Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Nhật Bản - từ nội chiến đến duy tân - điều gì làm nên một cường quốc?

    Topic sẽ bàn chủ yếu về những biến động của đất nước Nhật, về sự thay đổi của con người Nhật Bản từ thời Mạc phủ đến Minh Trị duy tân(và so sánh với Việt Nam cùng thời) - vốn là một thời kì lịch sử hết sức thú vị với vô số đảo lộn, có những khía cạnh rất gần với Việt Nam song lại ko được nhiều người Việt chú ý đến.

    Đặc biệt hoan nghênh bạn Tợp Xì Ke (tức kenshin_top) - pro Nhật Bản của diễn đàn ta[IMG]images/smilies/15.gif[/IMG].

    Trả lời cho đọan này:
    Trích dẫn Gửi bởi kenshin_top
    Anh sau khi hốt cú chót đưa tương quan lực lượng Choshu Satsuma lên cao hơn Mạc phủ bèn bày ra trò "tránh chiến tranh thế giới, đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác cùng có lợi", chốt hạ là các cường quốc kệ cho bọn Nhật nó thịt nhau, không ai được xía vô. Phe Sat-Cho lúc này có lợi hơn, phe Shogun không được ủng hộ nữa thì bất lợi, kiểu như Mỹ-Xô thỏa thuận năm 72 kệ cho thằng Việt Nam nó giết nhau ấy, miền Nam yếu hơn, nên coi như dâng chiến thắng vào mồm miền Bắc rồi còn gì.
    Sự khác biệt ko chỉ là Anh - Phap can thiệp vào Nhật chứ ko phải Xô, Trung vs Mỹ... như ta, mà chủ yếu là ở chỗ VN ta thì có thêm vô sản vs tư bản, thế nên sự tình mới biến thành phức tạp đến nỗi tới tận bây giờ vẫn chưa giải quyết được dứt điểm.

    Về tương quan lực lượng giữa Mạc phủ với Choshu: tôi cho rằng những "cải cách" của Mạc phủ là hời hợt và chậm chạp, hình thức ko khác gì nhiều so với cố gắng "cải cách" của Tự Đức năm xưa. Rõ ràng là những quan niệm phong kiến nặng nề cản trở sự phát triển nhanh chóng của phong trào duy tân chỉ đến khi Mạc phủ bị lật mới bị dỡ bỏ. Bởi vậy, khó có thể nói Choshu thành công chỉ là do được Anh giúp đỡ nhiều hơn, còn Mạc phủ thất bại chỉ vì Pháp giúp đỡ ít hơn được.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tớ ko cho rằng Minh Trị Duy Tân là một cuộc "đấu tranh giai cấp", hay chuyển biến từ xã hội phong kiến sang tư bản gì cả. Theo tớ, nó đơn thuần chỉ là việc các lãnh chúa phong kiến giải quyết những mâu thuẫn nội bộ với nhau mà thôi.

    Giới lãnh đạo cao cấp của Mạc phủ khi ấy ko những có những xích mích từ rất lâu với các tozama daimyo (do nguyên nhân lịch sử), mà còn khiến các fudai daimyo giận dữ khi cho phép các tozama daimyo tham gia vào hội nghị của Mạc phủ. Yoshinobu cũng ko thực sự là một "lãnh tụ" với đúng nghĩa của nó trong chính quyền Mạc phủ. Nên nhớ rằng, trước đây, cha của ông đã thỉnh cầu Thiên hoàng phong Yoshinobu làm Shogun nhưng triều đình từ chối, kết quả là, cha của Yoshinobu bị các Tairo khi ấy khép vào tội phản nghịch và bị xử tử. Vận đổi sao rời, tuy Yoshinobu có lên được ngôi Shogun nhưng cũng ko hẳn là quyền lực của ông ta vững vàng vậy. Bằng chứng là, khi Yoshinobu đã đầu hàng, lực lượng Mạc phủ vẫn tiếp tục kháng cự, thậm chí còn lập ra các liên minh quân sự lớn như Liên minh phương Bắc hay Cộng hòa Ezo, thủy quân dưới sự chỉ huy của Đô đốc Enomoto Taneaki vẫn tiếp tục chiến đấu.

    Phải nhìn nhân rằng các daimyo Sat-Cho cũng ko phải muốn chuyển sang "tư bản" hay "công thương" gì cả. Minh Trị Duy Tân hoàn toàn thấy vắng bóng tầng lớp thương nhân, tư sản như các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trước đó và sau này. Họ đơn giản chỉ muốn nhân thời loạn mà đoạt lấy chính quyền, trả mối thù 267 năm trước tại cánh đồng Sekigahara, và giải tỏa mối hận chèn ép họ mang gần 300 năm nay. Ngay cả khái niệm "Tôn Vương Nhương Di" cũng chỉ đưa ra với mục đích chiêu dụ, đánh vào tâm lý bài ngoại phổ biến ở Nhật Bản khi Mạc phủ thi hành chính sách "nhu" để chờ thời cơ (thử "cương" xem, đại bác nó bắn cho liệt dương liền), còn "viên ngọc" Thiên hoàng thì không có gì để bàn rồi, thời đại các thế lực quân phiệt đều giữ chắc viên minh châu này trong tay!

    Ngay cả sau khi "cách mạng thành công", thì tư tưởng phong kiến trong phái Sat-Cho cũng ko phải nhẹ đi. Thực ra, chỉ đến sau chuyến viếng thăm năm 1872 của sứ bộ Nhật Bản đến Bắc Mỹ và châu Âu, họ mới nhận ra sự sút kém vô cùng của mình với thế giới, và mạnh dạn hơn nữa trong việc cải cách. Các nhân tài cũ được trọng dụng, kể cả kẻ địch một thời là người Pháp cũng bắt tay để xây dựng quân đội. Việc hủy bỏ chế độ giai cấp (mà giàu ảnh hưởng nhất là giai cấp samurai, giai cấp ko chỉ đang nắm quyền lực mà còn có uy tín xã hội cao), phá bỏ chế độ han (phiên), rồi bỏ đi việc trả lương bằng gạo cho các samurai mới chính là các hành động "từ bỏ phong kiến", và kết quả trực tiếp và dễ thấy nhất là loạn Satsuma. Chỉ sau khi cuộc nổi loạn này bị dập tắt, thì việc "cải cách" mới ko còn gặp trở ngại gì đáng kể.

    So với Việt Nam, thì ta có sự khác biệt lớn nhất là "vua nắm quyền", trong khi ở Nhật, lúc này Minh Trị còn nhỏ, vai trò chưa thực sự nổi bật như giai đoạn sau này, việc nội chính vẫn còn do Duy Tân Tam Kiệt đảm nhận. Và một điều vô cùng đáng tiếc rằng vua của ta lại sát cánh cùng cái phe như là sự kết hợp hổ lốn của "nhường địch" của Mạc phủ, "bảo tồn truyền thống" của Saigo và "ko làm gì cả" đặc sắc Việt Nam [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Vì vậy, trong cuộc chiến đấu quyết định, Việt Nam khó có thể kể ra một cái tên thực sự "cải cách" như Okubo Toshimichi hay sau này là Ito Hirobumi. Ngay cả một quyết tâm chính trị mãnh liệt còn chưa có, thì nói gì đến kế hoạch hành động hay xa hơn nữa là một biến pháp thành công.

    Còn một đặc điểm nữa, cho dù có thực thi một số cải cách nhỏ, nhưng ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, đó không phải là một cuộc "thay đổi triều đại", không thể "làm trái quy tắc của tổ tông", vì như thế, chả hóa "ta đúng còn tổ tông sai à"? Không chỉ triều đình, mà ngay cả phái cải cách cũng lầm vào thế lưỡng nan, phải vừa làm vừa cân nhắc suy tính bảo vệ địa vị của mình, xem xem những người "bảo thủ" sẽ có hành động gì tiếp theo, chế ngự như thế nào, phản công ra làm sao. Nhiều nguời phê phán Lý Hồng Chương dùng tiền xây dựng hạm đội Bắc Dương để xây Di Hòa Viên cho Từ Hy, nhưng vào cái thời mà mọi quyết định tập trung trong tay của duy nhất một người ấy, thì việc này có vè như một hành động "vận động hành lang" cho cải cách vậy. Ngược lại, ở Nhật sau năm 1868, Thiên hoàng, như thường lệ, vẫn là bù nhìn giữ dưa. Quyền lực tuyệt đối nằm trong tay nhóm cải cách, và sau khi các thế lực thủ cựu cuối cùng tập trung dưới trướng Saigo Takamori (tớ nói là tập trung dưới trướng Saigo, chứ ko nói Saigo thủ cựu đâu nhé) bị dẹp tan sau cuộc nội loạn Satsuma, quyền lực ấy biến thành vô hạn, trong tay thể chế "đầu sỏ chính trị" (hay các tairo, đại lão) sẽ nắm quyền ở Nhật cho đến khoảng năm 1920 (sau khi Yamagata Aritomo, anh hùng trong 2 cuộc chiến tranh Trung-Nhật và Nga-Nhật, qua đời, các bác cử tưởng tượng anh giai này là sự kết hợp của "uy tín tuyệt đối" Võ Nguyên Giáp, "quyền uy vô hạn" Lê Duẩn và "cải cách triệt để" Nguyễn Văn Linh, có điều, do củng cố quyền lực của mình quá độ, khi ông chết đi, quân đội là người thừa kế trực tiếp và duy nhất, thế nên sau này người ta mới kết luận Aritomo là chả đẻ của chủ nghĩa quân phiệt Nhật), và ảnh hưởng quyết định của họ chỉ mất đi sau khi tairo cuối cùng, Saionji qua đời năm 1941. May thay, bọn họ tuy có bất đồng nhưng vấn đề "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì nhận được sự đồng thuận cao độ, chính vì thế, nước Nhật ko phải ko có mẫu thuẫn, nhưng mẫu thuẫn này chỉ là "kim thế nào cho tốt" chứ không phải là "cổ hay kim"!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •