Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

  1. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có thể do đám dân cũ đầu óc đã đầy, Polpot không nhồi sọ dc nên đem giết đi chăng?

  2. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    polpot bị ảnh hưởng của tư tưởng mao ít "kiên quyết xây dựng những vùng nông thôn trông sạch để chống lại những thành phố hủ bại toàn bọn bóc lột" cái này đọc đc trên báo lâu rồi chắc có sai lệch về từ ngữ một chút nhưng đại ý của tư tưởng bệnh hoạn của pon pốt nó là như vậy
    Giá mà nó đc soi sáng bằng tư tưởng Hồ Chí Minh thì đã ko mắc phải sai lầm như thế diều đó chưng tỏ rằng bác hồ của chúng ta giỏi hơn mao nhiều

  3. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đó là thực hiện cách mạng văn hóa rồi! [IMG]images/smilies/78.gif[/IMG], không phải diệt chủng!

  4. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    14
    Quan điểm của Tàu thời kỳ này thì trí thức, thị dân, v.v. tóm lại không phải công nhân với nông dân thì đều là "tiểu tư sản" cả, mà "tiểu tư sản" thì cũng là mầm mống "phản động", cần phải "cải tạo". Nên ở Tàu trí thức, thị dân, kể cả "một số Đảng viên" cũng phải đi hốt phân, về nông thôn lao động chân tay, v.v.
    Cái đó gọi là "đại cách mạng văn hóa" của Mao bên Tàu.

    Polpot học theo, nhưng triệt để hơn, cho rằng loại này "không thể cải tạo" nên quyết tâm giết sạch, đỡ tốn cơm gạo, đỡ mất công đào tạo, đỡ lo "mầm mống phản động", tóm lại là con đường đi lên chuyên chính vô sản nhanh và gọn nhất!

  5. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trước đây mình có nghe một người cũng thuộc diện học thức về triết học, lịch sử kể lại rằng: có một người Campuchia (không phải tên Polpot) du học ở Pháp, ông ta nghĩ ra một hệ thống tư tưởng mới để xây dựng xã hội, tư tưởng đó có nội dung hẳn hoi. Và Polpot đã thi hành tư tưởng đó.
    Vậy thực hư thế nào? Người đó tên gì? Sách tư tưởng đó là gì?
    Có mem nào biết hông?



    Công danh, tham vọng, sự nghiệp là cái chi rứa?

  6. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    bác nói thế thì chung quá, vì có khoảng ba bốn nhân vật trong khơ me đỏ du học tại pháp lận, polpot cũng từng du học tại pháp. VD nè:
    -Khieu Samphan (1931-) là Chủ tịch Campuchia Dân chủ từ năm 1976 đến 1979 và là nhân vật quyền lực thứ 5 của Khmer Đỏ (sau Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary và Ta Mok).

    Cũng như Pol Pot và Ieng Sary, Khieu Samphan từng du học tại Pháp. Tại Pháp Khieu Samphan gia nhập nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê cùng với Ieng Sary và Saloth Sar (tức Pol Pot).

    Năm 1959 Khieu Samphan hoàn tất luận án tiến sĩ “Kinh tế Campuchia và sự phát triển kỹ nghệ”. Cũng trong năm này Khieu Samphan về nước cho ra tờ báo tiếng Pháp Người quan sát (L’ observateur) để tuyên truyền trong giới sinh viên, trí thức cho đến ngày 13 tháng 7 năm 1960 thì bị nhà cầm quyền đóng cửa. Cũng có lúc Khieu Samphan được mời vào làm bộ trưởng trong chính phủ Sihanouk. Tháng 4 năm 1967 Khieu Sam phan trốn theo Saloth Sar ( Pol Pot) về vùng rừng núi bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống chính quyền. Ngày 17 tháng 4 năm 1975 Khmer Đỏ toàn thắng tại Campuchia và Khieu Samphan trở thành Chủ tịch nước Campuchia Dân chủ. Trong thời gian cầm quyền Khmer Đỏ đã giết chết khoảng 1,7 triệu người bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức.

    Năm 1979 sau khi Khmer Đỏ bị lật đổ, Khieu Samphan tiếp tục chỉ huy tàn quân chống chính phủ. Năm 1998 Khieu Samphan đầu hàng và sống tại Pailin (thị trấn thuộc miền Tây Bắc Campuchia gần biên giới Thái Lan). Ngày 19 tháng 11 năm 2007 Khieu Samphan bị bắt để đưa ra xét xử về tội ác chống lại loài người.

    -Ieng Sary là Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng dưới thời Khmer Đỏ và được coi là nhân vật số 3 của Khmer Đỏ (sau Pol Pot và Nuon Chea.)

    Ieng Sary sinh năm 1922 hoặc 1925 tại miền nam Việt Nam, vùng gần biên giới với Campuchia có tên tiếng Việt là Kim Trang. Ieng Sary học trung học tại Việt Nam. Năm 1951, Ieng Sary sang Pháp du học, tham gia nhóm trí thức "nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê" và sau đó gia nhập đảng cộng sản Pháp.

    Năm 1960, Đảng cộng sản Campuchia họp đại hội đảng lần đầu tiên với sự tham dự của 21 đại biểu, Ieng Sary được xếp thứ năm. Ba năm sau, thì được lên hàng thứ ba.

    Trong thời gian Khmer Đỏ còn cầm quyền, Ieng Sary dụ dỗ nhiều trí thức Campuchia đã bỏ chạy ra nước ngoài quay về rồi sát hại.

    Năm 1979, Ieng Sary đã bị tòa án nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Campuchia tuyên án tử hình vắng mặt.

    Năm 1996, Ieng Sary đầu hàng Chính phủ Campuchia và về sống tại thủ đô Phnom Penh.

    Ngày 12 tháng 11 năm 2007 Ieng Sary bị bắt để đem ra xét xử về tội diệt chủng trước tòa án phối hợp giữa Chính phủ Campuchia và Liên Hiệp Quốc, mặc dù đã được Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk ân xá năm 1996
    -Son Sen (12 tháng 6 năm 1930 – 10 tháng 6 năm 1997) là một thành viên của Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Kampuchea/Đảng Kampuchea Dân chủ từ năm 1974 đến năm 1992.

    Son Sen sinh ra tại miền nam Việt Nam, trong một gia đình Hoa-Việt[1] và lớn lên trong cộng đồng thiểu số Campuchia. Ông học tại Phnom Penh vào thập niên 1950 nhận học bổng tại Paris, nơi ông đã trở thành thành viên của một nhóm sinh viên Kampuchea theo chủ nghĩa Marx mà nhân vật trung tâm là Saloth Sar (Pol Pot). Khi ông trở về Kampuchea, ông đã trở thành giám đốc nghiên cứu tại Viện Sư phạm quốc gia cũng như thành viên hàng đầu của Đảng Công nhân Kampuchea tái lập.

    Tháng 6 năm 1997, Pol Pot ra lệnh tử hình Son Sen và 11 người trong gia đình vì cho rằng Son Sen có ý định chấp nhận tiến trình hòa bình của của chính phủ.

  7. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Rất cám ơn.
    Nhưng vấn đề cần tìm hiểu là lý thuyết hay tư tưởng nào đã dẫn đến diệt chủng, nội dung của lý thuyết hay tư tưởng đó.

  8. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Polpot từng du học ở Pháp và tiếp thu các tư tưởng về XHCN tại đó; nhưng trong tất cả các triết thuyết đã tiếp thu thì có ý nghĩa hơn cả đối với y là Chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Mao Trạch Đông. Từ dùng để chỉ những người theo phái này là "những người Maoist' - chủ nghĩa Mao.

    Những nền tảng cơ bản của học thuyết Mao Trạch Đông là:
    - Nông dân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, chứ không phải là công nhân như chủ nghĩa Mác - Lênin kinh điển.
    - Xây dựng xã hội theo mô hình hợp tác hoá mà đơn vị xã hội cơ sở là công xã nông thôn, lấy nông nghiệp làm nền tảng.
    - Cải tạo các giai cấp khác xã hội bằng lao động cưỡng bức, đi đến xoá bỏ các giai cấp trong xã hội.

    Cam pu chia trong thời kỳ Polpot - Iêngxary được anh cả Trung Hoa đầu tư chăm bẵm để trở thành mảnh ruộng thí điểm ươm trồng xã hội chủ nghĩa kiểu Mao Trạch Đông.

    - Chúng xua dân ra khỏi các thành phố, dồn vào các công xã nông thôn, lao động cưỡng bức, kết hôn cưỡng bức, sinh hoạt theo kỷ luật.
    - Thành lập các trại học tập nghiên cứu chủ nghĩa xã hội kiểu Mao.
    - Xoá bỏ các giai cấp phi nông dân bằng cách thủ tiêu tất cả những người không giống nông dân: sư sãi, trí thức, học sinh...v...v...

    Kết quả sau một thời gian ngắn tập đoàn Polpot - Iengxary lên cầm quyền với sự hậu thuẫn của người anh em trung Quốc và ngọn đuốc chỉ đường của Mao Trạch Đông là toàn bộ cơ sở hạ tầng và nền tảng xã hội của Cam pu chia được phá huỷ gần như sạch sẽ, gọn gàng. Hơn một nửa dân số tương đương với khoảng 2 triệu người bị chết vì cuốc bổ vào đầu, đạn bắn hoặc bỏ đói đến chết.

    Thế kỷ 20, người ta phải thán phục trước những "thành tựu vĩ đại' của Trung Quốc và chủ nghĩa Mao; đến Hitler có sống dậy cũng không thể hiểu tại sao Mao và những học trò của ông ta lại có thể làm được một cuộc diệt chủng kỳ diệu đến thế. Không cần đến những phòng ngạt cầu kỳ phức tạp, không cần đến những lò thiêu tốn kém ... chỉ đơn giản là những nhát cuốc bổ vào đầu mà giết được đến 2 triệu đồng bào. Hitler chưa bao giờ tàn sát đồng bào đồng chủng của mình như Polpot đã làm.
    Thế mới thấy hết cái giỏi của Mao[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  9. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dxm
    Trước đây mình có nghe một người cũng thuộc diện học thức về triết học, lịch sử kể lại rằng: có một người Campuchia (không phải tên Polpot) du học ở Pháp, ông ta nghĩ ra một hệ thống tư tưởng mới để xây dựng xã hội, tư tưởng đó có nội dung hẳn hoi. Và Polpot đã thi hành tư tưởng đó.
    Ông ta là Khiêu Xăm-phon, dựa theo cuốn “Tam giác Trung Quốc – Cam Pu Chia – Việt Nam” của nhà báo khuynh tả Úc Uyn-phrết Bớc-sét. Mình xin trích dẫn những đoạn miêu tả quá trình hình thành “tư tưởng Khiêu Xăm-phon”, cũng là quá trình hệ thống tư tưởng này trở thành tư tưởng chủ đạo của Khơ-me đỏ. (Tên người tbg? viết theo phiên âm trong sách)
    -Trong những năm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được tiến hành mạnh mẽ nhất (1945-1954), hầu hết những người lãnh đạo sau này của Khơ-me đỏ vẫn còn là sinh viên ở Pa-ri (Các nhân vật này Hưng Đạo Vương đã giới thiệu rồi). Bọn họ cùng sinh hoạt trong một nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Lúc này, bọn họ đều là những người yêu nước lý tưởng chủ nghĩa, nguyện cống hiến tài năng và những điều kiện hiếm hoi được tiếp cận các lý thuyết cách mạng hiện đại (nhờ theo học ở Pa ri) để cải tạo xã hội Cam-pu-chia nhằm phục vụ lợi ích của những người nghèo khổ, nhất là nông dân. Với số liệu dồi dào, những sinh viên này đã chứng minh rằng: mặc dù hầu như không có quan hệ địa chủ - tá điền trực tiếp (như ở Việt Nam, Trung Quốc và hầu hết các nơi khác ở châu Á) giai cấp nông dân Cam-pu-chia vẫn bị bóc lột, và thường bị bọn con buôn và cho vay nặng lãi làm cho khánh kiệt và mất hết ruộng đất.
    Trong quá trình học lấy bằng cử nhân và tiến sĩ, một số sinh viên cánh tả Cam-pu-chia (nhất là Khiêu Xăm-phon, Hu Nim và Hu Yun) đã có những công trình nghiên cứu sâu đầu tiên về hệ thống kinh tế - xã hội và những triển vọng đổi thay. Người ta có thể nói là những lời khẳng định kiểu dưới đây, trích trong luận án của Hu Yun, đã báo trước các chính sách của họ sau này:
    “Chúng ta có thể so sánh việc thành lập các tổ chức thương mại trong thời kỳ thuộc địa như một mạng nhện lớn bao trùm khắp Cam Pu Chia. Nếu chúng ta coi nông dân và người tiêu dùng như những con ruồi, con muỗi bị sa vào mạng nhện, chúng ta có thể thấy rằng họ là miếng mồi cho bọn thương nhân, tức con nhện đã chăng lưới. Hệ thống thương mại, việc bán và trao đổi nông sản ở nước ta bóp nghẹt sản xuất, làm khô kiệt nông thôn, và kiềm hãm nông thôn thường xuyên trong cảnh nghèo đói. Những cái mà chúng ta quen gọi là “thành phố” hoặc “thị trấn” là những máy bơm hút kiệt sức sống của nông thôn. Mọi thứ hàng hóa mà các thành phố và thị trấn cung cấp cho nông thôn chỉ là những miếng mồi. Vùng nông thôn rộng lớn nuôi sống các thành phố và thị trấn. Các thành phố, các thị trấn với bề ngoài tươi mát và hiện đại, sống trên mồ hôi nước mắt của nông thôn, cưỡi trên lưng nông thôn
    Những người lao động trên ruộng đất, cày, gặt, chịu đựng toàn bộ gánh nặng của thiên nhiên, dãi dầu mưa nắng, với những ngón tay xương xẩu, với da bàn tay và bàn chân khổ nẻ, chỉ nhận được 26%... trong khi những người khác, làm việc trong bóng mát, không dùng đến cái gì khác ngoài đồng tiền, nhận được có khi tới 74%... Nông thôn nghèo nàn, da bọc xương, và khốn khổ, bởi vì hệ thống thương mại áp bức nó. Cây mọc ở nông thôn, nhưng quả lại đi ra thành phố.”
    - Các luận án tiến sĩ do Hu Yun và Khiêu Xăm-phon viết tại trường đại học Xoóc-bon ở Pa-ri đều nói nhiều đến sự bóc lột trực tiếp và gián tiếp đối với nông dân Cam-pu-chia. Khiêu Xăm-phon khẳng định rằng tình trạng lạc hậu kéo dài của các cơ cấu Cam-pu-chia sau ngày độc lập là do những điều kiện của việc Cam-pu-chia “gia nhập các hệ thống kinh tế quốc tế” (chủ yếu là của Pháp và Hoa Kỳ), việc này ngăn cản, thậm chí chặn đứng mọi khả năng thoát khỏi những cơ cấu kinh tế, xã hội “nửa thực dân và nửa phong kiến” của đất nước. Trong lập luận của y vì một sự phát triển kinh tế tự trị, thậm chí tự cấp tự túc, người ta có thể thấy mầm mống của những quan điểm đã khiến Khơ me đỏ tự cô lập hầu như hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài (trừ Trung Quốc) sau khi chúng nắm được chính quyền.
    “Chấp nhận sự hợp tác quốc tế là chấp nhận một cơ chế trong đó sự mất cân đối về cơ cấu sẽ trầm trọng thêm, tình trạng trầm trọng này có thể kết thúc bằng một sự bùng nổ bạo lực, vì rằng nó sẽ không tránh khỏi tình trạng làm cho đông đảo nhân dân ngày càng không chịu đựng nổi. Thực ra, nhân dân đã thấy được những mâu thuẫn đang khóa chặt sự hợp tác của nền kinh tế trong khuôn khổ thị trường hàng hóa và tư bản quốc tế.
    Vì vậy, sự phát triển có ý thức và tự chủ là một tất yếu khách quan”.
    - Nhìn lại, người ta có thể hình dung được điều gì mà Khiêu Xăm-phon đã cảm thấy sẽ phải xảy đến với giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản mới ra đời của Cam-pu-chia. Những điều y viết trong luận án hóa ra lại là một sự mô tả tương đối chính xác, tuy có giảm bớt đi, về những gì thực sự đã xảy ra dưới chế độ Khơ-me đỏ:
    “Theo ý chúng tôi, những biện pháp thiết yếu phải được tiến hành sẽ giống như một chương trình chính trị - xã hội nhằm triệt bỏ những quan hệ kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa trước đây và thiết lập một hệ thống tư bản dân tộc đồng nhất, hơn là một chương trình kỹ thuật nhằm động viên các phương tiện tài chính.
    Hãy hiểu đúng đề nghị của chúng tôi…
    Chúng tôi không đề nghị thủ tiêu các giai cấp đang chiếm đoạt phần lớn thu nhập. Cải cách về cơ cấu mà chúng tôi đề nghị không nhằm thủ tiêu khả năng cống hiến của những tập đoàn này. Chúng tôi cho rằng, trái lại, có thể và phải tìm cách giải phóng tiềm năng cống hiến của họ bằng cách cố gắng cải tạo những địa chủ, người buôn bán trung gian và cho vay nặng lãi ấy thành một giai cấp của những người sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi sẽ tìm cách tách họ khỏi những hoạt động phi sản xuất và đưa họ tham gia vào sản xuất. Trong các thành phố, chúng tôi sẽ cố gắng thúc đẩy một phong trào nhằm chuyển tư bản từ khu vực thương mại, hiện đang ở trong tình trạng teo dần lại, sang những khu vực trực tiếp sản xuất…
    Nhưng, để tiến hành một cuộc cải tạo triệt để như vậy, chúng ta không thể bằng lòng với những biện pháp lẻ tẻ. Ít ra là lúc đầu, một hệ thống hoàn chỉnh những biện pháp thật nghiêm khắc, theo ý chúng tôi, là điều tuyệt đối cần thiết. Và trong số những biện pháp này, trước hết, phải có nhưng biện pháp liên qua đến quan hệ với thế giới bên ngoài. Không có một giải pháp thỏa đáng cho mối quan hệ từ bên ngoài, thì chúng tôi không tin rằng lại có thể nói một cách có giá trị cải cách cơ cấu và phát triển tự chủ…”
    - Pôn Pốt trở về nước đầu tiên cùng một nhóm nhỏ sinh viên năm 1953, tham gia Đảng Pracheachon (tách ra từ Đảng Cộng sản Đông Dương theo quyết định của Đại hội Đảng tháng 2, năm 1951 về việc thành lập 3 đảng riêng của từng nước). Những người khác về dần sau đó. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cùng với một số cán bộ Khơ-me I-xa-rắc (“Việt Minh” của Cam-pu-chia) và đảng viên cộng sản, Pôn Pốt ở lại hoạt động bí mật. Với cương vị là thành ủy viên Phnôm Pênh của đảng Pracheachon, ông ta tập hợp phe cánh từ Đảng viên là trí thức, sinh viên thành “nhóm Pa ri”. Vì hầu hết các nhà lãnh đạo cách mạng Khơ-me kỳ cựu đã tập kết ra miền Bắc Việt Nam, “nhóm Pa ri” có thể dần chiếm lấy các vị trí lãnh đạo phong trào. (Hiệp định Giơ-ne-vơ không giành cho Khơ-me I-xa-rắc một phần đất Cam Pu Chia nào để tập kết lực lượng, bắt buộc phải giải tán. Đây là do chủ trương hòa hoãn của anh Hai, anh Ba. Nhưng Khơ me đỏ lại coi như hành động phản bội đồng chí của Đảng Cộng Sản Việt Nam).
    - Trong một diễn biến khác, Khiêu Xăm-phon, Hu Yun và Hu Nim hoàn thành việc học tập ở Pa ru và trở về Phnôm Pênh để đeo đuổi sự nghiệp trong nghề dạy học và làm việc cho chính phủ Xi-ha-núc. Lập tức, Khiêu Xăm-phon và Hu Yun được bổ dụng vào khoa Luật và khoa Kinh tế của trường Đại học Phnôm Pênh, nhanh chóng nổi lên thành một trong những trí thức tiến bộ xuất sắc nhất. Theo lời một học trò của họ (Nguyễn Hữu Phước, thầy phụ đạo về Toán cho con trai tác giả):
    “Hai người bao giờ cũng đi chung với nhau. Khiêu Xăm-phon có dáng dấp dịu dàng hơn Hu Yun, nhưng thực tế lại cứng rắn hơn. Nói chuyện riêng, cả hai đều khẳng định rằng xã hội tương lai phải dựa trên quần chúng nông dân, và các giai cấp khác đều phải bị tiêu diệt. Tôi có nhiều lần nói chuyện với Khiêu Xăm-phon ngoài các bài giảng trên khoa. Ông ta tỏ ra sắt đá hơn Hu Yun về sự cần thiết phải xây dựng xã hội mới từ số không, dựa trên quần chúng nông dân. “Họ là những người trong sạch”. Ông xứ nhắc đi nhắc lại “Phải thanh toán mọi thứ của xã hội cũ. Chúng ta phải trở về với thiên nhiên, và dựa vào nông dân”. Những tư tưởng như vậy là một yếu tố bất biến trong mõi cuộc nói chuyện với Khiêu Xăm-phon. Nhưng ông ta cũng tin tưởng vào vai trò của một số trí thức chọn lọc, cho rằng họ là những người xứng đáng nhất để cai trị đất nước và vạch ra một con đường tắt đi tới tiến bộ xã hội và kinh tế. Pôn Pốt và Iêng Xa-ry chống lại điều bày, và sợ rằng việc truyền bá những tư tưởng như vậy sẽ dẫn đến sự ô nhiễm tư bản chủ nghĩa.”
    - Khiêu Xăm-phon hoạt động trong chính phủ Xi-ha-núc đến năm 1963, khi Xi-ha-núc loại khỏi chính quyền các phần tử cánh tả. Trước đó, bằng nhiều thủ đoạn kể cả ám sát đồng đội, đồng chí, Pôn Pốt trở thành Tổng bí thư Đảng (trong một đại hội Đảng mà những người tham gia được chủ yếu là Đảng viên khu vực Phnôm Pênh). Năm 1963, Pôn Pốt và Iêng Xa Ry bí mật rời Phnôm Pênh đến vùng dân tộc ít người ở Đông Bắc xây dựng căn cứ và có lẽ số ở đó phần lớn 5 năm tiếp theo. Năm 1978, Pôn Pốt nói với nhà báo Nam Tư rằng y coi những người dân tộc này là những người ủng hộ y mạnh mẽ nhất. Đây chính là những người lính xung kích tiêu diệt dân thành phố.
    Năm 1967, Khiêu Xăm-phon, Hu Yun và Hu Nim biến mất khỏi Phnôm Pênh. Khiêu Xăm-phon lúc này đã hoàn toàn biến chất thành một tên phát xít. Việc tiếm quyền của Lon Non đã đẩy nhanh nhưng hậu quả tai hại của sự “hợp nhất quốc tế” mà Khiêu Xăm-phon đã từng kiên trì báo trước. Theo Uy-li-am Sô-crốt-xơ: “Viện trợ kinh tế mỗi năm càng được đổ thêm vào Cam-pu-chia thì nền kinh tế càng sa sút” “Nếu lấy 100 làm chỉ số giá cả năm 1949 thì tháng 3 năm 1970 (tháng cuối cùng của chế độ Xi-ha-núc) chỉ số lên đến 348. Cuối năm 1979, chỉ số là 523l cuối năm 1971 là 828; cuối năm 1972 là 1.095; cuối 1973 là 3.907; và cuối 1974 là 11.052”. Điều này nâng cao uy tín của Khiêu Xăm-phon trong “nhóm Pa ri”.
    - Thời gian này, Khơ-me đỏ bắt đầu bị ám ảnh bởi cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc: để cho nông dân “cải huấn” trí thức; đặt nông dân (ít ra là về lý thuyết) lên bậc thang cao nhất của xã hội Trung Quốc; săn lùng và tàn sát cán bộ kỳ cựu cùa đảng và của giai cấp tư sản dân tộc trước đây từng được dễ dãi chấp nhận. Van-đi Ka-ôn (tiến sĩ triết học và giáo sư triết học được đào tạo tại Paris, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Thống nhất cứu nước Khơ-me) phân tích sự tha hóa của Khiêu Xăm-phon:
    “Khi Khiêu Xăm-phon từ Pa-ri trở về, phong trào cánh tả (những người cho rằng phải thay đổi cơ cấu của Cam-pu-chia thì mới giải quyết được vấn đề của đất nước) được tăng cường mạnh mẽ.”
    Nhưng:
    “Cuộc đảo chính của Lon Non và sự can thiệp của Hoa Kỳ đã đẩy nhanh việc tàn phá các cơ cấu sẵn có, và Khiêu Xăm-phon bắt đầu tìm kiếm những tư tưởng mới, giải pháp mới. Y nhìn sang Trung Quốc. Trước đó, y đã tiếp thu đường lối Mao-it rằng cách mạng phải do giai cấp nông dân lãnh đạo. Trung Quốc đã lợi dụng tình trạng rất lúng túng trong tư tưởng Ban lãnh đạo Khơ-me đỏ lúc bấy giờ để áp đặt đường lối của chính họ về phong trào cách mạng, bao gồm việc phá hủy các kế hoạch của những nhà cách mạng kỳ cựu muốn đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là yếu tố bao trùm trong chính sách diệt chủng sau này. Không tranh cãi với những người đối lập; phải tiêu diệt họ tận gốc rễ!
    Khi Xi-ha-núc thành lập chính phủ kháng chiến ở Bắc Kinh (chống Mỹ và tay sai Lon Non), Khiêu Xăm-phon được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
    Thực ra, y chỉ là một nhân vật hữu danh vô thực. Chính Pôn Pốt phụ trách các vấn đề về quân sự ngay từ đầu. Nhưng Khiêu Xăm-phon vẫn là nhà tư tưởng tối cao. Iêng Xa-ry là người thực hiện và là người liên lạc chủ yếu với Bắc Kinh và Hà Nội. Nay đã có đầy đủ tài liệu chứng tỏ dứt khoát rằng Pôn Pốt và ban lãnh đạo Khơ me đỏ nằm dưới sự đỡ đầu của Bắc Kinh.
    Nếu người Trung Quốc muốn có một lãnh tụ có uy tín lớn, có lẽ họ đã chọn Khiêu Xăm-phon chứ không phải Pôn Pốt, nhưng Pôn Pốt là một người máy của Trung Quốc, không phải là một người yêu nước Cam-pu-chia.
    Cuộc đấu tranh chống Lon Non tiếp diễn, Khiêu Xăm-phon bắt đầu đưa ra những khái niệm mới vào triết lý của y. Từ tư tưởng cơ bản cho rằng con người vốn là tốt nhưng đã bị nền văn minh làm hư hỏng, rằng nền “Văn minh” càng được thể hiện bằng một xã hội công nghiệp hóa thì con người càng hư hỏng, y tiếp thu thêm một tư tưởng nguy hiểm hơn nhiều, đó là sự chuyên chính của một nhóm nhỏ trí thức ưu tú – giáo dục cũng bị y coi là một nguồn gốc làm hư hỏng quần chúng. Chỉ cần một hệ thống xã hội thật đơn giản để duy trì sự “trong sạch” và sự lành mạnh của con người. Một trong những câu nói ưa thích của y là: “Con người càng được giáo dục thì càng trở nên dối trá”.
    Nhóm ưu tú sẽ làm công việc suy nghĩ, quần chúng sẽ làm công việc lao động – họ càng lao động thì càng ít có thì giờ để suy nghĩ vô ích. Rõ ràng là Khiêu Xăm-phon đã thừa kế những tư tưởng đó của các hoàng đế cổ đại và của học thuyết về quyền lực tối cao của lãnh tụ. Hoàng đế ở gần trời nhất, do đó biết tất cả! Nhân dân chỉ cần lao động và tuân lệnh! Con người và ruộng đất, mặt trời và nước, đó là tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống trong sạch, bình yên. Về một khía cạnh nào đó, Khiêu Xăm-phon đã thực hành điều mà y thuyết giáo. Y sống một cuộc đời rất giản dị và làm việc ngoài đồng hồi y là đại biểu Quốc hội. Sau khi Khơ-me đỏ giành chính quyền, y đi xe đạp trong khi Pôn Pốt, Iêng Xa ry và những người lãnh đạo khác đi xa Méc-xê-đét có tài xế lái."
    - Năm 1970, trong nội bộ Khơ-me đỏ (Đảng Pracheachon) tồn tại 3 nhóm. Nhóm 1: “khu miền đông” đứng đầu là Xô Phim, Keo Mô-ni, Chu Chét, thành phần chủ yếu là đảng viên kỳ cựu, quan điểm gần với Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    Nhóm 2: đứng đầu là Hu Nim, Hu Yun, Phúc Chay, và Tin Óp, chủ trương áp dụng mô hình Cách mạng văn hóa Trung Quốc vào điều kiện Cam-pu-chia. Nhóm 3: nhóm của Pôn Pốt.
    Nhóm của Pôn Pốt còn có Iêng Xa-ry, Xon Xen, vợ của chúng, và Khiêu Xăm Phon. Lý thuyết của Khiêu Xăm-phon được nhóm đúc kết thành quan điểm, chủ trương, đường lối: dân tộc cực đoan, phân biệt chủng tộc, xây dựng một xã hội “cộng sản” độc đáo, theo kiểu riêng của Cam-pu-chia chứ không phỏng theo Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam hay bất cứ mô hình nào khác. Chịu sự cổ vũ và ảnh hưởng mạnh mẽ của “Chủ nghĩa Mao” và “Cách mạng văn hóa” Trung Quốc, tuy nhiên, có bằng chứng rằng, trong khi xun xoe trước những người lãnh đạo Trung Quốc và phụ thuộc nặng nề vào sự ủng hộ vật chất của Bắc Kinh, Pôn Pốt rất coi thường họ.
    Hầu hết những người lãnh đạo nhóm “khu miền đông” của Xô Phim về sau đều bị giết, chủ yếu là sau những cuộc khởi nghĩa quân sự thất bại chống Pôn Pốt. Một số ít sống sót. Pôn Pốt cũng không tha cho nhóm của Hu Nim và Hu Yun, nhất là khi nhóm này có thể thắng cuộc trong cuộc chiến giành ân huệ của Trung Quốc.
    - Từ lý thuyết chuyển sang hành động: thứ hai, ngày 17 tháng 4 năm 1975, bà Đơ-ni-dơ A-phông-xô (người Pháp, sinh ở Phnôm Pênh, chồng người Việt gốc Hoa) kể lại: “Nghe tiếng súng nổ khắp nơi. Đó là quân Khơ-me Đỏ đang kéo vào thành phố và bắn súng để báo hiệu rằng chúng đã đến. Ông chồng ngốc nghếch của tôi, vốn đầy lòng nhiệt thành, chạy ra chào đón hoan nghênh chúng trên đường phố. Ai cũng phát cuồng lên vì vui mừng, gào thét: “Cheyo Yotheas! Cheyo Yotheas!” (Quân giải phóng muôn năm)”… Chỉ vài giờ sau khi đến Phnôm Pênh bọn Yotheas đi từ nhà này sang nhà khác ra lệnh cho dân chúng Phnôm Pênh phải di cư khỏi thành phố.” Họ buộc phải đi, bỏ lại toàn bộ tài sản, nhà cửa "tới một phương trời chẳng ai hay, tới một tương lai không ai biết".

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •