Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0

    bàn về Mỹ học cổ điển 2: Tranh đông hồ

    Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
    Om sòm trên vách bức tranh gà
    (Tú Xương)

    Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới

    Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong,
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
    (Hoàng Cầm)

    Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.


    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
    (ca dao- Làng mái= Đông hồ)

    Nội dung tranh gồm có 5 thể loại:

    1. Tranh thờ: bộ ngũ sự
    2. Tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu...
    3. Truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh
    4. Phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa-Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn (xem thêm Bảy bức tranh gà)
    5. Tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sáo, Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Với các tranh có phần chữ Hán đi kèm thì ý nghĩa sáng tỏ hơn bao giờ hết. Ví dụ như tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc có chú thích chữ "nhân nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng. Chính vì vậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến. Không có sự giải thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao giờ.

    Các tranh khác, đặc biệt là tranh sinh hoạt thì có nhiều cách giải thích hơn, cho tới nay có những cách phân tích khác nhau hoàn toàn (ví dụ tranh Đánh ghen).

    Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

    bức tranh này em không nhớ tên


    bức Đánh ghen:


    bức Bịt mắt:


    bức vinh hoa:


    bức nghỉ ngơi:


    bức hái dừa:


    đàn lợn âm dương:


    phong cách đông hồ là phong cách hiện thực gần gũi, mộc mạc, tuy không tinh tế như tranh thủy mặc nhưng có cái hồn dân gian mà khó có bức thủy mặc nào làm được

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bức tranh múa rồng:


    tranh cá chép


    em không biết tên bức tranh này


    bức tranh thả diều


    mục đồng thổi sáo:


    vua bà Trưng Trắc:


    cậu bé chăn trâu:L


    bắt cá:


    chơi chim


    đàn gà:

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0
    bức tranh đấu vật


    bức tranh ếch đi học:


    bức này em cũng không biết tên

  4. #4
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    bức tranh đấu vật


    bức tranh ếch đi học:


    bức này em cũng không biết tên

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bức hái dừa:

    BỨC TRANH NÀY CÒN CÓ TÊN LÀ " Ngửa váy hứng dừa ,ý nói về đàn bà hớ hênh ko ý tứ ..."

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    vua bà Trưng Trắc:


    BỨC NÀY KO PHẢI VUA BÀ TRƯNG TRẮC . BỨC NÀY LÀ BÀ TRIỆU " Tương truyền BÀ TRIỆU vú dài 3 thước "


    bắt cá:

    BỨC NÀY LÀ CHƠI CÁ CHỌI " Chọi cá "

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bức tranh này em không nhớ tên

    BỨC NÀY LÀ ĐÁM CƯỚI CHUỘT


    bức Bịt mắt:

    BỨC NÀY LÀ BỊT MẮT BẮT DÊ " 1 TRÒ CHƠI DÂN GIAN "


    đàn lợn âm dương:


    BỨC NÀY THƯỜNG NÓI VỀ NĂM HỢI

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @ bác Bazai: cám ơn bác nhiều em còn yếu về mảng này lắm nhưng cũng ráng sức post lên cho anh em chiêm ngưỡng

    @all

    bức đàn gà:


    bức thiên hạ thái bình


    bức tranh nhân nghĩa


    bức tranh lễ tri


    bức tranh kéo co:


    bức truyện thạch sanh


    chọi trâu


    bức ngày tết


    bức tranh ông tơ :

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bổ xung thêm 1 vấn đề rất quan trọng là tranh đông hồ ngoài giấy đẹp còn khuân in cũng phải đẹp và tốt .và người khắc khuân in là người phải thật khéo tay ,có tâm thì mới thổi hồn vô bức tranh được. gỗ được làm khuân in gọi là gỗ mực ( có địa phương gọi khác ....)

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    vâng và cả giấy nữa chứ. theo em biết là loại giấy gió, được phết một hợp chất giữa hồ (gạo...) với vỏ điệp mài ra. hiện nay tại làng đông hồ chỉ còn 1 nhà làm tranh thôi, các nhà khác chuyển sang làm hàng mã và giấy hiện nay ko còn làm giống giấy cổ mà chỉ là cho thêm phẩm trắng. màu cũng vậy xưa xài màu tự nhiên, còn nay chơi màu côgn nghiệp. nên những bức gần đây rất là giả cổ

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •