Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 42
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Vì sao Trung Quốc trải qua ngàn năm vẫn thống nhất?

    Câu này có lẽ đã được hỏi rồi, nhưng tới giờ vẫn muốn giải thích cặn kẽ. Trung Quốc có lẽ là nền văn minh xuất sắc nhất thế giới khi liên tục được kế tục bởi các quốc gia khác nhau cho đến tận bây giờ. Điều quan trọng là dù các bạn có phủ nhận việc Trung Quốc hiện nay không còn là người Hán thời Đại Hán nữa, thì một sự thật là bất kỳ quốc gia kế tục nào cũng nêu tinh thần Hoa Hạ lên hàng đầu, tiếp thu gần như toàn bộ từ văn hóa, lịch sử, đến các điển lễ, sách vở. Điều này khác với khi các dân tộc German tấn công La Mã, dù sao này nhiều nước vẫn tự nhận mình kế tục nhưng vẫn xây dựng quốc gia riêng (kiểu VN nhận mình kế tục Trung Quốc). Ngay cả việc La Mã lập quốc họ không hề coi là kế tục của Hy Lạp kiểu nhà Hán kế tục nhà Chu cũng là một điểm khác biệt.

    Thực tế, lãnh thổ Trung Quốc hiện tại vào thời Tam đại gồm nhiều nước. Sự bành trướng của Trung Nguyên bắt đầu khi nhà Chu dần phân phong các quốc gia riêng biệt. Chúng ta có thể tạm chấp nhận những quốc gia Trung Nguyên như Tề, Ngụy, Hàn, Triệu có thể tự hào là cùng một nguồn gốc Tam đại, nhưng những quốc gia khác như Tần, Sở, Việt... vì sao không có ý thức tự lập một quốc gia riêng dù ngôn ngữ, chữ viết khác nhau? Đó là câu thứ nhất.

    Nhiều quốc gia của Trung Quốc không bị các đế quốc văn minh khác tấn công, như La Mã với Hy Lạp hay Ba Tư với Ai Cập, nghĩa là đa phần các quốc gia đánh được họ có nền văn hóa và văn minh thấp hơn họ như Mông Cổ, Kim hay Mãn Thanh... có thể thời này tư tưởng Đại Hán quá lớn để thay đổi. Nhưng vì sao từ Ngũ Đại Thập Quốc đến Nam Bác Triều, vô cùng nhiều các tộc ngoại bang nắm quyền TQ và thành lập quốc gia riêng nhưng vẫn không giữ được? Có phải vì cái tư tưởng một Trung Nguyên thống nhất vẫn còn. Đây cũng là thời kỳ các quốc gia trung cổ châu Âu được manh nha thành lập trong sự sụp đổ của La Mã hay Byzantine. Đó là câu thứ hai.

    Có thể nào sự sụp đổ của các triều đại Trung Quốc không giống với La Mã hay Ai Cập. Khi La Mã sụp đổ, cả nền văn minh sụp đổ. Nhiều nước như Nga có thể tự nhận là hậu duệ La Mã, nhưng đó là một tôn hiệu cho họ lấy danh nghĩa, thực tế chả kế thừa gì. Trong thời kỳ này tinh thần quốc gia - dân tộc chưa mạnh, chỉ có tinh thần gia tộc - văn minh - man di là có. Có phải chăng vì vậy mà một gia tộc được xây dựng lâu dài hơn? Ví dụ như khi nhà Chu sụp đổ, quyền lực chỉ còn chưa được 1 tỉnh, mà vẫn được tồn tại thậm chí đến tận nhà Tần. Khi nhà Hán sụp đổ, những người xưng là hậu duệ và tự nhận kế thừa vẫn còn kéo dài đến tận Ngũ Đại Thập Quốc 700 năm sau. Liệu những cố gắng giữ gìn một hình ảnh gia tộc lâu dài có góp phần gián tiếp giữ gìn một nền văn minh Hoa Hạ? Câu thứ ba.

    Nói chung, rốt lại. Vì sao Trung Quốc không như La Mã hay Hy lạp bị chia thành nhiều nước nhỏ, hay không như Ba Tư hay Ai Cập, bị gián đoạn văn minh 1 thời gian và không thể mở rộng hơn?

    Liệu Ấn Độ trong trường hợp này có giống Trung Quốc không?

    Mong mọi người vô thảo luận thử.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vì vấn đề đặt ra của topic là vì sao Trung Hoa giữ được sự thống nhất sau hàng ngàn năm, nên về logic thì phải phân tích các nguyên nhân nào giữ vai trò trọng yếu nhất tạo nên sự thống nhất cho một quốc gia nói chung, và trong trường hợp Trung Hoa nói riêng.

    Sự thống nhất của một quốc gia, trước hết phụ thuộc vào yếu tố địa lý và chiến lược. Trung Hoa trên thực tế nắm trọn hai vùng đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất và quan trọng nhất của vùng Đông Á là đồng bằng Hoàng Hà và Trường Giang. Nó tạo ra một trung tâm với dân số, kinh tế vượt trội so với bất cứ vùng đồng bằng còn lại nào của vùng Đông Á như đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, hay bán đảo Triều Tiên. Với sự vượt trội về dân số, kinh tế và có lẽ là cả về nền văn minh nữa, nên dễ hiểu khi không những các quốc gia lân cận trong khu vực vốn nhỏ bé hơn khó có thể tấn công Trung Hoa, mà cũng dễ dàng đem lại sự thống nhất cho Hoa Hạ nữa. Vì bất cứ thế lực nào nắm được hoặc đồng bằng Hoàng Hà hoặc đồng bằng Trường Giang sẽ luôn tự nhận thức được rằng họ đủ khả năng để thống nhất Trung Hoa bằng sức mạnh quân sự. Các cuộc chiến thống nhất Trung Hoa trong lịch sử thường diễn ra theo hai kịch bản, hoặc thế lực miền Bắc vượt Hoàng Hà xuống tấn công miền Nam thống nhất đất nước, hoặc thế lực miền Nam vượt Trường Giang để Bắc tiến thu phục giang sơn. Nó liên quan chặt chẽ đến yếu tố địa lý và chiến lược. Hiện nay có Mỹ cũng khá giống với Trung Hoa, đa phần dân số và sức mạnh kinh tế tập trung ở hai miền Đông và Tây, thời Nội chiến là Bắc Nam, các trung tâm này có mối liên kết chặt chẽ về giao thông và chiến lược.

    Sự thống nhất của một đất nước còn phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc. Trung Hoa trong lịch sử có dân số phần lớn là người Hán, chính sách bành trướng của các triều đại Trung Hoa là chiếm đất rồi di dân, khác hoàn toàn với La Mã hay nhiều đế chế khác là chỉ chiếm đất rồi khai thác như một dạng thực dân. Cái lãnh thổ khổng lồ của Trung Hoa ngày nay phần lớn được tạo thành một cách lần lần từ những lần chiếm đất rồi di dân một cách kiên trì như vậy trong hàng ngàn năm lịch sử, mà hiện nay thì cũng vẫn thế, Tây Tạng là một ví dụ. Nếu như các đế chế như La Mã, Ả Rập hay Ba Tư được cấu thành từ rất nhiều đất nước với những sắc tộc riêng biệt, và chỉ cần một biến động nhỏ là tan rã, ai về nhà nấy; thì Trung Hoa lại khác hoàn toàn. Khi một đế chế mà phần lớn dân số của nó là một sắc tộc duy nhất, thì nó sẽ luôn có xu hướng dễ thống nhất hơn.

    Một yếu tố khác dẫn đến sự thống nhất là nền văn minh. Nếu như thế giới Địa Trung Hải hay thế giới Tây Á được tạo thành từ rất nhiều nền văn minh khác nhau và kề cận nhau, thì ở miền Đông Á nền văn minh Trung Hoa là lớn nhất, đồ sộ nhất và áp đảo nhất. Nền văn minh đó lại có xu hướng tự coi mình là vượt trội nhất, trung tâm nhất của thế giới. Điều này dẫn tới việc, khi nó bị tấn công bởi các dân tộc bên ngoài có trình độ văn minh kém hơn, thì sẽ có xu hướng kẻ chiến thắng thay vì chia cắt lãnh thổ hay chiếm đoạt của cải đơn thuần lại nảy ra ý muốn chiếm giữ nền văn minh đó như một thứ chiến lợi phẩm lớn nhất. Nếu như ở thế giới Địa Trung Hải, nơi trình độ phát triển của các nền văn minh gần như tương đương nhau, và La Mã có thể triệt hạ gần như hoàn toàn một nền văn minh khác như Carthage khi cảm thấy cần thiết, thì điều đó không thể diễn ra ở Đông Á, nơi văn minh Trung Hoa là vượt trội nhất và huy hoàng nhất.

    Nói cách khác, sự thống nhất của Trung Hoa trong hàng ngàn năm lịch sử là kết quả của: sự gắn kết giữa các vùng lãnh thổ về địa lý + vượt trội về lãnh thổ, dân số, kinh tế, quân sự + sự đồng nhất về chủng tộc + sự vượt trội về nền văn minh. Cũng phải kể đến những yếu tố may mắn khác, chẳng hạn như vùng Đông Á về địa lý tách biệt với các nền văn minh lớn khác của thế giới, ít bị can thiệp và tác động từ các nền văn minh lớn khác từ bên ngoài. Hiểu đơn giản, Trung Hoa một mình một cõi, lại xây dựng được nền văn minh sớm nhất, tự chơi với nhau, đến khi những nền văn minh lớn khác đến tiếp xúc và đe dọa quy mô lớn như các cường quốc châu Âu thế kỷ 18-20, thì lúc ấy đã muộn quá rồi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Vô Vi
    Vì vấn đề đặt ra của topic là vì sao Trung Hoa giữ được sự thống nhất sau hàng ngàn năm, nên về logic thì phải phân tích các nguyên nhân nào giữ vai trò trọng yếu nhất tạo nên sự thống nhất cho một quốc gia nói chung, và trong trường hợp Trung Hoa nói riêng.

    Sự thống nhất của một quốc gia, trước hết phụ thuộc vào yếu tố địa lý và chiến lược. Trung Hoa trên thực tế nắm trọn hai vùng đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất và quan trọng nhất của vùng Đông Á là đồng bằng Hoàng Hà và Trường Giang. Nó tạo ra một trung tâm với dân số, kinh tế vượt trội so với bất cứ vùng đồng bằng còn lại nào của vùng Đông Á như đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, hay bán đảo Triều Tiên. Với sự vượt trội về dân số, kinh tế và có lẽ là cả về nền văn minh nữa, nên dễ hiểu khi không những các quốc gia lân cận trong khu vực vốn nhỏ bé hơn khó có thể tấn công Trung Hoa, mà cũng dễ dàng đem lại sự thống nhất cho Hoa Hạ nữa. Vì bất cứ thế lực nào nắm được hoặc đồng bằng Hoàng Hà hoặc đồng bằng Trường Giang sẽ luôn tự nhận thức được rằng họ đủ khả năng để thống nhất Trung Hoa bằng sức mạnh quân sự. Các cuộc chiến thống nhất Trung Hoa trong lịch sử thường diễn ra theo hai kịch bản, hoặc thế lực miền Bắc vượt Hoàng Hà xuống tấn công miền Nam thống nhất đất nước, hoặc thế lực miền Nam vượt Trường Giang để Bắc tiến thu phục giang sơn. Nó liên quan chặt chẽ đến yếu tố địa lý và chiến lược. Hiện nay có Mỹ cũng khá giống với Trung Hoa, đa phần dân số và sức mạnh kinh tế tập trung ở hai miền Đông và Tây, thời Nội chiến là Bắc Nam, các trung tâm này có mối liên kết chặt chẽ về giao thông và chiến lược.

    Sự thống nhất của một đất nước còn phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc. Trung Hoa trong lịch sử có dân số phần lớn là người Hán, chính sách bành trướng của các triều đại Trung Hoa là chiếm đất rồi di dân, khác hoàn toàn với La Mã hay nhiều đế chế khác là chỉ chiếm đất rồi khai thác như một dạng thực dân. Cái lãnh thổ khổng lồ của Trung Hoa ngày nay phần lớn được tạo thành một cách lần lần từ những lần chiếm đất rồi di dân một cách kiên trì như vậy trong hàng ngàn năm lịch sử, mà hiện nay thì cũng vẫn thế, Tây Tạng là một ví dụ. Nếu như các đế chế như La Mã, Ả Rập hay Ba Tư được cấu thành từ rất nhiều đất nước với những sắc tộc riêng biệt, và chỉ cần một biến động nhỏ là tan rã, ai về nhà nấy; thì Trung Hoa lại khác hoàn toàn. Khi một đế chế mà phần lớn dân số của nó là một sắc tộc duy nhất, thì nó sẽ luôn có xu hướng dễ thống nhất hơn.

    Một yếu tố khác dẫn đến sự thống nhất là nền văn minh. Nếu như thế giới Địa Trung Hải hay thế giới Tây Á được tạo thành từ rất nhiều nền văn minh khác nhau và kề cận nhau, thì ở miền Đông Á nền văn minh Trung Hoa là lớn nhất, đồ sộ nhất và áp đảo nhất. Nền văn minh đó lại có xu hướng tự coi mình là vượt trội nhất, trung tâm nhất của thế giới. Điều này dẫn tới việc, khi nó bị tấn công bởi các dân tộc bên ngoài có trình độ văn minh kém hơn, thì sẽ có xu hướng kẻ chiến thắng thay vì chia cắt lãnh thổ hay chiếm đoạt của cải đơn thuần lại nảy ra ý muốn chiếm giữ nền văn minh đó như một thứ chiến lợi phẩm lớn nhất. Nếu như ở thế giới Địa Trung Hải, nơi trình độ phát triển của các nền văn minh gần như tương đương nhau, và La Mã có thể triệt hạ gần như hoàn toàn một nền văn minh khác như Carthage khi cảm thấy cần thiết, thì điều đó không thể diễn ra ở Đông Á, nơi văn minh Trung Hoa là vượt trội nhất và huy hoàng nhất.

    Nói cách khác, sự thống nhất của Trung Hoa trong hàng ngàn năm lịch sử là kết quả của: sự gắn kết giữa các vùng lãnh thổ về địa lý + vượt trội về lãnh thổ, dân số, kinh tế, quân sự + sự đồng nhất về chủng tộc + sự vượt trội về nền văn minh. Cũng phải kể đến những yếu tố may mắn khác, chẳng hạn như vùng Đông Á về địa lý tách biệt với các nền văn minh lớn khác của thế giới, ít bị can thiệp và tác động từ các nền văn minh lớn khác từ bên ngoài. Hiểu đơn giản, Trung Hoa một mình một cõi, lại xây dựng được nền văn minh sớm nhất, tự chơi với nhau, đến khi những nền văn minh lớn khác đến tiếp xúc và đe dọa quy mô lớn như các cường quốc châu Âu thế kỷ 18-20, thì lúc ấy đã muộn quá rồi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Vấn đề là, văn minh Trung Hoa bắt đầu từ khi nào?

    Thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có tư tưởng này chưa? Tại sao lại dẫn đến việc Tần thông nhất, trong khi ngược lại La Mã thì lại tan rã?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Văn minh Trung Hoa bắt đầu từ khi nó bắt đầu [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG] trong vấn đề đang thảo luận thì chỉ cần biết đó là nền văn minh quy mô và đồ sộ nhất xuất hiện sớm nhất, đóng vai trò chi phối nền văn minh ở các quốc gia vùng Đông Á là đủ, hỏi nó bắt đầu khi nào vừa không liên quan mà chắc cũng chẳng ai trả lời được, kể cả người Tàu.

    Thời Xuân Thu Chiến Quốc dĩ nhiên là có tư tưởng này rồi, thiên hạ là thiên hạ nhà Chu, bản thân các nước đánh nhau chí chóe thời Chiến Quốc cũng chỉ dám xưng Vương, đồng nghĩa với việc tất cả các nước đều tuân thủ một quy tắc chung: chỉ thằng nào chiếm cả thiên hạ mới được xưng Đế. Nghĩa là vấn đề thống nhất thiên hạ đều đã được các nước đặt ra và tùy theo cách của riêng mình mà bắt đầu bắt tay vào thực hiện. Tần mạnh nhất, có thời cơ thuận lợi nhất thì thống nhất. La Mã tan rã là điều dễ hiểu, cũng như mọi đế chế thực dân đa sắc tộc được tạo thành từ nhiều quốc gia sau này thôi, liệu hội tụ được bao nhiêu điều kiện thuận lợi để thống nhất như Trung Hoa mà đòi không tan rã chứ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Và nếu bạn muốn thảo luận nghiêm túc thì nên trình bày rõ ý của mình rồi hãy đặt câu hỏi, đừng đặt câu hỏi trống không như kiểu thày giáo ra đề bài cho học sinh như thế, đó vừa là sự thiếu tôn trọng người khác mà cũng là để người khác hiểu rõ ý của bạn hơn và đưa ra câu trả lời chính xác hơn, thuận lợi cho thảo luận hơn.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    góp ý nhỏ với bác Vô Vi là thời Chu thì vương là to nhất rồi. Khi anh Doanh Chính anh ấy lên thì anh ấy muốn 1 chức to hơn cả vua Chu nên nghĩ ra chức Hoàng Đế

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tôn Ngộ Chữ
    góp ý nhỏ với bác Vô Vi là thời Chu thì vương là to nhất rồi. Khi anh Doanh Chính anh ấy lên thì anh ấy muốn 1 chức to hơn cả vua Chu nên nghĩ ra chức Hoàng Đế
    À đúng rồi mình quên mất, xin lỗi bạn. Nhưng về ý nghĩa thì như nhau. Cái tước Vương thời Chiến Quốc mà vua khá nhiều nước tự phong như Tần hay Sở là có ý muốn thay thế vua Chu với tư cách vua của cả thiên hạ. Bản thân việc vua các nước dùng tước Vương cũng cho thấy họ đồng thuận với nhau trong việc chấp nhận một hệ thống phân cấp trong đó có một chức vụ duy nhất giữ vị trí đứng đầu toàn thiên hạ mà nhà Chu đã đặt ra trước đó thôi.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Vô Vi
    À đúng rồi mình quên mất, xin lỗi bạn. Nhưng về ý nghĩa thì như nhau. Cái tước Vương thời Chiến Quốc mà vua khá nhiều nước tự phong như Tần hay Sở là có ý muốn thay thế vua Chu với tư cách vua của cả thiên hạ. Bản thân việc vua các nước dùng tước Vương cũng cho thấy họ đồng thuận với nhau trong việc chấp nhận một hệ thống phân cấp trong đó có một chức vụ duy nhất giữ vị trí đứng đầu toàn thiên hạ mà nhà Chu đã đặt ra trước đó thôi.
    không, cả bạn vovi và nhiều người khác đều nhầm khi nghĩ rằng chỉ khi Tần thống nhất mới có chức Đế. Thực ra cách hiểu Đế hơn vương có từ cách đó ít nhất gần 70 năm khi thời nước Tề và Tần cực mạnh, Tề lúc đó có lúc lấn át Tần và sử chép vua 2 nuoc đã thach nhau xưng là Đông Đế và Tây Đế trong 1-2 năm rồi bỏ[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đó là lý do mình muốn hỏi.
    Thế này, các vua Xuân Thu Chiến Quốc đều gán (hoặc tự gán) một lịch sử lâu đời dính dáng với Tam đại, là hậu duệ Hậu Nghệ, Khương Thượng, Chu Công các thể loại.

    Nhưng những nước này, như Sở, Việt, Ngô hay Tần chẳng hạn, lại thuộc ngoại tộc, chữ viết tiếng nói không đều, tại sao vẫn dùng chung tư tưởng này. Mình không hiểu là đúng các nước này đều bắt nguồn từ việc phân phong thời Chu không, hay nhận vơ nó vào như một cách ngang hàng với các nước Trung Nguyên

  9. #9
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi khanh@
    không, cả bạn vovi và nhiều người khác đều nhầm khi nghĩ rằng chỉ khi Tần thống nhất mới có chức Đế. Thực ra cách hiểu Đế hơn vương có từ cách đó ít nhất gần 70 năm khi thời nước Tề và Tần cực mạnh, Tề lúc đó có lúc lấn át Tần và sử chép vua 2 nuoc đã thach nhau xưng là Đông Đế và Tây Đế trong 1-2 năm rồi bỏ[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Đông Đế và Tây Đế mà Tề và Tần sử dụng chỉ mang nghĩa tương đương Bá Vương, nghĩa là đứng trên các vương một bậc, như Hạng Vũ sau này xưng Tây Sở Bá Vương thôi, không thể nói là Đế ở đây mang nghĩa chức vụ đứng đầu thiên hạ được, nhất là khi có tới hai nước cùng xưng đế mà lại hẹn nhau cùng xưng. Việc hẹn nhau cùng xưng Đế này mang ý nghĩa phân chia vùng ảnh hưởng, nên mới có Đông và Tây, nên gần với nghĩa của từ Bá Vương như Hạng Vũ sau này hơn là từ Đế với nghĩa chức vụ duy nhất đứng đầu thiên hạ. Nhưng đúng là từ Đế trong trường hợp này cao hơn Vương.

    Trích dẫn Gửi bởi Thiên Lang
    Đó là lý do mình muốn hỏi.
    Thế này, các vua Xuân Thu Chiến Quốc đều gán (hoặc tự gán) một lịch sử lâu đời dính dáng với Tam đại, là hậu duệ Hậu Nghệ, Khương Thượng, Chu Công các thể loại.

    Nhưng những nước này, như Sở, Việt, Ngô hay Tần chẳng hạn, lại thuộc ngoại tộc, chữ viết tiếng nói không đều, tại sao vẫn dùng chung tư tưởng này. Mình không hiểu là đúng các nước này đều bắt nguồn từ việc phân phong thời Chu không, hay nhận vơ nó vào như một cách ngang hàng với các nước Trung Nguyên
    Việc tự nhận dòng dõi bắt nguồn từ các lịch sử hay nền văn minh huy hoàng cổ xưa là việc bình thường, như La Mã tự nhận có nguồn gốc từ những người lánh nạn từ thành Troy chẳng hạn, trong khi La Mã là người kế thừa chủ yếu của nền văn minh Hy Lạp, việc tự nhận có gốc gác từ Troy diễn ra ngay từ khi Hy Lạp cổ vẫn còn rất thịnh vượng và quá trình du nhập văn minh từ Hy Lạp sang La Mã vẫn đang diễn ra rất mạnh. Điều này cũng tương tự như đám Sở Tần nhận mình có gốc gác thời Tam Đại nghĩa là thậm chí có thể trước cả thời Chu là triều đại danh chính ngôn thuận ở thời điểm đó nữa. Hay như một số triều đại Việt Nam sau này lập ra các truyền thuyết cho rằng người Việt có gốc gác với Kinh Dương Vương chẳng hạn.

    Đó là biểu hiện của một đặc tính trong sự chuyển tiếp và lan tỏa của nền văn minh. La Mã đang hấp thu văn minh Hy Lạp lại nhận gốc gác của mình từ thành Troy - một nền văn minh phát triển và cổ xưa tương đương với văn minh Hy Lạp; Sở Tần dù đang sử dụng và vay mượn các thiết chế của nhà Chu lại nhận mình có gốc gác từ thời Tam Đại - một nền văn minh còn sớm hơn thời Chu nữa. Chẳng qua là ở Đông Á có mỗi văn minh Hoa Hạ, nên đám Sở Tần mới buộc phải nhận gốc gác thời Tam Đại, chứ nếu đa văn minh như Địa Trung Hải thì có lẽ giống La Mã chọn Troy hay một nền văn minh cổ xưa hơn nữa rồi. Ý nghĩa của việc này là chứng tỏ sự ưu việt về văn minh, nhưng lại tách biệt về chính trị với các thế lực lân cận đương thời. La Mã không muốn dính dáng đến Hy Lạp về chính trị nên nhận gốc gác từ Troy, cũng như Tần Sở không muốn dính dáng đến nhà Chu về chính trị nên nhận gốc gác từ thời Tam Đại vậy. Việt Nam sau này cũng thế, vừa muốn chứng tỏ ưu việt về văn minh so với các triều đại Tàu mà lại muốn tách biệt về chính trị với các triều đại Tàu đương thời, nên mới nhận gốc gác có liên hệ với Kinh Dương Vương từ thời Thái cổ.

    Đó cũng là một ưu thế của tình trạng nền văn minh đơn nhất của văn minh Trung Hoa ở vùng Đông Á. Giả sử như có một nền văn minh rực rỡ ngang bằng hoặc hơn cả văn minh Trung Hoa xuất hiện ở vùng Đông Á, thì vụ nhận vơ gốc gác với các thời đại cổ của Trung Hoa sau này chắc sẽ giảm nhiều.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lâu lâu mới thấy lại một topic hay thế này.
    Có tính hàn lâm.
    Hóng kiến thức các bác.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •