Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Không nơi nào khích động hận thù hay xúi bẩy chống lại VN.
    Đọc câu này tớ ko biết phải cười thế nào đây [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], tin được câu này tớ chết liền [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Còn đoạn khinh miệt văn hóa Mĩ, chả cứ gì VN mà thậm chí dân Châu Âu nó cũng ghét văn hóa Mĩ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    "Quan sát các lỗ đạn trên tường ở Biên Hòa, tôi cũng không thể dự kiến cảnh tàn sát gieo tàn phá Việt nam suốt 16 năm chiến tranh theo sau. Hơn 4 triệu chiến sĩ và dân cư 2 miền - ước chừng 10/100 dân số lúc ấy - chết hoặc bị thương. Hầu hết binh sĩ miền Nam được chôn cất trong thổ ngơi của gia đình. Ngược về hướng bắc trong cuộc du lịch sau chiến tranh, tôi thấy những mộ bia bằng đá trắng trong nghĩa địa mỗi làng, mỗi tấm khắc 2 chữ Liệt Sĩ. Nhưng mộ huyệt chỉ trống không; những tử thi đã vị vùi lấp bằng xe ủi đất thành những mồ chôn tập thể, nơi họ gục ngã."
    "Không ai có thể tưởng tượng rằng sẽ có hơn 3 triệu người Mỹ phục vụ quân dịch tại Việt Nam - hay 58 ngàn người bị tiêu diệt trong rừng, trên ruộng và tên của họ được khắc 23 năm sau, trên một đài tưởng niệm tọa lạc gần đài tưởng niệm Washington và Lincoln."
    Chưa có thời gian đọc hết bài của bác Metamoph, nêu vài ý kiến cho đoạn đầu thôi: Thiệt hại của nc Mỹ thì rõ rồi, so với thiệt hại của người Việt ta ra sao? con số 4tr người chết thì có bao nhiêu % chết vì vũ khí của Mĩ?
    Vụ Mĩ Lai, đó là người Mĩ giết người Việt, người Việt giết người Việt phải khác chứ? Học cùng một trường học, mâu thuẫn đánh nhau là chuyện thường, cứ thử cho thằng khác trường vào bố láo xem? Bác vác cái vụ Khang Hy vào tôi thấy k hợp lý! Đó rõ ràng là đã đc sử sách ca ngợi truyền tụng đến ngày nay, ngoài ra còn là chính sách mị dân Mãn Hán 1 nhà của Khang Hy, nó k phải là một cuộc chiến tranh! làm gì có chuyện chiến tranh mà nhân đạo với đối phương? Nếu tính cả thế kỉ 20, có lẽ đã có 10 tr người VN chết, do nội chiến, do chết đói, do ... nhưng có thể thấy là do can thiệp từ những nc khác là một trong những nguyên nhân cơ bản. Ngày nay nc ta độc lập, tuy là chưa mạnh để có thể đc các nc khác vị nể nhưng cũng đc rồi.
    Còn vụ băng đĩa Thúy Nga ấy mà, tôi thấy cấm thì cấm, chứ tôi xem hoài, chỉ xem các nữ ca sĩ thôi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], còn tuyên truỳên gì ấy thì nhà nc ta lo xa, dân ta có đầu DVD, có LCD/tivi màn hình phẳng, có amli karaoke mà xem Paris by night thì cứ yên tâm, nghe xong rồi quên ngay ấy mà, chả ai muốn đang yên lành lại đi vào lên trụ sở Ca viết tường trình cả [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Mà ngày nay Đảng cũng chả bao giờ phát động cái chuyện chém cha chém mẹ cả! (có thời CM ruộng đất, qua lâu òi, bác đừng dụ khị chúng em [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], sau cm lúc nào mà chả có thanh trừng, cm Pháp, nội chiến Mĩ, đầy [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG])
    "“Con đường hướng về miền Tây của đế quốc,” viết bởi George Berkeley, một giám mục hệ phái Angelican, và cũng là một triết gia rao tin về những chân trời mới phía trước, khi ông khởi hành từ Anh sang Mỹ năm 1726. Một thế kỷ sau, những người Âu Châu khác, lập lại sự tán tụng của ông về xã hội mới. Với Hegel, Mỹ là miền đất của tương lai, mời gọi tất cả những ai mệt mỏi với cựu lục địa, khi Tocqueville nhận ra Mỹ như một ngọn hải đăng, về thể chế dân chủ của nó, sự phong phú tài nguyên thiên nhiên và cơ hội thăng tiến cá nhân như một kiểu mẫu lý tưởng so với một Âu Châu suy đồi, rách nát bởi nghèo đói, vô vọng, căng thẳng giai cấp và xáo trộn ý thức hệ. Ý tưởng sự duy nhất cũng gây phấn khởi cho người Mỹ và cụm từ “vận mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny, xin đọc thêm phần chú dẫn 1 ở cuối đề tài) biểu thị niềm tin vào nghĩa vụ phân phát phúc lợi cho những nền văn minh kém thuận lợi hải ngoại.
    Cụm từ ra đời năm 1845 nhằm cổ động sự sát nhập Texas, biện hộ cho sự bành trướng lãnh thổ của họ về phía những biên giới thiên nhiên. Nó là khẩu hiệu của những nhà cải cách, người bảo trợ cho đạo luật Điền Thổ (Homestead Act, xin đọc thêm phần chú dẫn 2 ở cuối đề tài.) nhằm mở những địa hạt mới cho những tiểu điền chủ, trong số những di dân người Đức, Ái Nhĩ Lan vượt thoát sang Mỹ tìm kiếm an ninh và tự do. Sau đó nó được khuếch đại bởi những người lý tưởng chủ nghĩa như Walt Whitman (1819-1892), một thi sĩ chuyên sáng tác những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, người dự kiến Mỹ sẽ chiếu rọi hạnh phúc, tự do của nó đến những nền văn hóa cổ kính Á Châu. Sau này, những người cấp tiến như John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, thuyết phục rằng họ khuếch trương đạo lý tự do đến Việt Nam như một liều thuốc giải trừ độc tài, có lẽ mượn ý tưởng từ Whitman:

    Facing west from California's shores,
    Inquiring, tireless, seeking what is yet unfound,
    I, a child, very old, over waves, towards the house of maternity,
    the land of migrations, look afar,
    Look off the shores of my Western sea, the circle almost circled;
    For starting westward from Hindustan, from the vales of Kashmere,
    From Asia, from the north, from the God, the sage, and the hero,
    From the south, from the flowery peninsulas and the spice islands,
    Long having wander'd since, round the earth having wander'd,
    Now I face home again, very pleas'd and joyous,
    (But where is what I started for so long ago?
    And why is it yet unfound?)

    Học thuyết vận mệnh hiển nhiên khác với chủ nghĩa thực dân thịnh hành đầu thế kỷ 20. Nước Mỹ cũng vươn tay nắm quần đảo Hawaii, Guam và một phần Samoa và tiến chiếm Puerto Rico, Cuba và Phi Luật Tân sau khi đánh bại Tây Ban Nha năm 1898. Nhưng trong khi những quyền lực Âu Châu chia cắt Á Châu, Phi Châu, rất ít xu hướng Mỹ chinh phục các lãnh thổ hải ngoại. Trái với Âu Châu, thèm khát những nguyên liệu sống và cửa khẩu cho kỹ nghệ, nước Mỹ có thể trông cậy vào tài nguyên của nó và thị trường bao la rộng lớn quốc nội. Ngoài ra, từng là kẻ nổi loạn chống thực dân Anh bạo ngược, tự trong bản năng, người Mỹ xua đuổi ý tưởng thống trị kẻ khác. Những nhà tư tưởng xuất chúng thời ấy như Andrew Carnegie và hiệu trưởng đại học đường Havard, ông Charles Eliot, chống đối kịch liệt chủ nghĩa đế quốc, khẳng định trong tranh luận của họ là nó vi phạm quy luật thị trường tự do.
    Nhờ thế, Cuba được trao trả độc lập. Đề xướng bởi Haiti và San Domingo trở thành thuộc địa Mỹ bị từ khước. Không giống Âu Châu, Mỹ tự chế không xúm vào cướp bóc Trung Hoa - và một cách đặc thù dùng một quỹ bồi thường thiệt hại gánh chịu trong cuộc nổi loạn quyền phỉ, trợ cấp cho học sinh Trung Hoa tại Mỹ. Phi Luật Tân, sở hữu chủ yếu vẫn còn sự giám hộ Mỹ, cuối cùng bị chinh phục sau cuộc trường kỳ bình định báo trước chiến lược Mỹ tại Việt Nam. Nhưng sự chiếm hữu quốc gia quần đảo ấy chỉ là miễn cưỡng. Tổng thống William McKinley sau này thú nhận:”Sự thực là tôi không muốn Phi Luật Tân, và khi nó đến như một món quà của Thượng Đế...chúng ta không còn gì chọn lựa khác hơn là nhận lãnh và giáo hóa người Phi Luật Tân ... và nhân danh Chúa, làm những gì tốt nhất cho họ.”"



    "Thật là một xuyên tạc trắng trợn khi cho rằng sự hiện diện của người Mỹ ở nước ngoài luôn thể hiện lòng bác ái, vị tha. Những thương vụ lớn khai thác, bóc lột “các anh em da màu” ở Phi Luật Tân cũng như sự thao túng kinh tế ở châu Mỹ La Tinh, thường binh vực các bạo chúa địa phương để bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Nhưng một khuynh hướng phổ biến hơn trong chủ nghĩa bành trướng của Mỹ là truyền bá phúc âm - như thể Mỹ phải thi hành những nghĩa vụ thiêng liêng được Thiên Chúa lựa chọn để cứu độ thế giới"

    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], một cách hùng biện để bào chữa cho nc Mĩ! Mĩ chết mấy ngàn người ở vụ 11/9, và nó đem tàu sân bay, Tawmahok trút vào người Irac để hả giận, sau lại bảo Saddam k liên quan đến Alqeda, tội cho Saddam quá! Chống Mĩ rồi bị Mĩ đem ra làm lá chắn, bài học cho kẻ nào yếu mà chống Mĩ nhé [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    "Nhưng nhiều hơn những tấn tuồng khác, sự sụp đổ Việt Nam, sự thất trận duy nhất trong lịch sử Mỹ, làm mất đi niềm cao ngạo về tính siêu việt của mình."

    Tôi tự hào là người VN, và có quốc gia nào can thiệp vào tổ quốc tôi, tôi sẽ k cam chịu đâu, bất kể nc ấy có đem $ rải khắp VN này [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Còn vụ Tàu Khựa ấy mà, bác cứ chờ mà xem, thế hệ chúng tôi sẽ tạo tiền đề để con cháu chúng tôi làm việc, bác cứ lo tập dưỡng sinh đặng sống cho lâu mà chờ ngày ấy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Tiểu bá Việt Nam, ôi! [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #13
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Đây là cái nhìn của một nhà báo Mỹ. Nếu thời buổi bây giờ, ta vẫn còn chỉ biết căn cứ vào sách vở của nhà nước thì quả tình chúng ta không thể học hỏi được gì.

    Ông tác giả này giỏi hay dở, sai hay đúng Meta không cần biết, nhưng chúng ta cần biết ý kiến của thế giới.

    Cứ bịt mắt bưng tai mỗi khi nghe, đọc cái gì trái ý nhà nước thì còn lâu mới tiến bộ.

    Nếu cảm thấy bài viết của ông này độc hại cho "tổ quốc" thì yêu cầu ban điều hành xóa đi. Rồi từ đó chẳng biết ai nói gì đến mình nữa.

    Hèn chi du học sinh VN ra ngoại quốc rất kém về tư duy và khả năng lãnh hội. Đâu phải đọc ý kiến người ta thì phải tin người ta đâu.

  4. #14
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    4
    Ờ, ông nhà báo này viết hay, là cái nhìn từ phía Mĩ. Tôi nhìn từ phía tôi là người Việt Nam, (có thể gọi là Việt cộng cũng đc), ông ấy đâu có nhắc đến Khang Hy, Pari by night..[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Đúng hay sai còn tùy thuộc vào tư tưởng của mỗi người. Nhà nc làm có đúng có sai, bới sai thì dễ, làm mới khó. Bịt mắt bưng tai gì, bọn tôi cũng tiếp xúc văn hóa Mĩ suốt, k mù thông tin đâu bác Mecta ạ. Thời buổi internet mà, BBC, CNN đều đọc đc cả.


    Bằng giọng thô lỗ quân sự, đô đốc Thomas H. Moorer, cựu tham mưu trong bộ tổng tư lịnh, phát biểu :"Chúng ta nên chiến đấu ở miền Bắc, nơi mọi người đều là quân địch, nơi bạn không phải lo ngại việc thương vong dân sự. Tại miền Nam, chúng ta phải đối phó với phụ nữ giấu lựu đạn trong nịt ngực hay trong tã của em bé sơ sinh. Tôi nhớ lại 2 binh sĩ thủy quân lục chiến bị một em bé sát hại trong lúc đang dạy em chơi bóng chuyền. Nhưng Lyndon Johnson không muốn lật đổ chính phủ miền Bắc. Thật tréo ngoe, mục đích độc nhất của chiến tranh là lật đổ một chính phủ bạn không thích."


    Ờ, ông đô đốc này bại là phải, đến việc ông ấy đứng ở Bắc hay ở Nam thì cũng là đứng trên đất của người VN, lại còn đòi chém đòi giết [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG], chết có 58000 mạng mà đã tiếc! Người Việt chết biết bao nhiêu mà bác Mecta cứ tuyên truyền dùm Mĩ thế [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]. Tôi nêu ý kiến của tôi đấy, khỏi tranh cãi (đâu có đi tới đâu phải k bác Mecta?) Đã đọc đc nửa bài, đoạn này Mĩ coi xương thịt người VN k bằng thịt bò, Bác mecta biết quý sinh mạng người Mĩ quá!
    Về chuyện Campuchia, trên quan điểm của tôi, tiếc là chưa giết hết đc người Cam, chí ít cũng phải san bằng khu đền Ăngco thành bình địa. Mặt này tôi rất giống Mĩ phải k? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG].
    Tôi nhìn về tương lai, xem xét lịch sử để rút kinh nghiệm thôi bác Mecta ạ. Tôi k phán xét người chiến thắng và hối tiếc cho kẻ bại trận đâu. Bài pot của bác hay lắm, bác giữ gìn sức khỏe đặng còn post nhiều bài cho mọi người đọc. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #15
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Cám ơn bạn đã đọc. Meta post bài này nhưng không đồng ý với ông ta nhiều chỗ lắm. Nhưng không đồng ý cũng không được sửa bài của người ta.
    Phải đọc để biết họ nghĩ gì. Còn đúng hay sai thì mỗi người đã có định kiến riêng, dễ gì vì bài này mà thay đổi.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tay nhà báo này viết về Việt Nam có nhiều cái đúng nhất là thời điểm sau chiến tranh nhưng đọc cứ thấy quan điểm 1 chiều thế nào ấy, lời văn của ông ta thiếu khách quan mặc dù có cảm giác ông ta rất muốn thể hiện cái nhìn khách quan của mình. Tuy nhiên cũng hiểu rằng ông ta là người ngoại quốc có quan điểm, và cái nhìn khác nhưng ( xin lỗi BQT nhé nếu thấy bậy quá thì phạt cũng dc ) ĐCM nó, ẩn sau bài viết của nó, nó viết về người Việt Nam như những kẻ mọi rợ và khinh miệt còn chúng nó thì văn minh tử tế, đọc ko tiêu hóa nổi.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Bài đọc thêm bổ túc cho bài trên



    1- Manifest Destiny (Vận mệnh hiển nhiên.)

    Năm 1845, một lãnh tụ đảng Dân chủ và cũng là một biên tập viên một tờ báo tăm tiếng tên Johm L. O’sullivan đặt tên “vận mệnh hiển nhiên” cho phong trào tiến về miền tây, mở rộng biên giới quốc gia. Nhằm mục đích cắt nghĩa niềm khao khát của nước Mỹ trong phong trào mở nước, và để trình bày một lý do cho việc xác nhận quyền làm chủ những địa hạt mới, ông viết :
    -“…quyền “vận mệnh hiển nhiên” của chúng ta để bành trướng và sở hữu toàn thể lục địa mà Thiên Thần Bản Mệnh đã cho phép chúng ta sự triển khai sự thực nghiệm vĩ đại về tự do và sự địa phương tự trị trong khuôn khổ phát triển liên bang. Đó là quyền giống như quyền của cây cỏ đối với không khí và đất màu cho sự mãn khai nguyên tắc của nó và vận mệnh của sự tăng trưởng.”
    Vận mệnh hiển nhiên trở nên lời hiệu triệu toàn cõi nước Mỹ. Ý tưởng vận mệnh hiển nhiên đã được phổ biến trên báo chí, được quảng bá và tranh luận bởi các chính khách toàn quốc. Khái niệm vận mệnh hiển nhiên trở nên ngọn đuốc soi đường cho nỗ lực khai phá miền viễn Tây nước Mỹ.
    Không quốc gia nào tồn tại mà không có vài ý thức về vận mệnh hay mục đích quốc gia.
    Vận mệnh hiển nhiên – Một cụm từ dùng bởi các nhà lãnh đạo và chính trị gia năm 1840 để cắt nghĩa sự mở rộng quốc gia của nước Mỹ – sống động hóa ý thức “sứ mệnh” hay vận mệnh quốc gia của Mỹ.
    Người Mỹ cảm thấy sứ mệnh mở rộng “biên cương tự do” cho những người khác bằng cách truyền đạt lý tưởng và niềm tin vào thể chế dân chủ của họ cho những người có khả năng tự cai trị. Nó loại trừ những người được coi như không có khả năng tự trị như dân da đỏ hay những người không phải da trắng.
    Nhưng cũng có những lực lượng và nghị trình chính trị khác xen vào. Khi dân số của 13 thuộc địa đầu tiên tăng trưởng và kinh tế Mỹ phát triển, ước vọng và nỗ lực mở rộng lãnh thổ ngày càng tăng. Với nhiều nhà thuộc địa chủ nghĩa, đất tiêu biểu cho tiềm năng lợi tức, sự thịnh vượng, tự túc và tự do. Lấn sâu vào các biên giới miền Tây cung hiến những cơ hội tự thăng tiến.
    Để hiểu về Vận mệnh hiển nhiên, việc quan trọng là phải hiểu nhu cầu và khát vọng mở mang của Mỹ. Những điểm sau đây minh họa vài áp lực kinh tế, xã hội, chính trị đề xướng sự bành trướng Mỹ:
    - Mỹ đã đang trải qua một thời kỳ dân số đông vì di dân và mức sinh đẻ cao. Và cũng vì canh nông cung cấp các cơ cấu kinh tế chủ yếu, những đại gia đình canh tác trên nông trại được coi như tài sản. Dân số Mỹ lớn từ 5 triệu năm 1800 đến 23 triệu chỉ trong vòng nửa thế kỷ. Điều này, nhu cầu bành trướng sang những địa hạt mới để dung chứa mức tăng trưởng mau chóng này. Người ta ước tính rằng 4 triệu người Mỹ tiến về miền Tây giữa 1820 – 1850.
    - Nước Mỹ chịu 2 cuộc khủng hoảng kinh tế – năm 1818 và 1839. Những khủng hoảng này thúc đẩy dân cư tìm sinh kế ở những vùng biên giới.
    - Đất biên giới rẻ và trong nhiều trường hợp, miễn phí.
    - Lấn sâu vào khu vực biên giới mở ra một cơ hội thương mại mới nói chung và thăng tiến cá nhân nói riêng.
    - Sở hữu đất đai luôn kèm theo sự thịnh vượng, tự túc, quyền lực chính trị và tự trị.
    Những thương gia hàng hải thấy một cơ hội phát triển, thăng tiến thương vụ mới bằng cách xây những hải cảng bờ biển Tây nhằm gia tăng việc trao đổi hàng hóa với các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương. Xin tham khảo:
    http://www.pbs.org/kera/usmexicanwar...st/d2aeng.html
    Lịch sử Mỹ xây dựng trên một niên biểu của những sự kiện quan trọng, mỗi sự kiện có một nguyên nhân và hậu quả ứng nghiệm vào một sự kiện khác. Những sự kiện lịch sử được trình bày trong lịch sử một cách mơ hồ, bị trói buộc vào một thời điểm, hay một sự kiện đang diễn ra. Nói cách khác, Vận mệnh hiển nhiên là một hiện tượng. Một hiện tượng thường hạn chế trong thời gian và không gian, không trường cửu. Nó không thể bị trói buộc vào một ngày, một sự kiện hay ngay đến một thời điểm. Vận mệnh hiển nhiên hiện hữu và vẫn tồn tại như một triết lý bao quát lịch sử Mỹ như một tổng thể. Vận mệnh hiển nhiên là một ý thức hệ trừu tượng sáng tạo lịch sử Mỹ. Bằng một cách đơn giản nhất, Vận mệnh hiển nhiên có thể được định nghĩa là “Một phong trào.” Chi tiết hơn, nó là một hệ thống khái niệm và đức tin làm động cơ cho đời sống và văn hóa Mỹ.

    2- Luật điền thổ (The Homestead act.)

    Đạo luật điền thổ năm 1862 là 1 trong số những văn kiện lập pháp quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ. Ký thành luật bởi Abraham Lincoln sau khi các tiểu bang miền nam ly khai, đạo luật này trao một số lượng to lớn điền thổ quốc gia vào tay tư nhân. 270 triệu mẫu đất hay 10/100 diện tích Hiệp Chủng Quốc đã được xác nhận và giải quyết dưới luật này.
    Một ứng viên luật điền thổ chỉ cần là một chủ gia đình và ít nhất 21 tuổi là đủ để xin khai khẩn 160 mẫu đất. Mọi di dân, nông dân chưa có đất từ miền đông nước Mỹ, phụ nữ độc thân và các cựu nô lệ có cơ hội “thử thách” và làm chủ đất miễn phí. Mỗi ứng viên phải cư ngụ, dựng nhà và khai khẩn trong vòng 5 năm để hội đủ điều kiện thử thách. Một lệ phí 18 đô la phải được đóng cho nhà nước, nhưng sự hy sinh và vất vả trong 5 năm mới là giá phải trả cho những di dân đầy hy vọng.
    Thủ tục hành chính.
    Các ứng viên đạo luật điền thổ phải nộp đơn ở sở điền địa gần nhất. Một kiểm điểm ngắn gọn về quyền sở hữu miếng đất đã thuộc về ai hay vẫn còn trống, luôn mô tả bằng tọa độ trên bản đồ. Các đương đơn đóng 10 đô la để tạm thời làm chủ, và 2 đô tiền hoa hồng cho người môi giới đất.
    Với đơn xin và biên nhận trên tay, ứng viên điền chủ quay về mảnh đất của mình, xây nhà và khai khẩn – cả nhà và khai khẩn trong vòng 5 năm là 2 điều kiện thử thách để chính thức làm chủ. Khi hoàn tất thời hạn 5 năm, sẵn sàng hợp thức hoá điền thổ của mình, ứng viên cần 2 hàng xóm hay 2 người bạn làm chứng về công trình khai khẩn và ký nhận hồ sơ “thử thách”.
    Sau khi hoàn tất văn kiện cuối cùng này và đóng 6 đô la lệ phí, (tổng cộng 5 năm và 18 đô la), điền chủ nhận giấy chứng nhận chủ đất ký tên bởi tổng thống đương nhiệm. Giấy này thường được trang trọng treo tường để chứng nhận cho sự vất vả, nghị lực của chủ đất.
    Luật điền thổ bị hủy bỏ năm 1976 trên toàn quốc, riêng Alaska thì vẫn còn hiệu lực cho đến 1986. Alaska là 1 trong những nơi chót trong nước luật điền thổ vẫn là một sinh kế khả dĩ vào cuối thế kỷ. Đạo luật Taylor Grazing Act năm 1934 thu nhỏ diện tích đất đai cho những di dân tiến về miền Tây. Vì hầu hết đất hoang đã có chủ từ nhiều thập kỷ trước, sau khi luật Taylor Grazing Act ban hành, các ứng viên điền thổ giảm đi rất nhiều.
    Luật điền thổ 1862 được đánh giá là ý niệm cách mạng nhất về phân phối đất đai trong lịch sử Mỹ. Âm hưởng của văn kiện pháp lý này còn vang vọng khắp nước Mỹ ngày hôm nay, nhiều thập kỷ sau tiếng rao:” Đất hoang miễn phí” đã dần phai vào im lặng.
    Nguyên văn đạo luật : http://www.nps.gov/home/Homestead%20Act%20of%201862.htm

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    thông tin thêm về vụ thúy nga với asia em up cái bìa này bên chuyển luận cho mấy bác cói dân ta ở hải ngoại nói gì :


    Tản mạn nhân xem DVD “Thế giới tình yêu”:

    Một màn tuyên truyền hạ cấp

    Hà Giang



    Xem qua sô nhạc Thế giới tình yêu của nhóm bầu sô Asia ở Bolsa bên Mỹ, tôi có cảm tưởng đó là một loại phó sản hổ lốn. Hổ lốn là vì nó pha trộn giữa âm nhạc với chính trị và xuyên tạc. Thật ra, nếu nhóm bầu sô Asia là một tổ chức chính trị thì điều đó cũng không có gì đáng nói; đàng này họ nhân danh làm nghệ thuật để chèn vào đó những loại chữ nghĩa chính trị chống cộng và cả chống phá Việt Nam mới là điều đáng bàn.

    Chủ đề của chương trình ca nhạc là tình yêu. Nếu chỉ nghe qua hai chữ khá ước át này, người ta sẽ nghĩ đây là một sô nhạc ca ngợi tình yêu, nhưng sự thật thì không phải vậy. Sự thật nó là tập hợp những bài hát trước năm 1975 nói về lính, nhạc sáng tác sau 1975, cải lương, hài kịch, và … tuyên truyền chống cộng.

    Trong các nhóm làm bầu sô nhạc trong cộng đồng người Việt ở Bolsa (hay ở Mỹ nói chung), nhóm Asia nổi đình nổi đám vì thái độ chống cộng, chứ không phải vì xuất sắc trong nghệ thuật hay âm nhạc. Điểm qua các “sản phẩm” của nhóm bầu sô Asia, chúng ta dễ dàng thấy một sự luyến tiếc của một Việt Nam Cộng Hòa nối dài, một cảm tình có thể hiểu được vì đó là thể chế mà họ từng sống qua. Nhưng từ loại tình cảm lưu luyến ấy, họ quay sang hằn học những kẻ chiến thắng đã làm cho họ phải lưu vong hay chọn lựa sự lưu vong. Nhưng cái gì mang nặng tình cảm thì lý trí sẽ bị lu mờ. Chính vì tâm lý và thái độ hằn học chống cộng trong máu của họ (cũng như trong máu của phần lớn người theo đạo công giáo) đã biến họ thành những cái loa thiếu lý trí, những cái loa nói cho lấy có lấy được mà bất chấp sự thật ra sao. Nói tóm lại là họ lợi dụng âm nhạc để làm tuyên truyền chống cộng.

    Tuy nhiên, có lẽ vì học không thuộc bài tâm lý chiến nên nhóm bầu sô Asia làm tuyên truyền quá lộ liễu và rẻ tiền. Buồn cười nhất là những cách nói của Nam Lộc, thay vì giới thiệu bài hát, phân tích cái hay, cái đẹp của nhạc phẩm, thì Nam Lộc quay sang dùng tựa đề bài hát để tuyên truyền. Chẳng hạn như khi giới thiệu bài Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy (chẳng biết Asia có ăn cắp bài của nhạc sĩ hay không), Nam Lộc tố cáo chính quyền Việt Nam nhượng đất biển cho Trung Quốc! Nam Lộc cho chiếu lá thư của ông Phạm Văn Đồng viết cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1958 như là một chứng từ. Hình như Nam Lộc không đủ tri thức để biết rằng công điện của ông Phạm Văn Đồng khi nói sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Mà, dẫu cho có nói đi nữa thì công điện đó không có giá trị pháp lý. Nếu Nam Lộc mà làm luật sư cho phía Trung Quốc thì quả là một trò hề, vì nó chứng tỏ trình độ hiểu biết của Nam Lộc còn kém cõi quá. Nói gì thì nói, cách màn tuyên truyền của Nam Lộc quá vụn về, quá nghèo nàn, quá xuẩn vì bài nhạc chẳng dính dáng gì đến chính trị cả.

    Thật ra, Nam Lộc không đủ khả năng tri thức để tự mình phân tích cái hay và cái đẹp của bài Tình ca nên phải xoay sang làm một cái việc ít cần động não hơn là chửi cộng sản. Ai đó cần phải nhắn với Nam Lộc rằng nếu muốn chống cộng thì nên đọc sách nhiều hơn nữa, trang bị cho mình vài kiến thức cần thiết, và nhất là phải dùng đến cái đầu (bộ não) để phân tích và suy nghĩ, chứ đừng tuôn ra những câu chữ chống cộng theo đường mòn cứ như là kẻ bị động kinh. Đóng vai người lớn có suy nghĩ khó hơn nhiều so với đóng vai một kẻ điên.

    Chẳng những tuyên truyền mà nhóm bầu sô Asia còn xuyên tạc. Xin lấy ví dụ khi Nam Lộc giới thiệu “bài ruột” của Mr Đàm nói về số phận các em bé nghèo nàn ở thành phố, Nam Lộc mớm cung cho cô Nguyễn Hồng Nhung nói về những nghèo khó của các gia đình Việt Nam và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở trong nước. Ôi, nghe qua những gì cô nói tôi tưởng tượng ra cảnh một cô bé tội nghiệp đang bị con cáo già lờn vờn đe doạ để than vãn về số phận trung lưu của mình. Điều khôi hài ở đây là cái cô từng nổi đình nổi đám phơi bày vú và bộ phận sinh dục trên internet lại có dịp nói về “cái nghèo” của gia đình cô có cha là kiến trúc sư!

    Nam Lộc cho trình chiếu một cảnh phim do đài SBTN quay lén ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những cảnh các em bé lang thang và đỉ điểm về đêm, rồi gào lên rằng quê hương vẫn còn đau khổ trong “gông cùm cộng sản”. Cảnh nghèo nàn đó có thật, cũng như cảnh nghèo nàn ở bất cứ nước nào, kể cả Mỹ, là một sự thật. Cảnh đó không nói lên điều gì cả, ngoại từ nó là thức ăn cho những bộ óc lười suy nghĩ để phun ra những lời nói hài hước chống cộng. Nam Lộc, một kẻ Mỹ con, nói mà không biết ngượng, vì chính nước Mỹ mới là nơi mà khoảng cách giữa giàu và nghèo lớn nhất thế giới. Có ai ngu xuẩn đi quay vài cảnh tồi tàn trong xóm phố người da đen ở Los Angeles hay cảnh người Việt lang thang ăn xin ở Bolsa để nói rằng Mỹ nghèo không? Chỉ có những con người mà bộ óc thiếu tế bào trí tuệ mới làm việc đó. Thật là một màn xuyên tạc rẻ tiền!

    Nhưng có lẽ chúng ta không kỳ vọng Asia có tri thức khá được. Khác với nhóm Thúy Nga vốn có MC với trình độ khá cao, nhóm Asia chỉ phụ thuộc vào MC Nam Lộc và Việt Dũng, hay những cô mới được Asia dạy dỗ như Thùy Dương. Trong nhóm này chỉ có Nam Lộc là khá nhất, nhưng như vừa nói, cái khá đó cũng chẳng khác gì người chột trong đám mù. Thật ra, so sánh về kiến văn, cách sử dụng từ ngữ, lý luận, và tế nhị thì giữa Nguyễn Ngọc Ngạn và Nam Lộc thì Nan Lộc chỉ là kẻ thiếu học mà đòi làm sang, cố gắng làm người “hay chữ”. Còn lại những người như Việt Dũng và Thùy Dương thì thật khó nói, vì họ không có trình độ văn hóa (ở đây không nói đến học vấn mà họ cũng chẳng cao), chứ chưa nói đến kiến thức về văn học và nghệ thuật. Chính vì trình độ thấp, nên họ suy nghĩ kém; và do suy nghĩ kém, nên họ thường tuôn ra những lời nói vô duyên, lạc đề và làm dáng. Nghe mấy người này nói chuyện tôi cứ nổi da gà vì nó mang tính đóng kịch cực kỳ thô sơ và vô duyên.

    Đó là chưa nói đến các ca sĩ của họ (nếu gọi đó là những “ca sĩ”). Mấy năm gần đây họ mồi chài và thu dụng được Ngọc Huyền (từ Việt Nam sang, nổi tiếng với những giọt nước mắt giả tạo trong một màn nhạc kịch trước đây), Y Phụng (con của Minh Phụng, cũng mới đầu quân và bắt đầu thuộc bài chống cộng của Asia), hay Nguyễn Hồng Nhung (như đề cập trên). Bầu sô Asia sử dụng những người này như là những cái loa “chiêu hồi” để chống cộng. Những người như Ngọc Huyền hay cô Nguyễn Hồng Nhung mà nói về cộng sản thì quả là khôi hài, vì họ là thành phần ăn trên ngồi trước trong nước, là những người hưởng sự ưu đãi của chế độ với danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. Một người như thế mà khóc khi ca bài hát nói về tỵ nạn thì chỉ có thể nói là nước mắt giả tạo, loại nước mắt Lưu Bị để mua lòng của các bầu sô chống cộng để có một một “nồi cơm”. Nói về cô đào cải lương này, thiết tưởng cần trích lại trang blog của Hương Trà như sau:

    “Vào thời điểm 2002, việc nghệ sĩ sang Mỹ hát không rầm rộ như bây giờ và qui chế nhà nước đối với những vấn đề xảy ra trong các chuyến bay show đó khá khe khắt. Tôi có viết sổ tay nho nhỏ, đề cập tới vài nhân vật trong showbiz có những hoạt động bất thường ở Mỹ. Bài viết không nêu đích danh người nào, chỉ viết tắt. Trong đó có đoạn về Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền – cải lương, trong những chuyến bay show qua Mỹ bằng đường du lịch và ngụ tại nhà ca sĩ Thanh Tuyền, chị đã quen biết và chuẩn bị tiến tới hôn nhân với Mr. Don Nguyễn - con trai Thanh Tuyền, một sĩ quan trong không lực Hoa Kỳ. Do một số người quá khích hải ngoại phản đối các nghệ sĩ trong nước, nên ngày 26-6-2002 N.H đã xuất hiện trong buổi họp báo để thanh minh cho Thanh Tuyền rằng bà “không tiếp tay văn công Việt cộng” khi mời họ đến diễn tại Little Sài Gòn. Tuy viết tắt tên, nhưng N.H đã đến tòa soạn làm ồn ào và nhờ cậy một vài cây bút quen biết viết bài lật ngược lại câu chuyện của tôi.

    Bài báo này trích dẫn 2/3 bài viết của tôi với những nhận định đao to búa lớn kiểu như: Kẻ xấu tung tin đồn để hạ uy tín N.H, vì con đường hoạn lộ của cô đang phát triển tốt đẹp, cô sắp được đề bạt lên chức phó giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang...v..v..v… Chưa hết, N.H còn tuyên bố rằng các thông tin tôi đưa ra đều là tin vịt vì cô vẫn đang cô đơn đợi chờ tình yêu tới và khẳng định không biết ông Don Nguyễn là ai. Kỳ thực, đây chỉ là tham vọng của N.H vì ngay thời điểm đó giới chức sân khấu thành phố đều xác nhận là chưa hề có cơ cấu nào đưa N.H vào hàng ngũ lãnh đạo ngành cả.




    Tháng 7-2005, Asia - Hành trình 30 năm chính thức phát hành DVD và tuồn về Việt Nam. Dư luận ồn ào không chỉ vì mức độ chống phá chế độ, mà tâm điểm trong đó là NSƯT Ngọc Huyền. Sau màn minh họa và các phóng sự di tản, ngôi sao cải lương Ngọc Huyền đã xuất hiện mở màn trong bộ áo dài đen tang thương, tóc xõa rũ rượi hát ca khúc Quê hương bỏ lại - được giới thiệu là một trong những tác phẩm âm nhạc của “giai đoạn đen tối”, cô đứng trước phông nền là các trại lưu trú cắm cờ vàng ba sọc, miệng gào lên điệp khúc: “Hãy nhớ và hãy nhớ, người Việt Nam đang lạc loài...”, trên mặt N.H hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trông rất bi ai…Nếu nghệ sĩ nào như thế thì miễn bàn, nhưng đây là người được ưu ái của chế độ, sống bình an sung túc từ nhỏ trong nước và cũng là nghệ sĩ trẻ nhất được phong tặng danh hiệu NSUT - tức là chả có gì để mà khóc than hết. Và cái sự diễn của N.H đã được tôi viết lại - đó gần như một câu chuyện kinh nghiệm về nghề nghiệp…” (hết trích dẫn).

    Gần đây thì thợ hát nhạc sến Như Quỳnh cũng “về nhà” Asia. Cô này là thần tượng của giới ưa nhạc sến. Nhưng có thể nói rằng cô có chút nhan sắc, nhưng không có tài. Là ca sĩ người ta phải truyền vào bài hát tâm tình của tác giả, phải “sống” với câu chữ của bài hát, hay nói chung là “thổi hồn” vào bài hát. Đằng này, Như Quỳnh là một thợ hát chính hiệu, vì cô chỉ hát như cái máy computer chứ không có cái gì đáng nói. Cách ăn nói của cô cũng vô duyên, mang tính đóng kịch, và khi đụng chuyện chính trị thì lại học khá thuộc bài xuyên tạc kiểu Asia.

    Nói tóm lại, Asia chẳng có gì để gọi là nghệ thuật để cống hiến cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Những sản phẩm của họ chỉ có thể nói là dạng thứ phẩm của một công ty hành nghề chống cộng núp danh nghĩa bầu sô ca nhạc.

    Người Việt ở hải ngoại hoài niệm về thời mình đã qua, nên không ngạc nhiên khi thấy hầu hết các sô nhạc hải ngoại đều tập trung vào những bài nhạc thời trước 1975. Ở đây tôi không nói hay hay dở (vì điều này còn tùy thuộc vào cảm nhận của người nghe và xem), mà chỉ muốn nói rằng một sự tập trung như thế nó nói lên sự dễ dãi và tâm lý theo đường mòn của giới bầu sô và có lẽ trong một nhóm người thưởng thức.

    Cái gì theo đường mòn thì khó có thể sáng tạo. Thật vậy, có thể nói rằng hình thức ca nhạc theo kiểu caberet mà nhóm Thúy Nga trình làng hơn 20 năm về trước cho đến nay vẫn không có gì thay đổi. Sân khấu hoành tráng. Vẫn màu mè, phường tuồng. Đèn sáng choang. Nhảy nhót. Hài kịch vô duyên. MC nói chuyện tầm phào để mua vui. Và quan trọng hơn hết là hát nhép.

    Hát nhép là một hiện tượng mới đây nhờ công nghệ vi tính và kĩ thuật thu âm. Không có gì hài hước bằng cái cảnh những “ca sĩ” kiểu như Như Quỳnh (và đồng nghiệp của cô ta) cầm micro “hát” mà ai cũng biết là dỏm, là hát nhép. Không có gì buồn cười và bỉ ổi bằng những màn mà “ca sĩ” nhảy nhót như điên nhưng âm thanh thì không hề nhiễu, bởi đơn giản chỉ vì hát nhép. Không có gì xấu hổ bằng cảnh một dàn nhạc kiểu Tây phương mà trong đó “nhạc công” say sưa đàn nhưng là đóng kịch, bởi vì tất cả đều đã thu âm. Các sô nhạc kiểu của Asia (hay Thúy Nga) quả là những màn kịch. Những màn kịch vụn về và nghèo nàn.

    Từ các sô nhạc kiểu caberet và hát nhép, nhóm bầu sô Asia sáng tạo ra kiểu tuyên truyền và xuyên tạc bằng nhạc. Phải nói chính xác hơn là lợi dụng buổi ca nhạc để tuyên truyền và xuyên tạc. Do đó, bên cạnh những bài nhạc trữ tình, đi kèm theo mấy câu nói mang nặng mùi chính trị vô duyên, làm cho người nghe và xem cảm thấy như bữa ăn ngon bị một con sâu làm thối món ăn. Thật vậy, những kiểu tuyên truyền rẻ tiền, những lối xuyên tạc hạ cấp của nhóm bầu sô Asia chỉ có thể mô tả là một loại phó sản về chữ nghĩa làm ô nhiễm bầu không khí nghệ thuật. Nếu họ muốn làm chính trị thì nên sản xuất hẳn một DVD cho mục tiêu đó, không nên lợi dụng nhạc để tra tấn người nghe như thế.

    Có thể nhóm Asia cho rằng việc họ làm là vì dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam (một loại kinh nhật tụng của giới chống phá Việt Nam ngoài này) và ai phản đối họ là cộng sản. Xin thưa là: không. Người viết bài này chẳng phải là cộng sản mà cũng không phải là “quốc gia” mà chỉ là một người Việt bình thường thích thưởng thức nhạc. Những tuyên truyền và xuyên tạc của nhóm Asia đã và đang làm trò cười cho người cộng sản và làm hạ cấp văn nghệ Việt Nam.

    Làm văn nghệ như ca nhạc là để xưng tụng cái đẹp, và qua đó góp phần nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Nhưng tiếc thay, một vài công ty bầu sô như Asia lại biến hoạt động văn nghệ thành hoạt động chính trị. Việc làm của họ chẳng những phản bội lý tưởng của nghệ thuật, mà còn gây chia rẽ người Việt trong và ngoài nước, trong lúc mà mọi người cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh. Tuy nhiên, đó chỉ là tàn dư của những đầu óc còn mang nặng hận thù, và chúng cũng sẽ tàn lụi theo thời gian trong khi cộng đồng người Việt ở nước ngoài phát triển. Thật vậy, một thế hệ trẻ đang lớn lên và lớn tiếng nói “không” một cách dứt khoát với loại hình thái chính trị phường tuồng đội lốt ca nhạc. Những sản phẩm của các công ty ca nhạc do thế hệ trẻ chủ trương đang cống hiến cho đồng hương những sản phẩm văn hóa tươi trẻ và hấp dẫn. Hy vọng các nhóm trẻ này sẽ nâng tân nhạc Việt Nam lên một tầm cao mới đúng với lý tưởng xưng tụng cái đẹp của hình thái nghệ thuật phổ thông này.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    xin hoỉ Phóng viên 1 câu rằng chuyện Thuý Nga với ca nhạc ở đây có liên quan chi đến Vn War ?


    đọc baì đầu cuả bác nhà báo ấy rồi . Laị 1 thằng đaọ đức yêu cáo giết cừu nữa . Đã rất kiềm kế khi còn goị kẻ đó là bác . Luận điệu từ đầu đến cuối , xộc lên 1 mùi maú hằn học cuả kẻ mong muốn cuộc chiến phaỉ còn keó daì , daì nữa , daì chừng nào Mỹ quốc và danh dự dân Mỹ được bù đắp . Tất cả những chuyện hay Mỹ làm đều được che vàng trét phấn rất kỹ , luôn luôn 1 luận điệu giaỉ phóng và khai hoá , ngay kế đó là ra xức bôi bỏ lớp vàng cuả đối phương để vạch caí khuôn mặt gớm ghiếc , kinh khủng của kẻ thù . Kẻ thù đen thì tức là ta trắng vâỵ . Rồi khốn kiếp nhất là so vụ Mỹ Lai và Huế 1 cách kinh tởm , khoe mẽ về sự trừng phạt thích đáng những kẻ gây nên vụ Mỹ Lai và chỉ trích taị sao phiá VN ko như vâỵ ( nếu cái kia goị là trừng phạt thích đáng được thì hoá ra Vn đã phạt thích đáng lắm rồi ) .

    Chính trị là 1 trò hề , nơi mà các phe đều cố tô vẽ cho mình , đồng cố xoá những lớp son tự tô vẽ cuả đối phương . Phe nào cũng vậy , chán lắm rồi .

    Chỉ có phần noí về sau chiến tranh là tôi xem được . Dù cái việc kể lể đó cốt để khoe mẽ những thành tựu người Mỹ đã làm ở đất nước naỳ , hòng lấy caí công bù caí tôị . Nhưng caí ông ta nêu tôi ko có ý kiến gì , vì quá nhiều phần nói tôi thấy đúng ( ít nhất là trong vòng hiểu biết cuả tôi ) .

    Còn bao nhiêu ngaì đaọ đức giết người như laõ nữa ? Đồ nhà báo ăn thịt người ?

  10. #20
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    @yevon: sao chửi lão nhà báo ghê vậy. Xem "Việt Nam thiên lịch sử truyền hình" chưa? Tên lão nhà báo này có trong mục credit đấy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG], dựng lại dựa theo cuốn sách Vietnam: a history của lão ấy chứ đâu [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG].
    http://en.wikipedia.org/wiki/Stanley_Karnow
    P/S: đang thử tìm cuốn Vietnam: A history; với lại cái bản gốc tiếng Anh mà meta dịch "Vietnam: the War nobody won" thử xem mặt ngang mũi dọc nó thế nào. Có mem nào có 2 ebook đó không?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •