Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 22

Chủ đề: Quốc ca hay nhất

  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Quốc ca hay nhất

    Bỏ qua không tính quốc ca Việt Nam là bài hát thiêng liêng nhất mà người Việt Nam cảm nhận . Ở đây tôi thử mời các bác bình chọn xem quốc ca nước nào hay nhất nhé .

    Đầu tiên , tôi xin đề cử quốc ca Liên Xô (cũ). Hiện bài hát này (chả biết tên gì) được sửa lời và trở thành quốc ca CHLB Nga .

    Nhận xét :

    - Giai điệu rất "máu" , nghe là thấy rất phù hợp với quốc ca của siêu cường trong quá khứ .

    - Trình bày rất hùng vĩ vì phù hợp với dàn đồng ca .

    - Có chiều dài lịch sử gắn liền với những thắng lợi vĩ đại của liên bang Xô Viết cũ .

    Link You Tube để xem và bình luận :

    Clip 1 : http://www.youtube.com/watch?v=iHAuTKkeF7E

    Clip 2 : http://www.youtube.com/watch?v=f2-zzmCmMVI


    Quốc ca buồn nhất : chắc là quốc ca Nhật [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] (nghe thử biết liền)

    http://www.youtube.com/watch?v=EYLzyRl0hUw

    http://www.youtube.com/watch?v=m7Kvg...eature=related

    Quốc ca Tàu : nghe giống tiếng kèn đội ca [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    http://www.youtube.com/watch?v=WtHY7...eature=related


    Quốc ca vui nhộn : Pháp

    http://www.youtube.com/watch?v=IHuvn...eature=related

    Quốc ca trữ tình (buồn buồn nhưng cũng mang nhiều tình tự dân tộc) : Đại Hàn

    http://www.youtube.com/watch?v=WD65W...eature=related

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nghe nói Tây Ban Nha quốc ca ko lời ,vì các vùng tự trị ko thống nhất được quốc ca[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    trước đó Quốc ca của LX là bài Quốc tế ca bản tiếng Nga, bài đó nghe cũng máu, dịch ra vài chục thứ tiếng, nói chung bản của Niu gót là hay nhứt rồi

  4. #4
    Quốc ca Tàu nghe tò tí te giai điệu rất đơn giản nhưng lại ... khó nhớ bởi vì nó giống như chắp nhiều giai điệu hành khúc lại . Cái này là mình nhận xét nhạc thuần túy thôi chứ không phân biệt quốc gia .

    Từ lúc post bài xong ngồi thưởng thức quốc ca các nước . Trong đó quốc ca Ở đây có quốc ca Somalie , không hiểu sao nghe bài này thấy giống giống quốc ca của một nước nào đó , tùy các bác cảm nhận [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    http://www.youtube.com/watch?v=V6wg_nfLTJ8

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Quốc tế ca , quốc ca cũ của Liên bang Xô Viết cũng không hổ danh là một trong những bài quốc ca hay nhất trong lịch sử nhân loại :

    http://www.youtube.com/watch?v=wB61b...eature=related

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    quoc ca my la` hay nhat .... nghe nhu ca the gioi chao don nguoi my , nguoi my luon co su phong khoang va giau co ...

    quoc ca cua nhat buon la do no thanh lap nuoc sau chien tranh the gioi 2 luc vua xoi 2 qua bom vao mon [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    quoc ca cua TQ neu ma nghe loi` bai hat moi cam thay so ... nghe nhu co cam giac du co chet thi tao van se dung o day hic hic ...

    quoc ca Vn nghe nhu phai quyet tam cuc lon + hi sinh nhieu moi thanh cong mac duy nghe rat anh hung ....

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tội nghiệp nước Tàu. Quốc ca phải có đủ tiếng Bắc Kinh, tiếng Quảng, tiếng Tiều, Tiếng Phúc Kiến... chắc cũng phải tới vài chục bản [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    - Quốc ca Trung Quốc tên là “Hành khúc nghĩa dũng quân”, Nhạc: Nhiếp Nhĩ, lời: Điền Hán.
    "Vùng lên! Hỡi những người không cam chịu nô lệ. Đem máu thịt chúng ta đắp Trường thành mới! Dân tộc Trung Hoa đã đến lúc nguy hiểm nhất, mỗi người bị áp bức thét lên tiếng cuối cùng. Vùng lên! Vùng lên! Vùng lên! Chúng ta vạn người một lòng, vượt qua lửa pháo của kẻ thù tiến lên! Vượt qua lửa pháo của kẻ thù tiến lên! Tiến lên! Tiến lên!Tiến lên!"
    Hồi Cách Mạng Văn Hóa, Điền Hán bị phê đấu (Nhiếp Nhĩ đi bán muối từ năm 1935). Bài “Đông Phương Hồng” được xem như quốc ca thay thế. Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, mang tên Đông Phương Hồng 1. “Đông phương hồng" là bài hát mà máy phát nhạc điện tử của vệ tinh truyền về Trái đất. Ca khúc bắt đầu bằng:
    Đông phương hồng, mặt trời lên,
    Trung Quốc xuất hiện Mao Trạch Đông,
    Người lo lắng cho hạnh phúc của nhân dân.
    Bla bla bla bla ………………………..
    - Quốc ca Liên Xô rất hay, nếu clip dùng cảnh chiến tranh vệ quốc thì còn phê hơn nhiều.
    - Tbg? thấy bản nhạc mà EU lấy làm quốc ca rất hay. Ode hoan ca (gốc tiếng Đức Ode an die Freude) là một bài ode được nhà thơ và nhà sử học Friedrich Schiller viết vào năm 1785, và đặc biệt nổi tiếng vì được Beethoven phổ nhạc trong chương thứ tư và cũng là chương cuối của bản giao hưởng số 9 của ông.
    Bài Ode hoan ca được Hội đồng châu Âu chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu năm 1972. Năm 2003, Liên minh châu Âu chọn phần phổ nhạc của Beethoven cho bài thơ này làm bài ca chính thức cho EU, mà không có phần lời bằng tiếng Đức vì ngày càng có nhiều thứ tiếng dùng trong Liên minh châu Âu.
    Do vậy, bài ca của EU thực tế là phần nhạc điệu của Beethoven chứ không phải bài thơ của Schiller, dù thế vẫn thể hiện rõ lý tưởng bác ái của phần lời. Lý tưởng này thể hiện bao quát trong bản phỏng theo của Beethoven ("tất cả mọi người đều là anh em"), hơn là trong bản gốc của Schiller "những kẻ ăn mày trở thành anh em với những ông hoàng."
    (Nguồn Wikipedia)

    - Link
    http://www.youtube.com/watch?v=EZ9lh...eature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=W9KU3...eature=related(Đoạn phim tả Beethoven nhớ lại tuổi thơ _ lúc sống với cha)
    http://www.youtube.com/watch?v=bcR63...eature=related(dài hơn 1 chút)
    - Do nhạc trưởng Herbert Von Karajan chỉ huy http://www.youtube.com/watch?v=lsFvnL7e1cE (Phần 1); http://www.youtube.com/watch?v=cXeZz...eature=related(Phần 2)
    - Cả bản giao hưởng số 9
    Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=O2AEa...eature=related
    Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=cSEqQ...eature=related

    - Giới thiệu bản giao hưởng số 9 (Nguồn: www.classicalvietnam.org; “Dành cho những người nghe nhạc giao hưởng _ người dịch: Nguyễn Cửu Vỹ)
    Giao hưởng số 9 của Beethoven thuộc vào số ít tác phẩm của nền nghệ thuật thế giới, như những đỉnh núi cao nhất, trội hơn tất cả những gì mà những thiên tài nghệ thuật của nhân loại tạo nên. Cũng như những bài thơ của Homer, "Thần khúc" (Divina commedia) của Dante, tranh Đức mẹ của Raphael, "Faust" của Goethe hoặc khúc Messe (Die hohe Messe) của Bach, giao hưởng số 9, là con đẻ của thời đại của mình, đồng thời là sự thể hiện những lý tưởng và hoài bão của loài người. Nhạc sĩ hoàn thành bản giao hưởng vào cuối đời nhưng đã nghiền ngẫm trong suốt cuộc đời mình. Hồi còn trẻ, say sưa với những tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp, Beethoven tìm tòi thể hiện âm nhạc bài thơ ca ngợi (Ode) "Hướng tới niềm vui" (Ode to Joy) của Schiller, mà ông đã lấy lời thơ ấy viết màn hợp xướng chương cuối của giao hưởng số 9. Những tư tưởng về tình hữu ái nhân loại, về tự do được đưa vào giao hưởng đã thôi thúc ông mãi trên suốt cả con đường sáng tác. Không phải ngẫu nhiên mà chủ đề âm nhạc của chương cuối nảy sinh trước khi có bản giao hưởng, và có thể tìm thấy trong các tác phẩm khác của Beethoven không ít những hình ảnh tương tự với chủ đề ấy. Nói một cách khác, giao hưởng số 9 - là sự tổng kết những tìm tòi tư tưởng nghệ thuật của nhạc sĩ.

    Bản giao hưởng được xây dựng trong thời gian mà thời kỳ cách mạng Pháp đã đi vào dĩ vãng, và thế lực phản động đang ngự trị ở Châu Âu. Những hy vọng đã đổi thành thất vọng. Trong nghệ thuật đã nảy sinh một trào lưu mới - chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện những tâm trạng mới. Công trạng của người nghệ sĩ ca ngợi Trí tuệ, Tự do, Niềm tin trong thời kỳ đen tối ấy ấy càng có ý nghĩa lớn. Giao hưởng số 9 - một bản tuyên ngôn âm nhạc của thế kỷ 19, như Lenin nói: "tiến hành dưới khẩu hiệu của cuộc cách mạng Pháp".
    Giao hưởng số 9 - tác phẩm cải cách sâu sắc… Thiên tài Beethoven đã đạt đến độ trưởng thành tột bực trong giao hưởng số 9. Bản giao hưởng gây xúc động mạnh bởi tính bi kịch của những nỗi đau khổ của nhân loại, cuộc đấu tranh tư tưởng lớn lao, tư tưởng cao cả, nguồn cảm hứng của chủ nghĩa nhân văn tổng kết con đường sáng tác của Beethoven - nhà soạn nhạc giao hưởng.

    - Giới thiệu chương IV
    Chương cuối với phần đầu tràn lên dữ dội, khôi phục cái lạc điệu tưởng như đã được khắc phục. Nhưng điều đó chỉ là sự cố gắng để quay về. Nhưng sự trở về đã không thể có được logic phát triển của "những sự kiện" nhất quyết dẫn đến thắng lợi của niềm vui. Những chủ đề của những chương trước - những đoạn đường đã bị vượt qua - nối tiếp nhau đi, nhưng chủ đề nào cũng bị bè cello "cự tuyệt" bằng cách nói cương quyết: không một chủ đề nào có thể nói là chủ đề của chương cuối. Cần phải tìm cái nào đó có phẩm chất mới, hơn hẳn tất cả những gì đã có từ trước đến nay và có thể nói lên kết quả phát triển tư tưởng âm nhạc của bản giao hương. Một khoảnh khắc yên lặng trong dàn nhạc. Và cuối cùng chủ đề mới ấy xuất hiện, chủ đề Niềm Vui. Chính nhờ tính chất mộc mạc mà nó được xem như một sự phát triển rõ ràng. Đầu tiên là cello và contrebass diễn tấu chủ đề ấy, sau đó từng nhóm nhạc cụ khác và cuối cùng, cả dàn nhạc. Đó là niềm vui đã vượt qua đau khổ, chiến thắng cái ác, là thành quả của sự hài hòa cân đối cao độ của nội tâm và sự thoải mái về tinh thần của con người. Âm thanh của chủ đề đạt đến quy mô to lớn, và một lần nữa, lần cuối cùng, nhạc tố hốt hoảng, kinh hoàng trong chương I lại chen vào. Và lúc đó, lần đầu tiên nghe thấy tiếng nói của con người: "Ồ các bạn ơi! Không phải những âm thanh ấy! Tốt hơn hết chúng ta hãy hát cái gì vui tươi!" Chủ đề Niềm Vui xuất hiện ở các giọng đơn ca và hợp xướng: "Ôi Niềm Vui thần thánh tuyệt vời, nữ thần của bầu trời! Lòng hân hoan, chúng tôi bước vào thánh đường của người". Từ lúc đó Niềm Vui vô tận, không gì làm u tối đi, đuợc giữ mãi cho đến cuối chương. Hơn thế nữa, Niềm Vui được thể hiện trong tất cả sự phong phú về giới hạn và sắc thái. Chủ đề thông qua một loạt biến hóa, trở thành khúc ca, bài hát ca ngợi tươi sáng, hành khúc anh hùng, về tính chất có khác nhau, những đoạn chen (episodes) được trình bày trong bức tranh khổng lồ chung của niềm vui sướng của quần chúng, sự hân hoan tưng bừng của nhân loại được giải phóng và hạnh phúc. Và trong âm nhạc như tràn ngập ánh mặt trời, và trong từng ô nhịp ánh hào quang ngày càng rực rỡ, chói lọi. Về cuối giọng hát đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc hòa thành khí thế chung ngợi ca niềm vui, trong niềm hân hoan tột độ. "Hỡi triệu triệu người, hãy xiết chặt tay nhau!" Bản giao hưởng kết thúc bằng sự ca ngợi Tự do, tình huynh đệ của Nhân loại.
    Như vậy là, từ tối tăm - ra ánh sáng, qua đấu tranh và tổn thất - đến giác ngộ sứ mệnh của con người, từ u tối - đến ánh sáng của chân lý, đến niềm vui của thế giới được giải phóng và hạnh phúc. Đó là những nét lớn trong nội dung tư tưởng của bản giao hưởng số 9, thể hiện những lý tưởng bất tử mà hàng bao nhiêu thế kỷ loài người đang vươn tới.

    Tụng ca niềm vui _ Ode An die Freude
    Lời trong chương IV - giao hưởng số 9 của Beethoven
    Lieder : Franz Schubert ; Johann Rudolf Zumsteeg
    Thơ : Friedrich von Schiller
    Dịch thơ : Triomphe (chắc là thành viên trang classicalvietnam)
    Anh em ơi hãy ngừng than thở !
    Hãy cất tiếng ca hòa chung vui mừng thành kính lên trời !

    Niềm vui, niềm vui, nữ thần miền cực lạc,
    Ánh chớp sáng ở cửa thiên đàng,
    Ta say sưa bước vào điện thánh huy hoàng
    Là nơi chốn quyến rũ mê hồn,
    Khi những lề thói vô bổ chẳng còn tồn tại ;
    Người với người là anh em bè bạn
    Để đôi cánh niềm vui dấn lối chỉ đường.

    Nếu tình bằng hữu tràn ngập tâm hồn,
    Nếu bạn có người vợ yêu thương, chung thủy,
    Hay bạn yêu một người thôi dù ngắn ngủi,
    Hãy tới đây cùng hát tụng ca !
    Còn ai chẳng hề yêu, đang than khóc hãy tránh xa !

    Uống đi này niềm vui từ quả, hoa
    Quà thiên nhiên phần cho tất cả
    Đắng chát và thơm thảo ;
    Thiên nhiên tặng những bạn hữu vững bền
    Những nụ hôn bỏng cháy, những trái nho ngon lành
    Ngay cả những con sâu cũng thú,
    Và thiên sứ nơi thiêng liêng canh giữ !

    Như nắng vàng rực rỡ ở không trung,
    Bay theo đường ta anh em ơi
    Qua bầu trời huy hoàng, vui sướng ;
    Như những anh hùng đi chiến đấu
    Để dành lấy vinh quang.
    Triệu triệu anh em hãy siết chặt vòng tay !
    Nụ hôn này dành cho tất cả !

    Anh em ơi, hẳn trên trời thăm thẳm
    Ngự trị một người cha nhân từ.
    Anh em ta có cúi lạy Người ?
    Đấng sáng tạo mình, thế gian có biết ?
    Vậy nơi thiên đàng trên những vì tinh tú
    Ta hãy kiếm tìm Người !

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hic, bây h dân tình đâu còn mấy người thuộc quốc ca nữa, nhất là dân tây, nhiều bọn tây còn tuyên bố là ko thích quốc ca của họ nữa!!!Bó tay

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hồi nhỏ đi học thứ 2 chào cờ còn hát Quốc ca, càng lớn càng ít có dịp hát, cũng may hát mãi nên ko quên đc [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •