Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12

  1. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chiến tranh giải phóng nô lệ [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]. Your point ?

  2. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    - Tự do, bình đẳng vs. Chiếm hữu nô lệ
    - Tập quyền vs. Phân quyền (rất quan trọng)
    - Kinh tế

  3. #4
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Do ở miền Nam nông nghiệp đồn điền còn lạc hậu, dùng rất nhiều nô lệ chứ ko chịu mua máy móc (do nô lệ rẻ, ko cần trả công, máy móc đắt, hỏng thì sữa chữa mệt). Miền Bắc CN đang phát triển mạnh, cần nhiều nhân công, cần bán SP, thế nên miền Bắc muốn giải phóng nô lệ để có người phải bán sức lao động cho họ và có người phải mua máy móc của họ.

  4. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Cơ bản đây là cuộc đối đầu đẫm máu đầu tiên (có lẽ cũng là cuối cùng?) giữa phe Dân Chủ và phe Cộng Hòa [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cũng nhờ cuộc nội chiến này mà sau đó Mỹ phát triển như vũ bão , nền KT nội địa thống nhất phát triển toàn diện đất nước , vì trước đó miền Nam hoàn toàn là nông nghiệp ko hề biết đến công nghiệp là gì , chỉ biết trồng bông rồi bán cho Châu Âu . Đền khi đánh với miền Bắc thì mới nhìn lại mình , ko hề có 1 xưởng đại bác nào , súng ống thì từ thời đánh với da đỏ !!! Và khi bị quân miền Bắc vây cảng , ko được tiếp tế thì đã thất bại nhanh chóng

  6. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nguyên nhân kinh tế thực ra không phải nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh. Sự thật là miền Nam cầm súng chống lại Liên Bang là vì lý do kinh tế, còn miền Bắc và Liên Bang dẫn quân trừng phạt miền nam vì lý do tư tưởng và chính trị hơn là kinh tế. Sự thật là miền Bắc không hề thiếu nhân công để lao động trong các công xưởng: nhân nhập cư nghèo từ châu Âu, nhất là từ Ái Nhĩ Lan (xin đọc bài này về tình hình nhập cư ở Mỹ giữa thế kỷ 19), và cũng 1 sự thật khác là sau chiến tranh, mặc dù người da đen được giải phóng trên danh nghĩa, chỉ có 1 bộ phận nhỏ lên miền Bắc làm việc, nửa còn lại vẫn ở miền Nam và miền Nam tiếp tục phát triển nông nghiệp.

    Cuộc đối đầu giữa phe Chiếm nô và phe Giải phóng nô lệ đã có từ giữa thế kỉ 18 và phát triển ngay sau nước Mỹ độc lập rồi chứ không phải đợi đến CM công nghiệp, thập niên 50-60 của thế kỉ 19. Từ sau khi Hợp chủng quốc giành độc lập từ tay đế quốc Anh năm 1783, các tiểu ban miền Bắc đã lần lượt cấm việc sở hữu nô lệ. Đến năm 1804 thì toàn bộ các bang miền Bắc đã cấm nô lệ. Thậm chí từ trước đó việc sở hữu nô lệ đã bị cho là "sai" bởi các trí thức, tiêu biểu là Thomas Jefferson (tác giả của câu "mọi người sinh ra đều bình đẳng"). Trong các lá thư gửi cho các đồng chí của ông ta, Thomas Jefferson đã viết rằng ông ta lo sợ chế độ nô lệ, vì trái ý Chúa, sẽ đưa đến sự diệt vong của quốc gia Hoa Kỳ.

    Nhưng chính Thomas Jefferson cũng thừa nhận đây là một vấn đề mà ông ta không biết phải giải quyết ra sao. Nguyên nhân là quyền lợi kinh tế của các tiểu bang miền Nam, nói đúng hơn là các chủ nô miền Nam (chỉ có 1/3 số đàn ông da trắng ở miền Nam sở hữu nô lệ), do đó các tiểu ban miền Nam cương quyết không chịu giải phóng nô lệ. Kết quả là trong suốt 70 năm đầu của Hoa Kỳ, hai miền Nam Bắc thỏa hiệp qua hàng loạt các hiệp ước chia cắt nước Mỹ thành 2 miền rõ rệt: Miền Bắc cấm nô lệ và miền Nam giữ nô lệ. Chính quyền Liên Bang hoàn toàn không có tiếng nói trong việc này ngoài việc làm trung gian cho các cuộc thỏa hiệp của 2 miền.

    Đến giữa thế kỷ 19 thì tình hình mới trở nên căng thẳng khi miền Bắc càng ngày càng cảm thấy bực bội khi người da đen ở miền Nam vẫn bị bắt làm nô lệ. Điều đáng quan tâm ở đây là các tổ chức đi đầu trong việc giải phóng nô lệ không phải là chính quyền hay các công ty tư bản mà là các tổ chức tôn giáo, xã hội và báo chí miền Bắc.

    Song song với sự sung đột về tư tưởng (nô lệ - không nô lệ) và kinh tế (chủ yếu là ở miền Nam), còn 1 cuộc xung đột lớn nữa: tập quyền hay phân quyền.

    Hiến pháp năm 1792 của Mỹ quy định các tiểu bang mặc dù có chính quyền riêng nhưng phải phục tùng chính quyền liên bang. Tuy nhiên cho đến đời Lincoln, chính quyền liên bang, mặc dù càng ngày càng mạnh do sự củng cố của các đời tổng thống theo chủ nghĩa tập quyền, nhưng vẫn không có đầy đủ quyền lực như ta thấy ở Mỹ hiện nay. Việc đất nước bị chia đôi thành 2 miền với 2 chính sách khác biệt, 2 xã hội khác biệt làm chướng tai gai mắt những người theo chủ nghĩa tập trung. Thực sự, ý định ban đầu của Lincoln là thống nhất quốc gia: hoặc là cà 2 phải duy trì chế độ nô lệ hoặc cả 2 cùng bãi bỏ.

    Tuy nhiên phe giải phóng tỏ ra mạnh hơn cả về cơ sở đạo đức lẫn kinh tế, do vậy cuối cùng Lincoln ngã về bên giải phóng. Khi Lincoln đắc cử tổng thống, chính các tiểu bang miền Nam tuyên bố tự thành lập quân đội và tách ra. Đây dĩ nhiên là 1 sự kiện không thể chấp nhận được đối với những người theo chủ trương tập trung như Lincoln: một sự phi phạm hiến pháp trắng trợn.

    Do đó, cái cớ đầu tiên mà Lincoln phát động chiến tranh chống miền Nam thực sự bắt đầu là vì sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Hoa Kỳ chứ chẳng phải kinh tế lẫn nô lệ.

  7. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    dù sao đi nữa thì sự khác biệt về ý thức hệ cũng là do khác biệt về phương thức sản xuất thôi. Do công nghiệp phát triển nên tư sản miền bắc phải trí thức và "có đạo đức" hơn miền nam nông nghiệp lạc hậu chứ sao. Thế nên nguyên nhân kinh tế vẫn là nguyên nhân chính [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  8. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    dù sao đi nữa thì sự khác biệt về ý thức hệ cũng là do khác biệt về phương thức sản xuất thôi. Do công nghiệp phát triển nên tư sản miền bắc phải trí thức và "có đạo đức" hơn miền nam nông nghiệp lạc hậu chứ sao. Thế nên nguyên nhân kinh tế vẫn là nguyên nhân chính [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Không hẳn là vậy. Như trên đã nói, các tiểu bang miền Bắc đã giải phóng nô lệ từ những năn cuối thế kỉ 18, khi công nghiệp chưa phát triển và các bang nay vẫn là các bang nông nghiệp. Còn xung đột giữa hai phái tập quyền và phân quyền cũng ko liên hệ đến kinh tế.

  9. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    +ok
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Do ở miền Nam nông nghiệp đồn điền còn lạc hậu, dùng rất nhiều nô lệ chứ ko chịu mua máy móc (do nô lệ rẻ, ko cần trả công, máy móc đắt, hỏng thì sữa chữa mệt). Miền Bắc CN đang phát triển mạnh, cần nhiều nhân công, cần bán SP, thế nên miền Bắc muốn giải phóng nô lệ để có người phải bán sức lao động cho họ và có người phải mua máy móc của họ.
    to SOL:
    -công nhân da trăng rẻ hơn hay cn da đen rẻ hơn!cn da trăng nhiều hơn hay da đen nhiều hơn
    -

    và cũng 1 sự thật khác là sau chiến tranh, mặc dù người da đen được giải phóng trên danh nghĩa, chỉ có 1 bộ phận nhỏ lên miền Bắc làm việc, nửa còn lại vẫn ở miền Nam
    làm sao phải chuyển tất cả lên miền bắc ,chuyển hết thì lấy ai lam nông nghiệp.hơn nưa các nhà TB miền bắc ko biết đầu tư vào miền nam à?
    -làm gì có cái mục đính vì tự do bình đẳng hở bác sol.đấy chỉ là khẩu hiệu của 1 số íta thôi,chăng qua là nó cũng phù hợp với quyền lới của các nhà Tb nên đươc ủng hộ thôi

    +nguyên nhân thứ 2 là do sự pt triển của CN miền bắc dẫn tơi yêu cầu bảo hộ nền công nghiệp(= cánh đánh thuế cao or cấm với hang hóa nhập khẩu).Trong khi đò thì các điền chủ miền nam ko đồng ý với nhu cầu này,họ muốn mua hàng hóa rẻ từ châu âu hơn là dùng hang của miền bắc

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •