, bành trướng thực lực. Đó mới là mấu chốt của việc Tần thống nhất thiên hạ, chứ mấy lần Tần đông chinh cũng chỉ là các chiến dịch đơn lẻ, chiếm ít đất và gây áp lực với Tề Yên khi các nước Sơn Đông có xích mích mà thôi.

    Cái tài của dạng thuyết khách như Tô Tần là biết liên kết các nước cùng chủ động đánh Tần, là điều Tần sợ nhất ở thời điểm đó. Đến thời Tô Tần khoảng cách thực lực giữa Tần và các nước đã xa quá rồi, dù có là Thương Ưởng tái sinh cũng không đủ thời gian để Triệu, Sở phú quốc cường binh ngang với Tần, dù có tài cầm quân như Nhạc Nghị Tôn Vũ cũng không đủ sức cầm quân Triệu, Sở đánh bại Tần được. Cách duy nhất có thể cứu vãn tình thế là hợp quân tất cả các nước đánh Tần, và thực tế là từ khi dạng thuyết khách như Tô Tần, Công Tôn Diễn đi du thuyết, các nước mới hợp sức đánh Tần là điều trước đó chưa có.

    Và giờ mình mới nghe chuyện đòi ràng buộc cụ thể trong hợp tung. Ràng buộc cụ thể là một khái niệm viển vông thời Chiến quốc, ai tìm hiểu thời Chiến quốc cũng đều biết các nước thời Chiến quốc liên hợp với nhau, gây chiến với nhau đều là vì lợi ích, lá mặt lá trái thay đổi liên tục. Không thiếu những chuyện các nước ham lợi mà bội ước đồng minh thì dựa vào cái gì mà đòi ràng buộc cụ thể. Cá nhân mình chưa thấy điều gì gọi là ràng buộc cụ thể trong thời Chiến quốc cả. Chính vì các nước lấy lợi làm đầu, nên Tô Tần mới phải đi du thuyết, phân tích cái lợi của việc chống Tần và cái hại của việc theo Tần thôi, chứ ràng buộc cách nào bây giờ, một kẻ áo vải như Tô Tần dựa vào cái gì mà đòi ràng buộc vua lục quốc.

    Và quả thật là từ hồi nào đến giờ, mình mới thấy bạn là người đầu tiên quy công lao nước Tần thống nhất Trung Hoa về cho Tô Tần đấy [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Câu đến thời Tô Tần thì Tần mới thắng không phải quy công cho Tô Tần [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]) chỉ là một mốc thời gian thôi.

    Klq nhưng Anh có sử liệu nào về dân số hay thuật luyện kim các nước Chiến Quốc không, đang muốn tìm mà không biết ở đâu

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Mình thì hiểu câu đó của bạn theo nghĩa rằng đến thời Tô Tần, vì mưu hợp tung liên kết các nước để đánh Tần của Tô Tần không thành, các nước quay ra không tin tưởng lẫn nhau, gây ra chia rẽ nên Tần mới thống nhất được Trung Hoa. Có thể mình hiểu không đúng, nhưng nếu đúng thì đó hoàn toàn là một câu mang hàm ý rằng một trong những nguyên nhân chính khiến Tần thống nhất được Trung Hoa chính là do Tô Tần.

    Tài liệu về luyện kim thời Chiến quốc thì hôm trước thấy Lí Tĩnh giới thiệu cuốn "Iron and steel in ancient China" của Donald B.Wagner khá hay, còn dân số thì mình mới chỉ đọc qua vài tiểu luận của Cát Kiếm Hùng về dân số các nước thời Chiến quốc thôi, bạn có thể dễ dàng search trên mạng.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đọc về Tô Tần và Trương Nghi phải hết sức thận trọng vì có nhiều truyện viết về Tô Tần là do người đời sau ngụy thác mà thành. Kỳ thực Tô Tần chết năm 284 rồi. Năm 1973 người ta khai quật được rất nhiều tài liều quý giá viết trên thẻ tre, trong có quyển "Chiến quốc tung hoành gia thư", trong đó kể chủ yếu về các hoạt động chính trị của Tô Tần.

    Tô Tần được một cái công lao là xúi Tề Mẫn Vương đánh chiếm diệt luôn nước Tống. Tống là nước nhỏ nhưng thành phố sầm uất giàu có, lại hay cơ hội đánh chiếm lặt vặt lúc các nước lớn có biến. Thời Mẫn Vương, chư hầu trừ Tần ra ai cũng chăm chăm muốn chiếm Tống, nay Tề Mẫn Vương ra tay trước làm các vua khác rất là không vui, nên mới có chuyện Nhạc Nghị đeo làm tướng quốc đeo hổ phù của cả Triệu lẫn Yên lĩnh quân năm nước đánh hội đồng nước Tề. Tề từ đó te tua tơi tả từa lưa hột dưa, không còn địch nổi các nước khác nữa. Chứ xét ra Tề phải là nước mạnh mới đúng.


    Câu đến thời Tô Tần thì Tần mới thắng không phải quy công cho Tô Tần
    Sai rồi, không phải đâu. Phái pháp gia vẫn thường cay nghiệt "bọn" tung hoành vì họ xem bọn này chỉ giỏi khua môi múa mép. Hàn Phi trong trước tác của mình liệt họ vào năm loại sâu mọt (trong bài Ngũ Đố). Chính ra những người có công to lớn trong việc biến nước Tần thành cỗ máy chiến tranh là Thương Ưởng và các học trò của ông, hay nói cách khác là những người theo Pháp gia. Kế đó là nhờ vào những viên tướng kiệt xuất như Tư Mã Thác và đặc biệt là Bạch Khởi. Mặc dù hết sức tàn bạo nhưng chính Bạch Khởi mới là người làm suy yếu hàng loạt các nước chư Hầu. Mở đầu là trận Y Khuyết đánh tan tác liên quân 3 nước Hàn-Ngụy-Tây Chu gồm 240,000 người, sau đó là đại phá quân Triệu-Ngụy ở Hoa Dương, sử viết giết tới 150,000 người (chỗ khác lại viết 100,000), nam tiến đốt tôn miếu các vua Sở, chiếm kinh thành nước Sở và cuối cùng là đánh tan tành nước Triệu ở Trường Bình (Sử viết quá bảo giết tới 450,000 người). Chỉ tiếc là chính quyền nhà Tần cũng không phải là không thể mua chuộc được, thừa tướng Phạm Thư nhận hối lộ thúc vua Tần rút quân về tha cho Triệu, trong khi tướng Bạch Khởi muốn lợi dụng quân Triệu đang trong thế sức cùng lực kiệt lấy luôn thành Hàm Đan. Về sau vua Tần đổi ý thì Bạch Khởi nhất quyết không cầm quân nữa, vì ông ta thấy thời cơ quý giá đã lỡ mất rồi, trong lòng vừa uất hận Phạm Thư vừa trách móc vua Tần. Nước Tần còn phải bại dưới tay danh tướng Lý Mục nước Triệu mấy lần nữa mới có thể lấy thành Hàm Đan.

    Tư Mã Thác có công đem quân chinh phục hai nước Ba-Thục ở Tứ Xuyên. Đây mới là bước ngoặt lớn lao nhất làm thay đổi cán cân như Vô Vi nói. Tứ Xuyên là nguồn nhân lực dồi dào cho Tần, Sở cũng đã muốn tranh giành khu vực này nhưng Tần vẫn giành tay trên.

    Nói về việc hợp tung thành công cũng chính là lúc quân Tần cố đánh Hàm Đan mà đánh chưa xong. Bạch Khởi đã can vua Tần thôi đừng tìm cách tận diệt Triệu nữa vì thời cơ đã lỡ mà vua Tần không nghe, lại sai Vương Hột đi vây Hàm Đan tới tám chín tháng. Lúc này là lúc tốt để đập quân Tần nên Tín Lăng Quân mới cướp hổ phù của tướng Ngụy Tấn Bỉ đem binh hợp với anh rể mình là Thân Xuân Quân ở Sở. Tín Lăng Quân cầm 8 vạn người còn ông kia không rõ bao nhiêu. Xem cái cách ông kia cầm quân cũng thấy ổng nhát quân Tần. Nhưng mà liên quân rốt cục cũng ép cho quân Tần gỡ vây thành Hàm Đan, đẩy quân Tần về phía Tây trở lại. Tướng Tần Trịnh An Bình lại nhân lúc đó đem 2 vạn người đầu hàng ở Triệu.

    Đó là lần cuối cùng chư hầu có cơ hội uy hiếp Tần. Phải chi mà liên quân Ngụy-Sở cố gắng bức bách phá luôn cửa Hàm Cốc thì Tần cũng sẽ chấn động. Nhưng mà ngẫm nghĩ hai công tử cầm quân chẳng qua có 20 vạn người là cùng mà đòi làm cỏ Tần thì hơi bị viễn vong. Kế nữa chỉ nội lo việc lấy lại đất mình đã mất còn khó nữa huống hồ đòi phá ải nước Tần.

    Khổ nỗi chư hầu chả ai chuyên tâm chống Tần. Lần đó Yên ở xa không giúp được, Triệu thì kiệt quệ rồi lấy đâu ra sức mà hợp quân với hai công tử, Hàn thì mất đất triền miên, có hợp quân cũng không đáng kể, Tề cũng ở xa, đã vậy còn bị hai cái tên Trương Nghị với Tô Tần phá cho banh chành, cũng chả có hơi đâu hợp quân phạt Tần cả.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •