Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 30 của 30
  1. #21
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Tài liệu nghiên cứu Lý luận Nhà nước, Hiến pháp, Bầu cử và Bộ máy nhà nước của sinh viên đại học cao đẳng chuyên ngành đấy chú em ạ [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Thế bác bao nhiêu tuổi mà gọi em là chú em [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] , còn nếu sách công dân lớp 9 mà có mấy cái đó thì bác chịu cái chi nào [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Cái này anh nhầm sang Úc thật, luật bầu cử Úc buộc phải đặt cọc nếu muốn ra tranh cử Quốc hội (Úc không có bầu cử tổng thống).
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , lin cờ đâu hả bác , cái kiểu bác nói cứ như thế này trách sao mấy đồng chí ở 4rum này toàn là phờ

    Còn ở Mỹ thì mấy chục ngàn đô là số tiền tối thiểu để vận động tranh cử bởi vì các đảng phái không "ưu đãi" (facilitated) thì không được cấp kinh phí vận động tranh cử (mà nó cũng chả đáng bao nhiêu). Mà làm sao 1 đảng phái được công nhận là ưu đãi? tức là phải được tối thiểu 1% số phiếu của người thắng cử kỳ bầu cử trước, tùy dân số mỗi bang mà con số này dao động từ vài chục ngàn đến gần trăm ngàn dân.
    Tức là ở đây có sự dân chủ công khai đấy chứ , Đảng nào ko dc ưu đãi thì ko dc cấp kinh phí , tuy nhiên vài ngàn đô thì làm sao đủ để mà vận động hả bác , xem bác Bill làm ra $50 triệu chỉ để tài trợ cho vợ tranh cử đó nhá . Mỗi Đảng đều có quỹ vận động tranh cử riêng , và tất nhiên quỹ đó phải dc công khai , nếu có Fraud là xem như Đảng đó tự knock out


    Rất là rõ. Tổng thống Mỹ làm trùm. Chủ tịch nước và thủ tướng Việt Nam tương đối mờ nhạt.
    Tổng thống Mĩ chỉ làm trùm khi ở hạ viện và thượng viện , số ghê của đảng ông chiếm đa số thôi nha . Còn nếu đảng đối lập mà chiếm đa số thì tổng thống cũng như thế thôi .
    Còn ở Việt Lừa ta thì bác Mạnh làm trùm vì bác nắm 3 cái ghê gớm nhất là bộ chính trị , quốc hội và quân đội . Bác Dũng cũng có uy lắm vì bác nắm bộ Công An và cục quân báo . Còn bác Triết thì chả có cái quyền gì cả , dc quyền quản lý đất nước nhưng bị lão Mạnh lãnh đạo rồi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Vì thế Mỹ dễ dẫn đến độc tài và thao túng vì mọi quyền lực nằm trong tay Tổng Thống (và Đảng của tổng thống - vì Quốc hội không có quyền phủ quyết Tổng thống nếu không có 2/3 số phiếu ở lưỡng viện - 1 điều không tưởng nếu 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ có lực lượng tương đương, và thường thì Tổng thống đảng nào, phe đa số trong nghị viện cũng là đảng đó).
    Vì trao hết quyền lực của nhân dân về cho 1 người nên ý chí của nhân dân không còn rõ ràng bằng 1 tập thể như Quốc hội của Việt Nam.
    Đọc lại cái câu trên của em nhá , còn tổng thống Mĩ tối đa chỉ dc cầm quyền trong 2 nhiệm kì , sau mỗi nhiệm kì lại có bầu cử công khai minh bạch thì làm dek chi mà độc tài được . Hạ viện , thượng viện Mĩ là đa nguyên đa đảng , luôn có ý kiến đối lập , ngoài các đảng DC và CH còn có đảng CS , đảng Xanh ...Còn chuyện ghế hạ viện , thượng viện đa số thuộc về người dân quyết định thông qua bầu cử chứ đâu phải chính quyền quyết định hả bác guy , nếu chính quyền quyết định thì mới là độc tài .
    Ngoài ra quân đội Mĩ ko nằm trong tầm kiểm soát của đảng phái nào cả , khi có 1 lênh xuất quân nào đó phải thông qua tổng thống và quốc hội đấy chứ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Điểm yếu của chế độ cộng hòa tổng thống là đó và điểm mạnh của chế độ cộng hòa đại nghị (Việt Nam gần giống mô hình này) là đó.
    Chú em đã hiểu chưa? [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG]
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , nhớ lại câu của bác Lê Nin quá " dân chủ ở XHCN gấp ngàn lần ở TBCN " , ơi cái điểm yếu điểm mạnh của bác đó hả [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]


    Ơ thì anh chỉ nói Đảng CH và Đảng DC có "ô dù" to thôi chứ có bảo nó gian lận gì gì đâu? có tiền mới vận động tranh cử trên toàn nước Mỹ được chứ? 1 Đảng phái bình thường sao tranh nổi?
    Thế nào là ô dù , dc người ta ủng hộ là ô dù hay sao , ví dụ như bác Bill Gate nổi hứng lên tài trợ cho Đảng CS 1 tỉ đô thì thành ra bác Bill là ô dù của ĐCS Mẽo à .
    Bác định nghĩa thế nào là " Đảng bình thường " , nếu có đảng bất thường thì đảng đó tồn tại dc trong cái xã hội luôn châm chọc chính trị như xã hội Mĩ à


    Ơ cái chú này, đã bảo là đại cử tri bỏ phiếu chứ có phải dân bỏ phiếu đâu mà lại? còn đại cử tri thì đa số là người của Đảng CH, Đảng DC thế thì anh nói muốn thắng cử thì phải có đảng phái, có tay chân để leo lên ghế Đại cử tri trên toàn nước Mỹ. Nói thế có gì sai nào mà chú nhảy đong đỏng lên? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Thì phiếu của đại cử tri đc quyết định thông qua bầu cử địa phương , nếu đại cử tri đi ngược lại kết quả ở địa phương tức là có Fraud , lúc đó thì thế nào tự mà hiểu đi nhá . Ai bẩu là thắng cử là phải có đảng phái thế [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , có đảng phái dễ thắng cử hơn thôi chứ ko phải là bắt buộc phải có đảng phái , có rất nhiều thượng nghị sĩ , dân biểu Mĩ ko có đảng phái đấy chứ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]


    thứ 1: đã nói ý kiến của lớp trưởng và ý kiến của lớp là 2 chuyện khác nhau. Nếu đồng chí đã bầu cho lớp trưởng rồi thì không lẽ cứ mỗi việc nó lại phải quay về hỏi ý kiến đồng chí à? nó tự quyết "trên tinh thần" ý nguyện của các các đồng chí thôi. Vì vậy mới bảo là bóp méo!
    thứ 2: chả ai bảo việc bầu cử như vậy là sai cả, chỉ có mỗi đồng chí giật nẩy mình lên bảo vệ cho nó cứ như là giữ bảo bối của mình vậy. Tôi đã nói việc bầu cử gián tiếp hay trực tiếp đều có điểm mạnh riêng, điểm yếu riêng, không cái nào hơn cái nào. Mẽo chọn gián tiếp vì nó phù hợp tình hình Mẽo, ai cấm? nhưng cái điểm yếu của nó thì vẫn phải thừa nhận!
    thứ 3: quay lại cái thứ 1. Mẽo có 1 câu đơn giản thế này: If you want something done, do it yourself! Không ai có thể làm gì đúng chính xác với ý nguyện của mình bằng chính tay mình làm cả. Nhờ bạn mua giùm 1 món đồ thôi mà có thể chênh lệch với sở thích cả chục lần, đừng nói là nhờ anh chọn giùm tôi Tổng thống! Đồng chí đã quán triệt chửa? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , thế theo bác nghĩ là thằng cu lớp trưởng nó lên khoa nó thích chi nó nói à , còn có thêm vài thằng sơ cua theo như lớp phó gì gì đó đi theo , thằng cu lớp trường mà láo là về lớp ăn đòn .
    Cũng như thế , nếu mà đại cử tri dám gian lận thì rõ ràng là vô tù thui .
    Còn cái chuyện bác bảo là nhờ người ta đi bầu ,cái đó đâu phải là nhờ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , cái đó là 1 tập thể đưa ra 1 quyết định chung , lá phiếu của đại cử tri là đại diện cho tập thể đó .
    >> ơi bác Guy ơi , em chán cái kiểu lí luận của bác lắm [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kenaiphatdu
    Thế bác bao nhiêu tuổi mà gọi em là chú em , còn nếu sách công dân lớp 9 mà có mấy cái đó thì bác chịu cái chi nào
    hơ hơ, tức là từ trước đến giờ chú đem kiến thức lớp 9 đi tranh luận với kiến thức bậc đại học của anh đấy à? vậy thì anh thông cảm với chú [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    lin cờ đâu hả bác , cái kiểu bác nói cứ như thế này trách sao mấy đồng chí ở 4rum này toàn là phờ
    http://en.wikipedia.org/wiki/Austral...em#Nominations
    hơ hơ, chú tưởng forum này khoái đặt điều như mấy forum nhồi sọ chống Cộng đấy à. Vả lại chuyện đặt cọc tiền không có gì xấu, dưới góc độ khoa học pháp lý mà nói thì thầy anh bảo đấy là biện pháp bảo đảm mọi người ra ứng cử một cách nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Chú chớ có vin vào đó mà đong đỏng lên nhé [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Thế nào là ô dù , dc người ta ủng hộ là ô dù hay sao , ví dụ như bác Bill Gate nổi hứng lên tài trợ cho Đảng CS 1 tỉ đô thì thành ra bác Bill là ô dù của ĐCS Mẽo à .
    hơ hơ, ô dù vì lợi ích của Đảng và của ô dù thống nhất với nhau. Ví dụ như Bill Gates mà ủng hộ ĐCS thì phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với các chính sách tăng lương, giảm giờ lam,... khi Đảng này nắm quyền chứ sao? còn các ông trùm dầu mỏ thì khi bỏ tiền nuôi Đảng Cộng Hòa tất sẽ yên tâm rằng chính quyền Búh sẽ bằng mọi giá làm lợi cho ngành kinh doanh xăng dầu, khai thác và lọc dầu,... của họ

    Bác định nghĩa thế nào là " Đảng bình thường " , nếu có đảng bất thường thì đảng đó tồn tại dc trong cái xã hội luôn châm chọc chính trị như xã hội Mĩ à
    đảng bình thường tức là không phải đảng to như Cộng hòa như Dân chủ chứ sao? về cơ bản nếu 1 đảng mới thành lập mà có xu hướng gần giống như CH hay DC thì trùm tư bản vẫn ủng hộ CH với DC hơn (và thực tế cũng ko ai lập Đảng kiểu đó, thà gia nhập 2 đảng kia còn hay hơn) vì CH và DC có thế mạnh lâu đời rồi. Nó ăn vào tiềm thức dân chúng kiểu như Đảng Cộng Sản ở Việt Nam vậy.

    Thì phiếu của đại cử tri đc quyết định thông qua bầu cử địa phương , nếu đại cử tri đi ngược lại kết quả ở địa phương tức là có Fraud , lúc đó thì thế nào tự mà hiểu đi nhá . Ai bẩu là thắng cử là phải có đảng phái thế , có đảng phái dễ thắng cử hơn thôi chứ ko phải là bắt buộc phải có đảng phái , có rất nhiều thượng nghị sĩ , dân biểu Mĩ ko có đảng phái đấy chứ
    Chúng ta đang nói bầu cử tổng thống chứ có nói bầu cử quốc hội đâu mà chú lôi nghị sĩ với dân biểu ra? Chú chỉ cho anh xem Tổng thống không đảng phái nào xem [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Hơ hơ, còn chuyện bỏ phiếu thì người của Đảng nào tất bỏ phiếu cho ứng viên Đảng ấy, còn phải hỏi nữa sao mà bảo muốn thắng cử Tổng thống mà không có Đảng phái?
    Còn chuyện "bỏ phiếu ngược" tức là nói bỏ ông này mà khi bỏ thật bỏ cho ông khác thì trong lịch sử Mỹ xảy ra 158 lần rồi nhé chú em. Và không có ai bị trừng phạt gì cả, cùng lắm là bị Đảng của mình đá đít. Bởi vì theo luật liên bang thì đại cử tri chỉ buộc phải "tuyên thệ bỏ phiếu cho 1 cặp ứng cử viên TT và PTT" chứ không buộc phải "bỏ phiếu" cho họ, và tất nhiên không có chế tài.
    Thêm 1 chuyện nữa, giả sử có 5 ứng cử viên, mà trong Bang của chú em tất cả đại cử tri đều tuyên thệ bỏ phiếu cho 4 tên, còn 1 tên không ai tuyên thệ bỏ phiếu cả. Chú em là dân, muốn bầu cho thằng thứ 5 đó, chú em làm gì?
    Đọc thêm đi nhá.
    http://en.wikipedia.org/wiki/U.S._Electoral_College

    Còn cái chuyện bác bảo là nhờ người ta đi bầu ,cái đó đâu phải là nhờ , cái đó là 1 tập thể đưa ra 1 quyết định chung , lá phiếu của đại cử tri là đại diện cho tập thể đó .
    hơ hơ, chú em chơi trò nhập nhằng rồi đấy. Nếu chỉ là đại diện thì tại sao thằng đại cử tri không đem số liệu phiếu thuận, phiếu chống, phiếu trắng của tập thể lên trên trung ương để tính trực tiếp, giống như Việt Nam, mà nó lại có thêm 1 lượt để tự mình bỏ phiếu? rõ ràng là việc bỏ phiếu tùy ý nó. Về đến lớp, giả sử phe chống đối muốn oánh nó thì có oánh được không? chưa chắc, giả sử phe ủng hộ nó có mấy chục cao thủ karate, judo, wushu,... thì chưa biết ai thắng, hơ hơ. Chú có hiểu vấn đề không? có cần anh giảng thêm không? kiến thức lớp 9 của chú làm anh bắt đầu thấy mệt rồi đấy [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sao thấy cãi nhau mãi vậy ? anh em còn vác cái bằng nọ bằng kia ra để lấy uy với nhau a? được mấy cái bằng rồi ?
    Học lý luận nhà nước pl thì biết, giai cấp thống trị có bao giờ chịu từ bỏ quyền lợi và địa vị của mình đâu. Chú nào cũng nghĩ cách bám mãi vào cái ghế quyền lực, những chuyện bầu bán đều là mị dân cả, các thiết chế cũng đều được xây dựng thế nào cho có lợi thôi, làm đếch gì có dân chủ thực sự, kể cả dân đen được bỏ phiếu bầu trực tiếp nhé. Chính trị là dối lừa, là thủ đoạn---đến những loại như Hitler còn có Hiến pháp "vì dân" cơ mà, hay thằng Polpot đó, nước nó là CPC dân chủ đấy.
    Thế giới làm quái gì đã đạt được một nền dân chủ thực sự, thằng nọ chửi thằng kia là mất dân chủ, vi phạm nhân quyền nhưng nói túm lại chú nào cũng "chân mình thì lấm rề rề nhưng vẫn mang đuốc đi mà rê chân người''. Mỗi nước tự xây dựng cái dân chủ theo kiểu của mình, thằng nào thấy nó ko giống mình là la lối ỏm tỏi lên, kiểu như thằng Mẽo ấy

  4. #24
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Dài quá đọc không hết, nhưng thế này:

    - Hệ thống electoral college vote của Mỹ chỉ gián tiếp trên hình thức bởi phiếu Đại cử tri về tay ai không phải do Đại cử tri quyết định mà là do kết quả bầu cử phổ thông quyết định. Điều này được quy định không phải bởi Hiến pháp mà bởi 1 phán quyết của Tối cao pháp viện liên bang: Ray vs. Blair. Ngôn từ sử dụng trong link trên khá rắc rối, nhưng tóm tắt là tòa án quyết định người college elector có nhiệm vụ phải bầu cho người chiến thắng ở tiểu bang.

    - Sự tồn tại hệ thống electoral college là do thực tế cơ cấu chính trị của Mỹ: liên bang.
    Về truyền thống, tổng thống của Liên bang là do bang bầu ra chứ không phải do dân bầu ra. Giống như việc tổng thư ký LHQ là do các nước LHQ bầu ra chứ không phải người dân ở các nước đó bầu ra.
    Về thực tế, sự tồn tại của Liên bang là do sự đồng ý của các tiểu bang mà ra. Dĩ nhiên một tiểu bang nhỏ sẽ bị lấn áp hoàn toàn nếu không có hệ thống electoral college do dân số quá ít so với các tiểu bang lớn hơn.Do vậy hệ thống này tồn tại là hoàn toàn hợp lý để vừa có thể cân bằng quyền lợi của các tiểu bang đông dân với quyền lợi của các tiểu bang ít người.
    Dĩ nhiên nó không hoàn hảo. Nhưng ngoài ra không có giải pháp khác.

    Và dĩ nhiên việc bầu ra các thống đốc bang là hoàn toàn trực tiếp.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không ai nói nó sai hay không đúng cả. Chỉ là kenaiphatdu dựa vào nó mà chê bai bầu cử trực tiếp của Việt Nam thì là sai. Không có hình thức nào vượt trội hơn, chỉ có cách thức tổ chức và quản lý vượt trội hơn thôi.

    Về bản chất thì như Cây Tre Việt Nam nói, bản chất nhà nước là công cụ bảo vệ giai cấp. Bầu cử sao thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giữ gìn sự độc tôn của giai cấp thống trị! Việt Nam hay Mẽo đều thế cả!

  6. #26
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Không ai nói nó sai hay không đúng cả. Chỉ là kenaiphatdu dựa vào nó mà chê bai bầu cử trực tiếp của Việt Nam thì là sai. Không có hình thức nào vượt trội hơn, chỉ có cách thức tổ chức và quản lý vượt trội hơn thôi.

    Về bản chất thì như Cây Tre Việt Nam nói, bản chất nhà nước là công cụ bảo vệ giai cấp. Bầu cử sao thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giữ gìn sự độc tôn của giai cấp thống trị! Việt Nam hay Mẽo đều thế cả!
    Cái này là chú chưa thông ... rõ thật là không,

    Cái của VN ta hơn hẳn bọn chúng chứ, Đảng đã nghiên cứu mấy chục năm nay rồi, cứ như bọn Mẽo thì đất nước này loạn cả mất thôi !

    Cai trị dân cũng như cha mẹ trong nhà phải nghiêm nghị quyết đoán, không thì con cái nó lờn! Cha mẹ phải có kỷ luật sắt với con cái không thì xì ke , ét nó ke ke ngay bên thềm nhà đấy , các chú phải biết cám ơn Đảng đã mang anh minh đến cho con dân đất việt, chớ mà có chê muối ... thành cá ươn cả thôi .

  7. #27
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi cháu ngoan bác Hồ
    phải chỉnh lại là tổng thống mỹ do U.S. Electoral College bầu lên, chứ không phải người dân trực tiếp bầu như kỳ bầu cử ở Phớp kỳ rồi. Nói tóm lại, dân mẽo bầu presidential electors theo mỗi bang rồi presidential electors mới bầu ra tổng thống. Như vậy việc bầu cử tổng thống không do dân trực tiếp làm, từ đó không trực tiếp phản ánh nguyện vọng của người dân.
    Các tiểu bang của Mỹ vốn là những lãnh thổ độc lập với nhau, nên khi tập trung lại trong một tổ chức là Hiệp Chủng Quốc (lúc này chưa phải là một quốc gia đúng nghĩa, mà là một liên minh nhiều nước) bằng những điều khoản Liên minh, nó cũng có những đặc điểm của việc bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc bây giờ: nếu như ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, một lá phiếu của Trung Quốc cũng có giá trị không hơn một lá phiếu của, ừm, Palau chẳng hạn, thì thời đó một lá phiếu của bang lớn như Virginia cũng không giá trị hơn lá phiếu của một bang nhỏ như Rhode Islands. Sự bất hợp lý này dẫn đến sự bất bình của các bang lớn, hậu quả là Liên minh Hiệp Chủng Quốc hết sức lỏng lẻo và có nguy cơ tan vỡ sau vài năm tồn tại.

    Về sau, khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1787 để thay thế các điều khoản Liên minh, tổ chức Liên minh thành một Liên bang chặt chẽ hơn, thì đã có sự cải tiến như bạn thấy, là kết quả của sự THỎA HIỆP giữa các bang lớn và các bang nhỏ trong Liên bang. Các "phiếu đại cử tri" là sự cụ thể hóa trọng lượng của ý kiến từng bang, bang lớn có nhiều phiếu đại cử tri hơn bang nhỏ nghĩa là ý kiến của bang lớn có trọng lượng hơn; tuy nhiên sự chênh lệch này được thu hẹp nhiều so với sự chênh lệch về dân số giữa các bang. Nếu chỉ phổ thông đầu phiếu thì các bang nhỏ sẽ hết sức thiệt thòi, vì thế đây là một cách bảo vệ quyền lợi của các bang nhỏ trong Liên bang (nếu quyền lợi bị thiệt hại thì có bang nào chịu tham gia Liên bang nữa?)

    Nói tóm lại, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được hình thành dựa trên sự liên kết của các quốc gia, chứ không phải là một quốc gia đơn thể. Bên cạnh đó, ý tưởng về quyền của các bang (states' rights) đóng một vai trò tối quan trọng trong lịch sử chính trị nước Mỹ: bản thân sự hình thành Liên bang là do các bang tự nguyện nhượng một số quyền nhất định của mình, với tư cách một quốc gia độc lập, cho chính phủ Liên bang, và những quyền nào không được nhượng thì vẫn được các bang thực thi. Tổng thống Hiệp Chủng Quốc là do các thành viên của Liên bang (tức các bang) bầu ra, chứ không phải là do dân trực tiếp bầu ra, có nguồn gốc từ điều đó. Phải nhớ rằng các bang của Mỹ không phải chỉ là những phân chia hành chính đơn thuần như các tỉnh ở Việt Nam, nó có một số quyền lực nhất định của một quốc gia, mà thậm chí chính quyền Liên bang cũng không thể tước đoạt hay thủ đắc nếu không được các bang ưng thuận.

    Bạn cũng có thể thấy lối bỏ phiếu này trong cơ chế hoạt động của Liên minh Châu Âu hiện thời, nơi lá phiếu của một nước lớn (Pháp, Đức) có giá trị hơn lá phiếu của một nước nhỏ, và tất nhiên là nước Pháp không thể dành 70% giá trị lá phiếu của mình cho lựa chọn này và 30% cho lựa chọn kia.

    Còn Việt Nam? Việt Nam là một quốc gia đơn nhất, không bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều nước trong một tổ chức liên kết. Do đó, việc phổ thông đầu phiếu là hợp lý.

    Có thể hỏi vậy người dân Mỹ trực tiếp bầu ra cái gì Cái mà người dân thật sự bầu ra ở cấp độ Liên bang, đó là Lưỡng viện Quốc Hội, cơ quan Lập pháp tối cao. Cơ quan này mới là có quyền lực nhất nước, Tổng thống (đứng đầu cơ quan Hành pháp) cũng chẳng làm gì được (còn Quốc Hội thì có thể luận tội, thậm chí bãi chức Tổng thống). Còn ở cấp độ từng bang thì cơ chế hoạt động y như một quốc gia, quốc hội bang, thống đốc bang (giống như tổng thống vậy) đều được dân bầu cử...

    ------

    Ơ, viết xong mới thấy bạn Sol đã giải thích rõ ràng rồi [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG] Tiếc công viết nên thôi cứ để lại.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Cái của VN ta hơn hẳn bọn chúng chứ, Đảng đã nghiên cứu mấy chục năm nay rồi, cứ như bọn Mẽo thì đất nước này loạn cả mất thôi !
    Nếu dựa vào thời gian để phán xét hệ thống nào tốt hơn thì xin thưa là hệ thống của Mỹ đã được xây dưng và sửa đổi trong suốt 250 năm rồi.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Dừng ở đây thôi, nó thế nào thì tự bản thân mỗi người đều biết, bàn luận làm gì nữa ....

  10. #30
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    . Dân Luật như wiwi nghiên cứu kỹ phần bầu cử không chỉ của Mỹ mà còn nhiều nước khác trong phần luật bầu cử rồi.[IMG]images/smilies/71.gif[/IMG])
    Trích dẫn Gửi bởi Lordcaocao
    em không khi dễ cái đó đâu vì hồi học đại học em cũng đi làm thêm như là bán kết quả xổ số, hay làm thợ hồ, đi mắc điện cho các công trình ạ (vì em thấy làm việc đó em có thể hiểu những người như vậy cần gì và nghĩ gì), tiền đó bọn em giúp mấy thằng bạn nhà khó khăn với làm từ thiện cả (kiếm cũng khá khẩm lăm), còn nhà em Việt Kiều đông lắm (tại hồi nhà em còn là địa chủ cũng gửi mọi người ra nước ngoài học mà))))
    .........

    Em thấy các pác ở bên này hay vổ ngực xưng tên và khoe khoang nhiều quá ,không biết trình độ tới đâu nhưng mà đụng đến thì toàn chưởi và đuổi không à ......

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •