Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tiên nghiệm - Hậu nghiệm

    Tiên nghiệm (Latin: a priori) và hậu nghiệm (Latin: a posteriori) trong triết học là những từ dùng để tả hai quan niệm về cách mà con người nắm bắt được kiến thức cũng như sự thật về thế giới và bản thân họ.

    Những người theo thuyết tiên nghiệm cho rằng kiến thức mà ta có được thực ra đã có sẵng từ trước hoặc ngay khi sinh ra chứ không phải do kinh nghiệm, học hỏi mà có. Những triết gia nổi tiếng đã ủng hộ thuyết này gồm có Plato, René Descartes, Gottfried Leibniz và những người khác.

    Những người theo thuyết hậu nghiệm cho rằng kiến thức mà ta có được là do 1 quá trình học hỏi và thu hoạch kinh nghiệm mà thành, chứ không phải có sẵng khi được sinh ra (hoặc trước khi sinh ra). Những nhà triết học theo quan điểm này gồm Aristotle, John Locke, George Berkeley và những người khác.

    Ngoài ra có những người đứng trung dung giữa hai phái.
    Nhà triết học người Tô Cách Lan David Hume thì cho rằng có 1 số kiến thức không thể lý giải được bằng cả 2 thuyết tiên nghiệm lẫn thực nghiệm.
    Trong khi đó, nhà triết học Phổ Immanuel Kant thì cho rằng chúng ta có 1 số kiến thức tiên nghiệm (đã có sẵng), từ các kiến thức này chúng ta sẽ tự tạo cho mình 1 nền tảng để từ đó học hỏi và thu hoạch kinh nghiệm để tạo nên những kiến thức mới.

    Sol đồng ý với ý kiến của Kant hơn cả. Bạn nào đã từng nghe qua 2 thuyết này hoặc có hứng thú xin mời vào đàm đạo.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Đọc thêm về lí luận nhận thức để hiểu hơn về những vấn đề này.
    Nói chung thì kể cả những người theo thuyết hậu nghiệm cũng không đi đến được tận cùng của vấn đề nhận thức. Đọc thêm triết Marx-Le về vật chất và ý thức.
    Riêng thuyết của Emanuel Kant thì sau khi đọc triết Marx xong sẽ thấy những vấn đề của Emanuel Kant không đáng bàn nữa, đơn giản vì ông này nhị nguyên. Kant có những công trình nghiên cứu khá có giá trị, nhưng cũng như nhiều nhà triết học Đức khác, ông này phạm nhiều sai lầm khi nghiên cứu về con người và xã hội, biểu hiện tư tưởng duy tâm [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG].

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Vậy Yescommerade có thể trình bày ý kiến của Marx về vấn đề này chăng?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Duy tâm thì cũng có phải ko tốt đâu, ít ra con người duy tâm thì có 1 niềm tin để sống.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sol chỉ ra ví dụ của tiên nghiệm xem nào. wiwi thì không tin vào tiên nghiệm.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tiên nghiệm ví dụ như là Wiwi biết dùng vi tính từ trước lúc sinh ra, lúc sinh ra thì quên tiệt, ngày nay biết đánh chẳng qua là do ý thức nó sắp xếp để wiwi nhớ lại [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Ôi thôi, đánh đến đây thì mới thấy 3 năm trông xe đã làm kiến thức rơi rụng hết rồi. Các câu phát biểu cùng hệ thống quan điểm về tri thức tiên nghiệm của các cụ bay đi đâu hết rồi. Còn có một câu hay lắm của Hegel về vấn đề này nữa, nhưng chắc nó đi kèm cùng cái vé xe mới mất ngày hôm qua rồi [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Sol chỉ ra ví dụ của tiên nghiệm xem nào. wiwi thì không tin vào tiên nghiệm.
    1) Người đầu tiên nghĩ đến thuyết "tiên nghiệm" là Plato và tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato về tiên nghiệm là cuộc đối thoại của Socrates (Socrates trên thực tế là thấy của Plato, nhưng Plato cũng dùng Socrates là 1 nhân vật chính trong các tác phẩm của mình - do đó tuy các câu chuyện này là về Socrates nhưng ta cần hiểu rằng đó là triết lý của Plato chứ không phải của Socrates) và 1 người nô lệ trong tác phẩm Meno.

    Trong câu chuyện này, Socrates (nhân vật) vẽ lên đất 1 hình vuông (ABCD trong hình) và hỏi 1 người nô lệ của Meno (người đang thử thách Socrates) làm sao để có thể vẽ 1 hình vuông có diện tích gấp đôi diện tích hình vuông ABCD.

    Ban đầu người nô lệ (nô lệ từ khi sinh ra - chưa bao giờ được dạy về toán học) cho rằng cứ nhân hai các cạnh của hình vuông này ra ta sẽ được 1 hình vuông gấp đôi hình vuông đó.
    Nhưng khi Plato vẽ hình vuông ALKJ ra thì người nô lệ đó thừa nhận hình vuông lớn này có diện tích gấp 4 lần thay vì 2 lần.
    Socrates kết luận ở chỗ này rằng mặc dù người nô lệ đó không giải được bài toàn đặt ra nhưng vẫn nhận ra rằng hình vuông lớn này không thỏa đề bài đưa ra.
    Sau đó Socrates tiếp tục vẽ 1 hình vuông nằm nghiêng từ đường chéo của các hình vuôn nhỏ tạo nên 1 hình vuông (DBMN) có diện tích gấp đôi hình vuông ABCD ban đầu. Và người nô lệ này nhận ra DBMN có diện tích gấp đôi ABCD.
    Do vậy Socrates (tức Plato) kết luận người nô lệ này đã có các kiến thức hình học đó từ trước khi anh ta sinh ra (vì anh ta chưa bao giờ được dạy về hình học).

    * Xin lỗi vì tóm tắt không được rõ ràng lắm [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    * Plato tin rằng các kiến thức của ta có được do linh hồn học được bằng việc tiếp xúc trực tiếp với "sự thật" trước khi nó nhập vào thể xác. Plato tin vào 1 hệ thống luân hồi tương tự đạo Phật.

    2) Descartes cho rằng các giác quan của ta không đáng tin cậy. Do vậy kiến thức là từ trong đầu mà ra (có nghĩa là phải có sẵng).
    Một ví dụ nổi tiếng của Descartes là lý luận về miếng sáp. Descartes lý luận rằng 1 miếng sáp ban đầu có các mùi, màu sắc, độ cứng v.v... đặc trưng, nhưng khi đặt gần gọn lửa, miếng sáp chảy ra, và mọi thuộc tính đều thay đổi. Nhưng ta vẫn có thể biết miếng sáp trước khi chảy và sau khi chảy cùng là 1 miếng sáp. Nói cách khác, ta vẫn có kiến thức (nhận thức thì đúng hơn chăng?) vê cùng 1 miếng sáp dù các giác quan của ta cho thấy 2 thông tin khác hẳn nhau.
    Do đó Descartes kết luận ta phải có sẵng kiến thức.
    * Descartes tin rằng ta không thể biết chắc mọi sự là thực hay không, ta chỉ có thể biết chắc rằng ta tồn tại vì ta suy nghĩ.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nghe cũng có lý nhỉ, bác Sol thử cho một ví dụ về hậu nghiệm đi

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    10
    Lý thuyết của plato đa phần là điển hình của phép ngụy biện ngày nay. Ví dụ như lý thuyết về sự mâu thuẫn của "đoạn thẳng có độ dài nhất định" và "đoạn thẳng có độ dài vô định".

    Như câu chuyện Sol kể thì wiwi đoán chắc Plato đã ngụy biện hoặc rút ra kết luận không đúng. Trong câu chuyện trên, việc người nô lệ nhận thức được hình vuông này gấp 4, gấp 2 hình vuông kia không phải là kiến thức hình học tiếp thu từ thế giới khác. Mà thực tế người nô lệ đó dù không được học tập nhưng vẫn có những kinh nghiệm sống cơ bản.

    Tất nhiên, nói đến đây thì wiwi thừa nhận là con người có những "tiền nghiệm" mà khoa học gọi là "bản năng". Ví dụ như mới sinh ra đã biết tìm đến vú mẹ. Hoặc biết phân biệt giữa 2 sự vật khác nhau. Tức là tiền nghiệm của Plato nói đến nằm ở cấp độ nhận thức, chứ chưa nằm ở cấp độ tư duy. Người nô lệ bằng cảm quan của mình nhận thức sự thật chứ chưa phải bằng tư duy của mình chứng minh được sự thật. Cái này cũng giống như các tiên đề của Euclide, người tài giỏi toán học đến đâu cũng không chứng minh được, nhưng người không có kiến thức toán học cũng thừa nhận được là đúng.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Deleted
    --------------------------------

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •