Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Liệu có phải sự công bằng ?

    Ngày nay các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới có xu hướng đóng cửa bớt các xí nghiệp sản xuất ở phương tây và mở thêm các xí nghiệp sản xuất ở châu Á. Các công nhân phương tây mất việc không phải vì họ kém tay nghề mà đơn giản vì họ không thể cạnh tranh nổi về giá nhân công với các nước châu Á, một cái giá mà nếu họ chấp nhận thì không thể sống nổi ở nước họ. Vậy liệu có công bằng không ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bản chất của Tư bản là chạy theo lợi nhuận, không phải là tập trung cho phát triển con người. Tư nhân sẵn sàng đổi lợi ích cộng đồng lấy cái lợi cá nhân trước mắt.
    Ngày nay, nhiều học giả, nhiều nhà quản lí Tư sản đã nhận thức rõ vấn đề về phát triển con người. Người ta đã đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Có lẽ bộ phận công nhân chưa kiếm được việc sẽ phải tiếp tục đi học để tự tìm và làm những công việc cao cấp hơn, mang tính sáng tạo nhiều hơn [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]. Nói chung đó là vấn đề của họ, ta không quan tâm nhiều làm tri cho mệt [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].
    Ở VN ta, Nhà nước luôn quan tâm tới vấn đề công ăn việc làm. Trong đó, tạo việc làm mới cho người nghèo là một chủ trương cơ bản, khác xa với các nước TBCN lấy trợ cấp xã hội để ổn định đời sống người dân [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG].

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Công bằng hay ko là do cách nhìn nhận. Nếu nói theo đúng kiểu của CNTB thì đơn giản là công nhân của họ không cạnh tranh nổi với công nhân ở các nước thế giới thứ 3, nhất là cạnh tranh về giá. Hơn nữa nếu nnhìn vào mặt tích cực thì ko chỉ có CN ở nước nghèo được hưởng lợi. VD 1 đôi giày làm ở TQ rẻ bằng 1/10 so với ở châu Âu, liệu dân châu Âu có sẵn sàng trat giá cao gấp 10 cho đôi giày ấy hay ko ? Hay đơn giản là họ đi kiếm 1 việc khác và mua đôi giày ấy với giá rẻ như bèo ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Mỗi lần cắt giảm là hàng ngàn người mất việc, nó sẽ đè nặng lên hệ thống trợ cấp xã hội. Các nước phương tây thì đang co xu hướng cắt giảm trợ cấp. Tìm được việc làm mới thì thật không dễ.

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    18
    Vấn đề này khá phức tạp có cái hại và cũng có cái lợi của nó. Các nước phát triển cao, đời sống khá cao và đầy đủ tiện nghi nên điều kiện sống khá đắt đỏ. Công nhân không thể tự nguyện xuống lương để giữ lại việc làm. Vì giá cả sống cao, nên đồng lương phải tương xứng và điều này làm cho môi trường lao động trở nên kém tính cạnh tranh so với các nước chưa phát triển. Lấy ví dụ như sản xuất xe hơi của Mỹ... xe Mỹ không phải là không tốt, nhưng từ từ thua cho xe nhật vì cùng tính năng sử dụng và cùng trang thiết bị, nhưng giá thành xe Mỹ luôn đắt hơn khoảng 2000 1 chiếc, hay giá thành vốn xe Mỹ đắt hơn từ 10 - 15% so với xe nhật. Sự đắt đỏ này chính là do tiên lương trung bình công nhân Mỹ ở khoảng 70 - 80 USD 1 giờ trong khi ở Nhật chỉ khoảng 40 - 50 USD 1 giờ.

    Điều này tuy là mối lo của người lao động của mối lo chung của quốc gia bởi vì tình hình toàn cầu hóa hiện nay, chính phủ không thể ép các doanh nghiệp phải mướn những công nhân ở những vùng có giá trị cao hơn. Vì vậy từ từ kinh tế và xã hội của các nước phát triển cao sẻ có sự điều chỉnh thích hợp mà chẳng cần nhà nước phải nhúng tay vào. Toàn bộ hệ thống giáo dục rất linh động của họ sẻ tư hướng vào những ngành nghề khác đảm bảo cho những người dân ở xứ sở này chọn những ngành khác sử dụng trình đồ đầu óc cao hơn... một khi những ngành đào tạo cao cấp này không rởi khỏi những nước phát triển này đi tới các môi trường giáo dục rẻ hơn thì lực lượng lao động ở các nước phát triển cao này vần có khả năng cạnh tranh ở những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Ví dụ ngành chế tạo máy bay... cứ nghĩ giá thành 1 chiếc máy bay trị giá vài trăm triệu dollars, mổi năm sản xuất vài trăm chiếc thì đã là 1 doanh thu khổng lồ. Mặc khác thì tập trung vào các sản phẩm y khoa hay dược phẫm... cũng là những lãnh vực đòi hỏi sự đầu tư cao về chất xám mà khó có thể chạy ra nước ngoài được.

    Hay nói chuyện cụ thể về Hảng của anh đang làm. Trước kia, mọi sản xuất của nó đều tập trung tại vùng silicon valley, từ chế biến chất bán dẫn, cho tới làm mask, đóng gói các con chip. Số lượng công nhân địa phương có lúc lên tới gần 30,000 người. Sau khi chuyển qua chương trình toàn cầu hóa... công ty chỉ còn lại 8000 nhân viên và trải rộng ra trên 1 số quốc gia. Họ outsource những quy trình về chế biến chất bán dẫn đến các hảng tại TQ hay những quốc gia có giá thành rẻ hơn. Các trung tâm thiết kế thì tập trung tại Mỹ và chỉ mướn những thiết kế sư bán dẫn cao cấp. Còn lại thì là các trung tâm đóng góp, thữ nghiệm, và thiết kế mạnh thì rải rác ở các quốc gia có giá thành thiệt thấp. Sự cắt giảm hơn 2/3 tổng số nhân viên là 1 con số khổng lồ nhưng đành phải chấp nhận vì đó là xu hướng chung của xã hội. 2/3 số công nhân đó họ nhảy ra thì 1 là chuyển ngành, 2 là chuyển sang những ngành đào tạo có chuyên môn nâng cao hơn để họ có thể tiếp tục gia nhập và thích ứng với tình hình sản xuất mới.

    Nhìn chung tình hình vùng anh đang ở tưởng là xuống dốc luôn sau cơn lốc internet 2001. Nhưng hiện nay, tình trạng thiếu chất xám lại diễn ra trầm trọng trong thời gian gần đây và các công ty hảng xưởng lại phải kiếm người liên tục từ các địa phương khác đem vào - trong khi đó nhân thủ lao động công nghệ cao của Ấn Độ và Trung Quốc cũng khá nhiều, nhưng vẫn chưa thu hút được tầm nhắm của các công ty công nghệ cao này.

    Nói gì thì nói những yếu tố thành công trong công việc hiện nay của người lao động đó là không ngừng nâng cao trình độ và kiến thức của mình... đáp ứng đuợc những điều này thì sẻ có khả năng tiếp tục lao động trong bất kỳ môi trường nào. Còn nếu nhưng vẫn không có khả năng giữ được việc làm tại địa phương đó, thì chỉ cần kiếm 1 địa phương khác, thậm chí 1 quốc gia khác có những tuyển dụng phù hợp với ngành nghề của mình. Được 1 cái là ở những xứ này chẳng có cái gọi là "Hộ Khẩu" cho nên chuyện dọn tới, dọn lui, đổi việc làm, đổi chổ làm cũng dể dàng mà thôi.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tôi nghĩ đây có thể một phần là do hậu quả (tạm thời?) của việc toàn cầu hóa, cách hoạt động của nền kinh tế thị trường chỉ góp phần làm cho vấn đề này thêm rắc rối thôi.

    Mặc dầu ở trên bác tinman có nhắc đến vụ nếu công nhân không nâng cao trình độ, kiến thức để tiếp tục áp dụng lao động, còn nếu không thì phải kiếm 1 địa phương khác (cái này tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm), quốc gia khác hoặc đổi nghề. Tuy nhiên cái này chỉ có thể áp dụng vào 1 số trường hợp nhất định, hay rõ hơn là trong trường hợp việc làm của những công nhân này thuộc ngành "phục vụ"( như sửa xe, rửa chén...v....v) chứ không thể hầu hết trong ngành "sản xuất" (trồng trọt, chăn nuôi, dệt may....). Bởi vì hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển (rõ nhất là TQ,Việt Nam và Pakistan...) về chất lượng có thể xem là không thua kém hoặc vượt trội, trong khi cái giá thành thì rẻ hơn nhiều(eg: Adidas, NIke...).

    Đó là chưa kể việc công nhân các nước đang phát triển kéo ra nước ngoài làm việc mà đông nhất là Philippines với 3-4 triệu người, cũng dẫn đến nhu cầu làm việc chân tay của đất nước đã phát triển càng khan hiếm, dẫn đến thất nghiệp hàng loạt của một lượng đông người dân bản địa.

    Vì vậy trừ khi các nước nghèo đều phát triển hoặc chính phủ bước tay vào điều chỉnh giá cả thị trường chứ hiện nay thì tôi vẫn không nghĩ được cách nào để giảm thiểu việc này.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thực ra bất kỳ sự việc nào cũng gồm 2 mặt lợi & hại, toàn cầu hóa cũng vậy. Mặt hại thì như đã nói là những CN ở các nước phát triển sẽ bị thất nghiệp nhiều do bị cạnh tranh, mặt lợi là thúc đẩy thương mại và gia tăng năng suất lao động. VD nếu 1 nước phát triển tiến hành bảo hộ tối đa nền sx trong nước thì họ sẽ phải chi 1 số tiền khổng lồ, nền kinh tế sẽ kém sức cạnh tranh ==> công nhân vẫn sẽ bị mất việc như thường do hàng hóa sx ko tiêu thụ được. Và vì phải chi tiền cho bảo hộ tức là lấy tiền lãi từ nghành khác bù đắp qua, về tổng thể nền kinh tế sẽ ko có gì sáng sủa.

    Có thể tưởng tượng nền kinh tế toàn cầu như 1 hình tháp vậy, ở bên trên là những nước phát triển với nhân công tay nghề cao, yêu cầu nhiều chất xám. Bên dưới là nhân công của những nước nghèo với giá rẻ & công việc đơn giản hơn.

    Nói gì thì nói, toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu ko thể đảo ngược. Các nước có muốn cũng ko thể tránh được nó. Do đó dù có công bằng hay ko thì tất cả đều phải tìm cách thích ứng với nó.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •