Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Khi chiến tranh đã là lịch sử

    Anh em thử đọc bài báo này trên vietnamnet:
    http://vietnamnet.vn/thegioi/binhluan/2006/12/641709/

    Khi chiến tranh đã là lịch sử
    16:13' 07/12/2006 (GMT+7)

    Nếu tự hỏi tại sao châu Á đang trên đà phát triển mạnh và Trung Đông thì không, hãy thử nhìn lại chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai quốc gia có những bất đồng về vấn đề biên giới và tìm mọi cách khắc phục.


    Tăng trưởng làm cơ bản

    Phản ứng của họ? Là thỏa thuận tăng thương mại gấp đôi lên tới 40 tỉ USD vào năm 2010. Hai bên thống nhất lấy tăng trưởng, thương mại và toàn cầu hóa giải quyết những vấn đề còn lại. Lãnh đạo hai cường quốc mới nổi quan trọng nhất của thế giới hiểu rằng, trong thời của toàn cầu hóa, những cuộc tranh chấp lợi ích đã suy giảm.

    Hãy hình dung việc Thủ tướng Israel, Ehud Olmert, ngồi cạnh Mahmoud Abbas, Tổng thống Palestine, công nhận một nhà nước Palestine và thống nhất tăng gấp ba thương mại hai chiều vào năm 2010. Một điều không thể tưởng tượng nổi!.

    Các vị lãnh đạo ấy cũng có thể để ý tới chuyến thăm Việt Nam gần đây của Tổng thống Mỹ Bush. Ông đã tới thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà của thị trường chứng khoán Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 70% trong năm nay. Ba thập niên trước, chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Lãnh đạo Mỹ nay trở lại Việt Nam, và chứng kiến cảnh người dân coi chiến tranh đã là lịch sử, cảnh người dân nhìn về phía trước hơn là quay lại quá khứ.

    Tháp tùng Tổng thống Bush trong chuyến công du Việt Nam có hai doanh nhân: một là người Mỹ từ Louisville, Kentucky, một là người Mỹ gốc Việt nay trở lại Việt Nam đảm nhận cương vị điều hành Intel. Câu chuyện của họ là những bài học đáng giá. Những gì xảy ra ở lãnh thổ Palestine, đang xảy ra ở Iraq... Khi xung đột trở thành lịch sử, thậm chí là lịch sử cổ xưa, thì tiến trình đảo ngược xảy ra.

    Câu chuyện Việt Nam

    Walter Blocker, Giám đốc điều hành Gannon Việt Nam 38 tuổi đã có một giờ tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Bush. Ông tới Việt Nam giữa những năm 90, chứng kiến một đất nước đang mở cửa với thế giới. Trở về nhà, Walter đem giấy tờ nhà cửa thế chấp, dùng 50.000 USD vào công việc kinh doanh ''quản lý thương hiệu trong trao đổi phân phối độc quyền''.

    Ngày nay, Gannon là đại lý độc quyền cho L'oreal chuyên nhập khẩu và phân phối đồ uống Diageo gồm rượu Baileys và Smirnoff Vodka. Hãng đang đầu tư gần 800 triệu USD vào một nhà máy điện để phục vụ nhu cầu tăng trưởng của Việt Nam. "Điện dễ tiêu thụ nhiều hơn Baileys", Blocker nói. Gần một thập niên, công ty này đã theo cùng những thăng trầm trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

    Đó cũng là 10 năm năng động nhất trong lịch sử Việt Nam. Blocker tin rằng, 10 năm tới, mọi thứ vẫn tốt đẹp hơn. "Toàn cầu hóa là một cánh cửa mở đem lại cho mỗi quốc gia cơ hội thể hiện sự phát triển kinh tế của mình. Việt Nam đã nắm bắt cơ hội ấy trong mọi thứ từ dệt may đến hạt tiêu hay cà phê'', ông nhấn mạnh.

    Ông Thân Trọng Phúc, người quản lý Intel tại Việt Nam cũng có mặt trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Bush. California là nơi ông gia nhập Intel năm 1986. Hiện nay, ông Phúc là người giám sát 1 tỉ USD Intel đầu tư tại Việt Nam. Tiền đầu tư này đổ vào việc xây dựng nhà máy chip bán dẫn tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu hút 4.000 lao động và bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2008.

    Intel gần đây đã quyết định tăng vốn đầu tư từ con số ban đầu là 600 triệu USD. ''Đây là một quyết định không dễ dàng, nhưng với cam kết mạnh mẽ từ chính phủ về đổi mới công nghệ, thúc đẩy lực lượng lao động, sự bùng nổ sử dụng internet, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và chi phí xây dựng cạnh tranh... đã thuyết phục chúng tôi'', ông Phúc cho biết.

    Một điều nữa cũng được cân nhắc: đó là văn hóa lạc quan. ''Văn hóa của người Việt Nam là nhìn về phía trước. Mỗi người đều có thể chấp nhận mất một chút để tiến xa hơn'', ông Phúc giải thích.

    Mất một chút để tiến xa hơn: có ai ở Trung Đông nghe thấy điều này? Và điều tồi tệ nhất luôn là bạn chỉ chăm chăm vào quá khứ, không hướng tới tương lai.

    *

    Kỳ Thư (Theo New Nation)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    theo minh hướng tới tương lai là tốt nhưng hãy đừng bỏ quên quá khứ đau thương

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích:theo minh hướng tới tương lai là tốt nhưng hãy đừng bỏ quên quá khứ đau thương
    ĐÚNG VẬY!!!!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •