Trang 1 của 13 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 125
  1. #1
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0

    Tại sao CN Mác-Lê lại chỉ du nhập được vào các nước đang pt

    Có 1 thắc mắc nho nhỏ thế này: Là tại sao CN Mác-Lê lại chỉ thâm nhập thành công vào các nước đang phát triển:Nga, TQ, VN, Cuba. Những nước mà xuất phát điểm của nó là phong kiến, trong khi nếu tớ nhớ không nhầm theo học thuyết của Mác thì muốn tiến lên XHCN phải đi qua TBCN, thế thì tại sao các nước TB, học thuyết của Mác lại không được sử dụng, trong khi ở các nước kia lại được. Có phải vì ở các nước kia, xuất phát từ xh chuyên chế Phương Đông, trong đó người dân phải tuân theo 1 thể chế duy nhất "vua chúa, or 1 Đảng lãnh đạo", khi người dân vẫn chưa được tiếp xúc nhiều với các học thuyết tự do, dân chủ như kiểu của Pháp, nên mới có thể thành công, còn ở các nước khác thì lại thất bại? Mong các cao thủ lý giải hộ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tại vì nó phù hợp với hoàn cảnh của các nước đó...

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Có 1 nguyên nhân lớn là vì học thuyết Mác hướng về sự giải phóng giai cấp bị thống trị bóc lột tàn tệ mà mấy nước đó giai cấp này chiếm số đông nên những đảng phái Cộng sản khi thành lập dễ dàng có được 1 sự ủng hộ lớn.
    Bây giờ Đảng viên cộng sản đi dụ mấy công nhân hưởng lương cao của các nước phát triển gia nhập Đảng mà lật đổ ông chủ thì họ có chấp nhận ko? [IMG]images/smilies/7.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Covancapcao
    Có 1 nguyên nhân lớn là vì học thuyết Mác hướng về sự giải phóng giai cấp bị thống trị bóc lột tàn tệ mà mấy nước đó giai cấp này chiếm số đông nên những đảng phái Cộng sản khi thành lập dễ dàng có được 1 sự ủng hộ lớn.
    Bây giờ Đảng viên cộng sản đi dụ mấy công nhân hưởng lương cao của các nước phát triển gia nhập Đảng mà lật đổ ông chủ thì họ có chấp nhận ko? [IMG]images/smilies/7.gif[/IMG]
    Nhưng cũng theo Mác thì người lao động bị bóc lột thậm tệ nhất dưới chế độ tư bản, mà thời kỳ đầu thế kỷ 20 thì các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ...mới là các nước tư bản thối nát nhất chứ các nước Nga, Trung Quốc...đâu đã "thối nát" bằng mấy nước kia??? Phong trào 1/5 chẳng phải ra đời ở Mỹ hay sao?

    Theo tôi thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản đã giúp xã hội tư bản tự điều chỉnh theo hướng tích cực bao gồm các cải cách dân chủ (ví dụ như phụ nữ được bầu cử...), cải thiện phúc lợi...(hình như Đức là nước đầu tiên áp dụng một số loại hình phúc lợi xã hội cho người lao động) cho nên học thuyết Mác - Lê và các đảng cộng sản không còn có cơ hội lôi kéo "fan" nữa. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Ngoài ra phòng thí nghiệm Sô Viết cũng góp phần đáng kể làm cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản đưa ra quyết định lựa chọn của họ.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Lạy đồng chí. Phát biểu 1 phát bỏ sạch tất cả những chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, Quốc tế 1 & 2.v.v.. vào sọt rác rồi [IMG]images/smilies/43.gif[/IMG]

    Bạn Mitdac đưa ra cái gọi là cái thói quen phong kiến "phải có abc lãnh đạo" để phê phán XHCN ko biết bạn suy nghĩ thế nào. Thứ nhất là cả châu Âu chứ ko chỉ châu Á nó cũng chìm trong cái phong kiến cả 1 thời gian dài trước khi nhảy sang tư bản, và Cuba là thiên đường nghỉ mát của Mẽo trước khi biến thành 1 nước XHCN ạ. Thứ 2 lúc nào chẳng phải có 1 bộ phận lãnh đạo chứ ko thì loạn ạ [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG] ?

    Theo DoS thì lý do của nó là : do ở những nước này thế lực tư bản chưa đủ mạnh, bị ảnh hưởng bởi các chủ nghĩa đế quốc bao quanh và sự chèn ép áp bức nên gây ra sự mâu thuẫn lớn với TBCN, đồng thời cũng là những người "nhanh chân" trong cuộc chiến chống thực dân đế quốc. Còn ở các nước khác, thì thế lực tư bản (trong nước hay từ nước ngoại) đã đủ vững mạnh trong việc điều khiển kinh tế, và vì thế họ có đủ sức mạnh để vừa đàn áp lại vừa thỏa hiệp với giai cấp công nhân.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi DongA
    Nhưng cũng theo Mác thì người lao động bị bóc lột thậm tệ nhất dưới chế độ tư bản, mà thời kỳ đầu thế kỷ 20 thì các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ...mới là các nước tư bản thối nát nhất chứ các nước Nga, Trung Quốc...đâu đã "thối nát" bằng mấy nước kia??? Phong trào 1/5 chẳng phải ra đời ở Mỹ hay sao?
    Tôi lại không đồng ý với chữ "thối nát" dùng cho tư bản Mĩ, Đức, Anh... đúng là công nhân một thời bị bóc lột thậm tệ nhưng đâu riêng gì những nước đó, những nước Nga, Trung,... các nước thuộc địa cũng bị bóc lột tàn tệ không kém. Những tác phẩm văn học hiện thực đã khắc họa chân thực đời sống nhân dân các nước này.

    Ngày quốc tế lao động 1/5 ra đời tại Mĩ, nhưng chính Mĩ là nước có những chính sách xoa dịu phong trào công nhân rất hiệu quả, chẳng hạn như ban hành cải cách dân chủ, phúc lợi xã hội... mà bạn đã nói, và quả thực đời sống công nhân của họ cũng dần dần được nâng cao nhanh chóng.

    Từ "thối nát" phải dùng cho Nga, Áo, Trung Quốc... không biết ban hành các chính sách hiệu quả xoa dịu phong trào công nhân và đấu tranh dân tộc, khắc sâu các mâu thuẫn và đưa đến khủng hoảng toàn diện.

    Bạn hãy đưa ra dẫn chứng thuyết phục hơn rằng người lao động bị bóc lột thậm tệ nhất tại các nước Anh, Pháp, Mĩ... chứ không phải Nga, Trung Quốc.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Covancapcao
    Tôi lại không đồng ý với chữ "thối nát" dùng cho tư bản Mĩ, Đức, Anh... đúng là công nhân một thời bị bóc lột thậm tệ nhưng đâu riêng gì những nước đó, những nước Nga, Trung,... các nước thuộc địa cũng bị bóc lột tàn tệ không kém. Những tác phẩm văn học hiện thực đã khắc họa chân thực đời sống nhân dân các nước này.
    Phần chính là như bác DongA nói: "người lao động bị bóc lột thậm tệ nhất dưới chế độ tư bản, mà thời kỳ đầu thế kỷ 20 thì các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ...mới là các nước tư bản thối nát nhất"

    Thời đầu thế kỉ 20 thì trước Cách mạng tháng 10, TQ, Việt Nam vẫn dưới chế độ thực dân, còn Nga thì chế độ tư bản ở đây mặc dù cũng khá ư thối nát, tuy nhiên Nga lúc đó công nghiệp vẫn yếu, đặc biệt nếu so với Đức lúc ấy, nên một số nguồn bảo thành phần theo cách mạng lúc ấy nhiều nông dân hơn công nhân (mặc dù không chắc nguồn đáng tin cậy hay không).
    Nhớ có một bác nào đó (không nhớ có phải Trosky hay Lenin không) bảo điểm mấu chốt của thành công cách mạng vô sản nằm ở Đức chứ không phải Nga. Kết cuộc thì như chúng ta biết, mặc dù cách mạng tháng 10 của Nga thành công, nhưng cách mạng vô sản ở Đức do quá vội vã và không chuẩn bị kĩ nên bị đè bẹp.

    Nếu trở về chủ đề thì không phải chủ nghĩa Mác Lênin chỉ được du nhập vào những nước đang phát triển, mà chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ được chính phủ chấp nhận ở những nước đang phát triển (với Nga là tương đối ngoại lệ).
    Còn cái này:

    vì ở các nước kia, xuất phát từ xh chuyên chế Phương Đông, trong đó người dân phải tuân theo 1 thể chế duy nhất "vua chúa, or 1 Đảng lãnh đạo"
    Thì phải bó tay với bác.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Con đường duy nhất để giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản..

  9. #9
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Thực ra nên đổi tên topic lại như sau:

    Tại sao chủ nghĩa Mác - Lê lại có thể giành được chính quyền và bám rễ lâu dài ở các nước lạc hậu mà không thể thành công ở các nước tư bản phát triển??? (như các lãnh tụ Mác - Lê đã tiên đoán) [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi gingerbread
    Nếu trở về chủ đề thì không phải chủ nghĩa Mác Lênin chỉ được du nhập vào những nước đang phát triển, mà chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ được chính phủ chấp nhận ở những nước đang phát triển (với Nga là tương đối ngoại lệ).
    .
    bác nói chí phở [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Trong các cuộc cách mạng vô sản , khi chính phủ của giai cấp công nông lên nắm chính quyền thì chủ nghĩa Mác-Lênin đã được chọn là con đường tốt nhất để phát triển đất nước tránh cho giai cấp công nông phải trải qua gian đoạn bị bóc lột bởi giai cấp tư sản

    Nền kinh tế phát triển vượt bậc 7, 8 % tại VN và TQ trong những năm vừa qua là thực tiễn hùng hồn chứng minh sự đúng đắn của lựa chọn này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •