Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 17
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Mãi tin rằng mình nở từ bọc trăm trứng thủa nào ?

    Lược Sử Cổ Đại Việt Nam



    Tranghuyendo_Techno



    Ghi chú: Một phần của bài này đã được Techno trình bày tại CLB VHNT Quận 4, TP HCM, tháng 9 năm 2001.



    Dựa vào truyền thuyết, truyện huyền ảo hay thần thoại mà dựng sử, gọi là huyền sử. Dựa vào những thêu dệt, thậm chí phóng đại để dựng sử, gọi là dã sử. Dựa vào quan điểm của chế độ cai trị, chính trị đương thời thì goi là chính sử. v.v… Các loại sử liệu như thế thường có độ tin cậy rất hạn chế, thậm chí còn đi ngược lại thực chứng khoa học … Thế mà nó vẫn được dùng rất phổ biến ở nước ta và một số nước chưa phát triển khác. Tầm ứng dụng của các loại sử này rất lớn, thậm chí được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập chính thức, gây ra bức tranh sai lệch về lịch sử và đánh giá sai từ bạn bè năm Châu.



    Một học giả nước ngoài đã hỏi Techno : "Người Việt hiện đại và thông minh của các anh vẫn còn tin chuyện đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con hay sao ?" Techno : "Đó là truyền thuyết, nó được sáng tác để giải thích chứ không có mục tiêu phổ hiện sự thật, giống như tín đồ Công giáo tin vào Đức Mẹ Đồng trinh đó thôi". Anh ta : "Nhưng đây không phải là đức tin, mà lại là tài liệu giảng dạy chính thức cho cả nước các anh kia mà".

    Đến đây thì Techno đành … đánh trống lảng …



    Xin lật lại vấn đề một chút : chúng ta dùng từ "lịch sử" đã nhiều, nhưng bản than từ lịch sử thì ít ai muốn động tới. Nói khác đi, bản chất ngữ nghĩa của từ lịch sử chúng ta thường né tránh, đơn giản là do chúng ta … không biết nó là gì, hoặc là chỉ biết một cách mơ hồ, không đủ để phát biểu. Ngay cả trong wikipedia tiếng Việt, trích dẫn cả Bách Khoa toàn thư cũng chỉ mơ hồ:

    Trích dẫn :
    Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các tường thuật lịch sử này, hay sử gia, tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.
    ( http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD )

    Vậy, ngữ nguyên của từ "lịch sử" là gì ?



    Lịch, là diễn biến đã thật sự xảy ra trong không gian và thời gian, không chịu sự tác động của tri giác và nhận thức của con người. Sử là dấu vết của quá khứ còn lưu lại cho hiện tại và tương lai thông qua nhận thức có tính thời đại của con người.



    Chúng ta có thể tóm tắt ý nghĩa ngữ nguyên của từ lịch sử như sau :



    1- Lịch sử là diễn tiến khách quan với mốc không gian và thời gian cụ thể của nó.

    2- Diễn tiến lịch sử là nằm ngoài tác động của ý thức của con người.

    3- Lịch sử được con người ghi nhận (thành văn hoặc không thành văn).

    4- Lịch sử mang trong nó tri thức của thời đại.



    Vì vậy, mà quan điểm và phương thức luận lịch sử hiện đại cần phải có những tiêu chí nào ?



    1- Cần phải khách quan ở mức độ cao nhất có thể có để tránh sai lầm hay bóp méo sự thật một cách chủ quan trong nhận thực, ghi nhận và giảng dạy lịch sử.

    2- Lịch sử mang hơi thở của thời đại, nên nó cần được liên tục nghiên cứu theo dữ liệu và phương pháp khoa học mà thời đại chúng ta đang có.

    3- Trung thành với nhận thức và tư duy khoa học, tiếp cận sự thật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ từ mọi hướng, bằng mọi biện pháp khoa học mà toàn cảnh khoa học – kỹ thuật đương đại cho phép, bổ sung thậm chí phủ định các ghi nhận trước đó về lịch sử khi cần thiết.



    Chúng ta quay lại với lịch sử cổ đại Việt Nam …


    Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rất rộng lớn : phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).
    Sử theo truyền thuyết của người Kinh - Việt Nam:



    Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Đế Minh truyền ngôi lại cho con là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Con của Kinh Dương Vương với Long nữ là Sùng Lãm lấy hiệu là Lạc Long Quân nối ngôi, lấy tiên nữ Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai, đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc... Con cả của thần Rồng Lạc Long Quân và tiên nữ Âu Cơ trị vì dưới tên Hùng Vương, và là vị vua đầu tiên của người Việt. Vì thế, người Việt thường tự xưng là con rồng cháu tiên. Từ đó người Việt đã di cư từ miền nam Trung Quốc hiện giờ đến đồng bằng sông Hồng và hòa nhập với người dân bản xứ. Vào năm 258 TCN An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ.



    Sự thật lịch sử



    Cách đây hơn 4.800 năm, toàn bộ vùng nam bắc đại giang Dương Tử chưa hề có chế độ phong kiến, do đó cũng chẳng có nước, có vua nào hết. Thể chế xã hội lúc bấy giờ là cát cứ theo nhóm cộng đồng cư dân có cùng một phong tục, ngôn ngữ, cách sinh sống và làm lụng v.v…



    Khu vực đại giang Dương Tử lúc bấy giờ có nhiều nhóm cát cứ như vậy, và họ có các chỉ tiêu nhân trắc gần giống nhau. Người Trung Hoa xưa gọi cư dân phía nam nói chung là Bách Việt, với nghĩa là một trăm bộ tộc Việt. Các sách xưa ghi chép nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌) v.v... Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình…".



    Như vậy chúng ta có thể đính chính sai lầm nhận thức lịch sử quan trọng : đó là không có dân tộc Bách Việt mà chỉ có nhiều thị tộc (tộc người với các thể chế và quan hệ riêng có) Việt được gom chung thành một danh xưng xã hội là Bách Việt.



    Theo tập quán kết giao để tránh chiến tranh, người Trung Quốc xưa thường nhận các địch thủ có thế mạnh tiềm tàng làm con, hoặc gả con để kết thân. Ta có thể thấy rằng việc "vua lấy tiên nữ sinh con" là để giải thích việc nhận con nuôi một cách thánh hoá. Người Lạc Việt [IMG]images/smilies/79.gif[/IMG] sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới trên các lưu vực đại giang, mạnh mẽ và nhiều tham vọng, dưới sự dẫn dắt của Sùng Lãm trẻ trung và hiếu chiến, buộc Lộc Tục phải nhận Sùng Lãm làm con nuôi, ban cho quyền hạn, hiệu là Lạc Long Quân, để tránh phải đối đầu.



    Cách đây gần 4.000 năm, trận nhiệt hà dai dẳng và khắc nghiệt đã làm đại giang Dương Tử và các chi – phụ lưu của nó dần dần khô cạn. Các tộc người trong Bách Việt sinh sống bằng chài lưới và cả canh tác lúa nước đều khốn đốn, bắt buộc phải ra đi tìm đất sống. Lạc Long Quân với tư cách là đại thống lĩnh các tộc Việt phải dẫn trên dưới 100 bộ tướng chọn lọc trong Bách Việt (cùng quân lính và vợ con họ) tiến xuống phía nam trù phú.



    Vượt qua rặng Hoàng Liên Sơn, tiến đến khu vực Piaya (Phi mã Yên Sơn) và Piaouac (Phi mã Ác Sơn) thì đoàn tinh binh của Lạc Long Quân chạm trán với lực lượng của Cửu Thiên Huyền Nữ và ác chiến nổ ra. Một bên là tinh binh hăm hở với áp lực tìm đất sống nếu không muốn diệt vong, một bên là bảo vệ chủ quyền và nguồn sống của cộng đồng các dân tộc thượng du Bắc Bộ, được đông đảo cư dân bản địa phục tòng và ủng hộ hết lòng . . .



    Cửu Thiên Huyền Nữ là ai, cuộc ác chiến lịch sử diễn ra như thế nào, xin các bạn đón xem trong bài tiếp theo.

    ===============================

    [IMG]images/smilies/79.gif[/IMG] Theo truyền thuyết của Việt Nam, tổ của người Lạc Việt bắt nguồn từ vùng Động Đình Hồ, nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, và địa bàn sinh sống lan rộng xuống tận vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Sử sách của Việt Nam cũng chỉ trích dẫn từ các truyền thuyết này. Nguồn cổ sử duy nhất có nói đến Lạc Việt là một số rất ít các sách cổ của Trung Quốc, và các sách này cũng chỉ ghi lai rất ít thông tin.

    Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4) viết như sau:

    "Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải mầu) xanh.

    Cửu Thiên Huyền Nữ là đại thống lĩnh các tộc người Thượng Du Bắc bộ, còn có danh xưng là bà Chúa Thượng Ngàn. Người Việt hiện nay trong lễ cúng đất đai thần thánh và nhất là tục lên đồng vẫn tôn thờ vái van bà, cả hai danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ và bà Chúa Thượng Ngàn được tuyên xướng và xem là hai nhân vật thần thánh.



    Bà sinh hạ cô con gái Uhr Ka (U – ca) chưa đầy tháng đã phải lãnh đạo chuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Được sự hỗ trợ của hơn 30 bộ tộc, bà tiến hành chiến tranh dai dẳng nhằm làm suy giảm nhuệ khí và uy thế tấn công của đoàn quân Việt. Cuộc chiến tranh kéo dài 16 năm trời, hai bên đều hao tổn cả về lực lượng quân sự lẫn khả năng kinh tế mà không có dấu hiệu dừng lại.



    Công nương U ca ngày nào còn ẵm ngửa, nay đã trở thành mỹ nhân xinh đẹp, được xem như là nữ tiên đại biểu cho cái đẹp thượng du Bắc Bộ. Một ngày nọ, nàng bỗng xin phép mẹ là Cửu Thiên Huyền Nữ cầm binh ra trận. Người mẹ không thể nào đồng ý, vì địch quân thì mạnh bạo, còn cô con gái mình thì xinh non như ngọc như ngà, có thể nào đương cự được. Mỹ nhân biểu diễn thần võ của mình trước mặt mẹ, và người mẹ kiêu dũng bị thuyết phục vì thấy nàng không những xinh đẹp tuyệt trần mà còn có binh tài xuất chúng.



    U ca diện bạch – kim bào ra trận, đoàn quân với đa số là nữ binh áo trắng xinh đẹp làm ngơ ngẩn cả núi rừng….



    Hai đoàn quân kiêu dũng gặp nhau, hai chiến tướng ghìm ngựa nhìn nhau hồi lâu mà không có ý định xua quân tiến đánh. Tiếng sét ái tình đã nổ ra trước đầu chiến mã, đổi thay tất cả quan niệm và cuộc diện chiến tranh.



    Dũng lược và tài năng lãnh đạo của Cửu Thiên Huyền Nữ cho phép Bà nhận ra ngay tính chất quyết định của cuộc hôn nhân kỳ lạ này : nó cho phép giải quyết cuộc chiến dai dẳng và hao tốn binh lực của cải, thêm bạn bớt thù mà còn làm tăng năng lực và nhuệ khí của núi rừng Bắc Bộ.



    Cuộc hôn nhân của hai người được thần thánh hoá thành cuộc giao phối giữa thần Rồng Lạc Long Quân Và Tiên nữ Âu Cơ (U à Âu như chu sa à châu sa; Ca à Cơ như rà và rờ). Trên dưới 100 bộ tướng thành con nuôi của họ và trở thành 100 người con thánh hoá từ cuộc sinh nở phi thường ra chiếc bọc 100 trứng.[IMG]images/smilies/79.gif[/IMG]



    Đất trời như cũng vang tiếng ngợi ca một dân tộc Việt vĩ đại ra đời, là hợp thể của nhiều tộc người từ thượng du cho đến trung du, đến tận đồng bằng và duyên hải Bắc bộ, mà sức mạnh của họ chinh phục mãi đến tận chót mũi Cà Mau như ngày hôm nay …



    (còn tiếp)



    ========================

    Chú thích :



    [IMG]images/smilies/79.gif[/IMG] Danh sách 100 người con trai từ bọc trăm trứng



    Lân Lang làm vua



    49 người con theo cha Lạc Long Quân là:



    Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang.
    (http://www.cafesangtao.com/portal/fo...669&PN=1&TPN=1 )


    50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:



    Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.



    Trích theo http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/van...0001/DTDH1.htm
    hihi, rất vui lòng đón nhận mọi ý kiến tranh luận của cả nhà tại nik Y!M vnsuperwolf

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Đọc trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nói , sử nước ta vốn ko được ghi lại từ sớm , chỉ đến thời Trần Thái Tông sai học sĩ Lê Văn Hưu tập trung các tài liệu và dã sử lại để biên tập lại chép từ thời Triệu Võ Đế (Triệu Đà ) đến cuối đời nhà Lý (Lý Chiêu Hoàng ) ,vậy từ trước thời Triệu Đà thì ta hoàn toàn mù tịt chỉ biết đến nhờ vào dã sử và truyền thuyết vì vậy có thể nói từ trước nhà Trần thì ta ko có sử sách . Còn chuyện bọc trăm trứng thì đây chỉ là 1 câu chuyện trong sách Lĩnh Nam Chích Quái từ thời Phong kiến đã ko ai tin , thế mà thời nay lại được giảng dạy thì thật bó tay có lẽ do mù thông tin về nguồn gốc dân tộc nên các nhà sử học nước ta chọn câu chuyện hoang đường này để giải thích nguồn gốc dân tộc chăng ? . Và thậm chí trong Đại VIệt Sử Ký cũng có chỗ vô lý đó là nói từ thời Kinh Dương Vương đến vua Hùng cuối cùng là hơn 2000 năm!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ý kiến cá nhân thì lịch sử chỉ là bản ghi chép cá nhân về sự kiện đã xảy ra mà thôi, và góc nhìn mỗi người, mỗi thời đại đều khác nhau nên những nhà sử học thường giữ tất cả thông tin đã được ghi chép trước đó lại để những đời sau nữa có thể nhận xét , đánh giá.

    Như việc Âu Cơ đẻ trăm trứng, trăm con, ngày nay chúng ta thấy rõ ràng là bịa đặt vì khoa học ngày nay chứng minh chuyện đó không thể, và những tài liệu ở trên có thể nói tương đối hợp lý hơn nên chúng ta nghĩ chưa chắc gì nên giữ lại phần "Con rồng cháu tiên" lịch sử. Nhưng nếu đưa cho người tương lai 1000 năm sau đọc thì có thể họ lại nghĩ khác.

    Con người ở bất kì thời điểm tương đối thịnh vương nào trong quá khứ đều tin là mình đã hiểu biết được tất cả quy luật cuộc sống trên toàn thế giới. Như trước thế kỉ 16, thuyết Ngũ hành( Kim, Mộc, Thủy , Hỏa, Thổ....phải gọi là "Ngũ Hành" không ta? 0_o) của Plato đã trải qua gần 2 thiên niên kỉ mà không có ai có thể chống đối, trong khi khoa học ngày nay chỉ trải dài mới mấy trăm năm nên chắc hẳn về độ sâu vẫn chưa bảo đảm hoàn thiện như con người vẫn nghĩ.

    Nói ngắn gọn thì cái gì đã nằm trong "lịch sử" và "truyền thuyết" thì nên giữ, cho dù có nghe quái đản đến mức nào đi chăng nữa

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vậy hỏi lại rằng tại sap ông có tin là đức mẹ Maria đồng trinh mà sinh được chúa trời? Tại sao tin rằng Adam và Eva là thủy tổ của loài người? cái này cũng được giảng dạy từ khi còn trẻ ở các nước Cơ đốc giáo. Truyền thuyết này tồn tại đến bây giờ chính là do nền văn hóa và nhân văn của con người Việt Nam, vì vậy hiện nay trong sách giáo khoa vẫn giảng dậy điều này. Mục đích giáo dục con người Việt yêu tổ quốc quý đồng bào. Ở đây cũng nói thêm theo một tài liệu mà Tháo mỗ đọc thì từ "đồng bào" bắt nguồn từ truyền thuyết này

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Anh Cào Cào nói đúng, từ "đồng bào" có nghĩa là cùng một trứng.
    Nói chung đó chỉ là huyền sử, ý nghĩa của nó là mọi người dân Việt đều là anh em của nhau, chứ không phải là huyễn hoặc về nguồn gốc người Việt.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ có tính nhân văn lớn, và là 1 phần văn hóa/lịch sử của dân tộc Việt Nam nên việc giảng dạy là cần thiết. Tuy nhiên, lịch sử là 1 bộ môn khoa học, do vậy khi giảng dạy về các truyền thuyết này nên đối xử chúng như là các truyền thuyết chứ không phải sự thật lịch sử.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đúng là có tính nhân văn lớn , nhưng ko thể đem câu chuyện đó vào môn Lịch Sử giảng dạy , chẳng lẽ một học sinh hỏi nguồn gốc dân tộc ta từ đâu thì thầy giáo lại trả lời rằng :"chúng ta đều từ bọc trứng của Âu Cơ mà ra " ?

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ủa, cái này đâu có dạy trong Lịch Sử, nó được dạy trong môn Văn mà.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Câu truyện Âu Cơ và Lạc Long Quân là để nói sự kết hợp của 2 tộc Âu Việt và Lạc Việt thì phải.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chắc sau khi Thục Phán xâm lược Lạc việt xong thì đặt ra để mị dân đấy mà [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •