Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 21
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Cũng đáng buồn thật, anh đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt... nhưng nếu anh là mấy ông giáo sĩ phương tây gì đó, anh sẻ gom dấu ngã và dấu hỏi lại thành 1 dấu như bọn Tàu. (Bọn tàu chỉ xài 5 dấu thay vì 6 dấu như tiếng việt(Quan Thoại): ngang, huyền, hỏi, nặng và sắc)
    Ấy thế mới nói là nằm giữa các nước có ngôn ngữ riêng biệt thì Việt Nam ta không hề ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của một nước nào ( về tiếng nói và chữ viết [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG])

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ai giải thích hộ mèo chi tiết này.
    "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
    Tiệt nhiên Định Phận Tại Thiên Thư
    Như Hà Nghịc Lỗ Lai Xâm Phạm
    Nhữ Đằng Hành Khang Thủ Bại Hư"

    Cái này là tiếng gì ? Tiếng Nôm hay tiếng Hán ? và cách đọc này là cách đọc đã được phiên âm hay là sao ?

  3. #13
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    28
    Bài "Nam quốc sơn hà" nguyên văn viết bằng chữ Hán. Cái mà mèo máy chép trên kia là bản phiên âm Hán Việt. Tuy nhiên mèo viết sai 3 chỗ:

    "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
    Tiệt nhiên Định Phận Tại Thiên Thư
    Như Hà Nghịc Lỗ Lai Xâm Phạm
    Nhữ Đằng Hành Khang Thủ Bại Hư"
    Lần lượt sửa là "nghịch", "đẳng", "khan".

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cái phía trên là Nam Quốc Sơn Hà, dịch từ tiếng Hán. Thực ra, tiếng Việt ta sau cái đợt mà mấy giáo sĩ người Pháp sang tạo ra 1 bộ chữ La Tinh cho tiếng Việt thì thiếu từ nhiều. Vì vậy nên, ta lấy cái cách đọc 1 số từ của Trung Quốc, xong rồi ghép nó vào bộ chữ của tiếng Việt, thành ra 1 loạt từ Hán Việt. Cũng tốt vì từ đây ta có thể phiên thơ Hán sang thơ Việt.

    Một phần từ Hán Việt đc xài ngoài đời(tuy ít nhưng chiếm một tỉ lệ lớn trong tiếng Việt-có-xài) nhưng phần lớn là ko xài do có từ tương đương rồi. Nói 1 cách chính xác là những từ Hán Việt đc xài là để xài, còn các từ khác là sau này hình thành do dịch từ thơ Tàu sang thơ Việt

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Ấy thế mới nói là nằm giữa các nước có ngôn ngữ riêng biệt thì Việt Nam ta không hề ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của một nước nào ( về tiếng nói và chữ viết
    Cách phát âm của VN là a, bê, cê, đê.... là cách phát âm của tiếng Latin, "cờ lê" cũng là tiếng Latin, 1 vài từ của VN lại có gốc là từ Hán, ko ảnh hưởng là thế nào? có chăng là thay đổi cho phù hợp với giọng nói, khí hậu tạo thành tiếng Việt như hiện nay thôi.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Về chữ viết thì bộ chữ của ta phát triển từ bộ chữ viết của la Tinh, về ngôn ngữ thì có vay mượn một số nơi nhưng cũng có thể nói nhờ thế mà ngôn ngữ mới đa dạng hơn.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tôi muốn hỏi là trong từ vựng tiếng Việt thì từ gốc Hán chiếm tỷ trọng bao nhiêu?
    Như tiếng Hàn người ta thống kê được 70% là gốc Hán.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo wikipedia thì tỉ lệ này là 50%
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

    Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Có 6 âm sắc chính là: không sắc, sắc , huyền , hỏi , ngã , nặng . Bắt đầu từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng Trung Hoa; "đ". Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như đầu, gan, ghế, ông, bà, cậu..., từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán-Việt. Như là tâm, minh, đức, thiên, tự do... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như nhiệt náo thành náo nhiệt, thích phóng thành phóng thích... Hoặc được rút gọn như thừa trần thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", bồi hồi trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động".... Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng 50%) nhưng đại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt. Do vậy tiếng Việt vừa giữ được bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, vừa lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.
    Bác Hồ có khuyến khích sử dụng từ thuần Việt hơn nên tỉ lệ này có thể đã giảm đi , ngoài ra chúng ta cũng sử dụng một số từ có nguồn gốc tiêng Pháp như ( xà phòng, phanh, lốp, găng, pê đan...) , tiếng khơ me ... nên tỉ lệ có thể chỉ còn khoảng 20% thôi

    trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam thì miền Bắc có xu hướng sử dụng từ thuần Việt và miền Nam lại có khuynh hướng sử dụng từ Hán-Việt. Ví dụ như miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân hàng Nhà Nước" (1960), miền Nam lại gọi là "xa cảng" thì miền Bắc gọi là "bến xe", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền Nam gọi là "Đệ nhất Thế chiến" thì miền Bắc kiên quyết gọi là "Chiến tranh thế giới lần thứ nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc lại gọi là "tên lửa", miền Nam vẫn gọi là "phi công" còn miền Bắc lại đổi thành "người lái máy bay" (theo ý Hồ Chí Minh)[cần dẫn nguồn].
    Chúng ta cũng dễ dàng thấy sự khác biệt này giữa tiếng nói của cộng đồng hải ngoại hiện này và tiếng ở trong nước.( Ở hải ngoại dùng nhiều từ hán việt hơn VD, Cam Bốt, Hoa Thịnh Đốn,Nữu Ước, Nam Dương, hải ngoại, ngũ giác đài, hỏa tiễn , nhu liệu (phần mềm)...

    Sự phong phú của ngữ pháp ( cái này gây khó khăn cho những anh nước ngoài muốn học tiếng Việt)

    Mỗi âm tiết trong tiếng Việt khi đi kèm với nhau (nếu có thể) theo một trật tự nào đó đều cho ra nghĩa. Việc đổi trật tự các âm tiết, từ ngữ đều làm nghĩa thay đổi.

    Ví dụ: với năm âm tiết (năm từ đơn): "sao, nó, bảo, không, đến" khi sắp xếp theo các trật tự khác nhau sẽ cho ra các nghĩa khác nhau.


    Sao nó bảo không đến? • Sao bảo nó không đến? • Sao không đến bảo nó? • Sao nó không bảo đến? • Sao? Ðến bảo nó không? • Sao? Bảo nó đến không?...
    Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại).

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tôi thấy tiếng Việt ta có 1 cái hay là đối với các từ chuyên môn mới có thì ta có ngay từ tiếng Việt để chỉ chứ ko phải dùng thẳng như bọn Tàu-Nhật-Hàn.
    Ví như chúng nó phải dùng "computer" thì mình gọi là "máy vi tính".
    Theo tôi nhờ đó mà tiếng Việt sẽ ko dễ bị mai một.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cái đó chẳng liên quan gì đến vốn Hán Việt trong tiếng Việt cả. Chủ yếu tại bọn Nhựt lùn lười biếng nên dùng ngay từ mượn là komputa thôi. Chứ bất kỳ ngôn ngữ nào cũng phải tự sáng tạo ra từ mới để dịch những từ mới của nước ngoài. Ví dụ Download thì ta dịch là "tải xuống/tải về", còn TQ thì dịch là "hạ tải", Nhựt lùn thì lại như cũ, chôm nguyên luôn: dounrodo (download phát âm kiểu Nhựt) [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Thật ra ngôn ngữ vốn phải biến đổi theo thời gian, chẳng ai biết đích xác chuẩn ngôn ngữ Việt là gì thì làm sao gọi là "mai một" (mai một nghĩa đen là "dần dần mất đi"). Vay mượn và bản địa hóa (chà, từ chuyên môn đây, localization đấy mà) cũng là một cách làm ngôn ngữ thêm phong phú.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •