Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 25 của 25
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhưng chính sách của ông là chính sách thời chiến chứ không phải chính sách thờ bình để ổn định và xây dựng đất nước .

  2. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tần Thủy Hoàng luôn lo sợ có nguời lật đổ nên luôn giữ chính sách độc tài của mình , luôn duy trì quân đội ở mức độ chiến đâu cao , không lo phát triển kinh tế .
    Thời của Thủy Hoàng là thời loạn, sau đó thì phải lo bình ổn xã hội. Nhưng trong thời gian đó Thủy Hoàng cũng có những chính sách rất quan trọng, đặc biệt là về mặt hành chính: thống nhất đo lường, xây dựng đường sá, bãi bỏ chế độ phân phong ruộng đất,...
    Phù Tô là người nhân đức, có các tướng giỏi phò tá, nếu lên ngôi có thể sẽ bắt đầu xây dựng một nền đức trị tốt hơn để giữ vững giang sơn đại Tần!

  3. #23
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Nhưng Phù Tô về chính trị có vẻ hơi kém. Lẽ ra phải biết kéo bè kết cánh, đời nào để một tờ giấy cỏn con quyết định số mạng của mình.
    Mà đời nào nhân trị có thể tồn tại dễ dàng khi Pháp gia và Khổng giáo đấu nhau như nước với lửa? Khổng giáo khinh Pháp gia thiếu nhân tính, Pháp gia thì chê Khổng giáo nhu nhược, hữu danh vô thực.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thực ra các bác Tàu xưa nay vẫn nhìn nhận chính trị nó xoay vòng như Thái cực âm dương vậy. Từ nhân trị chạy qua pháp trị rồi ngược lại. Thời Thủy Hoàng thì pháp gia đã lên đến cực điểm nên cần bắt đầu quay lại về Nho gia.

    Về tài năng của Phù Tô thì cũng ko phải là thiếu cơ sở khẳng định. Trước khi bị đi dày cha này đã có nhiều ý kiến về cách trị nước khá sâu sắc, đến khi lên biên giới thì chống nhau với Hung Nô mấy năm rất có kết quả.

    1 điều nữa là khi Phù Tô nhận lệnh bức tử thì tin hoàng đế chết chưa truyền ra ngoài. Chứ lúc đó cha này nắm trong tay 30 vạn đại binh cùng Mông Điềm tạo phản, bên trong thằng Hồ Hợi nó bức hại tôn thất và bách tính thì thành công cũng ko phải là quá khó.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    hê hê, thực ra, pháp gia và nho gia đấu với nhau chỉ là ở tầng lớp sĩ phu. Chứ ở giai cấp lãnh đạo, pháp gia và nho gia luôn đi đôi với nhau. Dương Nho - Âm Pháp mà lị. Bề ngoài thì dùng nhân đức để giáo dục dân chúng, bên trong thì lấy pháp luật để răn đe. Đây là phép từ đời Hán trở đi rồi.

    Nói nhỏ chứ cực đỉnh của đức trị chắc là từ sau 1949: chỉ việc giáo dục dân chúng về tinh thần Hồng ... là đủ để bình trị xã hội [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •