Tiếng Việt thuộc ngữ hệ phương Nam, dòng Nam Á, ngành Môn-Khme, nhóm Việt-Mường. Tức là nó có gốc gác Nam Á, gần gũi với các thứ tiếng khác như Mường, Môn, Khme, Bana, Katu, Tày,.., gần Indo, Mã Lai hơn cả tiếng Hoa. Trong khi tiếng Hán thuộc ngữ hệ Hán-Tạng (thế giới có khoảng 5-6 ngữ hệ lớn). Với hơn 80 triệu người dùng, tiếng Việt là 1 trong 20 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới nên .. còn khuya mới mai một. Ngôn ngữ gồm tiếng nói và chữ viết, trong đó tiếng nói là gốc, chữ việt là hình thức phản ảnh của tiếng nói. Người Việt đã từng dùng các thứ chữ Hán, Nôm (chế từ Hán) và quốc ngữ (chế từ Latin); ngoài ra tiếng Việt cổ có thể có (ở dạng sơ khai, chưa kịp dụng và/hoặc bị hủy hoại trước sức mạnh của chữ Hán!?).
Vì tiếng Việt có gốc Nam Á nên trong từ vựng, có rất nhiều từ (mà chúng ta hay cho là thuần Việt-để chỉ khác gốc Hán, Ấn-Âu) đều có gốc và gần gũi với các thứ tiếng họ hàng Nam Á khác; vd hai, ba, sông, núi, lúa, nương ... Ngoài ra, tiếng Việt cũng giao lưu và bị ảnh hưởng khá lớn của tiếng Hán nên sinh ra lớp từ Hán-Việt cũng khá lớn. Thời trước công nguyên, văn hóa phương Nam bao trùm và có ảnh hưởng tới cả vùng Hoa Nam của TQ, nhưng sau công nguyên cho đến ngày nay văn hóa Hán lại ảnh hưởng ngược lại. Tại đây tạo ra 1 vùng trung gian giao thoa về văn hóa, con người và cả ngôn ngữ. Xem xét kĩ chúng ta có thể thấy được những điểm tương đồng về đặc điểm sinh học con người, những phong tục tập quán cũ, nhiều gốc từ vựng, ...
Do đó người ta cũng khó xác định chính xác xem tiếng Việt có bao nhiêu phần trăm gốc Hán, nếu tính tất cả những từ tiếng Việt mà trong tiếng Hán cũng có thì khoảng 65-75%, nếu xét tới những từ gốc tiếng Việt, qua tiếng Hán rồi lại trở về tiếng Việt thì số % đó giảm. Nếu xét những từ Hán gốc Nam Á thì % đó giảm tiếp, ngoài ra còn phải xét đến từ có gốc ban đầu là Hán nhưng tiếng Việt chế lại và dùng khác đi, rồi những từ gốc Ấn-Âu thông qua Hán, Nhật phiên lại,... Có khi chỉ xét những từ thuần Việt (gốc chỉ do người Việt làm) thì chắc còn độ ..5% quá! Nói chung những từ nào ta nói thoải mái, tục tĩu, dân dã, chân quê, gợi cảm, hình tượng thì thường là thuần Việt hơn!
Ngữ pháp tiếng Việt cũng phức tạp không kém. Nó có 1 điểm cực kì khác biệt với hầu hết các thứ tiếng ngữ hệ Hán-Tạng, Ấn-Âu là lối nói (viết) xuôi. Vd: Xe tôi là chiếc xe màu đỏ.