Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 76
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tại sao cứ phải có chiến tranh, tại sao lại phải yêu nước?

    ...Tại sao con người lại phải phân biệt ở nước này nước kia?
    Tại sao lại phải gây chiến tranh, rốt cuộc cũng cùng nhau là người và cùng sống chung ở trái đất. Chocolate sữa, chocolate đen hay vàng đỏ gì cũng là chocolate. Tại sao con người không sống chung dưới một mái nhà duy nhất có tên là "Trái Đất"-The Earth, mà phải phân chia lãnh thổ rồi đấu đá với nhau. Thêm vài miếng đất rồi tự hào về những miếng đất đó để làm gì, rốt cuộc sống hết một đời có mang theo được không. Tại sao không sống tốt mà lại cứ phải đối xử tệ với nhau?

    Nếu mọi người cứ sống tốt với nhau, loại bỏ được tham sân si như những tôn giáo đang cố hướng người ta tới, nhưng xã hội vẫn phát triển được. Thế thì có phải không cần tôn giáo nữa không, vì tôn giáo chỉ làm công việc là hướng và làm con người hiểu được bản chất con người, nhưng người ta vẫn thường lầm lẫn và đánh đồng nó với hướng thiện, mà thực ra cũng đúng, chỉ có điều hướng thiện là một phần nhỏ trong những thứ mà tôn giáo đưa ra để hướng con người tới hạnh phúc đích thực (Lưu ý là ớ đây nói tới tôn giáo thôi chứ không nói về mặt nó bị lợi dụng trong chính trị). Nhưng, lại nhưng, có mâu thuẫn là các hệ thống tôn giáo lại giới hạn nhu cầu của con người lại, làm con người yên vị mà không muốn phát triển, trong khi phát triển cũng là một nhu cầu của con người. Điều này làm nhiều người không chấp nhận.

    Tôi nghĩ rằng, điều tôn giáo muốn làm, cụ thể là đức Phật, Jesus, là muốn con người hiểu được họ, giúp họ hướng thiện. Một khi con người tự hoàn thiện mình, trở nên tốt đẹp xuất phát từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài, và giả sử một xã hội mà ai cũng như vậy thì thử hỏi, chiến tranh có còn cần thiết để tồn tại nữa không hay tự nó cũng biến mất? Mọi thứ xấu xa trên đời đều bắt nguồn từ con người, nếu được giải quyết triết để tận gốc thì xã hội này có phải là mọi người được hạnh phúc không?

    Từ vấn đề trên, liên tưởng tới mô hình XHCN, tôi cũng nhận thấy nhiều điều liên quan. Cái đạo đức XHCN của Marx, có phải là muốn mọi người đạt được những phẩm chất tốt đẹp của con người mà tôn giáo muốn hướng tới, và xuất phát từ bên trong hoàn toàn chứ không còn chịu phần nào ảnh hưởng từ tôn giáo định hướng và áp đặt lên. Nói đến định hướng và áp đặt ở đây, tôi muốn nói tới những giá trị tưởng tượng của con người tạo ra để làm họ phải phục tùng, phải tốt đẹp. Có thể những giá trị đó làm họ tốt đẹp lên thật, nhưng thử hỏi có phải hoàn toàn từ tâm không, có hoàn toàn tự do không hay vẫn chỉ là bị không chế bởi một sức mạnh siêu nhiên nào đó mà họ hoàn toàn không biết được cũng như chưa hề thấy?

    Đồng thời đạo đức của Marx hướng tới cũng không mang những khuyết điểm mà tôn giáo mắc phải, như không giới hạn nhu cầu con người, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển của xã hội. Có một xã hội như vậy có phải giải quyết được mọi nguồn gốc đau khổ của con người không? Một xã hội có mấu thuẫn, có tốt có xấu, có chính có tà, có người hiền lành có người độc ác, là hoàn toàn tự nhiên và như thế nó mới phát triển được. Nhưng nếu một xã hội mà hướng được tới cái tốt tuyệt đối, có phải con người sẽ đạt được hạn phúc tuyệt đối, xã hội sẽ phát triển còn vượt bậc hơn, ví như xã hội bay giờ phát triển theo cấp số cộng, xã hội của Marx sẽ phát triển theo cấp số nhân.

    Để ví dụ cho ý kiến này, nếu bạn nào có đọc truyện Phoenix của Osamu Tezuka (hay ở VN xuất bản là "Chim lửa") có nói về vấn đề này ở mức độ bình dân và dễ hiểu. Trong đó có một truyện nói về người ngoài trái đất và người trái đất, người trái đất sợ họ đến xâm lược nên cử người tấn công họ trước. Người ngoài trái đất bị tấn công và bắt cầm tù nhưng không phản kháng lại. Trong suốt quá trình áp giải, vì 1 lý do nào đó, 2 người trái đất hết thức ăn và nước uống, sắp chết vì đói và khát thì một người ngoài trái đất (hình như là khoai lang) xẻ một cánh ta ra cho họ ăn, người củ cải thì cho họ nước mặc dù họ biết làm vậy sẽ đi tới chỗ chết. Vậy mà họ vẫn làm.

    Đó là một phần nhỏ trong nhiều truyện trong "Phoenix" mà ông Tezuka sáng tác. Ông cũng có những kết luận rằng con người còn quá lạc hậu trong bản chất, còn quá xấu xa, vì xấu xa là tự nhiên còn cái tốt phải trải qua một thời gian dài luyện tập, thậm chí phải có tiến hóa (evolution). Liên tưởng tới XHCN của Marx, có phải cái xã hội mà người ta đặt xã hội lên đầu, tức là sống vì những người xung quanh chứ không phải cái tôi ích kỉ của họ, ai cũng yêu thương nhau, có phải tự nhiên mọi nguồn gốc xấu xa của xã hội được giải quyết.

    Nhưng vấn đề là làm sao để thực hiện được như vậy? Từ đây tôi cũng đặt ra câu hỏi rằng, con người khởi đầu là sinh vật tốt hay xấu? Bởi vì nếu bản chất con người tốt đẹp sẵn như trên đã nêu ra, thì cũng chả cần thiết cho Marx chỉ ra xã hội thiên đường của loài người, vì tự thân nó đã có và nó sẽ tự phát triển lên đỉnh điểm. Trong thân thoại có nhắc tới một xã hội là Atlantis cũng ở trừong hợp như thế này và phát triển cự thịnh, do thiên tai nên đã bị hủy diệt. Xã hội đó không cần đạo đức, vì tự nó từ trong bản thân mỗi con người đã có và cấu thành một xã hội hoàn hảo. Vậy mà, thật là đáng tiếc, thực tế đã phủ định điều đó. Chỉ còn một trường hợp là con người bản thân sinh ra mang bản chất xấu, sau này để sinh tồn họ mới sinh ra đạo đức như để trấn áp bản chất xấu trong họ như tham, sân, si và để có thể cùng tồn tại.

    Bởi vậy, nên bây giờ tôi cũng bắt đầu nghi ngờ câu "Nhân chi sơ tính bản thiện", vì nếu vậy loài người sẽ tốt ngay từ những con người ở thế hệ đầu tiên có mặt trên trái đất và tiếp tục theo logic như thế cho các thế hệ sau. Hay do tự nhiên làm biến đổi bản chất con người? Nhưng tôi lại nghĩ, không thể đổ lỗi cho tự nhiên được, vì những sinh vật khác không lẽ là ác? Có ai lại phán xét động vật là tốt hay xấu bao giờ? Vậy câu trả lời chỉ có thể là từ con người thôi.

    Hay còn có lí do nào khác nữa, như không có tốt cũng chẳng có xấu khi con người sinh ra, chỉ có ý niệm do con người tưởng tượng ra từ môi trường?

    Tôi muốn thật sự tìm câu trả lời cho vấn đề này. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này, dù rằng thời gian cho nó không nhiều nhưng hoàn toàn nghiêm túc. Tôi đang định đào sâu tìm hiểu về tôn giáo (chỉ về triết lí của nó thôi, còn những cái như thần học cũng không muốn lậm sâu vào) lẫn triết học cổ đại của con người như Aristotle hay Plato để xem có ngộ được gì không.

    Còn ý mọi người nghĩ thế nào?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Con người sinh ra, cái gì có "lợi" cho mình thì thích, có "hại" cho mình thì ghét, đó là bản chất nguyên thuỷ. Cái gọi là "tốt" chỉ đơn giản là có "lợi". Nhưng vấn đề là nhiều khi "lợi" với người này thì lại thành "hại" với người khác.

    Trong cái vòng hỗn mang luẩn quẩn của lợi và hại, con người ta cảm thấy hợp sức lại với nhau thì sẽ kiếm được nhiều "lợi" hơn là một người(kiếm ăn, chống lại thú dữ...), thế là tính đoàn kết ra đời[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

    Nhưng làm sao có thể hợp tác với nhau được nếu như cứ nghi kị lẫn nhau, anh này cứ nhăm nhăm ăn mất phần anh kia? Thế là sự tin tưởng lẫn nhau và luật lệ xã hội ra đời[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

    ...

    Nói tóm lại, đây là một vấn đề phức tạp[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Quan điểm của tôi trong vấn đề này là: một sự vật chỉ có thể là "tốt" khi nó làm "lợi" cho con người. Và quá trình khám phá ra những cái mà một sự vật đem lại thực sự là "tốt" hay "xấu" cũng gần giống như quá trình khám phá các công thức toán học hay các hiện tượng vật lý vậy. Con người ta ko thể biết một công thức là đúng ngay từ đầu nếu như ko tìm tòi và chứng minh nó. Cũng vậy, con người sẽ ko biết cái gì là "tốt" cho mình khi chưa trải nghiệm, đó cũng là ý nghĩa to lớn của lịch sử.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Thêm một nhà "không tưởng" nữa
    XH đi từ thấp đến cao bởi lẽ có đấu tranh. Vốn tự nhiên sinh ra mạnh được yếu thua rồi. Tớ không tin vào CNXH, bởi vì tớ tin vào bản chất con người, luôn tham lam và luôn lười biếng. Làm theo năgn lực, hưởng theo nhu cầu, vậy tội gì phải làm hết sức trong khi sức ăn của mình có hạn, để thằng sức làm có hạn, sức ăn lại là vô hạn hưởng. Bất cứ giáo dục thế nào, tiến bộ thế nào chăng nữa, bản chất con người, bản chất tự nhiên là o thể xóa bỏ. Kể cả khi vật chất thừa mứa, cũng vẫn sinh ra tranh chấp. Chỉ khi nào con người không ai phải làm gì mà vẫn được hướng hết những gì mình yêu cầu thì mới có XHCN. mà lúc đấy, con ngừoi o còn là con người mà là con lợn, chỉ nằm và ăn thôi

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu không có đấu tranh thì có lẽ ngày naycon người cũng chỉ là một loài động vật ăn lông ở lỗ và vẫn sôgns ở trong hang.
    Tại sao có chiến tranh ? Chiến tranh là phi nghĩa, điều này ai cugnx biết, điều này ai cũng thừa nhận, nhưng mà vì sao vẫn có chiến tranh ? Vì lòng tham! Vì muốn thỏa mãn quyền lực của mình. Và người chịu thiệt hại, thương đau trong chiến tranh là ai ? Tất nhiên không phải là kẻ có quyèn phát động chiến tranh đó.
    Vì sao có chiến tranh mới có yêu nước ? Câu này sai rồi, yêu nứoc thì đâu nhất thiết phải có chiến tranh mới có, nhưgn mà, chỉ lúc khó khăn mới tỏ lòng người, chỉ lúc có chiến tranh lòng yêu nước mới được thể hiện mạnh nhất và rõ ràng nhất.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi axlroses
    Thêm một nhà "không tưởng" nữa
    XH đi từ thấp đến cao bởi lẽ có đấu tranh. Vốn tự nhiên sinh ra mạnh được yếu thua rồi. Tớ không tin vào CNXH, bởi vì tớ tin vào bản chất con người, luôn tham lam và luôn lười biếng. Làm theo năgn lực, hưởng theo nhu cầu, vậy tội gì phải làm hết sức trong khi sức ăn của mình có hạn, để thằng sức làm có hạn, sức ăn lại là vô hạn hưởng. Bất cứ giáo dục thế nào, tiến bộ thế nào chăng nữa, bản chất con người, bản chất tự nhiên là o thể xóa bỏ. Kể cả khi vật chất thừa mứa, cũng vẫn sinh ra tranh chấp. Chỉ khi nào con người không ai phải làm gì mà vẫn được hướng hết những gì mình yêu cầu thì mới có XHCN. mà lúc đấy, con ngừoi o còn là con người mà là con lợn, chỉ nằm và ăn thôi
    Ở đây tôi không nói về XHCN của Marx. Tôi chỉ dùng để dẫn nhập và minh họa.
    Vấn đề ở trong topic này đặt ra như những câu hỏi ở tiêu đề, đoạn đầu và cuối.
    Đoạn cuối tôi muốn thảo luận về bản chất xấu xa của con người xuất phát từ đâu? Nếu từ tự nhiên, thì như thế nào? Tại sao nó lại dẫn đến như vậy?etc...đương nhiên tôi cũng có những ý kiến riêng nhưng tôi muốn đặt vấn đề xem người khác nghĩ thế nào.
    Đoạn giữa tôi muốn giải thích về mục đích của tôn giáo, nhằm tạo ra những người tốt như đã post ở đầu topic.
    Thực ra, XHCN của Marx không nhất thiết để đạt đến. Chúng ta có thể coi nó như là cái lim trong toán học, một giới hạn chỉ để gần đạt đến nhưng để hoàn hảo thì không bao giờ. Nó như là một cái đích tạo ra để con người tiếp tục phấn đấu đạt được vậy.
    Vậy các bạn nghĩ đến bao giờ xã hội mới ổn định được, con người ta mới thực sự hướng tới những giá trị chân thiện mĩ và xóa dần cái xấu? Hiện nay nếu ta nhìn vào những nước giàu sẽ thấy nó cũng là một dạng như vậy. Người ta nói những nước như Mỹ hay Nhật chính ra là những nước đang tiến tới XHCN gần nhất.
    Cần lưu ý thêm ở đây, XHCN là quá trình tiến lên khách quan của xã hội loài người chứ không phải người ta tưởng tượng ra nó rồi tạo ra nó. Marx chỉ là chỉ ra những cái khách quan của xã hội thôi.

    Marx đúng là trí tuệ vĩ đại, nhưng tiếc rằng bậc hậu bối thừa hưởng quá suck, hoặc là hiểu sai và làm sai, hoặc là lợi dung để làm việc xấu. Cuối cùng tạo ra những thứ rác chả ra cái gì.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    ...Tại sao con người lại phải phân biệt ở nước này nước kia?
    Ai quản lý nổi? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Trừ phi IQ 800!

    Thêm vài miếng đất rồi tự hào về những miếng đất đó để làm gì, rốt cuộc sống hết một đời có mang theo được không.
    Thêm một kỷ niệm, thêm 1 bà vợ, để rồi hạnh phúc, sống hết đời có mang theo đc ko?[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Nói luôn là sống để làm gì? Hết đời có mang theo đc cái gì về âm phủ đâu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Cái đơn giản là basic-sinh ra đã có,ham muốn hạnh phúc, ham muốn sống, ham muốn có cái ăn cái mặc. Đơn giản không có mục đích là mang theo khi chết [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Viết triết thì ko ai thèm reply, không viết thì không sáng vấn đề. Nói thẳng với bác Metallion là trên đời không có tốt và xấu, tốt và xấu chẳng dựa trên cái gì constant cả. Chính vì vậy những cái tốt và xấu chồng chéo lên nhau mà bản thân chúng đã không có ý nghĩa gì. Giải thích-CM tại sáo nó không dựa trên cái gì hết thì rất phức tạp và post lên sẽ ko ai reply---->tui ko post đâu, tự nghiên cứu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Muốn làm triết không tưởng kiểu không độc ác, sống thanh bình hạnh phúc rất đơn giản. Cải tạo 1 cặp người, sửa lại cấu trúc bộ não cho hợp với đạo lý, ngay từ khi sinh ra đã hiểu đạo lý. Giết hết sạch người và cho 2 con ấy [...] và sinh con đẻ cái tạo ra loài người mới. Vấn đề là không ai nghĩ tới chuyện ấy. Người ta nghĩ tới cơm áo gạo tiền chưa đủ sao?

    Chính vì vậy toi mới nói điểm yếu chí mạng của hệ thống XH hiện nay, chỉ chú trọng phát triển ổn định gần như không có phát triển đột phá.

    THôi,ai muốn hiểu cho rõ thì gửi PM hoặc bài lên, nếu chịu tui sẽ tranh luận riêng.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Doraemon
    Nếu không có đấu tranh thì có lẽ ngày naycon người cũng chỉ là một loài động vật ăn lông ở lỗ và vẫn sôgns ở trong hang.
    Tại sao có chiến tranh ? Chiến tranh là phi nghĩa, điều này ai cugnx biết, điều này ai cũng thừa nhận, nhưng mà vì sao vẫn có chiến tranh ? Vì lòng tham! Vì muốn thỏa mãn quyền lực của mình. Và người chịu thiệt hại, thương đau trong chiến tranh là ai ? Tất nhiên không phải là kẻ có quyèn phát động chiến tranh đó.
    Có thể phát triển cần mâu thuẫn, có thể chiến tranh sẽ thúc đẩy phát triển và giải quyết một số vấn đề xã hội. Chiến tranh theo tôi là dạng cơ bản nhất để thấy sự tàn nhẫn của con người. Còn trong xã hội ngày nay, người ta lại có cách "giết" nhau theo kiểu khác. Như đi xin việc chẳng hạn. Chẳng phải họ dẫm đạp lên nhau dìm người này xuống để mình có được cái mục đích của mình. So với quan niệm xã hội hiện nay, có lẽ nó là bình thường nhưng bản chất có phải là xấu xa và ích kỉ không? Cũng là một dạng của chiến tranh không.
    Đổi ngược lại, nếu con người ta sống tốt với nhau, mà tốt ở đây cụ thể là ...tốt, là yêu thương nhau, sống với nhau vì nhau, có phải xã hội sẽ phát triển nhanh và hạnh phúc không?
    Nhưng ở đây sẽ có lý luận cho rằng tự nhiên bản chất con người sẽ như thế. Tức là bản chất con người xấu xa? Nhưng "nhân chi sơ tính bản thiện", cái xấu từ đâu ra? Từ cảm xúc con người? Như câu này: Emotions breed hatred , hatred breeds war , war breeds peace , peace breeds happiness , happiness breeds emotions , emotions breed hatred
    Sự căm ghét từ đâu ra? Từ cái xấu xa của con người. Xấu xa của con người từ đâu ra? Bản chất? Nhưng bản chất của con người là cái thiện từ lúc sinh ra cơ mà.
    Cứ như chuyện trái trứng với con gà vậy.
    Chừng nào ta còn lẩn quẩn trong cái vòng tuần hoàn này thì con người làm sao đạt được tự do đúng nghĩa, hạnh phúc thật sự. Cần phải có cái gì đó giải quyết triệt để, và từ đó Marx tìm ra XHCN như là một cứu cánh để thoát khỏi cái vòng chết tiệt này.

    Vì sao có chiến tranh mới có yêu nước ? Câu này sai rồi, yêu nứoc thì đâu nhất thiết phải có chiến tranh mới có, nhưgn mà, chỉ lúc khó khăn mới tỏ lòng người, chỉ lúc có chiến tranh lòng yêu nước mới được thể hiện mạnh nhất và rõ ràng nhất.
    Tại sao mỗi cá nhân lại phải yêu nước. Suy cho cùng cũng chỉ là mảnh đất mình bị bắt phải sinh ra thôi mà. Cũng chỉ là sống trên trái đất thôi. Lẽ ra phải yêu trái đất chứ sao lại yêu nước. Mà "đất nước" là cái gì? Chẳng qua chỉ là lãnh thổ do một cộng đồng con người tự đặt và phân chia ra thôi, cũng từ bản chất xấu của con người cả. Nếu nó xấu sao ta lại phải yêu?

  8. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Muốn làm triết không tưởng kiểu không độc ác, sống thanh bình hạnh phúc rất đơn giản. Cải tạo 1 cặp người, sửa lại cấu trúc bộ não cho hợp với đạo lý, ngay từ khi sinh ra đã hiểu đạo lý. Giết hết sạch người và cho 2 con ấy [...] và sinh con đẻ cái tạo ra loài người mới. Vấn đề là không ai nghĩ tới chuyện ấy. Người ta nghĩ tới cơm áo gạo tiền chưa đủ sao?
    Bởi vậy tôi mới có đoạn này:

    Đó là một phần nhỏ trong nhiều truyện trong "Phoenix" mà ông Tezuka sáng tác. Ông cũng có những kết luận rằng con người còn quá lạc hậu trong bản chất, còn quá xấu xa, vì xấu xa là tự nhiên còn cái tốt phải trải qua một thời gian dài luyện tập, thậm chí phải có tiến hóa (evolution). Liên tưởng tới XHCN của Marx, có phải cái xã hội mà người ta đặt xã hội lên đầu, tức là sống vì những người xung quanh chứ không phải cái tôi ích kỉ của họ, ai cũng yêu thương nhau, có phải tự nhiên mọi nguồn gốc xấu xa của xã hội được giải quyết.
    Tự do, tiến bộ, đạo đức đều phải có tập luyện cả. Thậm chí cần phải tiến hóa, cách mạng. Sẽ có một ngày có những thứ còn vượt trên cả tôn giáo, tạo ra những con người như vậy?

    Viết triết thì ko ai thèm reply, không viết thì không sáng vấn đề. Nói thẳng với bác Metallion là trên đời không có tốt và xấu, tốt và xấu chẳng dựa trên cái gì constant cả. Chính vì vậy những cái tốt và xấu chồng chéo lên nhau mà bản thân chúng đã không có ý nghĩa gì. Giải thích-CM tại sáo nó không dựa trên cái gì hết thì rất phức tạp và post lên sẽ ko ai reply---->tui ko post đâu, tự nghiên cứu
    Tốt và xấu như bác nói là đúng, không dựa trên bất kì giá trị gì. Nhưng nếu chúng ta thử đặt cho nó một giá trị có lợi, là cái mà chúng ta muốn đạt đến, là hạnh phúc (happiness) và yêu thương (love). Nếu được như vậy có phải con người sẽ bớt khổ hơn không.

    Ai quản lý nổi? Trừ phi IQ 800!
    Tôi không nói là một chính phủ quản lí. Có thể giữ như bây giờ, nhưng chia ra nhiều chính phủ "miền", quản lí dưới một đất nước chung là Trái Đất (The Earth). Tại sao họ không làm? Xấu xa, tham lam?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Sự căm ghét từ đâu ra? Từ cái xấu xa của con người. Xấu xa của con người từ đâu ra? Bản chất? Nhưng bản chất của con người là cái thiện từ lúc sinh ra cơ mà.
    Thiện từ khi sinh ra? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] bản con người rất đặc biệt, theo common sense thì nó có cả thiện lẫn ác, khi có dư đồ ăn mà chia ra là thiên, thiếu đồ ăn không thèm chia là ác. Đáng lẽ thiếu đồ ăn cũng chia ra, nhưng bản thân bộ não có rất nhiều cái chồng chéo lên nhau là vậy. Bác lí luận cái vòng ấy ngụy biện còn nhiều lắm. Chừng nào không có ngụy biện là không có vòng viếc gì nữa hết, bản thân quan tự nhiên không có vòng nghịch lý mà do ngụy biện thôi.


    <div class="bbcode_container">
    <div class="bbcode_quote">
    <div class="quote_container">
    <div class="bbcode_quote_container">
    </div>

    </div>
    </div>
    </div>"Yêu nước" đơn giản là bác yêu cái vùng xung quanh trong phạm vi di chuyển và quan của bác. Nhìn vào 1 tờ poster thấy đấu trường Colosseum không thể yêu La Mã. Ngụy biện thứ nhất(không xét đủ cơ sở)

    "Phần đất con người đặt ra..." xấu tại sao phải yêu? Đơn giản người dân không lúc nào cũng giữ trong đầu là đất đó do tranh giành mà có. Thứ hai là nhiều người dân cho chuyện đó là bình thường. Ngụy biện thứ hai(không xét đủ cơ sở)

    Còn nhiều lắm, xử đẹp hết là ra thôi,cố lên [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tốt và xấu như bác nói là đúng, không dựa trên bất kì giá trị gì. Nhưng nếu chúng ta thử đặt cho nó một giá trị có lợi, là cái mà chúng ta muốn đạt đến, là hạnh phúc (happiness) và yêu thương (love). Nếu được như vậy có phải con người sẽ bớt khổ hơn không.
    Bác lại quên xét rồi. Tôi bảo thế này: "Chồng chéo lên nhau". Điều kiện có đủ cho mọi người cùng hạnh phúc? Nếu cùng hạnh phúc đòi hỏi có người bất hạnh? Như vậy người bất hạnh đó là do người hạnh phúc làm điều xấu xa tước đoạn quyền của họ là được? Nhìn là thấy [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Cái "hạnh phúc của tôi"và "hạnh phúc của anh" chồng chéo lên nhau. Dù bác dựa trên 1 số giá trị thì bản thân giá trị đó cũng có vô số ý nghĩa chồng chéo lên nhau.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •