Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 25
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chắc bác newgod muốn nói tới cái này

    "Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả Việt Nam và Trung Quốc

    Sự thua thiệt thể hiện rõ trên các mặt: số lượng học giả, số lượng và diện phổ biến của công trình nghiên cứu, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, sự tham gia của tư nhân…


    Để cất lên tiếng nói khẳng định chủ quyềnNgày nay, tất cả các học giả về quan hệ quốc tế đều khẳng định rằng: Thời hiện đại, để chiến thắng trong những cuộc đấu tranh phức tạp như tranh chấp chủ quyền, điều kiện cốt yếu là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không đơn thuần là ưu thế về quân sự.

    Việc quốc tế hóa vấn đề lãnh thổ, lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa (HS-TS), do đó, là điều Việt Nam không thể không làm. Việc này mở đầu bằng quá trình đưa các quan điểm của phía Việt Nam ra trường quốc tế.

    Có ba kênh chính để đưa quan điểm của Việt Nam ra quốc tế.

    Thứ nhất là thông qua các tuyên bố ngoại giao, như chúng ta vẫn thường thấy phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao trả lời báo giới: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
    Thứ hai là thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, các diễn đàn thế giới. Sự xuất hiện những bài viết khoa học, công trình nghiên cứu của phía Việt Nam trên các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới về lịch sử, địa lý, hàng hải, công pháp quốc tế… sẽ cực kỳ có sức nặng trong việc tranh biện.

    Thứ ba là thông qua các nỗ lực ngoại giao và truyền thông như ra sách trắng, tổ chức hội thảo quốc tế, giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài, v.v…

    Trung Quốc "chiếm sóng"
    Trên kênh thứ hai, có thể thấy phía Việt Nam đang yếu thế so với Trung Quốc. Dù không nhiều, nhưng đã có những bài viết khoa học của học giả Trung Quốc về vấn đề lãnh hải đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới và khu vực như: Marine Policy, Marine Custom Management, Marine and Coastal Law Journal (các tạp chí về hàng hải và luật biển), American Journal for International Law (tạp chí nghiên cứu luật pháp, của Mỹ), Southeast Asia Studies (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, của Singapore).

    Đây là các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới, nghĩa là uy tín của chúng được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Một bài viết được đăng trên những tạp chí loại này mang lại danh tiếng cho sự nghiệp cá nhân của nhà khoa học.
    Quan trọng hơn nữa, nó gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Trong ngắn hạn và trung hạn, nó là tiếng nói có sức nặng với giới khoa học quốc tế. Trong dài hạn, nó là nguồn tài liệu tham khảo có tác động đáng sợ.

    Về phía các học giả Việt Nam ở trong nước, cũng đã có những bài viết khoa học liên quan tới vấn đề lãnh hải và HS-TS. Tuy nhiên, các bài này chỉ được đăng tải bằng tiếng Việt trên các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam (Tạp chí Hán Nôm, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Nghiên cứu Phát triển - tạp chí của Thừa Thiên - Huế) . Số lượng bản in hạn chế - 1.000 bản, phát hành trên diện rất hẹp.

    Việt Nam… yếu thế

    Trung Quốc cũng đã có khoảng 60 cuốn sách về HS-TS, bằng tiếng Trung và tiếng Anh, như Trung Quốc dữ Trung Quốc Nam Hải vấn đề (Trung Quốc và vấn đề biển Nam Trung Quốc, Phó Côn Thành - Thủy Bỉnh Hòa, 2007), Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo (Lưu Nam Uy, 1996), Nam Hải chư đảo địa lý - lịch sử - chủ quyền (Lữ Nhất Nhiên chủ biên, 1992)...

    Chưa kể, còn hàng chục công trình của các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc ở Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Anh, Mỹ.

    Việt Nam có vài đầu sách, như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo HS-TS (Lưu Văn Lợi, NXB Công an Nhân dân, 1995), Chiến lược Biển Việt Nam (Nguyễn Hồng Thao chủ biên, NXB Sự thật, 11/2008)… Nhưng số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay, các sách đều bằng tiếng Việt, phát hành rất ít.

    Với kênh thứ ba - thông qua việc tổ chức hội thảo quốc tế, đưa các học giả đi giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài v.v. - thì sự tham gia của giới khoa học Việt Nam càng yếu ớt hơn.

    Cộng đồng các nhà khoa học người Việt tại nước ngoài đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng giúp Việt Nam tranh biện trong vấn đề lãnh hải. Chẳng hạn, TS Từ Đặng Minh Thu (ĐH Luật Sorbonne), luật gia Đào Văn Thụy từng đọc bài tham luận tại Hội thảo hè "Vấn đề tranh chấp Biển Đông" (New York, 1998), phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc với nhiều lý lẽ khoa học xác đáng.

    Vì đâu giới nghiên cứu Việt Nam yếu thế?

    TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) nhận xét: "So tương quan lực lượng với Trung Quốc trong chuyện nghiên cứu về lãnh hải, thì các công trình của học giả Việt Nam vừa ít ỏi, manh mún về số lượng, lại vừa không được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội".

    Ai cũng biết rằng điều kiện cần để có bài viết khoa học là một quá trình nghiên cứu tập trung cao và kéo dài. Nghiên cứu về vấn đề lãnh hải và HS-TS lại càng khó khăn hơn, nó đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, kinh phí.

    Người nghiên cứu phải có khả năng tiếp cận với các tài liệu cổ bằng nhiều thứ tiếng khó (Hán, Nôm, Pháp, Anh, thậm chí tiếng Latin), phải bỏ chi phí mua tài liệu, đi thực địa, trao đổi tìm kiếm thông tin, v.v... Đổi lại, mỗi bài viết trên các tạp chí của Việt Nam được nhận vài trăm nghìn đồng nhuận bút.

    Còn việc đưa bài viết ra tạp chí quốc tế thì gần như không tưởng, bởi thật khó để các nhà khoa học dồn sự nghiệp cho cả một công trình nghiên cứu để rồi không biết… đi về đâu, có được đăng tải hay không. Thiếu kinh phí, khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu "nhạy cảm" là những vật cản lớn. Chỉ riêng việc dịch bài viết sang một thứ tiếng quốc tế, như tiếng Anh hay tiếng Trung, cũng đã là vấn đề.
    Một nhà nghiên cứu độc lập, ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: "Ở Trung Quốc, việc tuyên truyền về HS-TS và lãnh hải được phân chia thành ba cấp. Cấp thấp nhất là cấp phổ thông, cho quần chúng. Cấp hai và cấp ba là cho các độc giả có trình độ cao hơn và các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Như ở Việt Nam thì chẳng cấp nào phát triển cả".

    Không có văn bản quy định chính thức, nhưng tài liệu liên quan tới lãnh hải, biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên được coi là "nhạy cảm", "mật", và một cá nhân khó mà có đủ tư cách để "xin" được nghiên cứu về HS-TS hay chủ quyền đất nước.

    Ông Quân, với tư cách nhà nghiên cứu độc lập, gặp khó khăn tương đối trong việc tiếp cận các tài liệu khoa học phục vụ cho công việc. Dĩ nhiên là chẳng bao giờ ông được mời tham dự những hội thảo chuyên đề về lĩnh vực mình nghiên cứu - thường chỉ dành cho những nhà khoa học đã có biên chế chính thức ở một cơ quan nhà nước nào đó.

    Với một cá nhân là như vậy. Với các viện nghiên cứu trực thuộc Nhà nước, tình hình cũng không khả quan hơn. TS Nguyễn Xuân Diện nhận xét: "Về nguyên tắc, phải là cấp trên đặt hàng, cấp dưới đề đạt lên. Nếu Nhà nước không đặt hàng, các cơ quan chuyên môn có khả năng làm cũng e dè không muốn đề xuất. Các cá nhân nghiên cứu độc lập thì không thể có điều kiện thuận lợi về sưu tập tư liệu, điền dã thực địa, công bố kết quả của đề tài".

    Không tiếp cận được với các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đành, người dân còn không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến thức về chủ quyền đất nước. Trong khi, trên thực tế, "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" - như khẳng định của Bộ Ngoại giao.


    Chúng ta có thể làm gì?
    Về bản chất, nghiên cứu khoa học là các nỗ lực cá nhân, tuy nhiên, với những vấn đề thuộc diện "công ích" như tranh chấp chủ quyền, thì Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.

    Nhà nước phải đặt hàng giới nghiên cứu, tạo thành một chiến lược lâu dài và bài bản, đồng thời để cho giới truyền thông diễn giải và phổ biến những công trình nghiên cứu chuyên sâu tới quần chúng sao cho tất cả mọi người đều có ý thức về chủ quyền đất nước.

    Một số học giả người Việt Nam ở nước ngoài gợi ý rằng, cách tốt nhất là Nhà nước "xã hội hóa" công việc nghiên cứu khoa học, bằng cách tạo điều kiện để xã hội dân sự (tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, quỹ...) tài trợ cho các dự án khoa học, tạo điều kiện, thậm chí "luật hóa", để người nghiên cứu được tiếp xúc với thông tin khi cần.

    Một điểm cần lưu ý là hoạt động nghiên cứu phải mang tính liên ngành, toàn diện, trên mọi lĩnh vực: văn bản học, khảo cổ, địa chất lịch sử, thổ nhưỡng, công pháp quốc tế...Theo quy luật số lớn, số lượng nghiên cứu càng nhiều thì khả năng có những công trình chất lượng càng cao.

    Sau hết, không thể thiếu nỗ lực công bố các công trình nghiên cứu đó ra diễn đàn quốc tế, nỗ lực diễn giải và phổ cập chúng tới người dân trong nước, cũng như, thông qua chính sách "ngoại giao nhân dân", tới được dư luận quốc tế và cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài.


    Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thức về lãnh hải và luật biển (Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo). Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa, tính cả người đã mất, thì “vét” trong cả nước được gần một chục người.

    Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và HS-TS từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất, có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v…

    Đoan Trang

    http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieu...361/index.aspx

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có lẽ nhà ta vẫn coi việc dùng quân sự kết hợp ngoại giao làm mũi nhọn chính trong vấn đề tranh chấp biển Đông vì thực sự là với tình hình hiện nay, khi mà các nước thi nhau đưa tàu chiến rồi lớn tiếng trên kênh ngoại giao thì quốc phòng có vẻ tác dụng lớn hơn cả

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mấy bắc chê bai đất nước, vậy mấy bắc làm gỉ cho đất nước chưa?

    Việt Nam chưa có hạnh động vơí các nước, không có nghiã là sẽ không hạnh động. Chỉ vì chưa phải là lúc để ra tay thôi.
    Chưa đủ sức mà ra tay thì thiệt mới là nông cuổng. Còn mâý anh cò còn như phillpine, mã lai á vvv. không đắng là đối thủ, đá cho 1 phát là vaò lưới.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thật ra vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ không phức tạp và lằng nhằng như hiện nay nếu như cp VN và cp TQ tôn trọng những thảo thuận đã ký giữa hai bên, sự thành công lần hoàn thành cắm mốc biên giới mới đây đã chứng tỏ điều đó.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    Đánh nhau chửi nhau mấy chục năm mới cắm được mấy cái cọc đấy chứ nói là xong à [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], đến giờ TQ vẫn chưa chịu vứt cái lưỡi bò của mình đi thì đợi đến đời nào mới xong

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Mấy bắc chê bai đất nước, vậy mấy bắc làm gỉ cho đất nước chưa?
    Câu này chuẩn [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Ngồi ngoài mà hót thì mình hót còn hay hơn, thậm chí ko thèm chê bài bọn quê mùa VN, ta cứ đầu chính phủ Mỹ mà bổ, Greenspan với Bush, Obama thích chửi lúc nào chả được [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], nhưng thử hỏi nếu ở vào vị trí đó, có làm tốt bằng 1/10 người ta ko mà hót [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tốt bằng 1/1000 thì đủ làm chủ tịch phường xã rồi . Mà bảo đảm trên internet chắc chả có mấy tên cỡ chủ tịch phường vào tán phết [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tốt bằng 1/1000 thì đủ làm chủ tịch phường xã rồi .
    Sai rồi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] bằng 1/50000 cơ
    ---------------------------------------------

  9. #19
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    thực ra có dc ủng hộ của quốc tế hay ko chỉ là tương đối. Như cái hồi 74 chúng qua đánh HS, chỉ 1 loáng là lấy sạch, quốc tế thấy rõ nhưng làm dc gì?
    bây giờ cứ lo phát triển quân sự cái đã, đập nó 1 phát. Cho dù quốc tế có phản đối thì ta cũng chiếm lại dc cái HS rồi.
    Tuy vậy đúng là dư luận là 1 phần quan trọng. Ở diễn đàn nhà ta có ai theo khoa Sử của ĐH Khoa học-Xã hội và Nhân văn ko nhỉ? Chúng ta đã có dân CNTT rồi, tìm 1 người giỏi tiếng ANh nữa. Lập ra ngay 1 quân đoàn lichsuvn để phát động 1 phong trào TS-HS.
    Không nên đợi bất kỳ điều gì nữa, chúng ta có thể làm thì phải làm ngay thôi.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi trai Hán Chợ Lớn
    Thật ra vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ không phức tạp và lằng nhằng như hiện nay nếu như cp VN và cp TQ tôn trọng những thảo thuận đã ký giữa hai bên, sự thành công lần hoàn thành cắm mốc biên giới mới đây đã chứng tỏ điều đó.
    Chính Khựa bội tín gây ra lắm trò như ngày nay còn trách ai [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •