Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Động cơ của Nhật Bản trong cuộc chiến Thái Bình Dương

    Cuộc chiến Thái Bình Dương, hay có thể gọi luôn là thế chiến thứ 2 của Nhật có động cơ thế nào? [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG] tình hình thật phức tạp, khi có một vài người còn bảo vài lực lượng Nhật còn gây chiến với lính Đức trong thế chiến thứ 2, và động cơ mà chính phủ đế quốc Nhật đưa ra là "Để giải thoát cho Châu Á khỏi thực dân phương Tây" "Cuộc chiến Thái Bình Dương là cuộc chiến của sự giải thoát" "Định mệnh của Nhật Bản là giải thoát Châu Á khỏi thực dân phương Tây, như một nhiệm vụ của thần" [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]

    Và sự thật mà cả thế giới công nhận, là Nhật Bản đã gây ra cuộc cưỡng dâm Nam Kinh, mang hàng ngàn phụ nữ đi theo đoàn quân thỏa mãn nhục dục, cướp sạch gạo của Việt Nam, gây chiến tranh hủy diệt khắp nơi ở bờ Đông - Đông Nam Á.

    Một đội quân như thế lại nổi tiếng cả thế giới với tinh thần chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, sẵn sàng rút chốt lựu đạn chết chung với đối thủ, mang katana ra chiến trường, lái máy bay lao thẳng vào tàu chiến đối phương, sẵn sàng ném toàn bộ dân xuống biển còn hơn là đầu hàng, rồi cầm katana xông vào xe tăng địch.....

    Có người nói vấn đề chẳng phải ở The Emperor. Vấn đề là họ yêu thương quê hương đất nước, gia đình họ và chiến đấu vì nó. Còn cái đám quân Nhật đi xâm lược chỉ là một đám bull**** [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

    Thật là khó hiểu.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    tinh thần kỉ luật của quân đội nhật là rất cao tôi còn nhớ một lần đã đọc được một tài liệu dăng trên báo an ninh thế giới đại ý là có một binh sỹ nhật nhận lệnh của chỉ huy rút vào rừng đánh du kích (bên phil) anh ta đã chấp hành mệnh lệnh trong suốt hơn 30 năm đánh tới quả mìn cuối cùng cho tới một ngày anh ta bị phát hiện trục xuất về nhật khi khám hang nơi anh ta trú ẩn người ta tìm thấy ảnh nhật hoàng kết bằng lá cây

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Chú ý là kamikaze chỉ xuất hiện vào năm 44, khi nc Nhật đứng trước nguy cơ bị đổ bộ, toàn quốc đã nằm trong tầm bay của máy bay ném bom Mĩ! Đâu phải lúc nào lính Nhật cũng sẵn sàng liều chiết đâu?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    28
    Trích dẫn Gửi bởi Clone
    Cuộc chiến Thái Bình Dương, hay có thể gọi luôn là thế chiến thứ 2 của Nhật có động cơ thế nào? [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG] tình hình thật phức tạp, khi có một vài người còn bảo vài lực lượng Nhật còn gây chiến với lính Đức trong thế chiến thứ 2, và động cơ mà chính phủ đế quốc Nhật đưa ra là "Để giải thoát cho Châu Á khỏi thực dân phương Tây" "Cuộc chiến Thái Bình Dương là cuộc chiến của sự giải thoát" "Định mệnh của Nhật Bản là giải thoát Châu Á khỏi thực dân phương Tây, như một nhiệm vụ của thần" [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]

    Và sự thật mà cả thế giới công nhận, là Nhật Bản đã gây ra cuộc cưỡng dâm Nam Kinh, mang hàng ngàn phụ nữ đi theo đoàn quân thỏa mãn nhục dục, cướp sạch gạo của Việt Nam, gây chiến tranh hủy diệt khắp nơi ở bờ Đông - Đông Nam Á.

    Một đội quân như thế lại nổi tiếng cả thế giới với tinh thần chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, sẵn sàng rút chốt lựu đạn chết chung với đối thủ, mang katana ra chiến trường, lái máy bay lao thẳng vào tàu chiến đối phương, sẵn sàng ném toàn bộ dân xuống biển còn hơn là đầu hàng, rồi cầm katana xông vào xe tăng địch.....

    Có người nói vấn đề chẳng phải ở The Emperor. Vấn đề là họ yêu thương quê hương đất nước, gia đình họ và chiến đấu vì nó. Còn cái đám quân Nhật đi xâm lược chỉ là một đám bull**** [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

    Thật là khó hiểu.
    Đoạn in đậm ông lấy ở đâu ra thế? Cách nhau nửa vòng trái đất thì gây gì được?

    Vấn đề là lính chiến đấu ở TQ ko giống với các sư đoàn trên mặt trận Thái Bình Dương, và lại càng ko giống đám tân binh và về sau này là lũ nhóc bị tuyên truyền hay ép buộc tống lên máy mang bom lao vào tàu chiến địch. Mặt trận TQ mang tính chất khác hẳn với cuộc chiến Thái Bình Dương. Quân Nhật luôn chiếm thế thượng phong, chiến đấu khá là nhàn nhã, mà ở trên đất TQ thì thừa đủ thứ có thể biến một chiến binh gan góc thành một kẻ hư hỏng, tham lam và tàn ác.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Động cơ là: phân chia lại thị trường thế giới, sắp xếp lạ Châu Á, cưỡng đoạt tài nguyên (mà Nhật luôn thiếu hụt để phát triển công nghiệp)

    - Chiêu bài: Đại Đông Á, Nhật là thủ lĩnh

    - Mị dân: chiến đấu với tinh thần võ sĩ đạo, chiến đấu cho Thiên Hoàng.

    BTW: giải quyết thói tự ti muôn đời trước anh khổng lồ TQ.

    PS: có thấy ai nói Nhật xung đột với Đức đâu nhỉ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chắc gõ nhanh quá đánh nhầm [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Tớ nhớ đọc hồi kí của Zhukov có đoạn thẩm vấn tù binh Nhật tóm được trong trận Khankhin Gon, ông ý hỏi tại sao lại đầu hàng thì thằng đấy trả lời là khi trinh sát bị muỗi đốt kinh quá, nằm một mạch đến sáng, lúc quân LX phát hiện ra thì nó đầu hàng vì chịu hết nổi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có 1 bác ở diễn đàn SNK nói là "everything can happen; some Japanese even fought the Nazi in WWII" hoặc đại loại thế

    Em biết lý do rùi, cám ơn

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Anh 7v trên thông tử vi dưới tường địa lý em xin bái phục =P~

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tôi phản bác quan điểm của bác Tabietgi. Ko phải vì giới quân phiệt cầm quyền mà Nhật tiến tới chiến tranh, mà vì nguy cơ chiến tranh đã đưa quân nhân lên cầm quyền.
    Thực chất Nhật Bản lâm chiến là vì sự o ép của phương Tây. Sau chiến tranh I, Nhật ko được chia chác gì, hơn nữa lại còn bị phe thắng trận đè nén, ví như hiệp ước hạn chế hải quân. Khi sự sinh tồn bị đe dọa, mà cụ thể là xăng dầu đã bị cắt, Nhật phải đánh nhau, đó là chuyện thường.


    Cuối thời Chiến Quốc, khi đa số lãnh chúa phục tùng Phong Thần Tú Cát, không thể đánh lẫn nhau, ông ta phải xuất khẩu chiến tranh sang Triều Tiên để giải quyết nhu cầu võ công của thuộc hạ. Thấy thất bại ở Triều Tiên dẫn đến sự sụp đổ của họ Toyotomi, Đức Xuyên Gia Khang buộc phải giải quyết vấn đề bằng tru diệt các phiên hầu hiếu chiến nhất, cũng là những công thần hạng nhất của mình (Kato Kiyomasa, Ishida Mitsunari, Fukuda Masanori).
    Tại sao Hideyoshi lại chọn Triều Tiên? Nếu muốn xả van chiến tranh, tại sao ông ta ko chọn nơi khác, như Hokkaido, nơi dễ ăn hơn Triều Tiên nhiều? Thắng Triều Tiên ko phải là dễ. Nếu như hòa hoặc thua, tức là ko có gì để phân phát cho binh sĩ, Hideyoshi cũng hiểu rằng các chư hầu sẽ đứng lên làm phản. Đánh lục địa, tôi cho rằng đó là giấc mơ điên cuồng của Hideyoshi hơn là 1 mưu mô chính trị.
    Mitsunari chưa bao giờ là chư hầu của Ieyashu. 2 người đó cùng là cấp dưới của Hideyoshi, và họ đánh nhau là để tranh giành quyền lực. Hiển nhiên, giới võ sĩ cũng là con người. Trải qua mấy trăm năm chiến tranh liên miên, họ cũng phải sợ hãi và ghê tởm chiến tranh. Chính vì vậy, thời đại Edo yên ổn mới kéo dài đến 250 năm. Nếu tầng lớp võ sĩ chỉ chăm chăm giết nhau như bác nói, họ đã ko để cho hòa bình được yên lâu như vậy.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    - @ bác Cực Hữu, Tbg? nghĩ rằng người ta gây ra 1 cuộc chiến do nhiều động cơ. Có động cơ của kẻ cung cấp súng đạn, cũng có động cơ của người cầm súng đạn. Nếu những người cầm gươm lệnh xông vào cuộc chiến hăng hái như rứa, khi thất bại biểu diễn hara-kiri ngoạn mục như rứa, thì động cơ của những người này là quan trọng, phải xét đến.

    -

    Ko phải vì giới quân phiệt cầm quyền mà Nhật tiến tới chiến tranh, mà vì nguy cơ chiến tranh đã đưa quân nhân lên cầm quyền.
    Theo tbg?, giới quân nhân đã trực tiếp gây ra căng thẳng giữa Nhật với các nước khác, và giành quyền lực trong tình trạng đất nước dần bị cô lập.

    Có người xem cuộc chiến Thái Bình Dương được châm ngòi từ sự kiện 18/9/1931. Trương Tác Lâm là quân phiệt nắm giữ Đông Tam Tỉnh (Mãn Châu). Lâm có hợp tác với Nhật nhưng về sau thì tỏ ra độc lập với họ. Nhật đặt mìn trên xe lửa giết Lâm. Con Lâm, Trương Học Lương, tức thì đem Đông Tam Tỉnh lệ thuộc chính phủ Quốc Dân Đảng, công khai thể hiện thái độ thù địch với Nhật. Ngày 18/9/1931, đường sắt Nam Mãn của Nhật ở gần hồ Liễu Điều ở ngoại vi phía bắc Phụng Thiên (Thẩm Dương ngày nay) bị phá bằng mìn. Nhật vu cho Đông Bắc Quân của Trương Học Lương gây ra (nhiều người nói là quân Quan Đông tự biên tự diễn). Lấy đó làm cớ, quân Quan Đông tấn công toàn bộ khu vực dọc đường xe lửa, tập kích và chiếm Phụng Thiên.

    Sau khi sự kiện xảy ra, chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ giải quyết nhanh chóng và ổn thoả nhằm không để cuộc tranh chấp lan rộng. Song, giới quân phiệt Nhật Bản không đếm xỉa đến tuyên bố đó, quân đội Nhật không hề triệt thoái dọc theo tuyến đường xe lửa như Chính phủ Nhật Bản cam kết với Hội Quốc Liên. Cuối năm 1931, trọn Mãn Châu rơi vào tay quân đội Nhật. Tháng 3 năm 1932, Mãn Châu quốc được thành lập với người đứng đầu là Phổ Nghi. Ngoại trưởng Mỹ Henry L.Stimson tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không công nhận những đất đai đã chiếm cứ bằng võ lực. Phúc trình của Lytton đệ lên hội Quốc Liên tố cáo Nhật xâm lăng. Tháng 3 năm 1933, Nhật rút khỏi hội Quốc Liên.

    -

    Thực chất Nhật Bản lâm chiến là vì sự o ép của phương Tây. Sau chiến tranh I, Nhật ko được chia chác gì, hơn nữa lại còn bị phe thắng trận đè nén, ví như hiệp ước hạn chế hải quân. Khi sự sinh tồn bị đe dọa, mà cụ thể là xăng dầu đã bị cắt, Nhật phải đánh nhau, đó là chuyện thường.
    Tbg? đã trình bày trong bài trước: giới quân nhân Nhật căm ghét Mỹ từ sau hiệp ước ở hội nghị Washington 1922. Nhưng sau sự kiện 18/9/1931, phương Tây chỉ tỏ thái độ không công nhận Mãn Châu và xa lánh Nhật, ngoài ra không có hành động cụ thể đe dọa sự tồn vong của nước Nhật. Lệnh cấm vận, trong đó có cấm vận xăng dầu, Nhật bắt đầu gánh lấy sau khi tiến quân vào Đông Dương tháng 9/1940. Có thể Nhật lâm chiến trong sự o ép của phương Tây, nhưng sự o ép ấy có sau những cuộc chinh phạt của quân Nhật. Nói hơi Marxist là tồn tại mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc Nhật Bản và các đế quốc Tây Phương.
    -

    Tại sao Hideyoshi lại chọn Triều Tiên? Nếu muốn xả van chiến tranh, tại sao ông ta ko chọn nơi khác, như Hokkaido, nơi dễ ăn hơn Triều Tiên nhiều? Thắng Triều Tiên ko phải là dễ. Nếu như hòa hoặc thua, tức là ko có gì để phân phát cho binh sĩ, Hideyoshi cũng hiểu rằng các chư hầu sẽ đứng lên làm phản. Đánh lục địa, tôi cho rằng đó là giấc mơ điên cuồng của Hideyoshi hơn là 1 mưu mô chính trị.
    Chiến thắng cóc gian khổ cóc vinh quang. Hokkaido có thể dễ đánh song giá lạnh quá, đánh Triều Tiên vừa oai lại vừa có nhiều thứ để chia hơn. Mặt khác, đặc điểm của Nhật Bản thời kỳ này là có 1 tầng lớp chiến binh chuyên nghiệp, saimurai. Ở các nước khác, khi thống nhất, người ta có thể giải trừ quân bị, cho lính về cày ruộng. Hideiyoshi thì không thể đổi cây cuốc lấy thanh katana của những saimurai đã quen giết người. Cho nên nếu ông ta đánh Hokkaido thì sao? Có lẽ sau 1 thời gian không dài cho lắm, đám võ sĩ dưới quyền, phiên hầu, võ sĩ của phiên hầu, lại thấy cuộc đời nhàn rỗi, vô vị, lại thấy ngứa ngáy chân tay. Đánh Triều Tiên, đã biết rượu Cao Ly ngon dở ra sao rồi, còn sức, có thể chuyển sang tìm hiểu mùi vị rượu Trung Nguyên.

    Khi phát động xâm lăng, có lẽ Hideyyoshi thấy chiến thắng không phải là không khả thi. Thực tế là hồi đầu chiến tranh Nhâm Thìn, quân Nhật tiến như chẻ tre. Vua quan Triều Tiên phải chạy bỏ Hán Thành. Kinh đô rồi Bình Nhưỡng thất thủ, phần lớn Triều Tiên bị chiếm đóng. Quân Nhật bắt đầu bất lợi do làm mất lòng dân, và do khả năng thủy chiến (ban đầu họ đánh giá thấp) của ông bạn láng giềng. Quân ngoại xâm đã cướp bóc và chém giết man rợ dân Hàn. Chúng cắt tai những người lính và dân Triều Tiên dám chống đối, sau khi sát hại dã man. “Chiến lợi phẩm” kiểu này được đem về Nhật khoe khoang, làm thành “nấm mồ tai” 3 vạn cái gần Kyoto. Sự hung bạo của quân xâm lược kính động lòng ái quốc của quần chúng cũng như lòng tự trọng của quan lại yêu nước như Lý Thuấn Thần. 14/8/1592, hạm đội Triều Tiên đánh tan hạm đội Nhật, diệt gần 1 vạn thủy binh, cắt rời đội quân viễn chinh khỏi hậu phương của nó.

    Tìm hiểu lịch sử Nhật Bản, thấy 1 điều đáng nể là họ khoái tìm mấy nước bự bự hay mạnh mạnh để đánh. Khi cảm thấy đủ sức nhờ Duy Tân, họ đánh Mãn Thanh (lúc đó yếu nhưng vẫn đại cồ). Nga tính ngáng chân, đánh luôn Nga năm 1905. Rồi đánh Trung Quốc lần nữa chọc hội Quốc Liên. Khi Đức đánh Nga, Nhật lại quay sang đánh nhau với Mỹ.

    -

    Hiển nhiên, giới võ sĩ cũng là con người. Trải qua mấy trăm năm chiến tranh liên miên, họ cũng phải sợ hãi và ghê tởm chiến tranh. Chính vì vậy, thời đại Edo yên ổn mới kéo dài đến 250 năm. Nếu tầng lớp võ sĩ chỉ chăm chăm giết nhau như bác nói, họ đã ko để cho hòa bình được yên lâu như vậy.
    Các tầng lớp võ sĩ không phải chăm chăm giết nhau, mà là chăm chăm lập công cho chủ. Sau thất bại Triều Tiên, sau trận Sekigahara, một số khá khá saimurai quen giết người bị loại, đấu chí của đám saimurai quen giết người còn lại mới xẹp xuống. Thời đại Edo yên ổn kéo dài là do đất nước đã thống nhất dưới một chính quyền hiệu quả là Mạc phủ Tokugawa. Các lãnh chúa không tuyên chiến với nhau nữa thì gia thần của họ giết nhau cho ai?

    -

    Mitsunari chưa bao giờ là chư hầu của Ieyashu. 2 người đó cùng là cấp dưới của Hideyoshi, và họ đánh nhau là để tranh giành quyền lực.
    Vì copy/paste không cẩn thận, Tbg? đã nói Ishida Mitsunari là công thần của Ieyashu. Mong vong linh ngài Ishida Mitsunari, nếu biết được, không chấp kẻ hậu sinh này. Thực ra ông là trung thần của dòng Toyotomi. Thấy thế lực Ieyashu đe dọa sự thống trị của dòng chúa, ông thành lập liên minh chống Tokugawa và cùng nó đi qua thế giới bên kia trong trận Sekigahara lịch sử. Đính chính: Fukuda Masanori, Kato Kiyomasa, Mogami Yoshimitsu (nguồn: 12 người lập ra nước nhật, trong diễn đàn có bạn post lên rồi)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •