CANH TÁC VÀ CHẾ BiẾN NHA PHiẾN Ở ĐÔNG NAM Á.



Nguồn gốc và lịch sử nha phiến.

Nha phiến là nhựa rút ra từ cây anh túc, tên khoa học là Papaver Somniferum. Chỉ một ít cây thuộc loại Papaver có thể cho nhựa thuốc phiện. Qua nhiều thế kỷ canh tác và gây giống, 1 giống loại đặc biệt phát triển thành loại mang tên Somniferum. Chủng loại Papaver tên Hy Lạp có nghĩa là Poppy, 1 loại cây độc nhánh, chịu ánh mặt trời và chứa hạt ở bầu hoa. Ở giữa đài hoa có 1 “củ” tròn, gọi là bầu hoa. Somniferum tiếng Latin có nghĩa “gây buồn ngủ”.
Hiệu ứng tâm lý của nha phiến đã được biết từ thời Sumerian (4000 năm trước Công nguyên) . Người Sumer gọi cây anh túc là hul (khóai lạc) và gil (cây). Ở Âu Châu người ta cũng đã biết ít nhất là 4000 năm trước. Đừng lẫn lộn câu 4000 năm trước với 4000 trước Công nguyên. 4000 năm trước Công nguyên là 4000 năm cộng với 2003 năm sau Công Nguyên thành 6003 năm. 4000 năm chỉ là 2000 năm trước Công Nguyên thôi. Ở Thuỵ Sĩ, người ta tìm thấy hóa thạch của cây anh túc trong những vùng ao hồ thời kỳ tân thạch khí . Thuốc phiện cũng được người Ai Cập và Hy Lạp thượng cổ thông dụng. Tác phẩm The Lliad và The odyssey của Homer, kể lại cuộc phiêu lưu của Lliad ở Hy Lạp cũng nói đến thuốc phiện . Hyppocrates (460-357), sư tổ Y, Dược khoa cũng đề nghị Uô’ng thuốc phiện trộn với hột cây tầm ma ( 1 loại cây có lông gây ngứa).
Cây anh túc du nhập vào nước Tàu vào khoảng thế kỷ thư’ 7 sau Công Nguyên, đầu nhà Đường, cuối nhà Tuỳ. (Nhằm thời Hậu Lý nước ta) do bọn thương nhân Ả Rập mang vào với danh nghĩa dược phẩm. Trong văn chương Tàu, vị Danh y Hoa Đà thời Tam Quốc (220-264 sau Công nguyên) cũng dùng nha phiến và cây Cannabis Indica (cây cần sa Ấn Độ) cho bịnh nhân uống trước khi giải phẫu.
Thời kỳ nha phiến phổ biến nhất ở Tàu, theo vài nhà sử học là sự du nhập thuốc lá bởi người Hoà Lan từ Java vào thế kỷ 17 . Người Tàu tẩm thuốc lá với nhựa thuốc phiện để hút. Càng ngày, số người nghiện càng lan tràn cả người hút thuốc lá tẩm đến người hút thuốc phiện nguyên chất .
Năm 1803, vị Bác học người Đức tên F. W. Serturner, đã tách rời chất kiềm (alkaloid) chính trong thuốc phiện mà ông ta đặt tên là Morphium, tên 1 vị Thần Hy Lạp, Morpheus, thần của giấc mộng. Sau đó người ta cô đọng các chất kiềm khác như Codein năm 1832, Papaverine năm 1848. Đến năm 1850, nha phiến dưới dạng chất kiềm, chất cô đọng, đã trở nên thông dụng ở Âu Châu.
Ở Mỹ, sự trị liệu bằng thuốc phiện vào thế kỷ 19 như chất giảm đau cho những thương binh trong cuộc nội chiến gây ra hội chứng “bịnh chiến sĩ”. Nó sinh nghiện. Vấn đề này khiến nhu cầu tìm ra 1 loại dược phẩm chống đau và không sinh nghiện trở nên bức thiết. Năm 1870, các nhà hóa học bắt đầu nghiên cứu trong nỗ lực đó. Công ty dược phẩm Bayer là tập đoàn đầu tiên tung ra thị trường 1 loại thuốc giảm đau không sinh nghiện với tên là Heroin. Sản phẩm này được chế biến bằng cách dùng Acetyl để tinh lọc Morphine. Meta sẽ mô tả tỉ mỉ tiến trình acetylation đó sau. Hehehe sau đó người ta thấy heroin sinh nghiện còn hơn morphine nữa. Mặc dù heroin được dùng ở Anh cho những bịnh nhân nan y, giá trị dược liệu của nó gây ra nhiều tranh cãi sôi nổi.

Cây Anh Túc.



Cây Anh Túc, Papaver Somniferum là cây ngắn hạn, nó trưởng thành 1 lần rồi tàn trong năm, không mọc chồi để sinh trưởng trở lại trong năm tới. Hạt giống phải được gieo trồng mỗi năm. Từ hột giống, nó trưởng thành, đơm hoa, kết trái chỉ 1 lần. Toàn chu kỳ sinh trưởng của hầu hết loại Papaver khoảng chừng 120 ngày. Hột giống nó nẩy mầm mau chóng trong khí hậu và đất màu ẩm ướt. Không đến 6 tuần, cây non trồi khỏi mặt đất, mọc 4 lá và nhìn giống cây cải bắp non. Lá có cạnh hình răng cưa, màu xanh xám, giống như phủ 1 lớp phấn xanh đậm.
Trong vòng 2 tháng, cây cao từ 1 đến 2 feet (3 tấc đến .5 mét), với độc nhất 1 thân chính, dài và nhẵn. Phần trên thân không có lá được gọi là cuống hoa (peduncle, xin xem hình). Có thể có 1 hay 2 cuống nhỏ hơn gọi là cuống phụ (tillers), mọc đâm ra từ thân chính. Giống trồng ở Đông Nam Á thường có nhiều hơn 1 cuống phụ. Cuống hoa chính của 1 cây trưởng thành đầy đủ cao từ 2 đến 5 feet. Lá hình soan có răng cưa dài từ 4 đến 15 inches . Người ta dùng lá làm thực phẩm cho trâu bò. Nó không có giá trị thương mại.
Khi cây mọc cao hết cỡ, ở cuống chính và cuống phụ nẩy 1 nụ hoa. Trong lúc nụ phát triển, phần cuống hoa mọc dài ra và tạo thành hình móc câu làm cho nụ chĩa ngược xuống đất. Khi nở hoa, cuống thẳng ra đón ánh mặt trời. Một hay 2 ngày sau khi cuống hoa uốn thẳng, 2 phần ngoài cùng của nụ gọi là đài hoa rơi rụng, cho phép cánh hoa mở rộng. Thoạt tiên, cánh hoa có vẻ dập và nhăn nhưng mau chóng căng ra, nhẵn ra trong nắng. Hoa Anh Túc có 4 cánh. Cánh có thể đơn hay kép và có thể trắng, hồng, tím đỏ, đỏ sẫm hay lốm đốm nhiều màu.
Hoa Anh Túc thường nở hoa sau 90 ngày và tàn héo khoảng 2 đến 3 tuần. Cánh hoa rụng đi để lộ 1 chỗ phình ra ở cuống, tiếp tục phát triển. Đây là cái trái chứa hạt giống, hình soan bằng cỡ trái trứng gà. Loại hình cầu hơi dẹt thường thấy ở Đông Nam Á.
Chỉ ở cái "trái" này mới có nhựa thuốc phiện. Vỏ trái bao bọc 1 bức tường che chở nhuỵ hoa. Nhuỵ hoa có 3 lớp: Lớp ngoài, giữa và trong. Nhựa thuốc phiện lấy ở vỏ nhuỵ từ lớp giữa qua 1 hệ thống mạch nhỏ trong trái. Những tế bào ở lớp giữa nhuỵ hoa tiết ra hơn 95/100 nhựa cây khi cạo và thu hoạch.
Nông gia thu hoạch nhựa từ mỗi trái khi nó còn ở trên cuống bằng cách rạch 1 đường dọc theo trái với loại dao tự chế mang hình dạng đặc biệt. Sau khi thu hoạch xong, trái được để khô trên cây. Lúc này, trái nào to nhất, cho nhiều nhựa nhất được cắt ra để dành làm giống cho mùa sau . . .Một cách lấy giống khác nữa là chọn cây nào khoẻ mạnh, không lấy nhựa và để khô. Ngoài ra, hột anh túc có thể ép thành dầu nấu ăn, bảo đảm không "phê". Dầu này còn được dùng chế tạo sơn và nước hoa. Dầu anh túc màu vàng rơm, không mùi và có vị trái hạnh (Almond).

Khu vực trồng anh túc.



Nhìn bản đồ khu vực trồng anh túc không giống hình tam giác chút nào phải không các bạn? Thế mà người ta gọi là tam giác vàng đấy. Cây anh túc thích hợp nơi khí hậu ấm áp, ít ẩm ướt và không đòi hỏi nhiều nước tưới. Cây anh túc có thể trồng trên đất sét, đất cát và hỗn hợp cát với đất sét. Nhưng tốt nhất là nơi có đất màu trộn lẫn đất sét . Loại đất này đủ xốp cho rễ phát triển và giữ nước lâu hơn loại đất pha cát.
Quá nhiều nước hay quá khô cằn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây làm giảm sản lượng nhựa thu hoạch. Cây anh túc còn có thể chết ủng nếu mưa nhiều quá trên vùng đất sét không thấm nước. Thiếu nắng sinh ít nhựa và nhựa mất phẩm chất. Phẩm chất đây là độ say của thuốc phiện.
Nguồn sản xuất hợp pháp trên thế giới là những nông trại do chính phủ kiểm soát dùng vào kỹ nghệ dược phẩm ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Tasmania (Úc). Nguồn trồng trọt bất hợp pháp ở Tây Nam Á như A Phú Hãn, Pakistan và Iran . Đông Nam Á thì ở vùng cao nguyên các quốc gia như Diến Điện, Lào, Việt Nam và Thái Lan . Đặc biệt ở Đông Nam Á, chỉ có các sắc dân thiểu số miền thượng du canh tác. Các sắc dân chính không khai thác loại nông sản này. Xin đừng lên án Meta nói xấu Việt Nam. Nhắc lại 1 lần nữa, người Việt Nam không trồng thuốc phiện mà chỉ vài bộ tộc miền núi thôi. Vùng canh tác anh túc ở Đông nam Á được thế giới biết đến với tên gọi Tam Giác Vàng. Ngoài ra trên quy mô nhỏ hơn, chúng cũng được canh tác ở Colombia, Mễ và Li Băng. Ở Mỹ, 1 thời được trồng như 1 loại cây kiểng. Nhưng đến năm 1942, 1 đạo luật gọi là Opium Poppy Control Act tuyên bố cây này bất hợp pháp toàn cõi nước Mỹ.
Vùng cao nguyên của lục địa Đông Nam Á ở cao độ 800 mét trên mặt biển hay cao hơn là những nơi chính canh tác anh túc . Nói đại khái, ngành trồng trọt này không đòi hỏi thuốc trừ côn trùng, phân bón hay hệ thống dẫn nước tốn kém. Tất cả anh túc quy tụ trong hai tỉnh Wa và Kokang ở Diến Điện. Thứ đến là Lào trong vùng Đông Nam Á nói riêng. Trên thế giới lào đứng hàng thứ ba sau Diến điện và A Phú Hãn. Tại Lào, anh túc được khai khẩn và canh tác ở hai tỉnh Hoa Phan và Xiêng Khoảng. Bắc Lào gồm 6 tỉnh Bô Keo, Luang Nậm Thà, Luang Prabang, Oudomxai, Phong Sa Li và Xai na Bu Li. Vùng bắc Thái Lan thì ở các tỉnh Chiêng Mai, Chiêng Rai, Mã Hồng Sơn, Nan và Tắc. Ở Việt Nam ta thì ở tỉnh Nghệ An thuộc miền trung, Lai Châu miền bắc là những nơi canh tác chính của những sắc dân miền núi. Ở Tàu, khu vực núi non tỉnh Vân Nam giáp giới tỉnh Kokang, Diến Điện thuộc sắc dân Shan canh tác.
Một gia đình tiêu biểu vùng thượng du Đông Nam Á gồm từ 5 đến 10 người. Sở dĩ họ đông vì họ có nhiều vợ. Họ đủ nhân lực để canh tác 1 công (acre) đất mỗi năm. Đất tốt có thể canh tác lâu đến 10 năm không cần phân bón trước khi họ tìm 1 vùng đất khác, phát rừng làm rẫy. Đất rừng không phải mua.

Phát rừng làm rẫy.


Hình chữ nhật màu xanh là sân bóng cà na (football) bên Mỹ. Mỗi lằn kẻ cách nhau 10 mét (10 yards). Như vậy một mu bằng 30 mét mỗi cạnh, tức 900 mét vuông.



Coi hình trên, ta thấy 2.53 rai = 1 công (acre). Mu là đơn vị đo của Tàu, nhỏ hơn rai. Ta thường gọi là sào.

Vùng đất được chọn làm rẫy phải là đất pha đất sét, màu mỡ, quang đãng để nhận đủ ánh nắng và độ chua cần thiết của đất . Những người già cả nhiều kinh nghiệm vùng thượng du được mời đi xem đất trước khi phát hoang làm rẫy. Mọi thửa đất nằm trên triền dốc những sườn núi ở độ cao 1000 mét hay hơn . Độ dốc từ 20 đến 40 độ được coi như tốt nhất để thoát nước khi mưa lũ.
Đất hoang được đốn hay cắt chất đống trên rẫy vào tháng ba, cuối mùa khô. Được vài ngày khi cây cỏ đã khô, cả thửa đất được đốt cháy lấy tro làm phân thiên nhiên. Ta không lạ gì cách phát hoang làm rẫy kiểu này của đồng bào Thượng Việt Nam vùng miền trung nước Việt.

Phương pháp khai khẩn và canh tác.





Cuối mùa mưa khoảng tháng 8 hay tháng 9 nông dân miền núi Đông Nam Á bắt đầu sửa soạn trồng cây anh túc. Lúc này tro than từ cuộc đốt rẫy hồi tháng 4 đã thấm vào đất, cung cấp nhiều chất potash và nhiều chất mầu khác. Sau cơn mưa đất trở nên mềm, người ta bắt đầu cuốc để lật đất, băm nhỏ những tảng đất lớn . Vừa cuốc vừa nhặt cỏ và sỏi đá vứt qua 1 bên.
Theo cổ truyền, người ta không dùng phân hoá học vì khó mua nhưng sau này họ dùng mỗi khi có cơ hội đổi chác với bọn buôn thuốc phiện miền thành thị. Phân gà, phân người hay phân dơi cung được thêm vào đất trước khi trồng trọt. Mùa trồng cây phải được hoàn tất vào cuối tháng 10.
Giống như ta làm lúa, hạt giống anh túc được vãi đều trên thửa đất đã dọn kỹ hay có thể chọc lỗ và bỏ hạt xuống. Một kí lô hạt được dùng cho gieo trồng 1 công (acre) đất. Khoảng 3 kí lô hạt dùng cho 1 mẫu (hectare = 2.46 acres) . Hạt có thể màu trắng, vàng, nâu, xám hay đen. Màu hạt không liên hệ đến màu hoa . Hạt đen có thể nở hoa trắng ...
Rau cỏ gia dụng như cải, đậu, bí, bầu ... nói chung các thứ thu hoạch ngắn hạn được trồng xen vào làm thực phẩm hàng ngày, không phải để bán như thuốc phiện. Người ta cũng trồng bắp xen vào lấy thực phẩm nuôi gia súc và triệt cỏ dại. Sau khi thu hoạch bắp khoảng tháng 8, đất được xới nhưng thân bắp vẫn còn chừa lại để che chở cho cây anh túc non trong những cơn mưa lũ.
Cây non mọc những lá giống như cây cải non. Sau 1 tháng, cây cao khoảng 1 foot thì người ta bắt đầu nhổ bỏ những cây yếu hoặc nhổ bỏ bớt những nơi nhiều cây do gieo vãi không đều. Kháng cách tốt nhất là khoảng 20 đến 40 centimét 1 gốc hay 8 đến 12 gốc 1 mét vuông. Trồng dầy hơn giảm sức tăng trưởng của cây.
Trong 2 tháng đầu, cây non có thể bị hư hại hay còi cọc vì thiên nhiên như thiếu nắng, mưa nhiều, sâu bọ, giun, mưa đá, băng giá sớm mai hay thú rừng dầy xéo . . .Từ tháng thứ 3 trở đi, cây đủ mạnh, việc chăm sóc đỡ hơn. Giữa 3 hay 4 tháng sau khi trồng, tức là khoảng tháng Giêng, cây anh túc nở hoa. Lúc này nó cao khoảng từ 3 đến 5 feet. hầu hết cây trồng ở Đông Nam Á có từ 3 đến 5 hoa.
Một thửa đất trồng anh túc tiêu biểu có khoảng 250,000 cây mỗi hecta. (1 hecta = 2.46 acres). Vì mỗi cây có vài hoa cho nên 250,000 cây có khoảng 300,000 đến 500,000 bầu trái. Vì lệ thuộc vào thời tiết như mưa, nắng nên mỗi vụ mùa đều khác nhau. Gia đình người trồng trọt dựng lều ăn ở tại rẫy khoảng 2 tuần để lấy nhựa.

Thu hoạch nhựa cây.





Rạch trái lấy nhựa bắt đầu khoảng 2 tuần sau khi cánh hoa rụng. Nhà trồng trọt có thể xem xét trái và núm trái (crown) trước khi rạch lấy nhựa. Màu xanh xám của trái đổi sang màu xanh xẫm và sưng phồng lên khi trái đã chín tới. Một dấu hiệu khác cho biết trái đã chín để lấy nhựa là phần núm duỗi thẳng ra hay vểnh ngược lên. Trái không chín đồng loạt. Mỗi trái được rạch lấy nhựa từ 2 đến 4 lần.
Một bộ từ 3 đến 4 lưỡi dao được buộc lại với cán bằng gỗ dùng để rạch dọc theo trái. Nếu đường rạch quá sâu, nhựa sẽ chảy vào trong thay vì chảy ra . Nếu đường rạch quá cạn, nhựa sẽ làm nghẹt vết cắt và ngưng chảy. Vết cắt phải sâu cỡ 1 milimét là vừa đủ. Việc lấy mủ thường bắt đầu vào buổi chiều để nhựa có thể rỉ ra suốt đêm . Gặp không khí nhựa xẫm lại và đặc lại trong khí mát ban đêm. Sáng sớm hôm sau, nhựa dẻo, dính và trái được cạo ra với 1 dụng cụ có lưỡi cong uốn theo hình dạng trái có bề rộng khoảng 3 inches. Vì sau khi cạo nhựa, trái vẫn tiếp tục rỉ cho đến vài ngày nên người ta thường bắt đầu từ cuối rẫy, lùi dần ra ngoài để tránh chạm vào nhựa ướt. Nhựa qua đêm kẹo lại, không còn ướt nữa. Những sáng sau họ còn lấy nhựa và rạch những trái mới vừa chín. Làm như vậy cho đến khi nhựa không còn chảy nữa. Mỗi trái cho trung bình 80 miligram (gần 1 lạng) nhựa. Nhựa khô rồi cân được từ 8 đến 20 kí lô mỗi mẫu (hecta). Trong lúc lấy mủ, người ta buộc mảnh vải màu để đánh dấu những trái to, nhiều mủ để lấy hạt giống. Mỗi công đắtacre) có khoảng 20 kí lô hạt nhưng chỉ 1 ít trong số đó được để dành làm giống.
Nhựa ướt chứa khoảng 60/100 nước cần được phơi vài ngày. Nhựa tốt có màu nâu (thay vì đen là nhựa xấu) và dẻo dính. Nước 15/100 hay ít hơn được coi là đã khô. Bọn con buôn chỉ cần nhìn là biết nhựa có lẫn đất cát, vỏ cây hay những dơ bẩn khác.
Một bánh thuốc phiện ở Lào, Thái Lan nặng chừng 1.6 kí lô gọi là 1 choi. Diến Điện gọi là 1 viss, gói trong lá chuối và được cất nơi khô ráo chờ bán. Theo tài liệu của Thái Lan, 1 con nghiện "phê" 1.6 kí lô thuốc phiện 1 năm. Một gia đình trồng cây anh túc thu hoạch từ 2 đến 5 choi hay viss (3 đến 9 kí lô) mỗi công đất. Dù vậy, thu hoạch có thể hơn, kém vì những yếu tố khác như thời tiết hay đất xấu tốt. Nếu phơi kỹ, thuốc phiện có thể để lâu vô thời hạn. Thực ra càng khô thuốc phiện có nhẹ đi nhưng giá trị càng cao. Để càng lâu, phẩm chất càng tăng.

Lọc nhựa thuốc phiện.



Trước khi bán, nhựa phải được nấu để loại trừ bụi bậm hay cặn bã. Nhựa được bỏ vào nồi lớn, quậy với nước sôi cho tan ra, sau đó lọc bằng vải thưa để loại bụi và những vật dơ bẩn khác . . .Nước đã lọc được nấu lại 1 lần nữa với lửa riu riu cho đến khi kẹo lại. sau cùng lại được phơi nắng cho khô. Lúc này, nhựa thuốc phiện đã sẵn sàng để hút. Tiến trình lọc hao khoảng 20/100 sức nặng ban đầu. Người Hmong chỉ lọc để bán. Nếu để hút, họ khỏi lọc.
Nếu thuốc phiện được bán cho các nơi bào chế dược phẩm thì không cần lọc. Nơi đây họ dùng thùng phi nấu nước, lọc lại trước khi bước qua tiến trình bào chế morphine.

Cô đặc thành morphine.

Thuốc phiện chưa lọc hay đã lọc chứa đựng hơn 35 chất kiềm (alkaloids) khác nhau, gồm morphine, codeine, và thebaine . Tại Đông Nam Á, morphine chiếm 10/100 tổng sức nặng nhựa thuốc phiện. Muốn tinh lọc heroin, phải tinh lọc thành morphine trước đã. Việc tinh lọc morphine là 1 tiến trình đơn giản, chỉ cần vài hoá chất và nước là đủ. Vì morphine chỉ chiếm 10/100 trọng lượng nhựa thuốc phiện nên việc chế biến thành morphine rất tiện cho việc mua bán lén lút.
Đầu tiên, người ta hoà tan nhựa vào nước sôi, thêm vôi để lắng đọng những thứ không phải chất kiemằlkaloids) rồi đổ dung dịch này sang thùng khác, chừa lại chất cặn bã lắng đọng. Ammonium chloride được thêm vào để "kết tủa" morphine từ dung dịch này. Ammonium chloride được bán hợp pháp ngoài thị trường. Vài thùng phi, vải lọc là mọi thứ cần thiết.

Chi tiết cách cô đọng morphine từ nhựa thuốc phiện.



Một thùng phi bắc lên vài viên gạch cao khoảng 1 foot. (Cẩn thận nếu sập bếp là cụt vốn). Đổ 2/3 nước vào phi nấu sôi lên. Bỏ khoảng 15 kí lô nhựa vào khuấy đều. Vớt cặn bã, bọt, mảnh vụn cây que nổi trên mặt. Vôi hay phân hoá học chứa nhiều chất vôi được đổ vào. Vôi sẽ làm morphine, 1 chất không hoà tan trong nước thành calcium morphenate hoà tan trong nước. Vài chục thứ chất kiềm khác của nhựa không phản ứng với vôi để thành muối calci như morphine. Codeine là chất kiềm hoà tan 1 phần trong nước, do đó lẫn 1 ít vào dung dịch calcium morphenate. Tất cả chất kiềm khác, lắng đọng dưới đáy thùng phi, thành chất bùn sền sệt.
Khi dung dịch nguội, nó được hớt trên mặt chất bùn này và lọc qua vải. Vải bao gạo dùng để lọc tốt hơn cả. Sau đó đổ vào nồi hâm nóng, ammonium chloride được thêm vào để điều chỉnh độ kiềm từ 8 đến 9 Ph, rồi để nguội. Khoảng 2 tiếng đồng hồ, morphine kết tủa, tức tách rời khỏi dung dịch, lắng xuống đáy nồi. Chất nước trên được lọc lại 1 lần nữa để gạn lại bất cứ morphine nào chưa kết tủa, trôi nổi trong dung dịch. Morphone được phơi nắng thành chất bột màu nâu. Nó có thể được ép thành khối vuông để tiện chuyên chở. người nghiện không dùng morphine. Nó chỉ là chất chuyển tiếp để tinh lọc 1 lần nữa thành heroin.

Tinh lọc morphine thành heroin.

Như đã mô tả ở trên, hoá chất dùng để tách morphine ra khỏi nhựa gồm Calcium hydroxide (vôi) và ammonium chloride . Chất dùng tinh lọc morphine thành heroin là acetic anhydride. Chất gây phản ứng gồm sodium carbonate và charcoal. Các chất khác là chloroform, ethyl alcohol ethanol), và ethyl ether.
Tổng hợp heroin từ morphine gồm 2 giai đoạn mất từ 4 đến 6 giờ để hoàn tất . Đầu tiên morphine được giã ra thành bột bỏ trong nồi. Acetic anhydride được thêm vào biến morphine thành heroin acetate. Dùng khăn ướt bịt miệng nồi trước khi đậy vung cho kín . Hâm nóng nhưng đừng để sôi (khoảng 85 độ Celcius). Nghiêng hoặc xoay nồi cho đến khi morphine tan hết trong dung dịch. Sau 2 tiếng, để nguội. Lúc này morphine và anhydride đã kết hợp hoá học thành dạng diacetylmorphine (heroin).
Lúc này heroin là 1 chất lỏng sền sệt. Thêm nước vào, nấu lên cho nóng và thêm sodium carbonate cho đến khi hết sủi bọt. Dung dịch này được lọc lại, sấy khô. Mỗi kí lô morphine cô đọng lại còn 685 đến 937 grams tuỳ theo phẩm chất của morphine.
Heroin này chứa 70/100 tinh chất heroin. Nó có thể được tinh lọc 1 lần nữa truớc khi chuyển đổi thành heroin hydrochloride, một loại heroin có thể hoà tan trong nước, cũng dùng những dụng cụ kể trên.
Đông Nam Á heroin còn phải tinh lọc 1 lần nữa thành heroin số 3( để hút) hay heroin số 4 ( để chích) trước khi tung ra thị trường.

Heroin số 3.





Thứ này dùng để hút. Heroin được trộn với a cít hydrochloric thành heroin hydrochloride (HCL). Mỗi kí lô heroin người ta thêm vào 1 kí lô caffeine. "Gia vị" khác như quinine hydrochloride hay strych nine hydrochloride đôi khi cũng được thêm vào. Kế đó, chất bột dẻo quánh này được sấy khô bằng hơi nóng. Khi khô nó đóng thành cục. Giã ra, hay cán thành bột, gói lại đem bán. Tất cả tiến trình mất khoảng 8 tiếng đồng hồ. Trong lúc sấy khô, ta có thể chuẩn bị 1 kí lô khác để làm thêm một nồi nữa.

Heroin số 4.



Thứ này dùng để chích. Phản ứng giữa morphine và acetic anhydride biến thành hợp chất heroin acetate. Đổ nước vào, khuấy đều. Một ít chloroform được thêm vào. Chờ khoảng 20 phút cho chất cặn bã nhờn, màu đỏ lắng đọng ở đáy . Chắt lấy phần chất lỏng sạch đổ vào nồi. Than vụn được quậy đều để lọc những chất đặc còn sót trong dung dịch. Dưới tác dụng của than và chloroform, dung dịch bị tẩy màu, biến thành màu vàng nhạt. Lọc than ra, thay than mới cho đến khi dung dịch mất hẳn màu, trở nên trong suốt.
Sodium carbonate (bột hầm thịt cho mau nhừ) được thêm vào nước nóng cho đến khi hết sùi bọt. Chất này làm heroin kết tủa. Dung dịch được lọc lại sấy khô bằng hơi nóng. Lúc này nó phải thành thứ bột trắng. Nếu không, phải lập lại từ đầu 1 hay 2 lần nữa cho đến khi hoàn toàn trắng.

Trung Quốc và nha phiến.


NAM KINH ĐIỀU ƯỚC:

Năm thứ 18 đời vua Đạo Quang, triều đình thương nghị và biểu quyết sắc luật cấm nha phiến. Nhà vua tổ chức 10 người dân vào 1 bảo, 1 người "phê" thì 9 người kia đều bị tội. Người bán, kẻ mua đều bị xử tử. Quan lại biết mà không xử đều bị cách chức. Lâm Tắc Từ được sắc phong làm khâm sai đại thần kiêm tiết chế Quảng Đông thuỷ sư chấp lệnh thi hành lệnh cấm nha phiến.
Tháng Giêng năm sau, Lâm Tắc Từ đến Quảng Châu, ra lệnh các Anh thương trong 3 ngày đem nộp hết nha phiến tích trữ. Các Anh thương không tuân. Tháng 2, Lâm Tắc Từ mang binh đến bức. Anh thương bất đắc dĩ mang ra nộp 1300 hòm . Lâm Tắc Từ vây thương quán Anh, tuyệt đường lương thực bắt nộp hết. Lĩnh sự Anh là George Elliot khuyên các thương nhân Anh đem nộp hết, cả thảy 20283 hòm , mỗi hòm nặng 20 cân, trị giá tổng cộng 5600 vạn đồng. Lâm Tắc Từ đốt hết đổ xuống biển và ra thông cáo cấm thuyền buôn ngoại quốc chở thuốc phiện. Bồ Đào Nha, Mỹ đều tuân theo. Riêng Anh, bỏ Quảng Châu qua Áo Môn. Tắc Từ đuổi thương thuyền họ khỏi Áo Môn thì binh thuyền của họ kéo đến tấn công Phúc Châu và Cửu Long. Thanh đình hạ lịnh đình chỉ mậu dịch với Anh. Elliot báo về chính phủ Anh xin quốc hội gia quân phí quyết chiến với Trung Quốc.
Năm thứ 20 đời vua Đạo Quang (1840), chính phủ Anh phái George Elliot thống lĩnh lục quân, Bremea thống lĩnh hải quân đem 15000 quân thuỷ bocuẩ Hải Vọng Giác và Ấn Độ, 26 chiến hạm, 100 đại bác vào Quảng Đông. Tổng đốc Hồ Quảng là Lâm Tắc Từ đã sửa đổi việc quân bị theo Tây phương, phòng bị nghiêm nhặt nên quân Anh không làm gì được, phải quay lên đánh Hạ Môn , nhưng cũng bị đánh lui, bèn vào Chiết Giang hãm Định Hải . Công sứ Elliot vào Thiên Tân đưa quốc thư của thủ tướng Anh yêu sách 6 khoản : Bồi thường hàng hoá mà Trung quốc đã thiêu huỷ; mở các khẩu Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Định Hải, Thượng Hải làm thương phụ; Bình đẳng ngoại giao giữa 2 nước; Bồi thường quân phí; Không được nhân thương thuyền Anh chở nha phiến vào mà liên luỵ đến các thương gia Anh khác. Tình thế nguy ngập. Thanh đình cách chức Lâm Tắc Từ để làm vui lòng quân Anh, sai tổng đốc Trực Lệ là Kỳ Thiện ra thay để thương nghị cùng quân Anh. Bremea đòi cắt đất Hương Cảng ngoài 6 điều khoản trên. Kỳ Thiện không chịu. Bremea vây hãm pháo đài Hổ Môn. Kỳ Thiện thuận bồi thường 600 vạn đồng và tất cả mọi điều khoản cùng cắt đất Hương Cảng , mở Quảng Châu là nơi buôn bán. Elliot ngưng chiến. Vua Đạo Quang nổi giận, cách chức Kỳ Thiện, hạ chiếu tuyên chiến, sai các đại thần là Địch Sơn, Dương Phương, Long Văn ra Quảng Đông và Dụ Khiêm ở Chiết Giang ứng chiến. Quân Anh tấn công chiếm nhiều pháo đài và nhiều nơi hiểm yếu ở Quảng Đông. Địch Sơn phải nghị hoà chịu nhận mọi yêu sách. Lúc này chính phủ Anh thừa thắng, triệu Elliot về và cho Sir Henry Pottinges sang thay làm công sứ . Viện cớ 6 điều khoản kia Trung Quốc chưa thi hành nên 1 mặt mang quân hạm đến chiếm đóng Hương Cảng, tiếp tục mậu dịch ở Quảng Đông, một mặt đem quân hãm Hạ Môn, Đinh Hải, Trấn Hải, Ninh Ba, Sạ Phố rồi qua Trường Giang uy hiếp Ngô Tùng, Thượng Hải, kéo vào tận Nam Kinh . Thanh đình vội phái Kỳ Anh, Y Lý Bố làm toàn quyền đại thần lập hoà ước , gọi là Nam Kinh điều ước.
Nam Kinh điều ước ký kết ngày 29 tháng 8 năm 1842 gồm 12 khoản:
- Nộp cho Anh 1200 vạn đồng quân phí, 300 vạn tiền nợ của thương nhân bản xứ cho thương nhân Anh, 600 vạn bồi thường số thuốc phiện bị Lâm Tắc Từ huỷ ; mở 5 cảng Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải cho người Anh cư ngụ và thông thương; nhường chủ quyền Hương Cảng cho Anh . Điều ước này còn được gọi là Ngũ khẩu thông thương điều ước .

THIÊN TÂN ĐIỀU ƯỚC VÀ BẮC KINH ĐIỀU ƯỚC:

Năm 1856 năm thứ 6 đời vua Hàm Phong, nhân 1 giáo sĩ Pháp bị giết ở Quảng Tây và việc 13 thuỷ thủ người Tàu trên thương thuyền Arrow bị bắt giữ, lãnh sự Quảng Châu là Parker khai đại pháo bắn vào thành Quảng Châu và phóng hoả đốt công sở. Người Tàu nổi loạn đốt nhà người Tây Phương bất kể nước nào. Năm 1857, liên quân Anh Pháp mang quân uy hiếp Quảng Châu, bắt các quan nhốt lại và mang Nam tước Diệp Danh Thám, tổng đốc lưỡng Quảng qua Ấn Độ, nhốt ở Calcutta. Nga, Mỹ muốn có lợi trong việc thương mại cũng nhảy vào cuộc chiến. Vua Hàm Phong phái Đại Học Sĩ Quế Lương, Ba Sa nạp, thượng thư bộ lại đến Thiên Tân nghị hoà. Ngoài 5 thương khẩu trước, Anh được thêm Ngưu Trang, Đăng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và các cửa sông Trường Giang làm thương khẩu mới. Đền cho Anh 200 vạn lạng quân phí và 100 vạn lạng buôn bán thua lỗ do cuộc chiến và nhất là tự do buôn bán nha phiến cho người Tàu. Đây là điều ước Thiên Tân.

Năm sau, liên quân Anh Pháp gồm 2 vạn người và 200 chiến hạm kéo vào Bạch hà, hãm Đại Cô vì nghi ngờ nơi đây phòng thủ quá vững chắc, cần phải triệt hạ. Parker xin yết kiến vua nhà Thanh nhưng không chịu khấu bái, bị bắt giam cùng phái đoàn tháp tùng. Anh Pháp tấn công Thông Châu. Vua Hàm Phong xuất kinh chạy ra Nhiệt Hà và sai Cung Thân Vương Dịch Tố nghị hoà. Dịch Tố sai thả Parker và đoàn tuỳ tùng nhưng đã chết mất 12 người. Quân Anh đốt vườn Viên Minh trả thù. Vườn này nguy nga tráng lệ, tốn 1 trăm mấy mươi năm mới xây cất xong, chỉ mấy ngày thành bình địa. Ấy là năm thứ 10 đời vua Hàm Phong. Anh được thêm Ngưu Trang, Thiên Tân, Đài Loan, Viêm Thuỷ và các cửa sông. Trung Quốc còn phải cắt đất Cửu Long bên Hương Cảng cho Anh, bồi thường Anh, Pháp mỗi nước 800 vạn lạng bạc. Điều ước này gọi là Bắc Kinh điều ước, ký kết năm 1860.

Ghê gớm thay cho lòng tham và sức mạnh nha phiến.

Hmong và nha phiến.


Du kích Hmong, 12 tuổi. VN gọi họ là phỉ. Phỉ nghĩa Hán là giặc. VN đem quân sang xứ người ta mà gọi người ta là giặc. Thật trái khoáy.

Người Hmong sống ở Mỹ ngày nay đến từ Lào, 1 quốc gia không có biển ở vùng Đông Nam Á . Tổ tiên họ ở miền tây nam nước Tàu, các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, và Hồ Nam. Qua nhiều ngàn năm dưới sự thống trị của nhà Hán, triều đình Trung Quốc thường quên lãng dân tộc Hmong ( họ gọi là sắc tộc Mèo), một khi họ làm tròn nghĩa vụ triều cống. Tuy nhiên đến thời nhà Thanh (1644 - 1911), theo đuổi 1 chính sách khác. Quân đội và quan lại mãn Thanh áp bức người Hmong cho tới khi họ nổi loạn. Vào đầu thế kỷ 19, 1 phần bị chính quyền hà hiếp, 1 phần vì áp lực dân số, 1 số người Hmong thiên nam vào khu vực Đông Nam Á, nơi họ định cư trên vùng núi non chớn chở miền bắc Diến Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Vẫn còn nhiều người Hmong ở lại Trung Quốc. Tính đến năm 2000, có khoảng 2.8 đến 5 triệu người tuỳ theo tính người Hmong thuần tuý hay gộp chung mọi chi tộc cùng nguồn gốc với họ. ngày nay có khoảng 100 ngàn người Hmong sinh sống tại Mỹ vì những liên lệ với Mỹ trong cuộc chiến chống Cộng Sản vùng Đông Nam Á mà Việt Nam ta đóng vai trò chính trong cuộc tranh chấp ấy.
Nước Lào rộng khoảng 91 ngàn dặm vuông, tiếp giáp với 5 nước lân cận. Tây giáp Thái Lan, tây bắc giáp Diến Điện, bắc giáp Trung Quốc, nam giáp Cambodia và đông giáp Việt Nam. Phương tiện giao thông chính là dòng sông Mekong, phát xuất từ miền nam Trung quốc, chảy dọc theo suốt chiều dài nước Lào và Thái và cũng là biên giới thiên nhiên giữa 2 nước này. Từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, 3 vương quốc một thời cường thịnh ở Lào, Luang Prabang phương bắc, Vientaine ở giữa và Champassak ở phía nam. Thêm vào đó còn 1 lãnh địa Xiêng Khoảng ở đông bắc nước Lào bây giờ. Hai đồng bằng lớn cao khoảng 3000 bộ trên mặt nước biển là Cánh Đồng Chum ở Xiêng Khoảng và cao nguyên Bô Lô Ven ở "cán chảo" phía nam. Nam Cánh Đồng Chum là rặng núi Phou Bia cao hơn 10 ngàn bộ. Xiêng Khoảng và rặng núi Phou Bia đóng 1 phần quan trọng trong lịch sử Lào và đặc biệt sắc dân Hmong.

Sở dĩ các sắc dân miền núi canh tác thứ này vì những lợi điểm sau:

- Mặc dầu đây là công việc tỉ mỉ nhưng trong gia đình Hmong, mọi người đều không phải trả lương và luôn dư thừa nhân lực trong việc này . ngoài lúc phát hoang khai khẩn, mọi công việc khác như lấy nhựa, làm cỏ, chăm sóc ... đều thích hợp ngay cả đàn bà và con nít.
- Những vụ mùa khác chỉ để làm lương thực nhưng thuốc phiện là nguồn lợi kiếm ra tiền mặt. Nó có thể sinh lợi ngay trong vòng vài tháng trồng trọt.
- Thời vụ của nó không trùng hợp với những vụ mùa khác như bắp, lúa, rau cỏ ... nên tạo việc làm quanh năm.
- Cây anh túc không thu hút chất màu trong đầt nhiều. Một thửa đất có thể canh tác 10 năm không cần phân bón.
- Nó có thể để được lâu mà không mất phẩm chất. Trái lại, càng để lâu, bán càng có giá.
- dễ chuyển vận trong rừng núi vì nhỏ gọn, nhẹ và quý hiếm.
- Cuối cùng là cung không bao giờ đáp ứng cầu. Bán rất chạy.

Dù thuốc phiện hợp pháp đối với người Hmong trong tỉnh Xiêng Khoảng, hầu hết thuốc phiện tiêu dùng ở Đông Dương nhập cảng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách dành độc quyền chế biến, thực dân Pháp và bọn con buôn chính là những kẻ thủ lợi vì sự chênh lệch giá cả giữa nhựa thuốc phiện trước và sau khi chế biến. Đừng lầm tưởng Hmong có lợi nhiều trong việc sản xuất thuốc phiện. Thực ra, vì thuốc phiện người Hmong thiệt thòi nhiều nhất. Họ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh cho những thế lực khác. Họ đói khát, chết chóc và có nguy cơ diệt chủng vì tham vọng các đế quốc . Không chỉ bọn thực dân Pháp, đế quốc Nhật, Trung Hoa Dân Quốc (Quốc Dân Đảng), CIA, Việt Cộng, Nga ... lợi dụng xương máu họ và thủ lợi trong những công việc buôn bán thuốc phiện. Theo lời nhà nhân chủng học David Feigold, khi còn là 1 viên chức làm việc cho Việt Minh, đã cùng với Việt Minh mua vải, muối và những nhu yếu phẩm khác trao đổi với người Hmong mang về Việt Nam bán cho bọn con buôn Trung Hoa. Với nguồn lợi đó, Việt Minh mua vũ khí của Sô Viết hay Trung Cộng lúc chưa được bọn Cộng Sản quốc tế dốc toàn lực ủng hộ. Cũng giống như vậy, Pathet Lào, tổ chức Lào Cộng kiểm soát phần đất đông bắc Xiêng Khoảng cũng buôn bán nha phiến để nuôi sống phong trào giải phóng của họ. Thương thay cho Hmong, kẻ thực sự sản xuất nha phiến, luôn nghèo đói và bị súng đạn của mọi thế lực tàn sát. Họ là con tốt trong bàn cờ mậu dịch phi pháp và quyền lực chính trị quốc tế.



BÀI ĐỌC THÊM.

Năm 1960, một đơn vị thiện chiến nhảy dù, dưới quyền chỉ huy của Khong Le, 1 sĩ quan xuất sắc được Mỹ huấn luyện bên Phi Luật Tân, làm 1 cuộc đảo chánh . Khong Le muốn bài trừ tham nhũng và theo chính thể trung lập. Mọi thế lực quân sự quốc tế như Pháp, Mỹ, Nga, Trung Cộng phải bị loại bỏ . Nhà vua phong hoàng thân Souvana Phouma làm thủ tướng và tướng Phoumi Nosavan, người của CIA Mỹ, làm đại biểu thủ tướng và bộ trưởng nội vụ. Phoumi Nosavan, nhắc lại, người của CIA, từ khước chức vụ ấy, đóng binh ở Savanakhet, miền nam Lào, thành lập 1 uỷ ban chống đảo chánh để chống Khong Le. CIA bắt đầu công khai chi viện cho Phoumi Nosavan. Mặt khác, Nga cũng bắt đầu can thiệp bằng cách điều đình với Khong Le, buộc Khong Le theo phe Pathet Lào, lúc đó lực lượng rất yếu, để được không vận tiếp tế quân nhu, quân cụ.
Quốc Cộng đã bày binh bố trận rõ rệt. Pathet Lào, Khong Le, hoàng thân Souphanouvong theo phe Cộng Sản. Hoàng thân Souvanna Phouma, tướng Phoumi Nosavan, quân lực hoàng gia Lào theo phe quốc gia quyết dành giựt lãnh thổ. Với sự chiến đấu dũng cảm và bề bỉ chịu đựng gian khổ, Hmong được cả 2 phe CIA và Pathet Lào lợi dụng tàn sát lẫn nhau. Thời điểm này việc trồng trọt, sản xuất thuốc phiện lên cao nhất.
Ngày nay, Pathet lào chỉ là cái bóng mờ. Năm 1995, Boua Chong Lee, 1 thiếu tá Hmong trong quân đội Pathet Lào nổi loạn ở Luang Prabang vì bất mãn chính sách kỳ thị của đảng Cộng Sản Lào. Đây là số phận chung cho toàn thể sĩ quan Pathet Lào. Trong khi đồng đội Lào Cộng thăng chức tướng thì không một người Hmong Pathet Lào nào lên tới chức trung tá. Năm 1998, sau khi chiếc phản lực Nga YAK-40 bị du kích Hmong bắn hạ, trên đó có chở một số tướng lãnh cao cấp Lào và Việt Nam. Về phía báo chí Việt Nam thì loan tin một tai nạn rớt máy bay, nhưng chúng ta hẳn biết trong một đất nước mà báo chí chỉ được viết theo chỉ thị thì chỉ còn tuyên truyền, không có giá trị thông tin nữa. Vì vậy sự kiện này đối với cá nhân Meta thì vẫn còn chìm trong nghi vấn.
Tướng lãnh Việt Nam tử thương gồm có:

- Trung tướng Đào Trọng Lịch, tổng tham mưu trưởng và thứ trưởng quốc phòng.
- Trung tướng Trần Tất Thành, tư lịnh quân khu 2.
- Thiếu tướng Trần Minh Thiết, phó tư lịnh và tham mưu trưởng quân khu 5.
- Thiếu tướng Vũ Xuân Thuỷ.
- Thiếu tướng Phạm Minh Thành và 9 sĩ quan vừa đại tá, trung tá cùng chết trên chuyến bay ngày 25 tháng 5 tại Xiêng Khoảng.
- Trung tá Chu Thế Sơn, con trai duy nhất của tướng Chu Huy Mân cũng chết trong chuyến bay. Tài liệu nhà Xuất Bản QĐND và Công ty văn hóa Phương Nam.

Sau vụ này, chủ tịch nhà nước, ông Khâm Tải Si Phan Đon đọc diễn văn công khai tuyên bố không một người Hmong nào, dù phục vụ trong quân đội Pathet Lào lâu đến 40 năm, được thăng chức qua khỏi thiếu tá. Đây là 1 bài học cho những kẻ rước voi Việt Nam về dầy mả tổ. Riêng hoàng thân Souphanouvong, suốt 1 đời làm chủ tịch bù nhìn nước Lào cho quan thầy Việt Cộng, bị "về hưu" năm 1986. Năm 1995, Souphanouvong chết vào lúc 86 tuổi. Điều giới chính trị gia thắc mắc là cùng năm Souphanouvong chết, đồng chí Khâm Say Souphanouvong, con ruột tên hoàng thân cõng rắn cắn gà nhà, từng là uỷ viên trung ương đảng năm 1980, cùng vợ là bà Thong Vinh Phom Vi Hãn, vượt biên tị nạn bên New Zealand. Ngẫm đáng đời bọn phản quốc. Muốn biết thêm xin vào đây:

www.laoveterans.com/nov4khams.html <http://www.laoveterans.com/nov4khams.html>.

Tam Giác Vàng và Khun Sa.


Bản đồ Tam Giác Vàng.

Thói đời miếng ngon lắm kẻ tranh dành. Mỹ, Pháp, Nga, Việt Nam, Trung Cộng lừa miếng tranh ăn. Không ai ra mặt ăn thua đủ với ai. Việc gì cũng đẩy bọn Hmong lãnh đạn.
Thế chiến thứ 2 chấm dứt. Một nhân vật cũng muốn nhảy vào vùng Tam Giác Vàng kiếm chác giữa chốn quần hùng. Nhật buông khí giới đầu hàng. Tưởng Giới Thạch ngoài việc gởi đệ bát lộ quân vào Việt Nam, ông ta còn phái sư đoàn 93 bộ binh vào Miến Điện và Lào với sứ mạng giải giới quân đội Thiên Hoàng theo lịnh đồng minh. Thực ra, 1 lịnh ngầm là kiểm soát việc mua bán nha phiến. Các vị chỉ huy sư đoàn này càng ngày càng giàu có nhờ những công việc làm ăn với người Shan vùng bắc Miến Điện. Khi chính phủ Miến Điện mời họ về nước, sư đoàn Quốc Dân Đảng này từ chối. Năm 1950 Miến Điện trục xuất họ bằng những cuộc oanh tạc. Lúc này Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã bị đẩy ra đảo Đài Loan. Năm 1962, bọn dư đảng Quốc Dân bám trụ ở bắc Thái và Lào. Từ đó, danh tiếng Khun Sa và Tam Giác Vàng vang dội khắp thế giới suốt 40 năm cho đến nay.
Khun Sa hay Chang Chi Fu hay Sao Mong Khawn là 1 lãnh chúa vùng Tam Giác Vàng, là người Tàu lai Shan. Thoạt đầu Khun Sa chỉ là 1 sĩ quan thường trong quân đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Sau khi bị Mao Trạch Đông đánh bại, họ Tưởng chạy ra Đài Loan và sư đoàn 93 trốn ở Miến Điện không dám về nước . Bọn dư đảng Quốc Dân này vẫn duy trì những hoạt động quân sự chống Trung Cộng bằng hoa lợi thu hoạch từ nha phiến dưới sự che chở của CIA. Dĩ nhiên CIA không cần tiền thuốc phiện, chỉ cần người chịu đổ máu ra trong công việc ngăn chặn làn sóng đỏ. Giữa thuốc phiện đen và Cộng Sản đỏ, người ta vẫn chọn đen, vì nó ít tác hại hơn. Khun Sa ly khai Quốc Dân Đảng đầu thập niên 60 sau khi quản lý việc mua bán và tinh lọc nha phiến ở bắc Thái.
Năm 1966 chính quyền Miến Điện phong Khun Sa làm tướng lãnh lực lượng dân quân chống đảng Cộng Sản Miến Điện. Nhờ chỗ dựa từ chính phủ Miến Điện, Khun Sa xây dựng 1 quân đội gồm toàn người Shan cho riêng mình. Khun Sa chống Miến Cộng, bọn dư đảng họ Tưởng và chống cả chính phủ Miến Điện nữa.
Khi Quốc Dân Đảng ngăn chận những con đường ở bắc Thái và Lào, Khun Sa phát động 1 cuộc chiến tranh nha phiến năm 1967 và chọc thủng tuyến ngăn chặn của nhóm Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên, Quốc Dân Đảng truy nã Khun Sa từ Thái qua Lào. Nhờ thế chính phủ Diến bắt được Khun Sa và chính phủ Lào tịch thu thuốc phiện làm chiến lợi phẩm. Năm 1973, Khun Sa thoát khỏi nhà giam Diến Điện bằng kế hoạch rất tỉ mỉ . Viên phó tướng của Khun Sa lập mưu bắt cóc 2 bác sĩ người Nga đòi chính phủ Diến Điện thả Khun Sa. Được phóng thích, Khun Sa lại vào rừng chỉ huy lực lượng quân đội thống nhất Shan. Cùng lúc đó Miến Điện đã phá vỡ được tổ chức Quốc Dân Đảng ra khỏi công việc thuốc phiện. Khun Sa 1 mình 1 chợ, không địch thủ ở vùng Tam Giác Vàng. Bản doanh đặt tại Bản Hin Taek thuộc tỉnh Chiêng Rai, bắc Thái. Cùng lúc đó Việt Cộng đã thôn tính miền nam Việt Nam và CIA, Hmong cũng bỏ cuộc nhường cho Pathet Lào chiếm chính quyền (1975). Như thế thì Khun Sa mặc tình làm ăn không ai ngăn trở. Lúc này chính quyền Thái là lực lượng chính chống ma tuý do Mỹ phát động và tài trợ.
Khi nào chính quyền Thái nhận được số tiền lớn từ cơ quan Drug Enforcement Agency của Mỹ, quân đội Thái mở cuộc hành quân càn quét từ Tak đến Chiêng Rai và Mã Hồng Sơn, đốt phá các cánh đồng trồng cây thuốc phiện nhưng ít khi bắt được người nào. Năm 1985, 1 ngân sách gồm 800000 US đô la, phá huỷ 40 cây số vuông hay 25000 rai (1 rai = 1600 mét vuông) ở Chiêng Mai, Chiêng Rai, Mã Hồng Sơn, Tak và Nan . Những người Shan, kẻ ít hưởng lợi nhất, đưa mắt ngó nguồn lợi duy nhất của mình bị phá huỷ ngổn ngang trên mặt đất. Kẻ hưởng lợi nhiều nhất, là bọn con buôn, bọn tướng lãnh chẳng hề hấn gì.
Chính phủ cộng hoà dân chủ nhân dân Lào lợi dụng những cuộc hành quân của Thái, khuyến khích tăng gia sản xuất nha phiến trong lãnh thổ Lào. Nếu Miến Điện và Thái quyết tâm bài trừ nha phiến bằng tài trợ Mỹ thì Lào Cộng là nước chiếm lĩnh thị trường của 2 nước ấy. Vì trên nguyên tắc, Mỹ chưa muốn hợp tác với bất cứ nước Cộng Sản nào trong các chương trình như thế.
Năm 1995 Khun Sa đã 61 tuổi. Quân đội của ông gồm 15 ngàn người vẫn làm ăn ở Ho Mong, Miến Điện. 30 năm qua ông ta vẫn yên ổn thu hoạch lợi tức từ nha phiến dùng những thủ đoạn như hối lộ các viên chức chính quyền, Thái và Miến Điện, lúc theo bên nọ chống bên kia và ngược lại để giữ yên địa vị. Tháng 6 năm 1995, vài ngàn lính Shan bỏ ngũ, lên án ông ưu đãi người Tàu và bạc đãi họ. Những kẻ đào ngũ này thực ra là bọn nằm vùng của cái gọi là Uỷ Ban khôi phục trật tự và Pháp Luật (The State Law and Order Restoration Council, tức nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện). Đây là chiến lược quen thuộc của Miến dùng chia rẽ các tổ chức phiến loạn người thiểu số khác. Tháng 11 năm 1995, Khun Sa tuyên bố về hưu và định cư ở Thái Lan. Khi nhà cầm quyền Thái công bố sẽ bắt và giải giao cho Mỹ nếu ông đặt chân lên đất Thái thì Khun Sa, không còn cách chọn lựa nào khác là điều đình với Rangoon, Miến Điện . Hiển nhiên, Khun Sa luôn tồn tại nhờ vào sự mâu thuẫn quyền lợi giữa 2 nước. Khi Khun Sa gặp khó khăn bên Thái, Miến Điện độc quyền thị trường. Khi Khun Sa gặp khó khăn bên Miến Điện, Thái Lan cũng độc quyền khai thác nguồn lợi thuốc phiện. Luôn luôn Khun Sa tồn tại cho 1 trong hai bên hưởng lợi . Ông tuyên bố giải nghệ và chuyển sang hoạt động tranh đấu cho 1 quốc gia Shan độc lập.
Năm 1999, giới quân sự Miến lại thấy ông trở lại việc khai thác nha phiến. Lúc này con trai ông, Charm Herng đã nắm quyền chỉ huy quân đội Mong Tai ở đông bắc Diến Điện. Charm Herng, 30 tuổi, 1 sinh viên tốt nghiệp Mỹ, qua lại giữa Ho Mong, bộ tư lịnh cũ của Khun Sa, cách biên giới Thái 20 cây số và Ta Chi Lek 1 thị trấn phía đông Diến Điện . Khun Sa năm 1995 đầu hàng và sinh sống ở Rangoon dưới sự bảo vệ của quân đội Diến Điện, phủ nhận nguồn tin là ông ta quay trở lại kinh doanh nha phiến. Cùng lúc đó, 1 tổ chức người Shan khác gọi là Quân Đội Quốc Gia Wa Thống Nhất ( the United Wa State Army) chiếm lĩnh địa bàn kinh doanh của ông. Nhưng bây giờ nhà chức trách Thái nói tàn dư của Khun sa hoạt động trở lại càng ngày càng mạnh dưới sự điều động của Charm Herng, con trai ông. Cơ quan Chấp Pháp Ma Tuý Mỹ ( US Drug Enforcement Agency) ước lượng Miến Điện sản xuất 2500 đến 2800 tấn nha phiến trong năm 1999 . Năm 1998 chỉ có 1700 tấn. Riêng ma tuý dưới dạng thuốc viên gọi là Yah Bah (amphetamines) vẫn 300 triệu viên hàng năm, từ nhóm của UWSA (Quân Đội Quốc Gia Wa Thống Nhất) và nhóm của MTA (Mong Tai Army của Khun Sa)cộng lại. Con đường thông thương heroin biến đổi từ Tàu, Việt nam, Cambodia, Thái và Miến tuỳ theo tình thế không lúc nào ngưng hoạt động. Chỉ có 1 nỗ lực đa quốc gia, không tham nhũng, hối lộ, phối hợp đồng bộ mới có thể diệt trừ được. Nhưng tiếc thay việc che chở, chứa chấp và ngay cả bảo vệ bọn ma tuý để độc chiếm thị trường luôn làm 1 trong những quốc gia kể trên ngấm ngầm thực hiện như vẫn hằng xảy ra trong quá khứ khiến việc bài trừ ma tuý vẫn luôn mang lại thất bại.

KẾT LUẬN:

Định luật kinh tế là thế. Khi nhu cầu tồn tại, ắt có cung cấp. Một điều mỉa mai, chính những người thực sự canh tác cây thuốc phiện, nghèo vẫn hoàn nghèo . Hàng năm cơ quan chấp pháp bài trừ ma túy Mỹ (US DEA) bỏ ra khoản ngân sách khổng lồ vỗ béo các chính quyền Miến Điện và Thái. Đúng ra Mỹ cũng cần Lào Cộng, Việt Cộng và Tàu Cộng hợp tác nhưng có lẽ vì những ác cảm cố hữu với những quốc gia Cộng Sản nên mọi nỗ lực của Mỹ vẫn có khuynh hướng đơn điệu. Bọn thu mua, chế biến, các thế lực võ trang, chẳng bao giờ hề hấn. Chúng chỉ ngưng 1 thời gian, hoặc di chuyển qua biên giới là mọi sự êm xuôi. Không hề có sự đồng loạt tiểu trừ ma túy qui mô.

Hãy đặt chúng ta trong tình cảnh người dân miền núi. Khi quân đội Thái mở cuộc hành quân đốt phá ruộng rẫy, chẳng ông tướng nào đói, chẳng tổ chức buôn lậu nào nghèo mà chỉ những người dân thấp cổ bé miệng này chịu khổ. Họ làm cái gì trên núi để sống? Dĩ nhiên khi quân đội Thái kéo đi, họ lại tiếp tục trồng trọt. Bằng không thì đói. Cho dù có trồng trọt, họ cũng chỉ đủ ăn. Không người Shan hay Hmong nào giàu cả. Trái lại, họ đầu quân để bảo vệ nương rẫy nhưng thực ra bị lợi dụng để bảo vệ cho các lãnh chúa thuốc phiện. Thái, Miến, Việt Nam, CIA giết hại họ và ngay cả những phe nhóm trong bọn họ giết nhau, để làm giàu cho bọn con buôn quốc tế.

Lấy nồi cơm của họ, xin các ông bà DEA ban chọ họ cái gì đút vô miệng. Trích ra 1 ít tiền nuôi chính quyền Thái, Miến dành cho 1 chương trình quy mô phát triển nông nghiệp miền núi. Mang điện nước, cơ giới đến tận mọi bản làng, để họ thấy được rằng với văn minh hiện đại, không cần trồng những thứ ấy mà vẫn no ấm. Nhà nhà sung túc, nơi nơi an ninh, ai muốn đi lính cho Khun Sa? Tất cả những ngân khoản ấy chắc chỉ bằng 1 phần nhỏ DEA chi tiêu hàng năm cho bọn chính quyền vùng Tam Giác Vàng . Bây giờ Meta xin đặt câu hỏi:

DEA muốn tiêu diệt người thiểu số hay muốn được tiếng nhân đạo? Tiêu diệt người thiểu số thì ma túy còn. Nâng cao mức dân sinh người miền núi thì vừa thu phục lòng người mà hiểm họa ma túy sẽ mất. Nếu người Mỹ không thương họ thì hãy thương lấy chính mình. Ma túy đang ung hoại xã hội nước Mỹ đấy.

HẾT.


Metamorph.
Tác giả giữ bản quyền.