Kết quả 1 đến 8 của 8

  1. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trong lịch sử, không có đế quốc nào sánh được với Anh về diện tích, dân số và đặc biệt là việc bảo tồn các "di sản" của đế quốc của mình: hầu hết các cựu thuộc địa đến nay đều thân thiện với nước Anh.

    Canada, cựu thuộc địa, thành viên của Liên hiệp Anh, là quốc gia mạnh thứ hai ở châu Mỹ về kinh tế và quân sự, chỉ sau Hoa Kỳ, và là 1 trong số 8 siêu cường kinh tế của thế giới. Canada hiện là 1 đồng minh quân sự của Anh thông qua khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
    Australia, cựu thuộc địa, thành viên của Liên hiệp Anh, là 1 cường quốc ở bờ Tây Thái Bình Dương. Australia cũng là 1 đồng minh quân sự của Anh trong tổ chức Five Power Defence Arrangement (gồm Anh, Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore).
    Malaysia và Singapore, cựu thuộc địa, cường quốc kinh tế ở Đông Nam Á, đồng minh quân sự của Anh trong FPDA.
    Nam Phi, cường quốc kinh tế mạnh nhất và duy nhất ở châu Phi, cựu thuộc địa. Tuy không có hiệp định đồng minh cụ thể, Nam Phi rất thân thiện với Anh.
    Hồng Kông, cựu thuộc địa, cường quốc kinh tế ở châu Á, mặc dù đã trả về cho Trung Quốc nhưng vẫn mang nặng ảnh hưởng của Anh, nhất là về các khoản kinh tế và luật pháp.
    Ấn Độ và Pakistan: đỉnh cao của sự "cáo già" của thực dân Anh được thể hiện ở đây [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]. Anh chia Ấn thành quốc gia: Ấn Độ và Pakistan. Từ một dân tộc, nay ta có 2 quốc gia thù địch, họ ghét nhau hơn ghét người Anh, bao nhiêu căm thù được đổ vào 4,5 cuộc chiến tranh giữa 2 nước với nhau. Hơn nữa, bởi sức mạnh của 2 nước này, không có 1 cường quốc nào, kể cả Xô và Mỹ, dám trực tiếp nhày vao can thiệp để khuếch trương ảnh hưởng. Cà 2 nước này nay đều là cường quốc quân sự (riêng Ấn là 1 cường quốc kinh tế nữa) và đều khá thân thiện với Anh.

    Cái tài của người Anh là rất tỉnh táo trong việc phân tích thời cơ để đưa ra các quyết định đúng đắn: họ biết chừng nào nên rút lui để rút lui đúng lúc và hạn chế tối đa thiệt hại gây ra (khi đế quốc của họ sụp đổ) và dọn đường cho những mối quan hệ hợp tác, gắn bó với các thuộc địa cũ trong thời đại mới.

  2. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Cái tài của người Anh là rất tỉnh táo trong việc phân tích thời cơ để đưa ra các quyết định đúng đắn: họ biết chừng nào nên rút lui để rút lui đúng lúc và hạn chế tối đa thiệt hại gây ra (khi đế quốc của họ sụp đổ) và dọn đường cho những mối quan hệ hợp tác, gắn bó với các thuộc địa cũ trong thời đại mới.
    Phải chăng cái này Mỹ phải học theo đồng minh của mình rất nhiều chăng ?
    Khi Mỹ rút đi khỏi Việt Nam , VIệt Nam chỉ còn là một đống đổ nát , và bây giờ tại Afganistan và Iraq , Mỹ ko chịu thừa nhận thất bại của mình để rồi càng ngày càng lún sâu vào thất bại mà vẫn chưa chịu rút đi .
    Phải chăng nguời Mỹ cứng đầu hơn nguời Anh , hay tại vì nguời Mỹ có lòng tự tôn cao hơn nên ko chịu chấp nhận thất bại [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    NẾu vậy thì người Mỹ chỉ là "trẻ học đòi" so với nước Anh. Cấu trùc thuộc địa của MỸ mắc quá nhiều sai lầm, có lẽ 1 phần Mỹ "cứng đầu", nhưng theo em nghĩ phần lớn là không cam chịu thất bại ! ha ! nghĩ cũng nhục thật, nước Mỹ lớn gấp hàng chục lần nước anh, thậm chí gấp trăm lần, vậy mà chưa có cái gì gọi là thuộc địa trong quá khứ ! chỉ giỏi cái tài làm kinh tế thui ! nhưng cũng không thể phủ nhận nền kinh tế thế giới bị Mỹ chi phối !!

  4. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Khi Mỹ vươn lên tầm đế quốc thì phần lớn thế giới đã được phân chia thế nên thuộc địa của Mỹ rất ít.

  5. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Trong lịch sử, không có đế quốc nào sánh được với Anh về diện tích, dân số và đặc biệt là việc bảo tồn các "di sản" của đế quốc của mình: hầu hết các cựu thuộc địa đến nay đều thân thiện với nước Anh.

    Canada, cựu thuộc địa, thành viên của Liên hiệp Anh, là quốc gia mạnh thứ hai ở châu Mỹ về kinh tế và quân sự, chỉ sau Hoa Kỳ, và là 1 trong số 8 siêu cường kinh tế của thế giới. Canada hiện là 1 đồng minh quân sự của Anh thông qua khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
    Australia, cựu thuộc địa, thành viên của Liên hiệp Anh, là 1 cường quốc ở bờ Tây Thái Bình Dương. Australia cũng là 1 đồng minh quân sự của Anh trong tổ chức Five Power Defence Arrangement (gồm Anh, Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore).
    Malaysia và Singapore, cựu thuộc địa, cường quốc kinh tế ở Đông Nam Á, đồng minh quân sự của Anh trong FPDA.
    Nam Phi, cường quốc kinh tế mạnh nhất và duy nhất ở châu Phi, cựu thuộc địa. Tuy không có hiệp định đồng minh cụ thể, Nam Phi rất thân thiện với Anh.
    Hồng Kông, cựu thuộc địa, cường quốc kinh tế ở châu Á, mặc dù đã trả về cho Trung Quốc nhưng vẫn mang nặng ảnh hưởng của Anh, nhất là về các khoản kinh tế và luật pháp.
    Ấn Độ và Pakistan: đỉnh cao của sự "cáo già" của thực dân Anh được thể hiện ở đây [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]. Anh chia Ấn thành quốc gia: Ấn Độ và Pakistan. Từ một dân tộc, nay ta có 2 quốc gia thù địch, họ ghét nhau hơn ghét người Anh, bao nhiêu căm thù được đổ vào 4,5 cuộc chiến tranh giữa 2 nước với nhau. Hơn nữa, bởi sức mạnh của 2 nước này, không có 1 cường quốc nào, kể cả Xô và Mỹ, dám trực tiếp nhày vao can thiệp để khuếch trương ảnh hưởng. Cà 2 nước này nay đều là cường quốc quân sự (riêng Ấn là 1 cường quốc kinh tế nữa) và đều khá thân thiện với Anh.

    Cái tài của người Anh là rất tỉnh táo trong việc phân tích thời cơ để đưa ra các quyết định đúng đắn: họ biết chừng nào nên rút lui để rút lui đúng lúc và hạn chế tối đa thiệt hại gây ra (khi đế quốc của họ sụp đổ) và dọn đường cho những mối quan hệ hợp tác, gắn bó với các thuộc địa cũ trong thời đại mới.
    Phần lớn các nước này dân gốc Anh chiếm đa số nên thân thiện với mẫu quốc. Anh rút kinh nghiệm từ vụ giành độc lập của Mỹ nên đã mềm mỏng hơn với dân thuộc địa gốc Anh, giành cho họ nhiều quyền tự quyết hơn như Canada và Úc. Người gốc Anh lại cho rằng mình là người Anh chứ ko phải dân thuộc địa, điển hình là việc quân tình nguyện Úc và New Zealand chiến đấu chống người Thổ bên cạnh người Anh trong Thế Chiến I, cho dù điều đó ko có lợi gì cho Úc và New Zealand nhưng họ cảm thấy tự mình có trách nhiệm với "Tổ quốc Anh".

  6. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    NẾu vậy thì người Mỹ chỉ là "trẻ học đòi" so với nước Anh. Cấu trùc thuộc địa của MỸ mắc quá nhiều sai lầm, có lẽ 1 phần Mỹ "cứng đầu", nhưng theo em nghĩ phần lớn là không cam chịu thất bại ! ha ! nghĩ cũng nhục thật, nước Mỹ lớn gấp hàng chục lần nước anh, thậm chí gấp trăm lần, vậy mà chưa có cái gì gọi là thuộc địa trong quá khứ ! chỉ giỏi cái tài làm kinh tế thui ! nhưng cũng không thể phủ nhận nền kinh tế thế giới bị Mỹ chi phối !!
    Mỹ từng là thuộc địa của Anh, khi Anh và các nước khác đua nhau xâu xé thế giới thì Mỹ còn mắc trong vũng lầy nội chiện , chuyện trong nhà chưa giải quyết được thì làm sao tính đến chuyện khác ?
    Hơn nữa ngày nay , Anh toàn đi theo Mỹ chứ có thấy Mỹ đi theo Anh đâu [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  7. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mỹ thực sự còn phải học ở Anh rất nhiều về cách ứng xử trên trường ngoại giao.

    Thứ nhất là Mỹ so với Anh là 1 quốc gia non trẻ, không có nhiều kinh nghiệm như đế quốc Anh.
    Trong khi Anh dong ruổi trên khắp thế giới từ những năm 1500-1600 thì Mỹ đến năm 1898 (chiến tranh với Tây Ban Nha) và năm 1917 (Đệ nhất thế chiến) mới có thể gọi là bắt đầu can dự vào tình hình thế giới và thực sự chỉ đến sau thế chiến thứ 2 Mỹ mới có thể gọi là 1 tay chơi chính trên bàn cờ quốc tế. Trước đó Mỹ thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" về chính trị và ngoại giao (chính sách Monroe là chính sách ngoại giao chủ đạo của Mỹ trong suốt thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20; chính sách này nói rằng Mỹ sẽ lãnh đạo châu Mỹ và ngạt hết ảnh hưởng của châu Âu khỏi châu Mỹ, đồng thời sẽ không can thiệp vào tình hình châu Âu hay thế giới; mặc dù tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sáng lập ra Hội quốc liên vào sau thế chiến thứ 1, nhưng quốc hội phủ quyết không cho Mỹ tham gia và quay trở lại chính sách đóng cửa cho đến khi phát xít Nhật lên nắm quyền và Nhật bắt đầu khuếch trương thế lực trên Thái Bình Dương). Nói tóm lại là Anh có đến 500 năm kinh nghiệm trên trường ngoại giao quốc tế, còn Mỹ mới có trên 50 năm thôi.

    Thứ hai nữa là bản thân Mỹ mạnh hơn và có tiềm năng lớn hơn Anh nhiều. Do đó Mỹ có thể sẵng sàng đánh bomb đưa kẻ địch về "thời kỳ đồ đá" mà không cần lo nghĩ đến quan hệ thương mại với kẻ địch cũ trong tương lai mà vẫn giữ được vị thế siêu cường của mình. Còn Anh quốc gia nhỏ, tài nguyên ít ỏi nên muốn giữ được vị trí của mình bắt buộc phải có quan hệ thương mại tốt với các nước thuộc địa cũ, do đó họ sẽ phải chú trọng gìn giữ các mối quan hệ đó hơn.

    Còn 1 điểm nữa: Anh lúc cực thịnh cũng cư xử cao ngạo và tàn bạo với các thuộc địa: đàn áp cách mạng Mỹ, đàn áp các cuộc nổi dậy của Ấn, Miến Điện, Ai Cập, Nam Phi v.v... Họ chỉ xuống nước khi đế quốc của họ không còn đủ sức mạnh để đàn áp các thuộc địa. Còn hiện nay Mỹ còn mạnh, đàn áp các nước khác được nên chọn biện pháp trấn áp. Vài năm nữa Mỹ yếu sẽ phải có chính sách khác thôi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •