Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 17 của 17
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    thangmu13 có thể giải thích vì sao Christopher Columbus có thể "dự đoán" là ông sẽ tới châu Mỹ chứ không tới Ấn Độ trong khi kiến thức đương thời không biết đến sự tồn tại của châu Mỹ mà chỉ biết sự tồn tại của Ấn Độ và Trung Hoa không?
    Em có lý do để tin vào điều đó. Có 4 lí do:
    1. Thời gian Columbus tìm ra Châu Mỹ vẫn còn chìm trong "tăm tối", dù có tìm ra được lục địa mới thì cũng khó tránh khỏi Giáo Hòang vu cáo là lời nói "bịa đặt", bởi lẽ nếu có vùng đất mới thì "Chúa trời soi sáng" đã chỉ cho "chúng con" đến đó rồi!! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    2. Vào thực tế nhé !!! Theo rất nhiều tài liệu lịch sử cho biết, sự giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế..v.v.... giữa Châu Á (đại diện là Trung Quốc và Ấn Độ) và Châu Âu từ rất lâu rồi, nó bắt nguồn từ tận thời kỳ vàng son của La Mã cổ Đại, rồi những con đường nối liền hai thế giới dần được khám phá, bản đồ dần được thiết lập một cách gần được chính xác......Cho tời thời của Columbus thì sự giao lưu này là chuyện "bình thường". Bản thân ông là 1 nhà hàng hải, hẳn ông cũng đã biết để tới được Ấn Độ theo con đường vượt Đại Tây Dương thì trước tiên phải vượt qua Nhật Bản, nếu không vượt qua Nhật Bản thì phải "đụng" bờ biển Trung Quốc, giả sử cho dù không "đụng" Trung Quốc thì ông ta cũng phải biết rằng ông phải "đụng" các quốc gia Đông Nam Á.>>>>> Cho nên việc ông phát hiện ra vùng đất mới, rồi "hô hào" lên là "tìm ra Ấn Độ" là qúa ư VÔ LÝ !!!!! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    3. Giả sử cứ cho rằng ông tưởng đã tìm ra Ấn Độ, thì tại sao ông không theo con đường của nhiều nhà hàng hải trước đó là tiếp tục băng qua Châu Phi để trở về Tây Ban Nha!!!! rõ ràng con đường từ Tây Ban Nha đến "Ấn Độ giả tưởng của ông" dài hơn quãng đường từ Ấn Độ quay về Tây Ban Nha, thậm chí ông cũng phải hiểu rằng đi từ Ấn Độ quay về Tây Ban Nha thì gặp được nhiều sự trợ giúp, và thuận lợi hơn!!!!!!! Dĩ Nhiên làm sao ông có thể đi bằng con đường đó được khi chính ông biết mình đang Ở ĐÂU [IMG]images/smilies/59.gif[/IMG] !!!!!
    4 . Giao lưu văn hóa mãi thì ai cũng biết được đặc trưng văn hóa của vùng đó! ông hẳn cũng biết ít, nhiều về văn hóa Ấn Độ, thì dĩ nhiên khi ông tới Châu Mỹ thì ông phải biết chắc rằng: "văn hóa ở đây không giống Ấn Độ", vậy mà lại "hô hào" là tìm ra Ấn Độ !!!!!

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cái này có nhiều điểm không chính xác nếu thangmu13 xét đến cách hiểu biết và tình hình chính trị, quyền lợi của các thành phần, quốc gia ở châu Âu thời đại Columbus:

    1. Nhà thờ Công giáo mặc dù nổi tiếng bảo thủ nhưng vào thời đại này không hề lên tiếng phản đổi các cuộc viễn du tìm kiếm vùng đất mới. Sự thật là kể từ khi người Bồ Đào Nha đi vòng qua châu Phi mà tìm đến Ấn Độ, nhà thờ rất quan tâm đến việc sử dụng các chuyến đi này để truyền giáo. Với lại lúc Amerigo tuyên bố đây là 1 lục địa mới chỉ khoản 15 năm sau Columbus, cũng đâu có bị ai bắt giam đâu.

    2. Thực chất hiểu biết của người châu Âu về phương Đông không rõ như ta tưởng đâu. Nhìn chung thì phần Bắc châu Á là Trung Quốc (và Nhật) cả, còn phần phía nam gọi là "Indies."

    Cái chữ Ấn Độ mà ta dịch ở đây không phải từ chữ "India" đâu mà là từ chữ "Indies." Indies bao gồm toàn bộ các vùng phía Nam châu Á, gồm tiểu lục đia Ấn Độ (India) và toàn bộ Đông Nam Á (có thể là trừ miền Bắc Việt Nam) mà chúng ta biết ngày nay. Vùng Đông Nam Á lúc đó gọi là East Indies. Thực tế là trong suốt 400 năm, cho đến khi họ dành được độc lập, Indonesia vẫn được gọi là Dutch East Indies.

    Và vì sao Columbus lại nghĩ mình đặt chân tới Indies chứ không phải China? Đó là vì ông ta cố tình cho thuyền đi về hướng Indies.


    note: mới tìm được website có cái bản đồ này [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Đây là bản đồ thế giới năm 1489 do Henricus Marcellus vẽ. Cách hiểu của người châu Âu về châu Á lúc này
    Chữ hơi mờ, nhưng nếu có dịp nhìn 1 copy tốt hơn, chúng ta sẽ thấy cái vùng nằm ở góc trên, bên phải, nơi có hình 1 cái thành mờ mờ là "Cathaya" có nghĩa là Trung Hoa, còn phần lớn các vùng nằm ở phía nam vùng đó đều là India, India Intra, India Superior rồi gì gì nữa (cũng không biết dịch là sao [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]). Nhưng ngừoi Âu lúc đó gọi chung la Indies.


    Do đó, khi Columbus đi từ Tây Ban Nha xuống quần đảo Canaries (phía Nam Tây Ban Nha, phía Tây bờ biển Phi châu) rồi từ Canaries đi về hướng Tây sẽ tới vùng được ghi trên bản đồ là India Superior, trừ khi ông ta đi về hướng Tây Bắc mới tới Cathay.

    3+4. Lúc Columbus đặt chân tới quần đảo Caribe, người Bồ Đào Nha vẫn chưa đặt chân tới Ấn Độ. (Vasco Da Gama là người châu Âu đầu tiên (trong thời đại này) đặt chân tới Ấn Độ bằng đường biển, năm 1498).

    Một điểm nữa là thực sự Columbus cũng nghĩ đến việc đi tìm "Trung Hoa" trong chuyến hải hành này (nếu không muốn nói đó là mục tiêu chính): một trong những mối quan tâm hàng đầu của Columbus (có lẽ là dưới sức ép của triều đình Tây Ban Nha) là phải tìm ra vàng vì theo mô tả của Marco Polo thì đường xá Trung Hoa lát đầy vàng. Chứng tỏ Columbus khá tin tưởng rằng mình tìm ra Á châu chứ không phải đặt chân tới 1 lục địa mới.

    Có lẽ thangmu nhầm trường hợp của Magellan chăng? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Mặc dù Magellan và Columbus chỉ cách nhau chừng 20-30 năm nhưng những hiểu biết của người châu Âu về thế giới đã tăng lên rất nhiều.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Columbus không phải là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ. Lẽ tất nhiên. Ông ta là người châu Âu đầu tiên tìm ra châu Mỹ. Vậy mới chính xác.
    Một câu hỏi phát sinh là :"Có người "châu Mỹ" nào đầu tiên đã tìm ra châu Á ko ?"

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trả lời: Không. Vì những lý do sau:
    - Nếu có gã châu Mỹ nào tìm ra châu Á thì đã có người châu Á da đỏ.
    - Nếu người châu Mỹ biết châu Á trước thì người châu Á sau đó cũng biết châu Mỹ và có hồ sơ lưu lại vùng đất mới này.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Biết đâu người châu Mỹ đã tìm ra châu Á nhưng lại không tồn tại được ở châu Á ?

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có nhiều khám phá rải rác trên phạm vi toàn thế giới chứng tỏ từ thời xa xưa, trên hành tinh Trái Đất nhỏ bé của chúng ta đã từng tồn tại ít nhất một nền văn minh toàn cầu có trình độ kỹ thuật cao không kém gì so với nền khoa học kỹ thuật hiện đại của chúng ta ngày nay, thậm chí về một số mặt còn vượt trội hơn.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    chắc chắn colombo không phải là người tìm ra châu mỹ đầu tiên nhưng ông ta là người đầu tiên công bố cho toàn bộ nhân loại biết sự tồn tại của châu lục này
    theo tôi từ "tìm ra" không thể chỉ hiểu theo nghĩa đen

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •