Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nhờ anh em giúp đỡ ( tranh thủ bàn luận luôn )

    Hôm nay học môn CNXH khoa học, có mấy câu hỏi này về chuẩn bị [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] Đem lên đây nhờ anh em giúp đỡ, coi như bàn luận thêm luôn [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]
    1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được Mark-Engel luận giải trong tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản" như thế nào ? Trích dẫn 1 vài câu ( tác phẩm này có ai biết thì nhớ cho thêm vài dẫn chứng nhé )
    2. Xã Hội XHCN có thể ra đời và thay thế CNTB được không ? Vì sao ?
    3. Vì sao xã hội ta cho phép con nguời có quyền ly hôn chính đáng nhưng lại không khuyến khích ly hôn ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    1. Lười biếng. Vào đây mà đọc
    2. Trả lời có là tốt nhất. Muốn gây chú ý thì trả lời không. Lí do thì nhiều lắm.
    3. Cho phép vì nó là quyền tự do của con người. Không khuyến khích vì nó đi ngược lại thuần phong mỹ tục là 1, không tốt cho xã hội là 2, không tốt cho kinh tế là 3.

    Ai đó cụ thể hóa giùm wiwi.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có ai có thể nói cụ thể hôm một tí được không [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Câu 1: Lấy sách ra mà chép đi. Giời ạ, câu này trả lời trật một chữ là trừ 1 điểm luôn.
    Câu 2: Như câu 1. Có điều phải tìm tài liệu để tổng hợp.
    Đầu tiên là Phân tích sự phát triển của các mô hình xã hội từ cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Trong tuyên ngôn ĐCS cũng có rồi đấy.Đến khi tư bản chủ nghĩa phát triển cao là lúc mâu thuẫn đối kháng của giai cấp vô sản và tư sản ngày càng lớn. Lúc đó thì CNXH ra đời, mâu thuẫn được giải quyết. Chú tìm lại sách Triết hoặc kinh tế chính trị để xem lại phần mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Chú đọc kỹ phẩn I: Tư sản và vô sản trong Tuyên ngôn ĐCS là hiểu được mà viết ra (may quá chú wiwi có cái link, anh đỡ phải lục lại đống sách [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] )
    Lưu ý là chỉ có CNXH khoa học là thay thế được thôi nhé [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Còn mấy loại CNXH không tưởng thì thêm vào một ít, phê bình sự yếu kém của nó và nói là chỉ CNXH khoa học mới thành công [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Giải quyết câu này thì phải nói được hai điểm trên. Nếu viết luận thì phải phân bố cho đều hai nội dung này.
    Câu 3: Không có sách vở nên anh chịu.
    Anh chỉ nhớ là Mác hoặc Angel cũng ủng hộ cho quyền được ly hôn.
    Còn tại sao lại không khuyến khích: lý do chính là đặc điểm xã hội Á Đông thì gia đình được coi là cơ sở của xã hội (con cái phụ thuộc vào bố mẹ, vợ chồng có nhiều ràng buộc về mặt quan hệ xã hội) vì thế nếu ly hôn tràn lan sẽ gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
    Ngày xưa cái này không quan tâm lắm nên anh cũng không còn nhớ nhiều. Chú có thời gian, thử post vài ý chính của tài liệu lên thì may ra anh còn nhớ lại được.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái này vậy mà rắc rối kinh...Em thi Sử, học ối giời đống sách về các cuộc CMTS, CMVS trên Thế Giới..Nhức đầu luôn..Em chỉ xin có tẹo ý kiến về câu thứ 2..~~>> Cái này là theo suy nghĩ của em chứ hung fải là đọc triết này nọ nên hung có đúng đắn cho là lắm..CNTB ra đời đã đem lại những bước tiến bộ vượt bậc cho nhân loại, nhưng sự suy tàn của nó là tất yếu để hình thành một chế độ XH mới, đó chính là CNXH...

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chà ! lâu rồi mới nghe lại mấy cái vấn đề của môn CNHX này....Thế xin hỏi sau CNXH, rồi cao hơn là CNCS. Đến này là dừng à? hay còn đến chủ nghĩa nào nữa...? Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, biến đổi, ko có chuyện đến 1 giai đoạn nào đó rồi "ko làm mà cũng có ăn" đâu nhé

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Chà ! lâu rồi mới nghe lại mấy cái vấn đề của môn CNHX này....Thế xin hỏi sau CNXH, rồi cao hơn là CNCS. Đến này là dừng à? hay còn đến chủ nghĩa nào nữa...? Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, biến đổi, ko có chuyện đến 1 giai đoạn nào đó rồi "ko làm mà cũng có ăn" đâu nhé
    Làm gì có chế độ nào không làm mà cũng có ăn hả bác.
    Chế độ phong kiến dài mấy ngàn năm mà đến giờ vẫn còn tồn tại ở một số nước đấy thôi, vẫn chưa mất hẳn mà. Thay đổi chế độ xã hội, ý thức , thói quen chẳng thể 1 sớm 1 chiều (nếu không có biến). Còn thế giới luôn vận động thay đổi thì đúng rồi, nhưng đời người có thể hơi ngắn để quan sát những thay đổi đó =/

    PS: bài bác mutsu thì mấy bác trên trả lời hết rồi =]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    104

    Mấy cái này vậy mà rắc rối kinh...Em thi Sử, học ối giời đống sách về các cuộc CMTS, CMVS trên Thế Giới..Nhức đầu luôn..
    vào đại học còn khiếp hơn nữa đấy em. Cứ nhìn anh Mutsu là biết [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Nói chung nếu em không thích thì cứ học đối phó thôi cũng được. Tuy nhiên kiến thức về triết sẽ giúp cho ta có khả năng nhận thức, tư duy và suy luận sâu sắc và đúng đắn hơn. Như vậy học các môn tự nhiên và xã hội sẽ dễ hơn, thấu đáo hơn [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Không phải không có lí do trong việc học đại cương. Dù rằng chương trình đại cương của ta hiện vẫn hơi nặng...

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •