Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 57
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Quả thực là câu hỏi rất khó trả lời: tù bao nhiêu là đủ ? DOS làm 1 câu công nhận chới với
    Có lẽ ta nên đi từ từ
    Đầu tiên, xét thử vấn đề nhẹ nhàng nhất, lẽ công bằng nhé . Thử vài ví dụ coi chơi

    Xưa còn nhỏ hay nghe câu nói : giết người đền mạng
    Nhưng mạng anh và mạng tôi chưa chắc đã giống nhau
    Giết nhiều người thì cũng chỉ có 1 cái mạng
    Nếu cầm dao chặt chân người ta thì tòa án chặt chân anh để đòi lẽ công bằng ?
    Ăn cắp cái xe đạp vài trăm tội nặng hơn ăn cắp con chó quí vài triệu ?
    "Thịt" 1 em hoa hậu và 1 thị nở có tội như nhau

    Có lẽ sâu xa của câu hỏi này là phải đặt câu hỏi: Tòa án có phải là nơi đòi lại lẽ công bằng không ?

    Bởi qua những ví dụ trên thì rõ ràng là không công bằng

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Xã hội con nguời ngày nay mà đòi có sự công bằng thì e là còn xa quá.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không công bằng với từng người nhưng có thể làm cho nó có vẻ công bằng với toàn xã hội. Nhưng...
    Đời người có mấy cái 10 năm [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG] ?
    Hãy suy nghĩ về cảm giác trải qua những cái mà bọn muốn người ta lãnh trước khi phán xét.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    10
    Vậy thì khi phạm tội có nghĩ đến cái mình phải hứng chịu không ? Âu cũng là cái hậu quả mình phải đón nhận mà thôi.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Một ví dụ đơn giản như trên báo nhé. Một thằng vào 1 làng ăn trộm 1 con gà. Cuối cùng bị cả làng vây đánh chết luôn. Một cách phán xử...

  6. #16
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    ... kiểu thổ dân, và đó không phải là pháp luật.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vậy thì DoS mới nói. Thường người ta chỉ muốn phạt nặng kẻ có tội, mà có bao giờ chịu nghĩ, chịu hiểu hình phạt ấy nó như thế nào đâu?!

  8. #18
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    THế này nhé.
    - Thứ nhất, khôgn có gì là thập tam toàn mỹ cả, cái gì cũng có hai mặt của nó. Nói về luật thì trong luật có tình và trong tình có luật. Trong cái tình cũng có cái lý của nó, ấy thế luật nó mới phải bao quát mọi trường hợp có thể xảy ra để phán xét mọi thứ.
    - Thứ hai, phạm nhân và thẩm phán, phạm nhân có quyền bào chữa thông qua luật sư, đó là cái tình trong luật.
    - Thứ ba, đã phạm luật nghĩa là có nguời bị hại, tùy mức độ nặng nhẹ của thiệt hại để áp đặt mức xử phạt thích đáng. Thử coi trong các tội, có tội nào thường xử đến 10 năm ? Thương là nhưgnx tội rất nặng. Còn như Bùi Tiến Dũng đó mà cũng có đến 10 năm đâu.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Để DoS nói lại nhé. DoS không hề bàn tới việc giảm nhẹ hay tăng án của thẩm phán hay tòa án.

    DoS đang nói tới việc những người đứng nhan nhản ngoài đời, tự cho là mình có quyền phản xử người khác, hô hào những hình phạt nặng mà không hiểu được cái cảm giác thật sự của cái hình phạt đó nó có xứng đáng không? 10 năm cũng chỉ là ví dụ, đừng có làm trọng nó.

    Khi nào phân biệt được 2 điều trên thì hãy trả lời DoS.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rất đơn giản, đấy là cái resistance. Khi mà cái xét đoán ấy quá lớn lao xa vời(VD như sống thử 10 năm trong tù hay đi mổ não thằng đó ra hay thằng đó có yêu mình ko) thì người ta xét đại hoặc xét kinh nghiệm. 10 năm giết người, chung thân buôn ma túy, thử hỏi ngoài cái mốc "Hồi xưa người ta cũng cho 10 năm giết người" thì còn cái cơ sở gì để xét không?

    Như ngày xưa Kẹo Kéo từng nói, cả hệ thống xét đoán Xã Hội, Chính Trị hay thậm chí là Khoa Học còn có vô số lỗ hổng.

    Nói một cách rất đơn giản: VD thằng tù ấy ta cho tù 10 năm. Thằng tù ấy chả làm gì cũng bị cho tù 10 năm. Qua 5 năm người ta cho ra vì không có tội. Thử hỏi trả bao nhiêu tỉ đô la để đền bù cho những cảm xúc vô cùng khủng khiếp khi ở trong tù? Bao nhiêu tỉ đô la là vừa để xóa thời gian ấy đi? Bao nhiêu tỉ đô la để làm 1 cỗ máy thời gian để cho ông ấy không vào tù?

    Nói ngay trong Xã Hội: Tôi ra ngoài đường đá một hòn đá đi vì bực mình. Hòn đá bay vô miệng 1 đứa trẻ sơ sinh trên đường làm nó chết. Ai chịu trách nhiệm đây? Tôi đâu có ý định làm gì, và thằng bé chết, không hiểu lấy gì,lấy ai để đền bù?

    Xét tổng quát, tất cả những xét đoán của con người là từ thế giới khách quan phản ánh. Tuyệt đối không hề có 1 định luật nào tự nhiên tồn tại về các xét đoán Xã Hội, nó đơn giản là con người đặt ra và làm theo. Đặt ra và làm theo, đặt đại, thấy ảnh đau đớn vì dùng dao đâm thì bảo là anh có tội. Thế khi đặt ra nó có xét tới các luật khác không? Giả sử thằng ấy chưa bao giờ biết đau đớn là gì, nó muốn được một cảm giác đau đớn mà không bao giờ được. Vị bác sĩ chữa được hội chứng thần kinh cho nó và dùng dao mổ đâm nó, nó cười vì đã biết cảm giác đau đớn. Vị bác sĩ này có tội hay không?

    Bản thân các luật xã hội đưa tới các luật lệ - luật pháp là phi cơ sở. Nó không phải khách quan, và các luật này chồng chéo lên nhau. Khi xét một luật người ta đã confused với những cái đó, khi xét 2 luật chồng lên nhau thì chỉ biết xét đại thôi.

    Một điều tức cười khác là chính các luật chồng chéo nhau và song song tồn tại lại là cơ sở để phán quyết trong tòa án. Những định luật khoa học khách quan thì người ta bảo tương đối, những định luật xã hội chủ quan thì người ta biến thành tuyệt đối. Tuyệt đối óanh 1 chọi 1 với tuyệt đối, chẳng ra cái gì cả.

    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Nói thì nói thế nhưng giữ như vậy lại hay hơn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •