Trang 5 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 62
  1. #41
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tôi cho là một trong những yếu tố bác nêu lên, sự độc tài, tức là nắm độc quyền về quyền lực đưa tới sự thiếu trung thực, thẳng thắn của người dân. Việc này ảnh hưởng cho cả việc phát triển kinh tế nữa.
    Ủa sao tôi tưởng bác này vừa ca ngợi Marx với Đảng ta trí tuệ xong bây giờ lại thấy đòi đa Đảng rồi là thế nào?[IMG]images/smilies/13.gif[/IMG]

    Trung thực, thẳng thắn thì tốt nhưng ngoài ra phải biết ngoại giao, để ý tưởng mình được nghe tới. Cũng như là phải biết thoả hiệp, bởi vì trăm người trăm tính, trăm suy nghĩ khác nhau.
    Nhưng mà cái này thì phải đồng ý với bác. Luật bất thành văn rồi.

  2. #42
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hê hê, sống ở đâu cũng cần trung thực và thẳng thắn cả. Nhưng sống ở đâu cũng có sự không trung thực và không thẳng thắn. Bác tinman sống ở Mỹ mà không biết à? còn các tấm gương trung thực thẳng thắn ở VN thì thiếu gì?

  3. #43
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Khi con người chỉ sống vì vật chất thì họ trở nên kém trung thực hơn. Đơn giản vậy thôi.
    Thế giới này nước nào con người trung thực cao nhất? Dĩ nhiên là những nước vẫn chưa được "ánh sáng văn minh" ghé thăm và ở lại chơi quá nhiều. Như một vài thành phố nhỏ ở miền núi (e.g:Tây Tạng...) những vùng nông thôn, hay những vùng chài lưới, khi mà vật chất sống còn đối với họ không quá thiếu thốn và những vật chất xa xỉ vẫn còn xa lạ.

    Còn không thì ở những nơi mà có rất nhiều người trung thực đến nỗi ý nghĩa của từ giả dối biến mất hoặc là ở những nơi toàn giả dối mà con người càng phải khẳng định bản thân bằng cách trung thực.

    Tuy nhiên giả dối đâu phải bao giờ cũng xấu. Mục đích tốt thì có giả dối thì có sao đâu.

  4. #44
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trở lại vấn đề nêu ra của bạn, anh cũng đã nêu ra trong 1 bài khác đó là ở VN NN và Đảng không cung cấp được 1 hệ thống và quá trình giúp cho người dân có thể thực hiện quyền làm chủ xã hội của mình, và thông qua quyền làm chủ xã hội này, họ có thể tác động và thay đổi xã hội theo 1 hướng tích cực hơn.
    Em ko nghĩ là nên trông chờ chính quyền "ban phát" quyền làm chủ cho dân. Tự bản thân dân mà ko tranh đấu thì ở đâu cũng chẳng có dân chủ.
    Cái mà hiện nay chúng ta thiếu chính là một ý thức về quyền lợi chính đáng, quyền làm chủ của người dân, cũng tức là thiếu một sự thay đổi về bộ mặt dân trí và văn hóa.

  5. #45
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vvvvvvv
    Em ko nghĩ là nên trông chờ chính quyền "ban phát" quyền làm chủ cho dân. Tự bản thân dân mà ko tranh đấu thì ở đâu cũng chẳng có dân chủ.
    Cái mà hiện nay chúng ta thiếu chính là một ý thức về quyền lợi chính đáng, quyền làm chủ của người dân, cũng tức là thiếu một sự thay đổi về bộ mặt dân trí và văn hóa.
    Bạn có thấy cái khó để thực hiện việc này hay không, vì nếu như đứng ra đòi những quyền công dân được định ra bởi hiến pháp thì đã coi như là "phản động" rồi. Vì vậy không thể trách tại sao VN ta cứ trì trệ và không thể tạo ra đột phá để vươn lên.

  6. #46
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vvvvvvv
    Ủa sao tôi tưởng bác này vừa ca ngợi Marx với Đảng ta trí tuệ xong bây giờ lại thấy đòi đa Đảng rồi là thế nào?[IMG]images/smilies/13.gif[/IMG]
    Ý tưởng bảo vệ quyền lợi của người lao động cuả Marx đã được áp dụng cả mấy chục năm nay tại Tây Âu, mà họ vẫn có đa đảng, có gì trái nghịch đâu. Đảng ta nếu không đầy đủ trí tuệ, thì tại sao lại được nhân dân cho phép lãnh đạo mấy chục năm nay? Có điều nếu nói như ngày xưa chủ nghĩa Mác-Lê là đỉnh cao trí tuệ của loài người thì quả thật là hơi quá lố.

  7. #47
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hiến pháp có thể thay đổi, nếu như đó là nguyện vọng của đa số người dân. Các cán bộ quan chức đang ngày càng trẻ hoá, ý thức hệ của họ cũng sẽ đổi mới. Bác thấy từ thời bao cấp đến nay chẳng phải đã thay đổi rất nhiều rồi hay sao?
    Việc VN ngày càng mở cửa với bên ngoài, điển hình là 2 thế hệ người VN thuộc 2 xu hướng đối lập như em với bác có thể đối thoại trực tiêp với nhau ở đây, chẳng lẽ ko phải là một tín hiệu đáng mừng?
    Nếu như mấy nhà dân chủ chịu dừng việc đặt mình vào vị trí chống lại Đảng và Nhà nước VN hiện tại để mà đấu tranh cho dân chủ theo đúng nghĩa đen của nó thì tin rằng, với kiến thức, kinh nghiệm và uy tín của những người đã ở nước ngoài lâu năm như họ, việc mở mang dân trí, thực hiện dân chủ sẽ ko phải là điều gì quá khó khăn nữa.

    Có điều nếu nói như ngày xưa chủ nghĩa Mác-Lê là đỉnh cao trí tuệ của loài người thì quả thật là hơi quá lố.
    Điểm này tôi đồng ý với bạn, thần thánh hóa bất kì một cái gì cũng đều ko tốt. Nó sẽ khiến cho tư tưởng của chúng ta bị trói buộc.

  8. #48
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tinman
    Theo anh nghĩ, vấn đề ở VN nằm ở chổ là chúng ta không còn đề cao lối sống trung thực và thẳng thắn mà phải "biết điều" mới sống được.
    Vì dân Việt sống tình cảm từ ngàn xưa đến nay rồi. "1 người làm quan, cả họ được nhờ" đâu phải là chuyện mới diễn ra từ khi Đảng cộng sản lên nắm quyền? Dân Âu Mỹ thì lạnh lùng, nghiêm khắc từ xưa ai cũng biết. Thay đổi 1 cơ chế là dễ, nhưng thay đổi cả 1 nền văn hóa hàng ngàn năm là không dễ.

  9. #49
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bác tinman , tôi thấy tiếc vì mặc dù bác tốn thời gian viết bài dài vậy nhưng tôi vẫn không ăn nổi chữ nào cả. Tôi thấy bác bắt đầu hơi bị chính trị hóa quá nhiều trong lối viết rồi đấy, chủ đề nào mà bác cũng chửi xéo Đảng Cộng Sản và chính phủ Việt Nam là sao vậy?
    Chằng lẽ tôi lại viết 1 bài chửi xéo lại bác?

    Tôi nói thật , trung thực thì ai chả nhận mình là trung thực, nước nào chả đề cao tính trung thực lên hàng đầu. Nếu bác có quyền chỉ rõ nước nào có nước nào không do "kinh nghiệm bản thân" thì chẳng phải hoàn toàn bộc phát do chính mình sao? Bác có xét xem mọi người khác nghĩ gì đâu.

    Nếu bác nói Việt Nam thiếu tính trung thực do tham nhũng nhiều thì xin thưa, cái bằng chứng duy nhất , rõ ràng nhất là chính phủ Việt Nam đang cố gắng kiên quyết chống tham nhũng. Và này thì thà có còn hơn không.
    Còn mấy cái tính toán xếp các kiểu của LHQ thì tôi cóc thể tin, mỗi việc chính phủ Mỹ sử dụng cớ đánh Iraq để đổ tiền vào quân sự là đã có thể tính tham nhũng công khai nặng nề mỗi năm mấy trăm tỉ . Nhưng rất tiếc các nước trên thế giới có định nghĩa riêng cho "tham nhũng","dân chủ", "khủng bố"...... làm sao cho có lợi nhất nên có cũng bằng không.

    Tôi nói thật, nếu phải tin cái đảng Cộng Sản hay mấy cái đại loại bác nêu trên làm người dân thiếu trung thực hơn thì tôi thà tin ngày mai ở đây có tuyết còn hơn. Còn nếu bác bảo đảm là cái nơi bác ở toàn người trung thực hay có phần đông là trung thực thì một là chính bác dối bản thân, hai là bác đang dối mọi người ở đây, vậy thôi.

    Cái ví dụ của bác về kiểm tra tự chấm thì cũng hay lắm. Nhưng nếu mà cái bài kiểm tra đó quyết định cuộc đời tương lai của họ hay mang tính sống chết thì chắc sẽ rõ hơn xem cái tính trung thực này có thật tồn tại không.

    Về vấn đề cuối cùng thì thế này, mặc dù con người không chịu được sự dối trá nhưng có nhiều cái thì cứ để nó mãi im lặng còn hơn. Bởi đôi khi con người thật sự không thể sống nếu không đánh lừa bản thân, bị đánh lừa hay đánh lừa người khác.
    Trong ví dụ của bác cũng vậy, nếu thằng cha đó không cố ý muốn ngoại tình mà nếu ví dụ biết tính vợ, lộ ra thì gia đình tan nát, con cái mỗi đứa một nơi thì thà nói dối chẳng phải hơn sao.
    Thực ra muốn xét vấn đề này thì phải bắt đầu bằng câu hỏi: "Một vật có tồn tại không khi không ai biết nó tồn tại.

  10. #50
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Nhớ lại hồi 8x tôi đi học cấp 3 ở VN khác bây giở nhiều lắm. Cả lớp góp tiền mua cho thầy dạy thêm bao thuốc ấm chè lá tốt. Đến học thêm ở nhà thầy còn được mời nước chè thái nguyên (xa xỉ thời đấy) mà mình thì chả phải mang gì cả. Bây giờ thì khác quá, nhiều khi thấy học sinh kg tôn trọng thầy cô thật khác xưa. Nhưng có thể do thấy dùng tiền thì có thể mua được thì học sinh kg tôn trọng nữa thì cũng là điều dễ hiễu.
    Nói về đạo đức thì ở VN vẫn còn nhiều người tốt, cứ xem các chương trình ủng hộ đồng bảo bị bão, có bao nhiêu người sms đấy thôi. Đấy là điều cho thấy người VN vẫn muốn sống đạo đức hơn đấy. Trong thực tế thì đạo đức bây giờ không còn như 15-20 năm trước nữa. Nhiều người từ VN bây giờ muốn đi nước ngoài sống không phải vì lý do kinh tế nữa, mà chỉ muốn có một nền giáo dục tốt hơn, và một xã hội khác (nhiều du học sinh nếu về VN thì kiếm được nhiều tiền hơn ở lại bên này đấy, bạn bè tôi cũng thế cả, ai về nhà đều giầu hết, nhưng một số vẫn chọn ở lại).

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •